Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (4): Nhân Việt (Nhân cách giáo lý Việt tộc)

Lê Hữu Khoá, GS Nhân học Đại học Charles de Gaulle

1. Nhân và Việt [1]

Đất nước Việt Nam một lần nữa bị Trung Quốc xâm chiếm, lần này giặc phương Bắc bắt đầu cuộc xâm lược bằng cách chiếm hải phận của chúng ta, quần đảo Trường Sa thân yêu, trước đó họ đã chiếm Hoàng Sa. Lại một lần nữa, như nhiều lần trước trong lịch sử của Việt tộc, chúng ta sẻ đoàn kết với nhau để giữ trọn vẹn lảnh thổ của tổ tiên, vì tương lai của nhiều thế hệ mai sau, nhất là vì một đạo lý bao quát của nhân loại qua chữ : nhân, về đạo làm người, biết đạo lý và tôn trọng pháp lý. Chữ nhân lần này được thử thách trên một mặt trận lớn, đưa chúng ta đi xa hơn nữa trong nhân lý giữa bối cảnh toàn cầu hoá, trong nhân tính của quá trình thế giới hoá, chúng ta sẻ giữ cho bằng được nhân cách trước đe doạ của chiến tranh tới từ một đối phương lớn và thô bạo. Đây là một mặt trận vừa mới về nhân phẩm, vừa lớn về nhân sinh…Trước thế giới, chúng ta phải đủ vai vóc của nhân nghĩa, tầm vóc của nhân giáo, nội công của nhân bản để thắng được đối phương trong lần thư hùng này, chính nghĩa của ta chính là nhân đạo, mà cha ông của chúng ta đã dạy chúng ta từ hồi lập quốc, từ khi Việt tộc là Việt tộc.

Năm 1992, tôi chủ trì số báo: Chỗ đứng của văn hoá Việt Nam trong Khổng giáo, cho tập san Approches-Asie của đại học Nice-Sophia Antipolis, mà tôi đang làm giám đốc biên tập; ngoài các bài viết của các chuyên gia, tôi giữ chỗ trung tâm cho bài phỏng vấn về Bản sắc Việt Nam do giáo sư Hoàng Xuân Hãn đảm nhận trả lời. Tôi tránh vòng vo, hỏi trực tiếp giáo sư : Bản sắc Việt Nam là gì? Thì bác Hãn trả lời là : « Bản sắc của người Việt vừa là nhân phẩm của người Việt, mà cũng vừa là nhân phẩm của nhân loại trong chuyện làm người phải luôn đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của mình trước mọi thế lực ngoại xâm, nhất là những thế lực lại là những cường quốc». Từ đó tới giờ đã hơn hai mươi năm, tôi không còn được nghe, được đọc các định nghĩa bản sắc của người Việt nào rõ ràng hơn, cao hơn, rộng hơn, sâu hơn định nghĩa này của bác Hoàng Xuân Hãn. Đây là chỗ dựa, chỗ đứng tạo ra lý luận và lập luận của tôi trong diễn tri chính luận này. Xin hãy coi đây như lời tâm huyết của tôi với tổ tiên tôi, với đồng bào tôi; rộng hơn nữa hãy coi đây như lời tâm sự của tôi với đồng loại -không phải chỉ là đồng bào của tôi- trong chuyện bảo vệ nhân tính của nhân sinh hiện nay. Vì trên trận đồ này, không còn là xung đột đơn thuần giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà là một chiến trường không biên giới giữa thế giới nhân bản và Trung Quốc bá quyền. Không những chỉ có Á châu, mà Úc châu, Âu châu, Mỷ châu, Phi châu hãy cảnh tỉnh ! Cảnh giác càng sớm càng hay trên mặt trận này! Vì trước sau gì bành trướng sẽ vô nhân, bá quyền sẽ thất nhân.

Chữ nhân là cả sự nghiệp của Khổng Tử, dân tộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ đã học và đã hiểu chữ nhân của người thầy gốc Trung Quốc này, và Việt tộc chúng ta sẵn sàng chỉ bảo nhau, rồi dạy cho các thế hệ mai sau phải đào sâu thêm chữ nhân này. Chúng ta còn học được ở Mạnh Tử, Trang Tử…khi họ diễn luận để làm phong phú thêm chữ nhân này của Khổng Tử, mà chúng ta coi như là một luận thuyết lớn của đạo lý, một chủ thuyết rộng của của luân lý. Vậy mà, tháng 5 năm 2014 này, giới cầm quyền Trung Quốc lại vô cùng thô bạo, biến thành loại cướp biển, chiếm thềm lục địa Việt Nam theo phản xạ bành trướng trong thói bá quyền, bất chấp đạo lý, gạt bỏ luân lý giữa các láng giềng biết tôn trọng lẫn nhau. Bất nhân khi bắt bớ ngư dân Việt Nam, vô nhân khi bắn giết các lính biên phòng Việt Nam. Hãy đặt một giả thuyết: nếu Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử đang sống cùng chúng ta trong đầu thế kỷ 21 này, thì chắc chắn họ sẽ cúi đầu xin lỗi dân tộc Việt Nam! Hãy cùng nhau phân biệt «phong cách đại quốc» của Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử và «thái độ nước lớn bất nhân» của các nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay. Nếu có «phong cách đại quốc», thì chúng ta sẵn sàng coi họ như đàn thầy, đàn anh…còn nếu chỉ có «hành vi nước lớn bất chính» đi ăn hiếp nước nhỏ láng giềng, cướp biển thì dân tộc ta đã có từ thủy man, bọn cướp biển man rợ. Chữ nhân từ nay phải trở thành sách lược của Việt tộc trên mặt trận ngoại giao, chiến lược trên mặt trận quân sự, nhất là chủ lược trên mặt trận truyền thông của Việt Nam đối với thế giới để cảnh tỉnh toàn cầu về chủ nghĩa bành trướng vô nhân của Trung Quốc. Chúng ta sẽ dùng phạm trù nhân-hữu-nhân để đối mặt bọn vô-bất-nhân. Ông bà ta gọi chiến lược này là nhân địch luận, dùng nhân giáo của đối phương để thắng thái độ thô bạo, hành vi hàm hồ, phong cách lỗ mãn của đối phương, rồi biến chữ nhân đây đã trở thành: nhân dịp, nhân cơ hội, nhân thời cơ, nhân hoàn cảnh, nhân thời thế, nhân bối cảnh… để làm rõ chính nghĩa của ta, cùng lúc tạo điều kiện cho đối phương cải thiện, sám hối trở lại với nhân giáo do chính họ chế tác ra. Đây là loại chiến thuật thông minh, vì nó dựa trên đạo lý thông minh của đối phương, giúp đối thủ ta tìm mọi cách tránh cảnh sắc máu chiến tranh vô phương, chỉ vì vô minh của họ.

Cao hơn nữa, trong những ngày tháng tới, chữ nhân sẽ vừa là kim chỉ nam trong quá trình toàn cầu hoá nhân cách đạo lý Việt tộc, vừa là cầu nối nhân duyên giữa thế giới và Việt Nam trước thảm hoạ mới của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế. Tứ hải giai huynh đệ sẽ được ta chuyển hoá thành năm châu nhân cách đạo lý Việt. Trong 40 năm sống với Việt học ở phương Tây, tôi học được nhiều phân tích của các chuyên gia, của giới chính khách, họ hiểu thấu về lịch sử Việt Nam, mặc dù họ không phải người Việt nhưng họ rất hiểu sâu người Việt, họ thống nhất trên nhận định : «Le peuple vietnamien, un peuple farouchement indépendant» (Dân tộc Việt Nam, một dân tộc độc lập một cách quyết liệt). Đừng hiểu chữ quyết liệt theo nghĩa quá khích mà hãy hiểu theo nghĩa quyết tâm, quyết chí và sẵn sàng quyết chiến để quyết thắng… Những chuyên gia phương tây về Việt Nam này họ thấy rất rõ độc lập tính trong Việt Nam tính của dân tộc ta qua quá trình đánh giặc và đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của tổ tiên. Các cường quốc ngoại xâm đã thua trận trên đất nước này, trong đó nhiều lần có Trung Quốc, trên ngàn năm chưa hề đồng hoá được Việt tộc. Những năm gần đây, trong các buổi gặp gở tại Liên Hiệp Quốc về văn hoá, tôi lại nghe nhắc lại câu này: un peuple farouchement indépendant. Các chuyên gia ngoại quốc xem độc lập tính trong Việt Nam tính vừa là cái lõi lại vừa là cái gốc, vừa là cái nguồn lại vừa là cái rễ của dân tộc Việt…Tựu trung, nó là cái trung tâm -nhân tâm- tạo thành cái cốt cách, thể hiện nhân cách đạo lý của Việt tộc. Người nước ngoài nhìn dân tộc ta không sai!

2. Nhân phẩm

Tết năm 1288, vừa xong chiến thắng chống bọn Nguyên-Mông, sau cuộc chiến long trời lở đất, vua Trần Thánh Tông gởi tới dân tộc một bài thơ chúc Tết rất hay và rất lạ, trong đó có hai câu: «Vủ trụ đã trong, nhơ đã lắng… Trăng vô sự soi người vô sự». Đuổi hết cái tà ma ngoại xâm, cái u ám xâm lược ra khỏi quê hương, đất trời trong suốt trở lại; bọn giặc đi cướp nước ta chỉ là đám bùn nhơ, bẩn thỉu về nhân cách, thấp tồi về nhân phẩm, thắng rồi thì từ đây không còn chuyện gì phải lo, vô sự vì không còn gì phải bất an nữa, trăng yên bình vô sự soi người yên tâm cũng vô sự. Đối với các đấng minh quân, chuyện độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước không phải chỉ là chuyện đất đai, mà là chuyện của một nhân sinh quan phải đầy đủ từ thân tới tâm, là chuyện của một thế giới quan phải toàn vẹn từ rễ tới ngọn, là chuyện của vũ trụ quan phải tinh nguyên từ đất tới trời. Tầm nhìn của cha ông ta rất hoàn chỉnh, thế đứng của tổ tiên ta vừa vững, vừa cao. Nhân phẩm của dân tộc bắt các người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng như vậy.

Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã nhận ra muốn đánh thắng Trung Quốc xâm lược để thoát ách nô lệ, phải phối hợp quân sự với ngoại giao, tuyên truyền dân vận với chiến tranh tâm lý, án binh trên núi Chí Linh, nhưng không ở thế thụ động, luôn linh động để xoay chuyển nhanh nhẹn theo thời thế. Chữ thời không rời chữ thế: «Đã đố trời mà biết thời, lại có chí để thành công, đợi thời chờ dịp, giấu sắc giấu tài, ăn thường nếm mật, ngủ thường nằm gai». Mỗi chuyện trên đời này đều có cái giá của nó, cái giá của độc lập dân tộc, của toàn vẹn lãnh thổ có khi phải trả rất đắt nhưng không ai tiếc sức, tiếc công, tiếc thân vì từ kẻ sĩ tới nông dân, chỉ một tấm lòng bảo vệ quê hương: «Duy chỉ một lòng trung với hiếu, đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng». Nhân phẩm của dân tộc bắt các người lãnh đạo phải biết nắm lấy thời thế, tạo được thời cơ, sau khi đã có lòng dân như triều dâng.

Rồi tới thế kỷ XVIII với Quang Trung, nắm được thời thế trong tay đã tốc chiến, từ Phú Xuân ra giải phóng chớp nhoáng Thăng Long, vậy mà khi đất nước vừa thoát được ách vong nô, là có ngay một đám quan thần vây chung quanh vua, trao cho vua một danh sách các kẻ bị buộc tội là bán nước, là thông đồng với giặc. Vị minh quân đã xé ngay danh sách đó, làm tức khắc việc hoà hợp, hoà giải dân tộc, lại còn lập đàn giải oan cho bao sinh linh mất mạng trong cuộc chiến. Không phải trí thức, nhưng có nhân phẩm nên có tri thức để bảo vệ hoà bình. Không phải chuyên gia trong chính giới, nhưng có nhân tâm nên không cho phép kẻ xấu «dây dưa» chuyện huynh đệ tương tàn. Tại Hà Nội hiện nay, người dân vẫn chăm sóc ngôi chùa thờ vua Quang Trung. Nhân phẩm của dân tộc bắt các người lãnh đạo phải biết từ tâm, nắm trí khoan dung để thực hiện cho bằng được đức khoan hồng, giữ lòng rộng lượng để rộng cửa cứu nhau.

Tôi đi tìm trong ngữ pháp của các dân tộc khác nhau, gần xa với Việt tộc, hiếm khi nào tôi tìm được động từ xí xoá như ta có trong việt ngữ, theo nghĩa rộng lượng để khoan dung, từ tâm để tha lỗi, không cố chấp vì mê chấp, rộng tình để rộng trí, chín bỏ làm mười. Hình như động từ xí xoá này từ đạo Phật ra, chứ không thể từ Khổng giáo tới. Vì trước các lầm lỗi, Phật khẳng định có thể tha lỗi được hết, bằng tứ vô lượng tâm, hiểu được thì thương được, thương được thì tha thứ được. Cũng câu hỏi về khả năng tha thứ của nhân sinh trước chuyện ân oán trong nhân thế, Khổng Tử trả lời hoàn toàn khác: «Nếu lấy ân trả cho oán, thì lấy gì trả cho ân?», một câu trả lời dưới dạng một câu hỏi rất nghiêm minh trong chuyện xét xử, nhưng vắng bóng của chất từ bi. Như vậy, trong tam giáo đồng nguyên tại Việt Nam, có lẽ đạo Phật đã thấm sâu vào nhân phẩm của Việt tộc hơn Khổng giáo, qua khả năng xí xoá.Tôi muốn kể một chuyện khác trong khi giới nghiên cứu phương Tây họ nghiên cứu, phân tích cách thanh trừng lẫn nhau trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Chuyện thanh toán nhau vì quyền lực đều có trong các Đảng độc tài toàn trị, nhưng nó diễn biến một cách rất tục tĩu, rất dã man trong cách vùi dập nhân phẩm lẫn nhau khi kẻ thắng truy diệt, giết hại kẻ thua trong Đảng của Trung Quốc. Trong cách mạng văn hoá cho tới chuyện thanh trừng bè lũ bốn tên. Kẻ thua trận trên chính trường phải đội phân ra phố để đám đông bôi xấu nhân phẩm họ; từ Lưu Thiếu Kỳ tới Đặng Tử Bình đều phải qua cái cầu bị nhục mạ, bị phỉ báng, bị làm thô bỉ hoá nhân cách của mình trước đám đông. Hành vi tục tĩu luôn đi đôi với phong cách dã man, trước phong trào đòi dân chủ của sinh viên Trung Quốc năm 1989, các lãnh đạo Bắc Kinh đã ra lịnh cho quân đội của họ bắn vào trí thức trẻ, lấy xe tăng cán lên thân thể thanh niên của họ, ta cầu mong chuyện này đừng xảy ra trên đất nước ta, vì nó triệt hậu. Trung Quốc xưa nay, vẫn được xem là đất nước đặt ra nhiều nhục hình vô nhân nhất, nhiều cách tra tấn bất nhân nhất, Việt Nam ta rất xa lạ về lối nghĩ và lối làm này.

Có hai cách đối nhân xử thế: thanhtục, ông bà ta luôn dặn con cháu phải chọn thanh, gạt tục; trong quan hệ hàng ngày không may gặp kẻ tục trong cuộc sống nếu phải nói chuyện, trao đổi, trả lời, ta phải luôn giữ nhân cách «đố tục, giảng thanh». Giảng thanh là nói ra lời thanh tao, vì biết lập ngôn như biết lập thân, phòng thân, thủ thân…rơi vào tục tức là đã bắt đầu mất nhân cách. Trong các cuộc đàm phám sắp tới, lúc đối diện với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người trách nhiệm ngoại giao của Việt Nam nên chuẩn bị tinh thần là sẽ gặp những loại người tục; ta phải luôn giữ thể diện trong lời ăn tiếng nói như giữ nhân cách, bảo vệ cái thanh như bảo vệ cái trong sạch trong nhân tính, cái trong sáng trong nhân trí. «Thân em như giếng giữa đàng, người sang rửa mặt kẻ hèn rửa chân», rửa mặt hay rửa chân, thể diện là đây; tránh xúc phạm, cẩn thận từng lời, từng chi tiết, vì «lụa kia tuy trắng, vụng cầm cũng đen », nhân tính dựa trên tử tế, tử đã là nhỏ, mà tế còn nhỏ hơn tử. Tổ tiên luôn dặn ta xa lánh các cách hành xử tục tĩu, các cách ứng xử bỉ ổi, các cách xử thế thô bỉ. Những kẻ nhục mạ, phỉ báng nhân phẩm của đồng loại là những kẻ không có văn minh, nhất là không có tri lực xí xoá.

3. Nhân đạo

Nhân đạo trong hệ thống tư tưởng Trung quốc, từ Khổng giáo qua Lão giáo, là đạo của nhân, lối đi của nhân tính, nó khác với nhân đạo cội rể của tình thương trong Phật giáo, chỗ dựa của từ, bi, hỉ, xả. Vì trên thượng nguồn đạo của nhân, các tổ sư Trung Quốc tách quân tử đại diện cho cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái lành ra khỏi thế giới của tiểu nhân ngụp lặn trong cái tồi, cái xấu, cái dở, cái thấp. Đạo làm người quân tử là sự tu tập của nhân tính, nhưng chính Khổng Tử cũng công nhận là tiểu nhân đầy rẫy trong thiên hạ, còn quân tử thì khó nhận ra được ngay; nhưng mỗi lần quân tử đối diện với tiểu nhân thì thực hư được bày ra ánh sáng, thực chất mỗi bên lộ ra trong quan hệ giữa người và người. Một bên là quân tử: nhân phẩm đã trở thành nhân cách, bên kia là tiểu nhân: không có nhân cách nên không có tư cách. Khổng sư đưa ra hai biểu tượng chính xác : quân tử như gió nổi lên, khó thấy nhưng mạnh; còn tiểu nhân như cỏ hèn, thấy gió nổi lên là cúi rạp thân. Đối với quân tử: nhân phẩm, nhân cách, tư cách là một; còn đối với tiểu nhân: nhân phẩm, nhân cách, tư cách, có hay không có không quan trọng. Đây là bài học rất hay cho tư cách đàm phán của Việt Nam trong những ngày tháng tới khi đối diện với các lãnh đạo Trung Quốc; cùng với các dử kiện pháp lý, song song với các sử liệu công pháp quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, những người lãnh đạo ngoại giao của Việt Nam phải có phong cách quân tử, tư thế anh minh, thẳng lưng và nghiêm túc nắm vững đạo của nhân, để đại diện cho cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái lành. Lấy những bài học của các tổ sư cùng huyết thống với bọn tiểu nhân lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay, để dạy chúng trở về cái nguồn hay, cái rễ đẹp, cái gốc tốt, cái cội lành của văn minh Trung Quốc. Qua hình ảnh, qua truyền hình, thế giới sẽ quan sát rất kỹ lưỡng phong cách ngoại giao Việt Nam, có thực mới vực được đạo; nên có ngay những lớp huấn luyện, những bài tập luyện nhân cách ngoại giao này cho tất cả các nhân vật đại diện cho đất nước đi đàm phán với Trung Quốc, biết trả lời có giáo lý trước báo chí quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Nói có sách, mách có chứng (言之凿凿,言必有据; 有案可稽), làm rỏ, làm sáng chữ nhân của Việt tộc, bằng cách quán triệt ngoại ngữ, có lý luận pháp lý, có lập luận đạo lý. Hãy đặt vai trò ngoại giao và truyền thông quốc tế vào các chiến lược ưu tiên trong việc giữ nước. Đây là chiến lược ngoại giao nhân địch luận duy giáo, tranh đấu chống đối phương trên chính chiến trường giáo lý của họ. Có đầu có đuôi, có ngành có ngọn (有条有理、有头有尾、有板有眼). Ai sẽ thắng ai về đạo của nhân? Tôi xin đưa ra kết quả nghiên cứu sau đây: từ nhiều năm qua, tôi làm việc có lúc là thành viên chính thức, có lúc là thành viên được mời của các viện, các nhóm nghiên cứu về Trung Quốc học tại các đại học của Paris. Các nhà chuyên môn phương tây về Trung Quốc khám phá ra được một điều khi xem xét, phân tích lý lịch của các uỷ viên trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, từ một Đảng đại diện cho giai cấp công nhân và nông dân, các uỷ viên trung ương hiện nay phần đông là trọc phú, thực chất là gian thương theo nghĩa buôn thần bán thánh qua tham nhũng và hối lộ, đúng là hình dạng chân tướng của tiểu nhân. Đại đa số sống với một mẫu số chung là không hiểu biết gì nhiều về đạo lý minh triết, giáo lý hiền triết cổ nhân của họ. Khi họ phát biểu trên chính trường quốc tế, các uỷ viên này rất mù mờ về uy phong giáo lý của tiền nhân họ. Vì thiếu học vấn, cũng vì thiếu đạo lý, họ không đại diện được cho giới hàng đầu nhất sĩ, vì trên thực tế, họ còn thấp hơn giới thấp nhất là tứ thương, và tri thức gian thương đã tạo ra tư duy thô bạo của các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, một tri thức không hề được hỗ trợ bởi trí thức của nhân giáo Khổng Mạnh. Lực lượng ngoại giao mới của Việt tộc nên có nhân cách của Nguyễn Trãi trên chính trường quốc tế: «Vườn quỳnh đầu chim kêu hót, cõi trần có trúc đừng ngăn», chim hót lời chân lý với nội lực của nhân tâm, quân tử thẳng lưng như trúc, đứng thẳng giữa đời để ngăn chặn các hành vi xằng bậy của tiểu nhân.

Ta không quên Lão Tử trong câu chuyện về chữ nhân, trong nhiều bài học của Lão sư có một bài học ngắn gọn nhưng rất hay: «Quân tử là thầy của tiểu nhân, nhưng tiểu nhân là vốn của quân tử». Chữ thầy thì nghĩa rõ, không cần bàn, còn chữ vốn đầy biến số, dày ẩn số, ta nên bàn kỹ. Trước hết, phải biết phân loại các thành phần trong đất nước Trung Quốc để phân hoá đối phương ngay trên chính trường của họ. Hãy phân biệt trí thức Trung Quốc chuộng nhân quyền và các nhà lãnh đạo gian thương của Bắc Kinh, hãy phân biệt đám lính thuỷ man cuồng tín giết hại ngư dân Việt Nam trên Biển Đông với các tầng lớp thanh niên tiến bộ Trung Quốc muốn sống trong một toàn cầu hoá thái hoà. Nhưng cùng lúc ta cũng phải thấu hiểu thêm một thực tế trong phân tích tình hình hiện nay, chuyện này giúp ta kiên nhẫn với các tầng lớp tiến bộ yêu hoà bình, trọng láng giềng của Trung Quốc hiện nay. Vì ta thấy rất rõ là trước thảm hoạ bị đồng hoá của Tây Tạng trong những năm qua, giới trí thức Trung Quốc dường như không lên tiếng nói, không tạo được một cao trào để chống chính quyền của họ rất vô nhân trên vận mệnh của dân tộc Tây Tạng. Đất nước Trung Quốc chưa dân chủ nên nhân dân Trung Quốc chậm có những phán đoán công minh, đây là chuyện dễ hiểu. Nhưng các lực lượng tiến bộ, yêu nhân quyền của các nước văn minh, dân chủ Tây Âu và Bắc Mỹ sẽ nổi lên trước để ủng hộ Việt Nam, đây là lực lượng quốc tế nổi, nhưng ta cũng không quên lực lượng nội tại chìm Trung Quốc, cũng sẽ nổi lên để ủng hộ chính nghĩa Việt Nam sau khi thấy các dân tộc Tây Âu và Bắc Mỹ làm chuyện này. Phải tranh thủ mọi lực lượng trong và ngoài Trung Quốc bằng một loại truyền thông đầy nhân tính. Sau khi phân loại để phân hoá, vốn thứ hai của quân tử là bọn tiểu nhân luôn giấu đầu lòi đuôi (藏头露尾;狐狸尾巴;欲盖弥彰), không sao giấu được các con tính thấp hèn của họ, các ý đồ sang đoạt của họ. K.Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản, có một phân tích rất lạ : «le dominant est dominé par sa domination »,kẻ ham đua đòi đi khống chế kẻ khác sẽ là nạn nhân của chính ý đồ khống chế của mình, chóng chày sẽ trả những giá rất đắc về tham vọng của họ. Ý đồ cướp đoạt đất người, thâm ý sang đoạt biển hàng xóm chính là những cái bẫy trong quy trình gậy ông sẽ đập lưng ông (以其人之道,还治其人之身; 搬起石头打自己的脚). Sau cùng, phải hiểu vốn là bàn đạp, vì quân tử biết khai thác cái mà tiểu nhân có, quân tử đủ thông minh để công cụ hoá các ý muốn, ý định, ý đồ của tiểu nhân, rồi biến thành ý lực cho chính nghĩa của mình. Nhân sinh quan hạn hẹp của tiểu nhân chỉ là đất bằng cho thế giới quan rộng lớn của quân tử, đạp lên và tiến tới. Trên chính trường quốc tế, các chủ thể ngoại giao Việt Nam phải là đại nhân, tách biệt hẳn mình ra khỏi các hành vi của bọn tiện nhân đang lãnh đạo đất nước Trung Quốc sống với phản xạ trộm, cắp, cướp, giật giữa nhân gian.

Không thể nào quên Mạnh Tử trong định nghĩa sắc nhọn về chữ nhân của ông, trong đó nền tản của nhân tính là lòng trắc ẩn, nó khác với sự thương hại, nó xa với chuyện bố thí, nó là nhân đạo tiềm ẩn trong nhân tâm, nhưng sẵn sàng bùng nổ mãnh liệt trước các bất công của nhân thế, mà Mạnh sư đúc kết là: «Không chịu đựng những chuyện không chịu đựng được». Không chịu đựng được chuyện bị cướp nước, cướp đất, cướp biển vì đây là hậu quả trắng trợn của bất công, cá lớn nuốt cá bé, không chịu đựng được vì không chấp nhận được. Nước nào chủ đó. Nước Nam của người Nam, đây là chân lý của Việt tộc, đây cũng là nội lực của lòng trắc ẩn, giúp cả nước đoàn kết lại thành một tổng thể vững mạnh để thắng ngoại xâm; mỗi lần cơ đồ tổ tiên bị đe doạ là mỗi lần dân ta biến chân lý này, lòng trắc ẩn này thành sự thông minh tập thể, nội công đề kháng trong bản lĩnh cộng đồng để chống lại cái vong nô; nhân đạo, đạo của nhân, đường đi nẻo về của nhân cách, vì không ai muốn bị vong quốc.

4. Nhân tính

Rousseau có phân tích rõ và gọn về nhân tính: «les hommes soyez humains», con người ơi hãy giữ nhân tính, như vậy không phải làm người là có nhân tính, có những kẻ sống cả đời mà không có nhân tính, muốn có nhân tính phải có giáo dục về đạo lý (giáo lý), phải được tu tập về luân lý (nhân lý). Giáo lý là chỗ dựa cho nhân lý; chuyện này đã rõ trong triết học luân lý hiện đại mà Ricœur đã đúc kết được: kẻ có nhân tính là kẻ tự tôn trọng mình nhưng không quên ân cần và hữu ích cho người khác, mong muốn có một cuộc sống hay, đẹp, tốt, lành và đòi hỏi xã hội cùng các cơ chế phải thực hiện và bảo đảm những cái hay, đẹp, tốt, lành đó. Đây cũng là chính nghĩa của ta khi đối mặt, đối đầu, đối kháng với Trung Quốc, khi chúng ta có đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) thì chúng ta sẽ có luân lý (trách nhiệm và bổn phận) để bảo vệ những cái hay, đẹp, tốt, lành này. Nhưng chúng ta cũng phải cẩn trọng, vì trong lịch sử thôn tính, chiếm đoạt, ức chế, đô hộ Việt Nam, người Trung Quốc sẵn sàng có hành vi: đường ở mồm (有嘴就有路), trong điêu khẩu của họ: lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Gian trá là vốn của họ, nói một đàng, làm một nẻo (出尔反尔;说一套作一套), xảo quyệt là phản xạ của họ, vừa ăn cướp vừa la làng (贼喊徒贼); không ngần ngại trong chuyện gắp lửa bỏ tay người (以邻为壑), không thấy ngượng trước chính thái độ sáng nắng chiều mưa (朝令夕改) của họ. Quen thói nước lớn vô phép, họ tự cho phép: được voi đòi tiên (得一望十;这山望着那山高; 骑马找马;得陇望蜀). Khi vào đàm phán với họ, chúng ta sẽ phải gặp loại người: dai như đỉa đói (韧如饿蛭), mà ông cha ta đã gọi là: dai như giẻ rách. Gần đây, chính khách phương tây đã nhận diện ra được loại người này trong ngoại giao của Trung Quốc và đồng ý gọi họ là: des vieux torchons (giẻ rách cũ). Song song với cách ngoại giao lưỡi gỗ vô tri, loại này còn có một khẩu thuật khác trong đàm phán là: cáo đội lốt hổ hoặc cáo mượn oai hùm (狐假虎威). Nếu ta có chính nghĩa thì ta đừng nản lòng với bọn này, mà ngược lại phải xếp loại cho đúng tên, phân tích cho đúng chữ để lột mặt nạ bọn này trên chính trường quốc tế bằng cách hiểu và sử dụng vững vàng châm ngôn, tục ngữ, dân ca… của chính nhân dân Trung Quốc để vạch rõ chân tướng bọn này với thế giới. Chúng ta bắt buộc phải làm chuyện này, vì những năm qua Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ về Việt Nam, có dày đặc các chuyên gia về Việt Nam, bên cạnh hàng trăm chuyên gia về công pháp quốc tế và luật về thềm lục địa.

Cẩn trọng hơn nữa là trò nén đá dấu tay từ chính trị qua thương mại, sẵn sàng phối hợp nội gián gây ung thư trong nội bộ Việt Nam, cùng lúc giở trò mê hồn trận chung quanh biên giới, với giọng điệu ngoại giao giả dối khẩu Phật, tâm xà trước thế giới. Độc địa hơn, chúng sẽ tìm ra trên chính đất nước Việt Nam loại vong nô bán nước, khai thác trò phản quốc, như Kiều Công Tiển, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, cõng rắn cắn gà nhà, loại người vừa run sợ trước thiên triều, vừa chìm ngợp trong tư lợi. Nhưng loại này rất ít, rất hiếm, rất lẻ loi trong Việt tộc, vì nếu loại người này đông đúc, thì ta đã bị đồng hoá từ lâu rồi. Nhưng phải cẩn trọng để không bị thiệt hại vô ích, cẩn trọng để khử trừ một cách sáng suốt cái liên minh giửa các bọn xấu sau đây: cõng rắn cắn gà nhà (背蛇害家鸡), rước voi về giày mả tổ (招象踏祖坟), nuôi ong tay áo, nuôi cáo dòm nhà, vì bốn loại này có cùng một ý đồ rất tồi : thừa nước đục thả câu. Loại tạp nhân này chỉ thấy tư lợi trong khi đất nước bị đe dọa bởi ngoại xâm để đục nước béo cò (浑水摸鱼). Loại liên minh tạp lý bán nước kiểu mượn gió bẻ măng(趁火打劫) này sẽ có chung một số phận gieo nhân nào, gặt quả ấy (种瓜得瓜、种豆得豆) ; chúng sẽ không có tuổi thọ dài lâu, vì nếu chúng chọn lối đi vong quốc, thì chóng chầy chúng sẽ vong thân, vong hồn rồi sẽ thành cô hồn, chết bờ chết bụi, với kiếp tứ cố vô thân.

5. Nhân nghĩa

Trong Khổng giáo, người Trung Quốc tôn sùng chữ trung, trung với vương, với triều, với tộc…Việt Nam ta trọng dụng chữ nghĩa, vì nó là độ bền của nhân tính, chiều dài của nhân trí, kiên trì với thời gian, chấp nhận thử thách của mọi thời cuộc: «đường dài ngựa chạy biệt tăm, người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ », chấp nhận thử thách như mở lối cho tính kiên trì, vun đắp trên mảnh đất của tính nhẫn nại. Thức khuya mới biết đêm dài, chữ dài là cột xương sống của chữ nghĩa, đường dài hay thời gian dài là chuyện nhân sinh; nhưng khi tình ái, tình yêu, tình thương đã thành tình nghĩa, thì chữ dài sẽ kết với chữ lâu: sống lâu mới biết lòng người có nhân. Nghĩa như vậy vừa là cội rễ của nhân phẩm, vừa là đường đi nẻo về của nhân tính. Trong nghĩa vừa có đường dài của thời gian, lại vừa có gân cốt của ký ức, đủ sức nối kết quá khứ với hiện tại. Nghĩa còn đủ bản lĩnh đặt nền cho ân, từ đây luân lý có thể trở thành giáo lý, đây là chuyện vừa nguồn, vừa gốc của nhân lý mà cũng là chuyện thân, cành, ngọn, lá của nhân trí. Nghĩa bắt ta trải nghiệm, để có kinh nghiệm như một kiến thức vững chãi, dần già sẽ thành ý thức: hải đăng của nhân tính. Chúng ta phải đủ nội công để gạn đục khơi trong trong chuyện ân oán với Trung Quốc, cái gì hay, đẹp, tốt, lành của họ ta học; cái gì xấu, tồi, độc, ác của họ ta khử, ta dẹp, ta loại. Nếu phải mang ân, ta mang ân cho trọn vẹn; nếu phải lọai trừ cái bất nhân, vô nhân, ta đừng nhượng bộ; chính những người trung quốc chân chính, yêu công bằng, trọng nhân ái, muốn ta làm được điều đó để thức tỉnh các lãnh đạo tham tục Trung Quốc hiện nay. Đây là tiền đề cho việc đánh rắn dập đầu (除恶务尽;打落水狗).

Có nền gốc nhân nghĩa của cha ông, phải có thông minh tạo ra các nhân nghĩa mới cho thời nay và đời sau, trước hết là đối với các láng giềng gần nhất chung bán đảo Đông Dương với ta: Campuchia và Lào, nếu họ đồng cảnh ngộ với ta trước đe doạ của Hán triều, thì ta phải ăn ở có nghĩa tình dài lâu với họ. Đổi bà con xa mua láng giềng gần. Vì sao? Vì những năm qua, lãnh đạo Trung Quốc rất thâm độc trong ý đồ tách Việt Nam ra hai láng giềng này. Một mặt thì thao túng kinh tế, thương mại, thị trường, cùng lúc phân hoá giới các lực lượng lãnh đạo chính quyền Việt Nam; mặt khác thì chiêu dụ hai láng giềng này qua đầu tư, hợp tác, cùng lúc lẳng lặng đào tạo cán bộ cấp hạ tầng và trung tầng cho hai láng giềng này, rồi gài người thân thiên triều dày đặc trong các guồng máy, trong các cơ chế. Hãy đoàn kết chặt chẽ với hai láng giềng gần nhất trên chính nghĩa của nhân tính, tạo ra một niềm tin mới dựa trên nhân đạo, trên tinh thần coi trọng lẫn nhau. Rộng hơn nữa là Đông Nam Á, xa hơn nữa là cả Châu Á, cũng cùng một cảnh ngộ với Việt Nam là bị chủ nghĩa đại Hán đe doạ xâm chiếm. Ở đây, Việt Nam ta có một kinh nghiệm mà các láng giềng Châu Á không có: ta biết đánh và biết thắng Trung Quốc, một trải nghiệm kéo dài hằng ngàn năm. Báo cho láng giềng Châu Á biết: Đừng sợ Trung Quốc! Không có gì phải sợ! Hãy học kinh nghiệm chiến đấu của Việt Nam: nhân nghĩa Việt là kinh nghiệm bản sắc Việt: đánh cho để đen răng, đánh cho để dài tóc. Trung Quốc là Trung Quốc; Việt Nam là Việt Nam. Hán triều đừng nhầm lẫn trên chiến trường văn hoá này. Nhân nghĩa Việt là kinh nghiệm quyết tâm Việt, quyết chiến và quyết thắng: đánh trận đầu cho xác xơ kinh ngạc, đánh trận sau cho tan tác chim muông. Nhân nghĩa Việt là kinh nghiệm nhân đạo Việt, đánh thắng rồi thì mở lối cho về lại «Hán hương», không đánh chặn, đánh diệt, đánh đòn thù… mà là đánh đuổi, đánh xua, đánh cho về, có khi cho thêm lương thực và ngựa xe để về cho mau... Lấy nhân hiếu hoà nuôi nghĩa hoà bình. Thái độ tham tục chiếm biển hàng xóm của Trung Quốc đã vô tình đẩy Tây Tạng và Nhật Bản gần với Việt Nam, rồi sẽ làm cho Philippines, Mã Lai, Nam Dương gần với Việt Nam hơn nữa, từ đó củng cố chính nghĩa Việt Nam, bồi đấp cho nhân nghĩa Việt Nam. Trong những ngày tháng tới, Việt Nam phải tỏ ra đủ vai vóc, gân cốt đại diện cho nhân nghĩa cả Á Châu trước bọn thô lậu Bắc Kinh, thích ăn trên ngôi trốc giữa thiên hạ. Sau cùng, nếu ta biết là ta sẽ ăn đời ở kiếp tại Châu Á này với các làng giềng gần xa trước hoạ bá quyền Trung Quốc thì ta nên đối xử như ông bà ta dặn: xem nhau như bát nước đầy là hơn.

6. Nhân giáo

Xếp dân tộc Việt Nam vào khu vực tam giáo đồng nguyên (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo) như Hàn Quốc, Nhật Bản chung quanh Trung Quốc cũng chưa rõ chuyện; thêm vào đạo thờ ông bà để nói lên cái đặc thù của văn hoá Việt Nam vẩn chưa đủ chuyện, phải thêm vào một đặc tính mạnh của Việt tộc là biết thờ các triều đại, các công thần đã cứu nước, đã giữ nước, từ đền Hùng đến hằng trăm nơi thờ tổ, thờ thần đã phù hộ độ trì dân tộc vượt qua những thăng trầm của đất nước. Đặc tính này đã thành cá tính của dân tộc, Việt tính vượt không gian, xuyên thời gian. Tháng năm 2014, bọn thuỷ man chiếm Trương Sa, đặt dàn khoan, với hành vi cướp giật, không biết tự tôn trọng nhân cách của chính họ, thời điểm này cũng là lúc tôi đang điền dã về dân tộc học tại Bắc Ninh. Tại Đền Đô, nơi mà dân ta gọi là Lý triều bát đế, nơi mà nhà Lý đã chọn Thăng Long làm thủ đô cho Việt tộc; tại đây tôi quan sát được hai chuyện: cạnh nơi thờ tám vị vua Lý đã chọn đất Thăng Long để định đô cho dân tộc, dân ta cũng thờ các hoàng hậu, những người mẹ đã sinh ra các đấng minh quân; và bên ngoài Đền Đô những người dân bán hàng lưu niệm, họ bày bán chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà họ xem như vị công thần trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nội công của chín năm làm một Điện Biên. Liên tục các cuộc điền dã từ Bắc vô Nam, tôi cũng quan sát được hai chuyện khác, chuyện thứ nhất: hải phận ta bị cưỡng chiếm, mọi người Việt từ già đến trẻ, ai cũng thấy như bị xúc phạm tới tận nhân cách của mình, thấy lửa đỏ con ngươi (Thanh Tâm Tuyền). Chuyện thứ hai, tôi không thấy người Việt nào tỏ ra sợ hãi, rụt rè trước Trung Quốc. Không biết sợ là sức mạnh của nhân, vì nhân luôn phải dựa trên sự can đảm, chấp nhận hy sinh để giữ gìn nhân phẩm, bảo vệ nhân cách.

Nhưng cùng với luân lý tập thể trong giáo dục, ta phải nghiên cứu, phân tích tâm lý tập thể của ta. Trong những trận đánh mà dân tộc ta thắng lớn trước ngoại xâm phương Bắc, lãnh đạo ta luôn sáng suốt, đồng bào ta luôn tỉnh táo. Sáng suốt và tỉnh táo là chủ nhân tính của chủ thể, tự mình trách nhiệm từ quyết định tới hành động, từ đàm phán tới phản công; rồi từ đó đảm nhận luôn cả sáng tạo của mình trong mọi bối cảnh để đối phó một cách hữu hiệu nhất với đối phương. Kinh nghiệm ông cha ta đối với Trung Quốc bá quyền là chúng ta nhận ra được các kẻ lãnh đạo của nước lớn này là những kẻ: thâm, hiểm, độc, ác; những kẻ có bốn loại hành vi này là những kẻ luôn nguội lạnh với đạo lý, luôn thờ ơ với luân lý. Những kẻ vừa nguội lạnh, vừa thờ ơ trước nhân tính là những kẻ có cái sáng suốt của riêng họ trước tư lợi, có cái tỉnh táo của riêng họ về hành vi vô nhân trước con tính ích kỷ của họ. Chính vì vậy, ta cũng phải sáng suốt và tỉnh táo, không nóng nảy vội, không nổi giận mau, nếu không sẽ rơi vào bẫy cùa họ. Phương Tây có câu châm ngôn: Chuyện ân oán là một món ăn nguội, nguội để tỉnh, lạnh để thấu…Khi họ chiếm Hoàng Sa, rồi Trường Sa, họ đã tính toán rất nguội lạnh trong nhiều năm, bằng cách thao túng kinh tế, tiêu diệt công nghiệp, huỷ hoại thủ công, giật dây nông nghiệp, mua chiếm tài nguyên, phủ ám thị trường của Việt Nam. Biết bao nghành nghề đã lọt vô cạm bẫy của họ, biết bao lảnh đạo đã bị mua chuộc, hối lộ bởi họ. Dài lâu, nếu muốn thoát ức chế của Trung quốc, Việt tộc chúng ta phải tìm ra lối đi sáng tạo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapour, không chấp nhận đời làm công cho ngoại quốc với lương bổng thấp, với phong cách tiêu thụ dễ dãi hàng nước ngoài; nếu lãnh đạo sáng suốt thì sẽ xoá được kiếp dở để đổi lấy nhân hay cho dân tộc.

Ông bà ta có dặn con cái nên quan sát kỹ đối phương: khôn qua hoá dại. Chính hành động cướp giật thô bạo hải phận Việt Nam đã đưa Trung Quốc vào một cái bẫy mới mà họ hoàn toàn chưa có ý thức đầy đủ: tưởng là khôn nhưng họ đã thật dại khi lập lại hành vi bạo ngược, thô thiển trong chuyện chiếm đất, chiếm biển của các nước láng giềng như họ đã làm trong quá khứ. Thế giới đã hoàn toàn đổi thay trong thế kỷ mới của toàn cầu hoá, trong đó, công pháp quốc tế giữ được nghiêm minh để bảo vệ sự tôn trọng chủ quyền của nhau. Giật dây động rừng, chỉ cần giật một dây trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả rừng năm châu bừng tỉnh, thấy được bản chất thô bạo, ngược nhân của họ. Trên mặt trận mà nhân loại hoà đồng dựa trên nhân tính, họ đã làm một chuyện trái chiều, vô tri, cướp đoạt trắng trợn. Mặt trận liên minh toàn Châu Á chống Trung Quốc tự nó hình thành, vì tất cả các nước láng giềng với Trung Quốc đều là nạn nhân mất lãnh thổ vì bá quyền Trung Quốc; từ Tây Tạng qua Nhật Bản, từ Ấn Độ tới nhiều nước Đông Nam Á đều có xung đột lãnh thổ với Trung Quốc. Ăn ở không có nhân, thì chóng chầy rồi sẽ thấy là mình sống không có hậu. Chúng ta có thể hình dung được số phận của người Trung Quốc trong những năm tháng tới, đi tới đâu đều bị ngờ vực, bị canh chừng, thậm chí bị xua đuổi, như cái nhân phải đuổi cái để giữ cho nhân tính được trong sáng, nhân cách được trọn vẹn. Sau thế chiến thứ hai, người Đức bị ruồng rẫy mọi nơi, vì họ bị xét xử như tội phạm đã gây ra thế chiến thứ hai; làm thiệt mạng bao triệu người; từ đó người Đức sống giữa nhân loại mà không có tâm giao, sống giữa nhân sinh mà không có đắc khí, sống giữa đồng loại mà không có bạn bè, láng giềng theo nghĩa nhân, nghĩa đạo của tình người. Đã hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn ám nhân dân Đức, ăn ở không yên, đi lại không ổn. Nếu chúng ta ý thức được chuyện này, chúng ta phải tìm ra một nhân giáo cho dân tộc ta. Kể từ thời điểm này, chúng ta sẽ không đi xâm chiếm lãnh thổ, xâm lược hải phận của bất cứ láng giềng nào. Nhân giáo phải có chỗ dựa là nhân trọng, trọng mình để trọng người, vì biết người để biết ta. Chuyện nhân sử trong quan hệ của hai nước Trung Quốc và Việt Nam, về cách đối nhân xử thế, về cách ứng xử giữa láng giềng, có nhiều chuyện thật lạ, chẳng hạn như chuyện người Nam ta gọi cái ly, thì người Bắc ta gọi là cái cốc, chữ cốc là cổ ngữ của người Trung Quốc, mà hiện nay chính họ cũng không biết cốc tức là cái sừng trâu trong tiếng Hán xưa, mà các chuyên gia cổ văn, cổ sử của Trung Quốc phải tới Việt Nam để tìm về nguồn cội các ngữ pháp của họ; như vậy dân Việt Nam đã giúp dân Trung Quốc bảo giữ kho tàng ngôn ngữ Hán tộc của họ. Trước thái độ vô nhân từ ngoại giao tới quân sự, từ kinh tế tới môi trường của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, chúng ta có thể thành thật khuyên họ là họ có thể tới Việt Nam để học chữ nhân của Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, nếu một ngày kia họ thấy họ đã lạc đường trước đạo lý, lạc lõng trước luân lý, không bè, không bạn giữa nhân sinh.

7. Nhân cách

Ông bà ta dặn con cháu phải biết ít nhất hai cách ứng xử tạo nên nhân cách Việt Nam, trước hết ở trong nhà ngoài phố phải biết tạo ra hoà khí: trong ấm ngoài êm; và khi xa nhà, ra nước ngoài phải biết: nhập gia tuỳ tục. Đại đa số Việt kiều ta hiểu thấu đáo hai chuyện này, dù ở bất cứ quốc gia nào, đồng bào hải ngoại ta chọn ưu tiên là hội nhập vào xã hội, chấp nhận phân tán về mặt địa lý, học tiếng, học nghề, rồi tuân thủ các luật lệ của nước sở tại, ăn ở có nghĩa tình với dân tộc đã tiếp nhận mình, một ly nước lã, nhớ ơn nghìn trùng. Còn cách cấu trúc các cộng động Hoa kiều thì khác hẳn, họ định cư theo mô hình cộng đồng nguyên thuỷ của họ và không coi chuyện hội nhập bằng cách tuân thủ các luật lệ nước sở tại là ưu tiên. Tạo lãnh thổ cộng đồng xong, họ vạch biên giới sắc tộc của họ bằng cách sống tụ lại, không có cố gắng phân tán rộng rãi trên địa lý nước sở tại, mà quây quần lại để tổ chức thương mại đặc thù Hoa kiều, rồi không tránh khỏi chuyện đầu cơ tích trữ trái phép, bóc lột sức lao động của nhau, tạo ra khoảng cách giầu nghèo đầy cách biệt giửa cùng một cộng đồng chung đụng nhau về sắc tộc, nhưng mâu thuẫn nhau về quyền lợi. Thật sự họ có đoàn kết với nhau để thành công trong buôn bán, nhưng song song thì đầy dẫy những chuyện lừa đảo nhau, thanh toán nhau; không kể tới chuyện buôn lậu, đĩ điếm, du đãng làm cho các người Hoa đồng hương muốn làm ăn lương thiện cũng phải khốn đốn. Khi tôi đưa các đồng nghiệp Singapour gốc người Hoa tới thăm khu Hoa kiều mà đại đa số là người Hoa gốc Triều Châu đã sống tại Campchia đi di tản tới Pháp, định cư tại quận XIII của thủ đô Paris, thì các đồng nghiệp này phát biểu là họ thấy lối sống đóng kín sắc tộc giữa một thủ đô ánh sáng này là: thiếu văn minh. Một lần khác, tôi đưa các đồng nghiệp Đài Loan đi thăm quận XI, nơi có nhiều Hoa kiều tới từ Trung Hoa lục địa, mà trong ngày thì buôn bán trái phép, chiều tối xuống biến phố xá thiên hạ thành chuyện buôn gái ăn sương, thấy cảnh đó thì các đồng nghiệp này tâm sự là họ thấy: rất ngượng khi làm người Trung Quốc.

Chuyện Hoa kiều tuyệt đối đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ hoàn hảo là một huyền thoại. Thói hối lộ hành chính địa phương, tật tham nhũng chính quyền nước sở tại của người Hoa, thường làm dân tình các nước tiếp nhận họ rất khó chịu, các chính khách đã lỡ nhận hối lộ của Hoa kiều thường thì tuổi thọ trong chính trường rất thấp. Từ những năm 1984 tới giờ, tôi trách nhiệm nghiên cứu, điều tra, điền dã, báo cáo về tình hình định cư và hội nhập cho các bộ giáo dục, kinh tế, lao động, xã hội, văn hoá của các chính phủ Âu Châu, tôi nhận thấy là các nhà chức trách của các chính phủ này luôn tách ra hai thành phần người Châu Á: người Hoa và người Châu Á không phải người Hoa, rồi xếp những người Châu Á không phải người Hoa là hạng biết nhập gia tuỳ tục,và xếp người Hoa vào hạng nhập gia không tuỳ tục. Một bên có nhân cách trong hội nhập, một bên không có nhân cách trong hội nhập, thậm chí không tôn trọng luật pháp nước sở tại, không biết người, chỉ thấy ta -là (tinh) Hoa-, là hơn tất cả những người chung quanh. Đây cũng là chuyện ngược nhân của người Trung Quốc, vì tiền nhân của họ có viết rất rõ trong Kinh Dịch -tuyệt phẩm của văn minh Trung Quốc về cách đối nhân xử thế- nhập gia tuỳ tục là chuyện tất yếu, mà thái độ thông minh nhất của kẻ tạm trú hoặc thường trú là phải mềm mỏng với người chủ đã mở cửa đón tiếp mình. Vậy mà khi sống chung với các dân tộc tiếp nhận mình, thì cộng đồng Hoa kiều luôn tìm cách thao túng xã hội, cơ chế, luật pháp của các nước sở tại. Lạ hơn nữa là các cộng đồng Hoa kiều luôn là nạn nhân của các ý đồ bá quyền của Bắc Kinh, vì họ bị xem như là công cụ trong tà ý bành trướng của thiên triều. Tới khi các dân tộc tiếp nhận các cộng đồng Hoa kiều nổi lên chống lại các chuyện đầu cơ, tích trữ, tham nhũng, hối lộ trong việc họ thao túng kinh tế các nước này; cộng thêm với vài thành phần sẵn sàng làm tay sai cho ý đồ đại Hán, thì các cộng đồng Hoa kiều này lại phải bỏ của chạy lấy thân

Khổng Tử dạy rất rõ: vô trương bất tín, không thấy thì không tin. Vậy nếu các dân tộc tiếp nhận các cộng đồng Hoa kiều không thấy nhân cách của người Hoa thành thật trong hội nhập, cùng chia ngọt sẻ bùi với họ, cùng đồng hội đồng thuyền với họ trên đất nước của họ, thì các dân tộc này có quyền không tin là các cộng đồng Hoa kiều đã chọn lựa chuyện ăn đời ở kiếp với họ, sẵn sàng tôn trọng luân lý và pháp lý của họ. Đó là chuyện sử học và xã hội học nhập cư và di dân; nhưng riêng Việt Nam ta phải xem xét thật kỹ để tách ra: một bên là con tính mờ ám của lãnh đạo Bắc Kinh luôn thao túng, giật dây các cộng đồng Hoa kiều để thực hiện chủ nghĩa bá quyền; và một bên là những người Hoa làm ăn lương thiện, đừng để họ bị kết tội oan uổng. Đây vừa là nhân tính, vừa là nhân cách của người Việt. Hãy nhớ lại những năm lãnh dạo Bắc Kinh quấy phá tình hình Việt Nam, sau khi thất bại về chuyện ủng hộ Khmer đỏ, 1977-1979, có nhiều người Hoa lương thiện phải uất ức bỏ đất nước Việt Nam ra đi mà trong thâm tâm họ luôn coi đất nước Việt Nam này là đất nước của họ. Dân tộc ta phải sáng suốt trên việc này, dùng nhân cách Việt để nhìn xa trông rộng; chính quyền Việt Nam hiện nay phải tỉnh táo trên việc này, người khôn chưa đắng đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu. Tránh oan uổng trước mắt để tránh ân oán dài lâu về sau. Nhân cách Việt Nam có một lịch sử lâu đời về chuyện đón nhận nhiều kiều dân tới Việt Nam sinh sống, không chỉ người Hoa, mà có cả người Ấn Độ, cả các kiều dân phương Tây, và nhiều kiều dân khác nữa; dân ta là dân tộc mở cửa chớ không phải dân tộc đóng cửa. Hãy xác nhận nhân cách Việt : «Đã mở cõi thì đừng có ngăn miền» ( Bùi Giáng). Đừng tự đặt những vùng giới cấm quá đáng để ngăn mặt cách lòng với nhân gian.

8. Nhân sinh

Nếu các bạn có lần đi thăm nước Mỹ, có thì giờ vượt qua California, qua biên giới và tới thăm nước láng giềng Mễ Tây Cơ, các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe họ nói lên câu ngạn ngữ rất buồn của họ, mỗi khi họ hướng cái nhìn của họ về phía nước cờ hoa: «Bi kịch của Mễ Tây Cơ là sống quá xa thượng đế, mà lại quá gần nước Mỹ». Nước Mỹ như một hằng số, điều kiện hoá số phận và tương lai của Mễ Tây Cơ từ kinh tế qua địa lý chính trị. Có sự trùng hợp giửa Mễ Tây Cơ với Việt Nam chăng trong thế của ta kề cận với một nước quá lớn như Trung Quốc ? Có sự trùng hợp về địa lý nhưng không có sự trùng hợp về lịch sử. Vì sao? Vì quan hệ giửa Mễ Tây Cơ và Mỹ, thứ nhất còn non trẻ, trên dưới 500 năm, trong thời gian đó Mễ Tây Cơ coi như chưa có chiến tích gì với Mỹ, mà Mỹ cũng không hề có ý đồ đô hộ Mễ Tây Cơ. Còn quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì khác hẳn; thứ nhất, về mặt lịch sử, đã trên ngàn năm mà Trung Quốc có đô hộ nhưng không hề đồng hoá được Việt Nam; thứ hai về mặt độc lập,Việt Nam có những chiến tích quận sự, chính trị, ngoại giao lẫy lừng trong việc bảo vệ được lãnh thổ, giữ gìn được bản sắc, bảo trọng được nhân phẩm của mình. Trong hằng số Trung Quốc trên số phận và tương lai của Việt tộc, có một hằng số của hằng số đó là Trung Quốc không bao giờ thuần hoá được quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, không bao giờ đồng hoá được ý chí giữ cho bằng được bờ cõi của Việt tộc.

Nhưng chúng ta biết là các lãnh đạo bá quyền Bắc Kinh sẽ không để ta yên, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng (树欲静而风不止) , nhưng ta cũng được ông bà căn dặn là chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (莫见浪大松橹桨). Trong lập luận của nhân học, cái lỏi của bản sắc, của văn hoá nằm trong cái khác, chữ khác này chủ yếu, không hiểu chữ khác thì sẽ không nắm được cái đặc thù, đặc điểm, đặc sắc của ta. Sống cạnh một nước lớn mà cái gì cũng giống họ, thì đã bị họ đồng hoá từ lâu rồi. Cái khác chứng minh một điều là ta không hề nằm trong mô hình văn hoá của họ, mặc dầu bị họ ảnh hưởng; ta không nằm trong mô hình tức là không nằm trong khuôn khổ của họ; khuôn khổ rốt cuộc chỉ là khuôn bánh nằm ở trong rồi thì sẽ bị nhào nặn như …bột cho tới khi mất gốc, mất thân. Chữ nhân sinh luôn đi với chữ môi sinh, môi trường sống của mình tạo nên nhân cách của mình, ta khác họ vì ta không phải họ, mà ta cũng sẽ không bao giờ muốn trở thành họ, mặc dù họ có cái gì hay ta sẵn sàng học. Học nhưng vẫn giữ các khác của ta, nhân cách đạo lý Việt tộc luôn tiềm ẩn trong cái khác, không những đối với Trung Quốc mà đối với cả tất cả các nước khác đã đến và đã ép dân tộc ta phải theo mô hình bản sắc, văn hoá của họ. Ta phục Trung Quốc có ẩm thực thuộc loại sơn hào hải vị, nhưng ta rất yêu thích các món cây nhà lá vườn của dân tộc ta, cái ngon cầu kỳ của giàu sang phú quý ta phải biết, nhưng ta rất quý lối sống thanh đạm, thấy vui sống trong thanh bạch, nếu cần cũng sống được với thanh bần. Cái khác là cái thông minh, vì nó tạo ra được một khoảng cách rất hay, rất tích cực để những kẻ khác nhau, những văn hoá khác nhau có thể đối thoại với nhau, trao đổi với nhau, vì nếu giống nhau như đúc, như khuôn thì không có gì để trao, không có gì để đổi. Chính những cái khác khi gặp nhau tạo ra cái đa dạng, cái đa nguyên, chính những cái khác này làm cho nhân sinh phong phú. Khẳng định cái khác để vừa bảo vệ ta, vừa bảo vệ cái muôn vẻ, muôn màu của nhân loại; từ triết học qua nhân học, các chuyên gia đã nhận ra rất rõ là mỗi lần cái khác được tôn trọng là mỗi lần con người được thêm kiến thức mới, mỗi lần cái khác được tôn vinh là mỗi lần nhân thế được thêm những lý lẽ mới, những cách làm mới. Khẳng định cái khác của ta như khẳng định độc lập suy nghĩ để có tự chủ trong hành động. Đảng cộng sản Trung Quốc luôn tìm cách tác động vào Đảng cộng sản Việt Nam, mỗi lần nghe họ, làm theo ý họ là hậu hoạ sớm chiều sẻ tới, chẳng hạn như trong cải cách ruộng đất. Còn mỗi lần người Việt giữ được độc lập tư duy là người Việt sáng suốt ra, tỉnh táo ra, rồi thấy lối ra, sớm chiều thành công sẽ tới. Chẳng hạn như cách chọn chiến lược quân sự trước khi nhập trận Điện Biên Phủ; đám cố vấn Trung Quốc qua lời «khuyên» của họ nhưng thật ra là ếm một lá bùa theo thói quen đánh biển ngườiđánh mau-dứt mau, bất chấp việc cân đo đong đếm trong chuyện hy sinh xương máu. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, môn sinh đầy sáng tạo của Trần Quốc Tuấn, của Nguyễn Trãi, của Quang Trung đã chọn lựa hoàn toàn khác: đánh chắc-thắng chắc. Khác vì khôn, lấy cái khôn để nuôi cái khác, khác người để tự khôn, để tự lớn, để tự vệ, để tự cứu mình, mà không phải mang nợ khuôn, vì loại nợ này cũng phức tạp như phải mang nợ máu vậy.

9.Nhân tình

Chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chịu thử thách lớn như hiện nay, thiếu đồng minh, vắng đồng chí, cùng lúc nắm trọn vẹn vận mệnh dân tộc trước dầu sôi lửa bỏng, trước thái độ khinh mạc của Trung Quốc, kẻ đã lừa các lãnh tụ ĐCSVN là sẽ bảo vệ chế độ độc Đảng tại Việt Nam. Thà trễ còn hơn không, ĐCSVN phải đủ sức bảo vệ ý nghĩa nội kết của ý lực «Không gì quý hơn độc lập tự do». Đây là lúc ĐCSVN phải chứng minh được tầm vóc trong việc an ninh quốc phòng để bảo vệ chủ quyền của Việt tộc, so ra mới biết ngắn dài. Nắm quân đội và công an tức là nắm an ninh quốc nội và quốc phòng trên toàn lãnh thổ. Hãy bắt đầu cũng bằng chữ nhân dựa trên chữ đồng. Hãy xem đại đa số người Việt, trong nước và ngoài nước, thật sự là đồng bào, những đồng bào thực sự yêu nước trước hiểm hoạ ngoại xâm, đừng sài chữ nguỵ một cách dể dãi, đừng sài chữ phản động một cách tuỳ tiện. Phương trình nhân tình đầu tiên là dùng chữ nhân để hoá giải các chiến tuyến còn lại sau 1975, hiểu thấu đáo chữ đồng hương, là đồng bào theo nghĩa gần gũi nhất. Bị đồng chí bội phản trên chính trường quốc tế, thì còn đồng hương chấp nhận đồng hội đồng thuyền với mình trước hiểm hoạ mất nước. Hoá giải để hoà giải, biến đồng bào, đồng hương thật sự thành đồng cảm trong một cộng đồng Đại Việt cùng nhau bảo vệ tiền đồ dân tộc. ĐCSVN đừng nên giữ độc quyền bảo vệ tổ quốc, đây là chuyện viển vông, vì 2 triệu đảng viên, không đủ sức bảo vệ được tổ quốc Việt Nam, mà phải dựa trên hơn 90 triệu dân Việt, nếu không nói là gần 100 triệu người trong và ngoài nước. Vẫn chưa đủ, phải dựa trên hằng tỷ người của nhân loại thế kỷ XXI này, trên trận đồ chữ nhân, trong cái thế lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ đánh to, nhưng dài lâu sẽ có cả thế giới ủng hộ ta, vì ta đại diện cho nhân tính. Hoá giải để hoà giải, để tập hợp cả dân tộc, cần có nhiều can đảm, can đảm thứ nhất là nhận lỗi trước các lỗi lầm vừa qua, không những đã đàn áp thanh niên yêu nước, lại bỏ tù cả trí thức yêu nòi. Chuyện này thực sự không khó, chỉ cần thành thật, vì chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm, đã khóc, đã xin lỗi trước các sai lầm của lãnh đạo trong cải cách ruộng đất; phải tìm cho ra những đấng minh chủ trong lãnh đạo, để ít nhiều làm được chuyện cứu nước mà chúng ta đã thấy trong các đời Lý-Trần qua các đấng minh vương. Thiếu đầu sẽ yếu đuôi, thiếu vai vóc lãnh đạo sẻ yếu tầm vóc trong tập hợp Diên Hồng. Tập hợp càng rộng rải các thành phần xã hội, càng thăng hoa sức mạnh dân tộc. Càng không tập hợp rộng rãi thì ngày tàn của chế độ càng gần. Vì, các thành phần chủ lực yêu nước: trí thức, thanh niên, không quên nông dân, các tín đồ các tôn giáo…phải có chỗ đứng chính thức trong việc cứu nước; vì nếu không cho họ thể hiện lòng yêu nước theo cách của họ, chính họ sẽ khuynh động để thay đổi chế độ cũ, lập ra chế độ mới biết hoá giải để hoà giải, để cứu nước, giữ nước. Nhân tình qua đồng bào, đồng hương, đồng cảm cũng phải qua đồng thời, thời đây là thời cuộc, thời thế trong thế kỷ toàn cầu hoá nhân tính mà dân chủ là cốt lỏi của tự do, nguồn cội của nhân quyền. Thời bắt thế theo thời phải thế, đi ngược lại trào lưu nhân thế này sẽ phải trả những giá rất đắt, vì có dân chủ dể cứu nước, vì Diên Hồng là dân chủ.

Hãy nhớ lại các bài học xưa trong chuyện giữ nước, chẳng hạn như đời Trần, chúng ta cần những nhân vật quyết đoán, không nhượng bộ như Trần Thủ Độ ; tài năng chiến lược như Trần Hưng Đạo; và minh quân Trần Nhân Tông cần luôn cả kẻ khó chịu, khó bảo, khó dạy như Trần Khánh Dư. Vì bàn tay có ngón dài, ngón ngắn, con một nhà cùng tổ, cùng tông, biết xí xoá cho nhau để cùng nhau bảo vệ đất nước. Lòng yêu nước đủ sức xoá bỏ được các tị hiềm, đẩy lùi các khuyết tật sẵn có giữa anh em. Tôi thấy rõ được chuyện này vì tháng 5 năm 2014, tôi có mặt trên đất nước mà hải phận ta vừa bị bọn thuỷ man xâm chiếm. Tôi thấy rõ hàng ngày đồng bào mình gần gủi nhau hơn, thương yêu nhau hơn, phải tập hợp tất cả sức mạnh của nhân dân trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào này; nếu làm lãnh đạo mà không thấy được loại tình nghĩa Việt tộc này, thì đừng nên lãnh đạo. Trước đe doạ của ngoại xâm, những minh vương, minh chủ, minh chúa khi xưa luôn tập hợp được nhân quần, tất cả đồng bào chung lưng sát cánh, họ triệu tập được luôn cả chí sĩ, hiền nhân, chung quanh họ, không làm được việc này thì rất khó thắng bọn lãnh đạo Trung Quốc thâm, ác, độc, hiểm.

10.Nhân tâm

Bản nhạc nối vòng tay lớn của nhạc sỉ Trịnh Công Sơn xứng đáng là quốc ca của Việt Nam trong giai đoạn cả dân tộc phải ra sức giữ cho bằng được đất, biển, trời của quê hương; với lời nhạc nói lên ý chí thống nhất cùng với thông điệp rất rõ ràng của một Việt tộc: yêu hoà bình, yêu nhân loại. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà… Gọi quê hương là đất nước, tức nửa quê hương là đất, còn nửa kia là nước, trọn vẹn lãnh thổ của dân tộc phải có cả đất đai và biến cả; không ngây ngô mà xem đất đai là quan trọng, coi thường biển cả. Cùng lúc cẩn trọng luôn cả tên gọi tên biển của ta, ta gọi là biển Đông, vì ở phiá đông về mặt địa lý của ta; nhưng cũng biển này trên bản đồ nhiều bản đồ thế giới lại gọi là biển Trung Quốc (mer de Chine), một tên gọi rất vô tri, vì rất vô trách nhiệm với nhiều nước Đông Nam Á sống quây quần trên biển này. Nhà địa lý học xuất sắc Yves Lacoste đã đề nghị từ lâu bằng những lý lẽ công bằng nhất với tên gọi là: biển Đông Nam Á; trước công pháp quốc tế, ta nên bảo vệ những lý lẻ với tên gọi này, một cách thông minh để ta gạt đi cái bất công về cái tên gọi biển Trung Quốc thật vô cớ này.

Trí thông minh của dân tộc sẽ thúc đẩy các người lảnh đạo hiện nay phải hoà hợp, hoà giải rộng rãi hơn nữa, tận dụng mọi sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong nước, cùng lúc không quên tài năng của các đứa con tại hải ngoại : Việt kiều. Đừng quên là lãnh đạo Trung Quốc khai thác triệt để Hoa kiều của họ, nhưng ta rất khác họ vì ta không làm với ý đồ xấu, mà vì đoàn kết chỉ để cùng nhau bảo vệ quê cha đất tổ của ta. Chưa bao giờ chữ đồng bào có ý nghĩa sâu rộng như hiện nay trước hoạ ngoại xâm. Các lực lượng từ chính trị tới quân sự, từ văn hoá tới xã hội muốn giành độc quyền yêu nước, từ đó loại ra các lực lượng yêu nước khác đều đáng ngờ vực, không ai có độc quyền về chuyện cứu nước, giữ nước, vì đây là việc chung của cả nước -trong và ngoài nước- trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng . Càng sâu rộng, ta càng sáng suốt tập hợp đa phương, càng sâu rộng ta càng tỉnh táo triệu tập quy mô. Từ lâu, mỗi lần đối đầu với Trung Quốc, cha ông khuyên ta phải biết cửa đóng then cài, chuyện này đúng trong quốc phòng nhưng không đúng trong cách tổ chức một mặt trận dân tộc thật rộng lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngoại giao hiện nay. Ta tập hợp càng lớn càng hay, vì đối thủ của ta rất rộng về địa lý và rất lớn nhân số. Trong trò khấy trong, phá ngoài của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, ta đừng để bị rơi vào bẫy của họ, từ đó có những phản xạ thiếu tầm vóc như bế môn toả cảng, thiếu nội công như ngăn sông cấm chợ, thiếu bản lỉnh như kín cổng cao tường, để rồi tự mình vô hiệu hoá mình, tự mình cô lập hoá mình, tự mình xây nhà tù nhốt mình; hiểu sai sẽ gây ra nhiều hậu quả sau này; sai một ly, đi một dặm (一步错,步步错;差之毫厘谬已千里).

Trong hệ vấn đề thái hoà của phương trình Khổng Mạnh: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, ta thấy cách luận giải leo thang từ việc nhà đến việc nước rồi mới tới việc nhân loại sống trong chữ bình. Nhưng các người thầy này không quên vai trò của cá nhân là chỗ dựa cho gia đình, tổ quốc và nhân sinh, mà cái lõi của đạo lý của cá nhân là tâm, tâm của nhân, qua nhân cách rõ ràng của quân tử là thẳng thắn, là thành thật để tạo nên cái liêm sỉ: chính tâm, là cơ sở của thành ý: ý tưởng minh bạch, ý định liêm chính, giúp ý muốn có sức nội kết mạnh trong thái độ sống, trong hành vi trước đời, trong cách hành đạo của người quân tử. Chữ tâm trong Phật học thì lại khác, vừa là nguồn gốc của hạnh phúc nhưng cũng là cội rễ của khổ đau; tâm cần được điều chế thường xuyên để biết buông bỏ những mê chấp, để tiếp nhận hạnh phúc, rồi trở thành nơi chế tác tình thương. Như vậy, chính tâm chưa đủ mà phải chỉnh tâm, điều tâm. Điều tâm như chuốt ngọc (Phạm Thiên Thư), bắt ta phải cẩn trọng trước những hành vi vô minh và những thái độ ác chế, bản lai diện mục của đau khổ. Bắt ta nhìn vào bản chất của tâm, nhìn vào trong tự tính của tâm (nội quán) để tìm ra tuệ giác, để có giác ngộ; nếu làm được chuyện chuyển hoá tâm linh nhanh gọn này thì gọi là trực ngộ, giác ngộ một cách trực tiếp.Chúng ta muốn các lãnh đạo hiện nay trước tình hình khẩn trương của một đất nước đang bị ngoại xâm đe doạ, vừa phải có chính tâm, vừa phải biết chỉnh tâm để có tuệ giác bảo vệ giống nòi, có được trực ngộ càng hay. Hãy khơi lên nguồn tri thức trong lãnh đạo, can đảm lập ra một thể chế mới dân chủ hơn để sáng tạo hơn, dựa trên các pháp quyền phân lập tạo ra sức mạnh mới cho Việt tộc. Các lực lượng yêu nước -trong và ngoài nước- cũng phải có thái độ rõ ràng trước tổ tiên, trước dân tộc, trước con cháu trong việc đóng góp cụ thể công sức của mình trước quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Nếu trí thức biết động não, thì thanh niên phải biết rõ chí hướng của mình là bảo vệ đất nước. Công nhân biết đóng góp công sức thì thương gia biết cống hiến tài lực. Phật giáo biết dạy thương thân thì sẽ biết dạy thương nòi, công giáo biết dạy thương đạo thì sẽ biết dạy thương đồng bào trong và ngoài đạo. Đừng để mất đi bất cứ một sinh lực nào của dân tộc. Thống hợp mọi nội lực việt tộc rồi biến thành bão lớn cuốn sạch ngoại xâm.

***

Nhân phẩm cao trong thử thách, nhân đạo rộng trong trầm luân, nhân tính rỏ trong sinh ly, nhân nghĩa dài trong kiếp người, nhân giáo vững trong độc lập, nhân cách mạnh trong tự do, nhân sinh lớn trong biến thiên, nhân tình vui trong nhân thế, nhân tâm vang trong nhân loại…Việt tộc[2] ơi ! Nhân-Việt vẫn còn đây.

Tác giả gửi Văn Việt


[1] Nhân học vị nhân tính, nghiên cứu về văn hoá, giảng dạy về nhân học, trong học thuật động cơ học hỏi của tôi luôn dựa trên tự do cá nhân tôi; tôi yêu nhân tính, quý nhân sinh, trọng nhân quyền, không bị đảng phái nào thao túng, không bị bè nhóm nào khống chế, không bị một ý thức hệ nào điều khiển; tri thức luận là động cơ khởi đầu cho tôi suy nghĩ; thương nước, yêu nòi là sức nội kết giữa tư duy và diễn luận khi tôi viết bài này ( Lê Hữu Khoá,Giáo sư nhân học tại đại học Charles de Gaulle.Giám đốc ban cao học châu Á.Chủ tịch nhóm nghiên cứu nhập cư đông Nam Á.Cố vấn chương trình chống kỳ thị của UNESCO).

[2] Gởi tới hai con thương yêu : Khả An, Khả Anh, sinh ra, lớn lên, xa hàng vạn dặm quê cha đất tổ, nhưng luôn cùng một giòng sinh mệnh với Việt tộc.