Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Gạc Ma – hai cách ứng xử về truyền thông

Nguyễn Văn Phước

Trung Quốc xuất bản sách về Gạc Ma, tuyên truyền xảo trá về Trường Sa - Hoàng Sa ngay tại Shangri – La.

Ở Việt Nam, bản thảo "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã nộp lên Hội đồng thẩm định cấp nhà nước.

Lần đầu tiên trong lịch sử xuất bản Việt Nam, thành lập Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước đối với cuốn sách tri ân liệt sĩ Gạc Ma.

Trao tặng bản thảo "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" đến tay Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Những ngày này, không khí và tinh thần bảo vệ biển đảo Việt Nam nóng lên hơn bao giờ hết khi Trung Quốc cùng với lệnh đơn phương cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở Biển Đông, trắng trợn phát sách, tờ rơi tuyên bố Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc; các nước khác – trong đó có Việt Nam – không hề có chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Trước đó, vào ngày 14/3/2016 kỷ niệm 28 năm sát hại 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam và đánh chiếm bãi đá Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã đưa Đại tá Dương Chí Lượng (kẻ chỉ huy trận thảm sát 64 liệt sĩ Gạc Ma năm 1988) trở lại Gạc Ma khánh thành ngọn hải đăng trên đảo Gạc Ma và vinh danh như “một vị anh hùng dân tộc Trung Quốc”.

clip_image001

Dương Chí Lượng – bìa phải – cùng lính Trung Quốc tuyên thệ trên tàu khu trục 502 trước khi đánh cướp và giết 64 người lính Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma – Trường Sa ngày 14/3/1988. (Ảnh: 81.cn – Trung Quốc cắt từ video thảm sát Gạc Ma).

clip_image002

Dương Chí Lượng tự hào kể lại trận thảm sát Gạc Ma - Trường Sa ngày 14/3/1988 cho đồng đội – một trong nhiều hình ảnh tuyên truyền xuyên tạc của chính phủ Trung Quốc nhằm tráo trở bản chất cuộc xâm lược Gạc Ma – quần đảo Trường Sa (Ảnh: 81.cn – Trung Quốc).

clip_image003

"Đồ tể Gạc Ma" Dương Chí Lượng (trái) được báo chí Trung Quốc tung hô trong chuyến "trở lại Gạc Ma sau 28 năm" vào ngày 14/3/2016, như một cách tuyên truyền đổi trắng thay đen trắng trợn về cuộc xâm lược Trường Sa 14/3. (Ảnh: 81.cn – Trung Quốc)

Dương Chí Lượng từng giữ chức Phó Chính Ủy Hàng không binh - Hạm đội Bắc Hải, nay thăng chức là Phó Tổng cục Chính trị Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc và được trao tặng “Huân chương Anh hùng hạng nhất” và danh hiệu “Vệ sĩ Nam Sa” vì chiến công giết 64 lính Việt Nam và đánh chiếm đảo san hô Gạc Ma của Việt Nam.

Trung Quốc cũng đã cho công khai trên mạng internet toàn thế giới từ nhiều năm trước đoạn Video chấn động về trận thảm sát dã man, kinh hoàng ở Gạc Ma do Trung Quốc quay trực tiếp giờ phút cuối cùng khi súng phòng không, đại liên 37mm trên tàu chiến Trung Quốc hạ nòng bắn thẳng vào các chiến sĩ và tàu vận tải Việt Nam vào ngày 14/3/1988 và đã xuất bản hàng chục cuốn sách về Gạc Ma , Trường Sa, Hoàng Sa và phát hành hàng trăm triệu tấm bản đồ “đường lưỡi bò” trên Biển Đông do Trung Quốc vẽ không được thế giới công nhận, tuyên dương những binh lính Trung Quốc đã tham gia trận thảm sát này, một số trong những cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Cũng trong thời điểm này tại Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã thành lập Hội đồng qui mô cấp Nhà nước thẩm định bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Một việc làm có thể nói là vượt quá mức thận trọng cần thiết (trong khi cuốn sách đã có gấy phép xuất bản) làm cho hành trình chưa từng có của cuốn sách phải đi qua 13 nhà xuất bản trong ba năm và chưa biết có kịp xuất bản trước ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27/7 năm nay hay không. (Cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” bắt đầu xin giấy phép từ đầu năm 2014 với ý nguyện xuất bản nhân ngày 27/7/2014 và đã được biên tập hoàn thiện 4 lần).

clip_image004

Bìa sách chính thức và bản thảo sách Gạc Ma 400 trang đã nộp Hội đồng Thẩm định.

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP NHÀ NƯỚC CUỐN SÁCH “GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ” GỒM 15 VỊ:

1. Ông Phạm Văn Linh – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng

2. Ông Vũ Đình Thường – Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản

3. Ông Nguyễn An Tiêm – Phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương

4. Ông Nguyễn Nguyên – Phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương

5. Ông Trịnh Đức Hải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia

6. Ông Đinh Xuân Dũng – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình

7. Ông Nguyễn Đức Vượng – Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

8. Ông Nguyễn Phương Diện – Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

9. Ông Đồng Hồ Khang – Phó Viện trưởng Viện Thủy Quân sự Việt Nam

10. Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó Cục trưởng Cục Xuất bản

11. Ông Nguyễn Tuấn Hưng – Phó Cục trưởng Cục An ninh Văn hóa A 87 Bộ Công An

12. Ông Nguyễn Kiểm – Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam

13. Ông Nguyễn Quốc Ninh – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa

14. Ông Vũ Công Hội – Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông

15. Ông Ngô Hoàng Quân – Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương, sau khi Hội đồng Thẩm định đọc, nghiên cứu bản thảo và cho ý kiến, Hội đồng sẽ cùng làm việc với Ông Nguyễn Văn Phước – Sáng lập và Giám đốc First News - Trí Việt, người tổ chức, thực hiện và đơn vị xuất bản cuốn sách; Thiếu tướng Anh hùng Lực lượng vũ trang Lê Mã Lương – chủ biên và Ông Nguyễn Anh Vũ – Giám đốc Nhà xuất bản Văn học. Đến thời điểm này vẫn chưa biết khi nào thì Hội đồng Thẩm định đọc xong và khi nào thì cuốn sách được chính thức xuất bản.

Đây là việc chưa từng có trong tiền lệ xuất bản ở Việt Nam, vì theo Luật Xuất bản, bất kỳ ấn phẩm nào xuất bản, chỉ cần Cục Xuất bản duyệt đề tài xuất bản, Giám đốc Nhà xuất bản chịu trách nhiệm cấp giấy phép là cuốn sách đủ điều kiện phát hành.

TRAO TẶNG BẢN THẢO GẠC MA CHO CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG

Được biết, sau khi nộp bản thảo và toàn bộ tư liệu bao gồm băng ghi hình phỏng vấn nhân chứng - cựu binh Gạc Ma, bản viết tay có chữ ký và dấu vân tay của các nhân chứng Gạc Ma cho Hội đồng Thẩm định, ông Nguyễn Văn Phước Giám đốc First News - Trí Việt đã trao tặng bản thảo sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch ngày 16/5/2016. (Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi đang giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự Đại lễ Tưởng niệm – Cầu siêu anh linh 64 Liệt sĩ Gạc Ma và buổi đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử do First News - Trí Việt cùng Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm ngày 22/7/2015).

clip_image005

Giám đốc First News - Trí Việt Nguyễn Văn Phước trao tặng bản thảo sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch (ngày 16/5/2016).

Có thể nói “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là cuốn sách tốn nhiều thời gian, công sức và tâm huyết nhất trong 22 năm làm sách của Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News. Ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc Công ty cho biết: Khi dấn thân vào làm cuốn sách này bản thân ông, công ty cũng như những người chung tay, góp sức không còn tính toán về mặt kinh tế, mà như một sứ mệnh thiêng liêng nhằm tri ân 64 chiến sĩ đã âm thầm ngã xuống nơi biển đảo xa xôi, hiến dâng xương máu cho Tổ quốc. Đồng thời, việc phát hành cuốn sách đầy đủ đầu tiên về Gạc Ma sau gần 30 năm cũng để đáp ứng sự mong chờ – dù quá muộn – của các gia đình và cựu chiến binh Gạc Ma cũng như tâm nguyện của hàng chục triệu người Việt Nam và kiều bào yêu Tổ quốc, trước mưu đồ bành trướng và những hành động leo thang của kẻ thù xâm lược mà từ trước tới nay ít người biết rõ.

Khởi đầu ý tưởng từ năm 2013 sau khi xem được đoạn video clip thảm sát các chiến sĩ Gạc Ma do Trung Quốc công bố, First News và nhóm thực hiện giàu nhiệt huyết, có người đã từng mặc áo lính, có người đã từng lăn lộn với sóng gió Trường Sa cùng bắt tay trực tiếp thu thập thông tin biên soạn cuốn sách. Chủ biên cuốn sách là Thiếu tướng - Anh hùng Lực lượng vũ trang Quân đội Nhân dân Việt Nam Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, hiện là ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong quá trình thực hiện và biên soạn cuốn sách, First News - Trí Việt và nhóm thực hiện đã gặp gỡ trực tiếp những nhân chứng lịch sử sống sót và trở về từ Gạc Ma. Chính vì vậy cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” chứa đựng những câu chuyện rất xúc động, và tập hợp được nhiều tư liệu, hình ảnh quý giá về những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và về những cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam 3 năm – những câu chuyện chưa từng kể về cha mẹ và những người thân của họ.

clip_image006

Nhóm thực hiện ghi hình lời kể 16 nhân chứng và cựu binh Gạc Ma trong lần về TP. HCM lần thứ 2 vào tháng 3/2016 để làm việc và cung cấp tư liệu với First News - Trí Việt, trong đó có những nhân chứng mới tìm được.

clip_image007

Các nhân chứng và cựu binh Gạc Ma bên bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử tháng 3/2016 tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam – Ban Tuyên giáo Trung ương, đã xúc động viết trong lời giới thiệu cho cuốn sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử”: “Sự kiện đẫm máu ngày 14-3-1988 mãi mãi đi vào lịch sử bi hùng trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, 64 người anh hùng - liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, nhưng nơi các anh ngã xuống đã hoá thành cột mốc chủ quyền trên đảo Gạc Ma của đất mẹ Việt Nam...”

Trong lời bạt viết cho cuốn sách, nhà sử học Dương Trung Quốc viết: “Nhắc lại sự kiện Gạc Ma cũng là cách bày tỏ sự tri ân với các thế hệ đi trước, dù ở thời đại lịch sử nào, chế độ chính trị nào cũng nêu cao ý thức của con dân đất Việt”.

Cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” được biên soạn công phu, kỹ lưỡng và đầy tâm huyết như vậy bởi suốt 28 năm qua, vụ hải chiến không cân sức Gạc Ma chìm trong im lặng, nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ không hề biết hoặc chỉ biết mù mờ; cũng là 28 năm các liệt sĩ anh dũng hy sinh vẫn nằm lại trong lòng biển lạnh, hoặc có thể đã bị vùi lấp dưới những công trình do Trung Quốc bồi đắp trái phép. Anh Nguyễn Văn Thống, thương binh nặng nhất ¼ trở về từ Gạc Ma, đã làm mọi người nín lặng khi đọc những câu trong lời mở đầu của anh viết:“…Tôi thật xúc động khi cuốn sách đã nói lên được tất cả sự thật về những hy sinh mất mát của người lính lâu nay tưởng chừng đã bị lãng quên… Đồng đội ơi, các bạn ơi, những mất mát, hy sinh của các bạn sẽ không hề vô nghĩa đâu! Cuốn sách như một nén tâm hương dù muộn nhưng sẽ làm ấm áp hương hồn các bạn. Mình nhớ các bạn rất nhiều – và nguyện sẽ sống xứng đáng với các bạn!”

Trong tiến trình đó, vào ngày 4/6/2015, First News - Trí Việt đã tổ chức cuộc đấu giá vô tiền khoáng hậu bức tranh “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do họa sĩ Bùi Lệ Trang vẽ (để làm bìa cho cuốn sách). Cuộc đấu giá bức tranh đặc biệt này đã kéo dài 49 ngày và lan tỏa khắp cả nước tinh thần yêu nước chưa từng có với rất nhiều thành phần, tầng lớp nhân dân tham gia – và bức tranh cũng là bức tranh duy nhất từ trước đến giờ được những người đấu giá đề xuất trao tặng cho nhiều nguyên thủ quốc gia nhất – từ Quốc hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Obama rồi đến Chủ tịch Tập Cận Bình… Cuối cùng, bức tranh đã được bán với số tiền 1.280.000.000 đồng để tặng cho 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma và Ban Tổ chức đã vận động thêm hàng trăm triệu đồng tặng cho các cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt, các gia đình tử sĩ Hoàng Sa và tặng Cảnh sát biển Việt Nam 300.000.000 đồng.

Thế nhưng suốt 3 năm qua, Công ty Văn hóa sáng tạo Trí Việt - First News mang bản thảo cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đến các cơ quan chức năng và nhiều Nhà xuất bản để xin giấy phép xuất bản, nhưng tất cả đều chìm trong im lặng…

Cuối tháng 3 năm 2016, Cục Xuất bản đã có công văn chấp thuận đề tài để Nhà xuất bản Văn học cấp phép xuất bản cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, với điều kiện phải có Hội đồng thẩm định của Bộ Quốc phòng. Và gần đây Ban Tuyên giáo Trung ương đã quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước dành cho cuốn sách này.

Vào ngày 12/5/2016 First News đã nộp bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” hoàn chỉnh 400 trang với rất nhiều thông tin mới, kể cả tư liệu về hai tập bản đồ năm 1900 của Trung Quốc, được vẽ và in ấn từ thời nhà Thanh mới được tìm thấy tại Thư viện Đại học Harvard, trong đó không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.

Bản thảo cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã được chuyển đến các thành viên Hội đồng Thẩm định cùng với sự kỳ vọng cuốn sách sớm được ra mắt độc giả. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là 15 thành viên trong Hội đồng Thẩm định cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” không có thành viên nào là nhân chứng hay cựu binh Gạc Ma. Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương – Chủ biên cuốn sách: “Không hội đồng thẩm định nào thay thế được nhân chứng Gạc Ma – bởi vì trong lúc diễn ra cuộc thảm sát những người lính hải quân Việt Nam ở đảo san hô Gạc Ma – họ đâu hề có mặt ở đó đâu mà thẩm định được tất cả các chi tiết. Tôi đề nghị nên có ít nhất một nhân chứng – cựu binh Gạc Ma”.

Thiết nghĩ, đây là thời điểm tốt nhất, đúng nhất và không thể trễ hơn được nữa để xuất bản cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Ngoài sự tri ân, tôn vinh 64 liệt sĩ và các cựu binh Gạc Ma cuốn sách còn là tài liệu quý cung cấp cho người dân Việt Nam, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam những thông tin chính xác, trung thực về trận thảm sát Gạc Ma và mưu đồ ngày một leo thang của Trung Quốc, cung cấp thêm bằng chứng, nhân chứng, vật chứng cho vụ kiện Trung Quốc về biển đảo sắp tới của Việt Nam, hỗ trợ quốc tế trong việc vạch trần âm mưu bành trướng độc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông của Trung Quốc.

SÁCH THẬT GẠC MA CHƯA RA SÁCH LẬU GẠC MA ĐÃ CÓ

Trong quá trình 3 năm xin giấy phép sách Gạc Ma, First News - Trí Việt nhận được nhiều thông tin và hình ảnh từ bạn đọc gửi về thông báo trên thị trường, xuất hiện một cuốn sách “Cuộc hải chiến huyền thoại trên đảo Gạc Ma” 300 trang, bìa cứng in lậu giá 335.000 đồng đang bán rất chạy, cháy hàng – dù trong cuốn sách đó có rất nhiều thông tin sai lệch, không đúng với sự thật. Thông tin cuốn sách Gạc Ma này là sách in lậu không được cấp phép phát hành là từ Cục Xuất bản. Như vậy một cuốn sách theo đúng qui trình xuất bản phải gian truân chờ hơn 3 năm, đi qua hàng chục nhà xuất bản, phải qua Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước vẫn chưa được phép in, còn một cuốn sách không biết “ngoại giao” bằng cách nào đó, không cần giấy phép phát hành vẫn in ấn bìa cứng và bán hết hàng. Những ai đang hưởng lợi trên cuốn sách này? Những ai đang hưởng lợi từ những vụ in lậu hết sức bất công này? Và tiền trốn thuế của cuốn sách này chắc chắn góp phần trong hàng ngàn tỷ đồng trốn thuế thất thoát trong ngân sách nhà nước vì làn sóng in sách lậu tại Hà Nội ngày một gia tăng trắng trợn tư nhiều năm nay không kiểm soát được! Những ai đang bao che cho sách in lậu trong khi tất cả các máy in sách lậu đang được quản lý bởi nhà nước?

Như vậy First News - Trí Việt ngoài kỷ lục ngoài 276 tựa sách đã xuất bản bị in lậu trắng trợn tại Hà Nội từ nhiều năm qua nay lại có thêm một cuốn sách chưa xuất bản đã bị in lậu trùng đề tài.

clip_image008

Ảnh chụp sách Gạc Ma in lậu không giấy phép phát hành được bày bán ở nhà sách gần ngã tư đường Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng, Hà Nội. (Ảnh do bạn đọc cung cấp tháng 5/2016).