Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Sự kiện cuối tuần: HỘI THẢO, TRIỂN LÃM VÀ TRÌNH DIỄN NGHỆ THUẬT

clip_image001

Thông cáo báo chí:
HỘI THẢO QUỐC TẾ "VĂN TỰ VỚI VĂN HÓA ĐÔNG Á"
do Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì


01 ngày (Thứ Bảy, 15.8.2015)
tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, 1B Liễu Giai, HN

Hội thảo khoa học Quốc tế Văn tự với văn hóa Đông Á do Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, Hội Hán tự học thế giới và Viện Nghiên cứu Hán tự Hàn Quốc phối hợp tổ chức. Các phiên hội thảo diễn ra trong 01 ngày thứ Bảy, 15/08/2015 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (toà 1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội). Đây là hội thảo lần thứ ba của cộng đồng các nhà nghiên cứu văn tự ở các nước Đông Á (hai lần trước tổ chức tại Trung Quốc và Nhật Bản), và là lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Hội thảo này cũng là một cơ hội mở rộng hợp tác khoa học một cách chặt chẽ và toàn diện trên lĩnh vực văn tự học của giới văn tự học Đông Á, từ đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.

Hội thảo tập trung thảo luận các giá trị văn hóa và lịch sử của các loại văn tự ở Đông Á, xem xét mối quan hệ của văn tự với văn hiến Đông Á, văn tự với truyền thống và đương đại Đông Á, đặc biệt là vai trò của văn tự đối với việc truyền tải các thông điệp văn hóa thông qua các văn bản cổ.
Tham dự hội thảo là 46 nhà khoa học đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, và nước chủ nhà Việt Nam. Ngoài phiên khai mạc và phiên toàn thể, hội thảo được chia thành 11 phiên thảo luận để các nhà khoa học trình bày 45 bản tham luận liên quan tới các nhóm chủ đề: Giáo dục văn tự, Văn tự khai quật, Văn tự với xã hội, Văn tự với ngôn ngữ, Văn tự với hiện tại, Văn tự với văn khắc, Cấu trúc và phiên dịch văn tự, Tự thư (tức tự điển, từ điển, bách khoa thư…), Giao lưu văn tự (2 phiên), Giải đọc văn tự. Các tham luận đề cập đến nhiều vấn đề thú vị, từ quá khứ đến hiện tại, từ tài liệu thư tịch đến tư liệu hiện vật (văn bia, giáp cốt, đồ kim khí…), với nhiều lý giải mang tính liên ngành, làm nổi bật vai trò của văn tự trong văn hóa Đông Á.
Bên lề của hội thảo là giao lưu trình diễn thư pháp tại sảnh lớn và khảo sát văn hóa (dành cho các học giả nước ngoài).
Liên hệ phỏng vấn về chuyên môn:
- GS. TSKH Nguyễn Quang Hồng (ĐT: 0912561598)
- Tiến sĩ Trần Trọng Dương (ĐT: 0975297182)
Thông tin chung: TS. Nguyễn Xuân Diện (xuandienhannom@gmail.com)

--------