Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Triển lãm sắp đặt ảnh “8m²” của Nguyễn Thế Sơn

clip_image001

Khai mạc: 18:00, thứ năm 13/05/2015
Triển lãm: 09:00 – 19:00, 14 – 30/08/2015
Viện Goethe

Thông tin từ Viện Goethe:

“Tôi còn nhớ 8m² là một tiêu chuẩn, một chỉ tiêu tối thiểu về không gian ở của một đầu người được chính quyền quy định những ngày còn bao cấp, giờ đây vẫn còn rất nhiều mảnh đời phải quay quắt trong 8m², nhưng không phải 8m² một đầu người mà có khi 8m² cho cả 8 đầu người…”

Với sắp đặt ảnh “8m2″, nghệ sỹ Nguyễn Thế Sơn đề cập tới những hậu quả cá nhân của nền công nghiệp hóa thời bao cấp ở Việt Nam. Người ta rời bỏ ruộng đồng lên thành phố để tìm kiếm việc làm và sống hàng năm trời trong không gian chật hẹp, điều kiện sống khó khăn. Dự án ghi lại những góc nhỏ nhặt nhất trong không gian sống chật chội đó và tác giả muốn mượn hình ảnh những đồ vật sinh hoạt thường ngày của các công nhân ở đây để tự chúng cất lên tiếng nói.

Tác phẩm này lần đầu tiên được trưng bày trong khuôn khổ triển lãm “Hành trình Việt Nam xanh” diễn ra tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Viện Goethe hân hạnh giới thiệu lại tác phẩm này trong một triển lãm cá nhân với phiên bản mở rộng.

Sau khi tốt nghiệp ngành Trung Anh và Hội họa, Nguyễn Thế Sơn công tác tại Đại học mỹ thuật Việt Nam trước khi tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật tại Học Viện Mỹ thuật Trung Ương, Bắc Kinh. Từ 2012, anh giảng dạy tại Đại học mỹ thuật Việt Nam và từng tham gia rất nhiều các triển lãm tập thể cũng như triển lãm cá nhân. Dự án mới nhất của anh mang tên “Hà Nội – một bảo tàng sống” gắn kết những kí ức trong quá khứ của thành phố với nhịp sống đang dần thay đổi của hiện tại. Thưởng thức triển lãm trực tuyến tại đây.

Triển lãm được giảm tuyển bởi Trần Lương. Nghệ sỹ Trần Lượng sinh năm 1960 tại Hà Nội và từng tốt nghiệp Trường đại học mỹ thuật Việt Nam năm 1983. Từ đó đến nay, anh thường xuyên có những cuộc triển lãm ở các nước trên khắp thế giới như ở Nhật Bản, Úc, Mỹ và Đức.

Vào cửa tự do.

clip_image002

Viện Goethe Hà Nội
56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Tel.: +84 4 37342251
Fax: +84 4 37342254
info@hanoi.goethe.org
website