Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2025

Một tóm tắt về các chế độ hậu cộng sản (kỳ 10)

Tác gi: Magyar Bálint – Madlovics Bálint

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí – 2025



114. C
ÁC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC CHẾ ĐỘ CHUYÊN QUYỀN BẢO TRỢ có thể  khác nhau về nội dung, nhưng hướng của chúng luôn luôn là bảo trợ hóa và gia sản hóa. Vượt ngoài các đặc điểm đặc thù chế độ và đặc thù-quốc gia, chúng ta cũng có thể phân biệt các đặc điểm đặc thù-chính sách nữa. Ngược với những nét đặc thù chế độ của quyền lực và sự tự trị và các nét đặc thù quốc gia của các nhân tố không được chọn hay có gốc rễ về mặt văn hóa /lịch sử, các đặc điểm đặc thù-chính sách(1) nội dung chính xác của các chương trình được chọn và được chính phủ chính thức ban hành và (2) kết quả của các chương trình này, kể cả thành công và các hậu qủa chính sách-công thường được đo bằng các số đo thống kê và các chỉ số xã hội-kinh tế.

Trong Mệnh đề 56, chúng ta đã giải thích rồi rằng, trong một nền chuyên quyền bảo trợ, các chính sách như giáo dục, chính sách xã hội, hay chính sách văn hóa nên được quan sát qua “lăng kính đặc thù chế độ:” chúng không phải là các chính sách công, mà thành công của chúng được đo từ quan điểm của công chúng, mà là các chính sách bảo trợ, mà thành công của chúng được đo từ quan điểm của gia tộc chính trị nhận con nuôi. Việc này cung cấp một paradigm giải tích thay thế cho phân tích chính sách, được minh họa trong Bảng 40. Chúng tôi chọn Hungary cho sự minh họa bởi vì nó đã là chủ đề của nghiên cứu trước của chúng tôi (xem Post-Communist Mafia State-Nhà nước mafia Hậu-cộng sản, [2016] và Twenty-Five Sides of a Post-Communist Mafia State-Hai mươi lăm Mặt của một Nhà nước mafia Hậu-cộng sản [2017], được CEU Press xuất bản).

Trong khung khổ giải tích, chính sách giáo dục, văn hóa và nghiên cứu, và xã hội được phân tích bởi việc chúng tích hợp người dân và các định chế thế nào vào mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp qua sự phụ thuộc thể chế, tài chính, và cá nhân. Các thẩm quyền thể chế, mà đã thuộc về các đơn vị tự trị như các trường học và các chính quyền địa phương, được tập trung vào tay của các thực thể mới được hình thành, được lấp đầy bằng các nô bộc bảo trợ (Mệnh đề 20). Sự phụ thuộc tài chính được tạo ra đồng thời, ủy thác các nguồn tài chính và sự phân chia tiền thuế cho các định chế [mới] này, mà có thể phân chia lại nó trên cơ sở tùy ý. Cuối cùng, sự phụ thuộc cá nhân được tạo ra bởi sự bổ nhiệm tập trung (chính sách giáo dục), bằng việc làm cho các lựa chọn thay thế bên ngoài mạng lưới quyền lực là không thể về mặt kinh tế (chính sách văn hóa), và bằng việc cưỡng bức những người nghèo nhất vào thân phận nô lệ de facto, với không quyền lao động nào, của các thành viên địa phương của gia tộc nhận con nuôi trong hệ thống lao động công ích (chính sách xã hội).

Khung khổ giải tích này cũng vẽ ra một đường rõ ràng giữa các hậu quả bảo trợchính sách công. Trong giáo dục, một hậu quả chính sách bảo trợ là sự kiểm soát các kênh di động xã hội, nhưng ngược lại nó cũng gây ra—bên phía chính sách công—sự giảm thành tích học sinh, việc tăng sự chia tách và một số giảm đi của các sinh viên mới dự tuyển đại học mỗi năm. Văn hóa trở nên lệ thuộc vào chính trị biểu tượng và tuyên truyền, trong khi điều này cũng có nghĩa là một sự giảm về đa dạng văn hóa. Và với chính sách xã hội, sự tạo ra xã hội nhóm bảo trợ (Mệnh đề 94-97) dẫn đến việc làm yếu các cơ hội di động xã hội và an toàn xã hội.

Các hậu quả chính sách công có thể là quan trọng cho nhà bảo trợ chóp bu nếu chúng ảnh hưởng đến sự ổn định của chế độ, như được giải thích trong mệnh đề tiếp. Dù sao đi nữa, các chế độ với cùng các đặc điểm đặc thù-chế độ có thể vượt trội với các mức độ khác nhau trong các chính sách của chúng. Hệt như một nước có thể là một nền chuyên quyền bảo trợ với lãnh thổ nhỏ hệt như với lãnh thổ lớn, một nền dân chủ bảo trợ có thể bị tụt hậu hay có một nền kinh tế ổn định, thành công trong khi vẫn, bởi logic của các quá trình nội bộ, thuộc về nhóm các nền dân chủ bảo trợ.


Bảng 40: Một khung khổ giải tích cho các chính sách bảo trợ, với Hungary như một minh họa (2010-2021).

 

Bảo trợ hóa và gia sản hóa

Các hậu quả chính sách bảo trợ (lý do căn bản)

Các hậu quả chính sách công

Sự phụ thuộc thể chế

Sự phụ thuộc tài chính

Sự phụ thuộc cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo dục

 

 

 

Công

Tập trung hóa và tiếp quản trường công từ các chính quyền địa phương

Các quyết định tài chính được ủy thác cho một cơ quan trung ương

Bộ bổ nhiệm các hiệu trưởng, các quyết định việc làm được chuyển cho các nhà chức trách cấp huyện

 

 

 

 

 

Kiểm soát các kênh di động xã hội, hạn chế quyền tự do ngôn luận của các giáo viên và các giáo sư; sự kiểm soát tùy ý đối với sự phân chia các nguồn nhân sách

 

Làm giảm thành tích học sinh (PISA), tăng sự chia tách và sự bỏ học

 

 

 

 

 

 

Cao học

nhà bảo trợ chóp bu bổ nhiệm các hiệu trưởng (chancellor) có toàn quyền đối với các trường, rồi sau 2021 thay thế họ dưới sự kiểm soát của các quỹ bảo trợ (tư nhân) quản lý tài sản

Biến sự tài trợ chuẩn tắc thành một vấn đề mặc cả thể chế, ủy thác các quyết định tài chính bên trong tổ chức cho các hiệu trưởng và (sau 2021) cho hội đồng quản trị mới được bổ nhiệm

 

 

 

 

Bộ trưởng có thể gạt bỏ đề xuất của Thượng viện cho các Hiệu trưởng (Rector)

 

 

Làm giảm số sinh viên đại học ở Hungary, làm tăng số sinh viên đại học di cư

 

 

 

 

Văn hóa/nghiên cứu

Tiếp quản mạng lưới viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Hungari; thành lập một viện hàn lâm nghệ thuật

ủng hộ-chính phủ

Biến sự phân chia nguồn lực chuẩn tắc và cạnh tranh trước kia thành quyền tùy ý của chính phủ

Làm cho đời sống nghệ thuật là không thể về mặt kinh tế mà không có tài trợ nhà nước hay tư cách thành viên của Viện Hàn Lâm Nghệ thuật mới

 

 

Bắt văn hóa và nghiên cứu lệ thuộc vào chính trị biểu tượng và tuyên truyền (ngụy trang)

 

 

 

Là giảm sự đa dạng của văn hóa và nghiên cứu

 

 

 

 

Chính sách xã hội

Tập trung hóa và tiếp quản các dịch vụ công nào đó từ các chính quyền địa phương

Rút nguồn lực từ các chính quyền địa phương và các NGO hạn chế ngân sách xã hội

Đưa hệ thống lao động công ích vào thay cho một số trợ cấp xã hội như hình thức de facto của thân phận nô lệ

Duy trì một trật tự gia trưởng lên mức xã hội

Làm giảm các cơ hội thăng tiến xã hội, làm giảm sự an toàn xã hội và làm tăng bất bình đẳng xã hội

115. GIỚI HẠN XÃ HỘI CỦA SỰ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ gồm có ngưỡng kích thích của mọi người, và không gian của họ cho sự thao diễn bên trong các định chế thảo luận cân nhắc công khai bị vô hiệu hóa. Các cuộc bầu cử ép buộc trách nhiệm giải trình nào đó lên các nhà lãnh đạo ngay cả trong một chế độ chuyên quyền với các quyền tự do chính trị bị hạn chế. Như một kẻ cướp, ưu tiên của nhà bảo trợ chóp bu sẽ hoàn toàn dành hết sự hoạt động nhà nước cho sự tập trung quyền lực và sự tích tụ của cải; nhưng như một tên cướp ở một chỗ, mà muốn cướp cùng chủ thể, nước của chính ông, lặp đi lặp lại và cũng được hưởng sự miễn bị trừng phạt, ông ta cần đạt tính bền vững của chế độ. Nhà bảo trợ chóp bu phải đối xử với nhân dân của ông không chỉ như các nguồn thu nhập mà cũng như các cử tri.

Các sở thích của nhân dân có thể ảnh hưởng ra sao đến hoạt động nhà nước phụ thuộc vào hai nhân tố: sự cởi mở của quá trình thảo luận cân nhắc công khai, và ngưỡng kích thích của mọi người (Hình 18). Trong một nền dân chủ tự do, quá trình thảo luận cân nhắc công khai là mở: nó cho phép mọi người nói lên những mối quan tâm của họ, và cho các mối quan tâm để biến thành vốn chính trị của đối lập. Như thế, ngay cả việc vượt quá ngưỡng kích thích một chút khiến các nhà lãnh đạo dân chủ mất quyền lực cho đối lập, mà có khuyến khích và phương tiện để lợi dụng sự oán giận của nhân dân. Ngược lại, nhà bảo trợ chóp bu có thể vượt qua ngưỡng kích thích mà không bắt đầu mất quyền lực, như một kết quả của thảo luận cân nhắc công khai bị vô hiệu hóa.

Bình thường, elite lãnh đạo chính trị trong cả hai chế độ cố gắng hoạt động bên trong biên độ của mức chọc tức zero và mức nơi nó bắt đầu mất quyền lực. Nhưng cho dù họ dựa rất nhiều vào các cuộc thăm dò ý kiến, các nhà lãnh đạo không có được thông tin hoàn hảo: họ có thể phạm những sai lầm trong việc đánh giá các kết quả chính sách, ngưỡng kích thích, cũng như điểm nơi họ bắt đầu mất quyền lực. Câu hỏi nảy sinh là các nhà lãnh đạo có thể làm gì khi họ đạt điểm này. Trong một nền dân chủ tự do, nơi các nhân tố mà mọi người phản ứng có thể hoặc là các hệ quả được dự tính hay không dự tính trước của các chính sách công, điều hiển nhiên mà các nhà lãnh đạo chính trị có thể làm là thay đổi chính sách. Trong một chế độ chuyên quyền bảo trợ, tuy vậy, nơi các hậu quả chính sách-công mà mọi người phản ứng là các tác động phụ không được dự kiến của các chính sách bảo trợ, nhà bảo trợ chóp bu có thể hoặc thay đổi chính sách hay cố gắng mở rộng dư địa thao tác bằng các phương tiện của nhà chức trách công.

Một mặt, việc mở rộng dư địa thao tác có thể đạt được bằng việc vô hiệu hóa thêm quá trình thảo luận cân nhắc công khai. Việc này có thể gồm những thay đổi đơn-phương trong hệ thống bầu cử, quấy nhiễu đối lập, hay khởi động các chiến dịch độc chiếm-diễn đàn để định khung lại diễn ngôn công cộng (Mệnh đề 52-53). Mặt khác, nhà bảo trợ chóp bu có thể sử dụng bạo lực, có nghĩa hoặc là dùng sự cưỡng bức nhà nước (ví dụ, cảnh sát) hay thuê ngoài sự cưỡng bức nhà nước (ví dụ, các tổ chức bán quân sự hay thế giới ngầm có tổ chức) (Mệnh đề 63). Những gì nhà bảo trợ chóp bu cần xem xét là hai thứ: thứ nhất, chính sách đó quan trọng thế nào; và thứ hai, ông có thể đi xa đến đâu trong việc vô hiệu hóa thảo luận cân nhắc công khai hay dùng bạo lực.

Mức bạo lực trong các nước như Hungary là thấp hơn, chủ yếu bởi vì tư cách thành viên EU, cũng như ngưỡng kích thích thấp đối với bạo lực. Trong các nước như Nga hay Turkmenistan, bạo lực là sẵn có hơn như một công cụ hữu hiệu cho các nhà lãnh đạo. Và tuy tất cả các nước này đều có thể được coi như các chế độ chuyên quyền bảo trợ; trong khi sự dùng khủng bố hàng loạt thường xuyên vẫn là một đặc điểm đặc thù-chế độ của các chế độ độc tài, sự dùng bạo lực thỉnh thoảng và nhắm mục tiêu trở thành một nét đặc thù-quốc gia của các chế độ chuyên quyền. Cái là đặc thù-chế độ là mục tiêu của nhà bảo trợ chóp bu để vô hiệu hóa thảo luận cân nhắc công khai; liệu ông ta có thể và cần dùng bạo lực để làm vậy không, mặc dù nó hết sức xác định khả năng sống của hệ thống, là một câu hỏi về kỹ thuật hơn là logic bên trong của chế độ từ quan điểm giải tích.

Hình 18: Những thiệt hại cho nhà lãnh đạo và hoạch định-chính sách trong nền dân chủ tự do và nền chuyên quyền bảo trợ.

   116. KHUNG KHỔ KHÁI NIỆM CỦA CUỐN SÁCH NÀY có thể được mở

rộng về không giancho các vùng khácvà về thời gian —cho tương lai. Khung khổ khái niệm được cung cấp trong cuốn sách này tập trung vào khu vực hậu-cộng sản và sự phát triển của nó kể từ 1989-1991. Nếu nó được mở rộng sang các khu vực khác, nó nên bắt đầu theo cùng cách chúng ta đã xuất phát từ cách tiếp cận dòng chính Tây phương: bằng việc hủy bỏ một số tiên đề cơ bản. Đã có các nhân tố mà chúng tôi coi như các hằng số bởi vì chúng là các hằng số trong khu vực hậu cộng sản, ít nhất trong mức độ mà chúng không gây ra những sự khác biệt tạo thành hệ thống. Nhưng điều này không nhất thiết đúng trong các khu vực khác.

Có ít nhất năm tiên đề của khung khổ của chúng tôi mà có thể được hủy bỏ. Thứ nhất, tiên đề căn nguyên: rằng sự phát triển chế độ bắt đầu từ sự sụp đổ của độc quyền về quyền sở hữu công. Tất cả các nước hậu cộng sản đều bắt đầu từ cùng “Ô Vuông số Một”: chế độ độc tài cộng sản và sự hợp nhất của các lĩnh vực hoạt động xã hội. Nhưng có những phần khác của thế giới, như các nước hậu-thuộc địa, mà bắt đầu từ một “Ô Vuông số Một” khác rõ rệt và một lịch sử khác về sự phát triển của các lĩnh vực xã hội.

Tiên đề thứ hai là tiên đề tính nhà nước: rằng trung tâm của chế độ là nhà nước như một thực thể ổn định. Với ngoại lệ của sự vô chính phủ tài phiệt, mà đã là một tình huống tạm thời của sự chuyển đổi trong một số nước (Mệnh đề 30), chúng tôi đã không khái niệm hóa các cuộc nội chiến hay các chế độ nơi sự thất bại nhà nước trở thành một một hoàn cảnh lâu dài.

Thứ ba, tiên đề thế tục cho rằng chế độ bị quyền lực thế tục thống trị. Việc coi tôn giáo, một mặt, như lực tích hợp xã hội và, mặt khác, như nguyên tắc chính của nhà nước sẽ là cần thiết để khái niệm hóa các chế độ thần quyền và các loại chế độ khác bị quyền lực tôn giáo thống trị.

Tiên đề thứ tư cần được xóa bỏ là tiên đề đảng: rằng các chức vụ chính thức cao nhất được chiếm bởi các chính trị gia de jure của các đảng chính trị. Các chế độ độc tài quân sự, cũng như các vương quốc và các nền quân chủ cha truyền con nối đòi hỏi các khái niệm vượt ra ngoài các chế độ của khung khổ của chúng tôi, kể cả sự khái niệm của quân đội và giới quý tộc như các hình thức đặc thù của elite cai trị.

Cuối cùng, tiên đề giám hộ cho rằng diễn viên chính trị de facto mạnh nhất trong chế độ là một diễn viên chính trị de jure. Đặc biệt, nhà bảo trợ chóp bu một cách điển hình là tổng thống hay thủ tướng, nhưng ngay cả khi ông ta không là thế—như đã đúng vậy với Vladimir Plahotniuc ở Moldova—ông vẫn là một diễn viên chính trị de jure. Tuy vậy, lai học biết cái gọi là “các chế độ giám hộ (tutelary),” nơi các diễn viên chính trị de jure trên thực tiễn trở thành những kẻ bù nhìn chính trị cho các nhà chức trách tôn giáo (ví dụ, Iran) hay quân sự (ví dụ, Pakistan) không được bàu mà không trở thành các chế độ thần quyền hay các junta (tập đoàn quân sự) dứt khoát. Chúng tôi đã không xem xét các chế độ của các nhà nước hoặc bị xâm chiếm về mặt quân sự hay các nhà nước “con rối,” nơi chính phủ có chủ quyền de jure bị lệ thuộc, không phải vào một quyền lực trong nước, mà vào một quyền lực nước ngoài.

Trong khi sự giải tán năm tiên đề này cho phép sự mở rộng không gian của khung khổ của chúng tôi, nó cũng có thể được mở rộng bằng việc đưa khái niệm về các nét đặc thù thời đại vào. Công nghệ thông tin và sự biến đổi khí hậu chỉ là hai trong các nhân tố mà dự đoán cả các thách thức và cơ hội cho năng lực tự-duy trì của các chế độ hậu-cộng sản, mà có thể bắt đầu những quỹ đạo mới theo những hướng hầu như khó dự đoán được.

 

 


Các quỹ đạo chế độ hậu-cộng sản: Một Khung khổ tam giác 


            117. CÁC NƯỚC CÓ THỂ ĐƯỢC ĐẶT VÀO KHUNG KHỔ TAM GIÁC của    các chế độ bằng chia nó theo các chiều                khác nhau, và đặt một nước theo mỗi chiều một cách mạch lạc. Loại hình học chế độ của chúng tôi gồm                sáu chế độ kiểu-lý tưởng: hai nền dân chủ, hai chế độ chuyên quyền, và hai chế độ độc tài. Các chế độ kiểu lý-               tưởng này xác định một khung khổ tam giác, được thấy ở trên Hình 6 với một số ví dụ hậu cộng sản (Mệnh đề 12).

Trong tam giác, một nước càng gần một kiểu chế độ-lý tưởng, nó càng giống với nó (và ngược lại, càng xa nó, càng ít giống nó). Điều này có thể được thao tác hóa bằng chia khung khổ tam giác theo các chiều giải tích khác nhau, và cho thấy phần nào của tam giác đại diện đặc tính cụ thể nào. Để minh họa việc này, chúng ta hãy chọn một chiều—chủ nghĩa bảo trợ của sự cai trị. Chúng ta biết giá trị của nó trong trường hợp của sáu kiểu lý tưởng: nền dân chủ tự do và nền chuyên quyền bảo thủ là không-bảo trợ, nền dân chủ bảo trợ và nền chuyên quyền bảo trợ là bảo trợ phi-chính thức, và hai chế độ độc tàibảo trợ quan liêu.

Tiếp theo, cái chúng ta phải đưa vào tam giác là cái gọi là các ranh giới ưu thế. Các ranh giới này phân định các phần (section) ưu thế khỏi nhau, tức là, các phần của tam giác nơi một đặc tính nào đó chiếm ưu thế. Điều này được thấy trong Hình 19 dưới đây.

Một phần ưu thế không có nghĩa là mức của chủ nghĩa bảo trợ là như nhau trong toàn bộ phần: ví dụ, chủ nghĩa bảo trợ phi-chính thức chiếm ưu thế hơn nhiều trong nền chuyên quyền bảo trợ hơn trong nền dân chủ bảo trợ. Nhưng cả hai đều ở bên bảo trợ phi-chính thức của ranh giới ưu thế, còn nền dân chủ tự do thì ở bên không-bảo trợ. Khi một nước được đặt vào tam giác, dựa vào đặc tính bảo trợ của nó, nó không được gán cho một điểm dựa vào mức chính xác của ưu thế, mà nó được gán cho một phần (section) dựa vào sự thực về ưu thế.

Trong The Anatomy of Post-Communist Regimes (Giải phẫu các Chế độ Hậu-cộng sản), chúng tôi chia tam giác theo mười một chiều; dưới đây, chúng tôi chỉ cho thấy sáu trong số chúng để minh họa. Bên cạnh chủ nghĩa bảo trợ của sự cai trị được nhắc đến rồi, các Hình 19-24 cũng cho thấy các chiều về tính chính thức của các định chế, cơ chế kinh tế ưu thế, hoạt động của đảng cai trị, tham nhũng, và ý thức hệ.

Hình 19-24: Khung khổ tam giác chia theo sáu chiều: (theo thứ tự từ góc trên bên trái đến góc dưới bên phải) chủ nghĩa bảo trợ của sự cai trị, tính chính thức của các định chế, hoạt động của đảng nắm quyền, cơ chế kinh tế chi phối, tham nhũng, và ý thức hệ.

 

 

Khi một nước được gán một điểm trong khung khổ tam giác, nó phải ở cùng điểm trong mỗi tam giác. Cứ như tất cả các tam giác, được chia theo các chiều khác nhau, được xếp chồng lên nhau, và một chiếc kim xuyên qua điểm mà nước được gán cho: các điểm mà chiếc kim xuyên qua trong mỗi lớp sẽ thuộc về một phần (hay đôi khi một ranh giới) ưu thế nào đó.* Các đặc điểm mà các phần ưu thế được gim lại này mô tả một nước tại trạng thái hiện thời của nó một cách cố kết dọc theo các chiều. Không phải như các

tương tự lịch sử như (tân-) chủ nghĩa phong kiến hay chủ nghĩa phát xít mà cố gắng thâu tóm “bản chất” của một chế độ bằng việc tập trung vào một chiều duy nhất (chủ nghĩa bảo trợ của sự cai trị và ý thức hệ, một cách tương ứng) nhưng không phù hợp khi nói đến các khía cạnh khác, khung khổ tam giác đưa đến một tiêu chuẩn nghiêm ngặt của sự cố kết về mặt các đặc điểm xác định của các chế độ, trong khi cũng liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội và mức tách biệt của chúng.

118. QUỸ ĐẠO CHÍNH của các chế độ hậu-cộng sản tạo thành sự thay đổi chế độ sang một nền dân chủ hay chế độ chuyên quyền, hay sự thay đổi mô hình sang chế độ độc tài khai thác thị trường. Khi một nước được đặt vào tam giác, nó được làm bởi một bộ đặc điểm mà nó cho thấy tại một thời điểm cho trước. Khi các đặc điểm này thay đổi, nước đó được gán một điểm khác. Việc kết nối các điểm liên tiếp tạo ra các chuỗi, và các chuỗi tạo ra quỹ đạo phát triển của nước cho trước đó. Trong phần thứ hai của cuốn sách, sau 120 mệnh đề, chúng ta sẽ cho thấy các quỹ đạo được mô hình hóa của mười hai nước hậu-cộng sản, mỗi nước đại diện một kiểu quỹ đạo khác nhau; bây giờ, trong ba mệnh đề cuối, chúng tôi cung cấp bộ công cụ lý thuyết cho sự phân tích của chúng.

Đầu tiên, người ta có thể phân biệt giữa sự thay đổi chế độ và sự thay đổi mô hình. Sự đổi chế độ có nghĩa là sự thay đổi kiểu chế độ tổng quát của Kornai, tức là, nền dân chủ, chế độ chuyên quyền, hay chế độ độc tài; trong khi sự thay đổi mô hình là sự thay đổi bên trong một kiểu chế độ tổng quát, tức là, từ một kiểu của nền dân chủ/chế độ chuyên quyền/chế độ độc tài sang một kiểu khác (của cùng kiểu chế độ tổng quát đó). Trong tất cả ba vùng lịch sử của đế chế Soviet trước kia (Mệnh đề 7), quỹ đạo chính của các chế độ, có nghĩa là con đường dẫn đến “ga đầu tiên” sau chế độ độc tài cộng sản, đã mang lại sự thay đổi chế độ sang hoặc nền dân chủ hay chế độ chuyên quyền. Trong trường hợp của Trung Quốc, quỹ đạo chính của nó đã là một sự thay đổi mô hình: mà không thay đổi khung khổ của chế độ độc tài độc-đảng, nước này trở thành một chế độ độc tài khai thác thị trường (Mệnh đề 88).

Thứ hai, sự thay đổi chế độ có thể được phân tích theo hai chiều của chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa bảo trợ. Như thế, chúng ta có thể phân biệt các quỹ đạo chính lý tưởng tiêu biểu (Bảng 41). Quỹ đạo thứ nhất là sự thay đổi chế độ bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp quan liêu (chế độ độc tài cộng sản) sang một chế độ không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp (nền dân chủ tự do). Các quỹ đạo của vùng Kitô giáo Tây phương lịch sử khớp vào hình mẫu này.


Các ví dụ nổi bật gồm các nhà nước vùng Baltic (ví dụ, Estonia), nhưng quỹ đạo chính của cộng hòa Czech, Hungary,Ba Lan cũng đã chỉ theo hướng này sau sự sụp đổ của hệ thống cộng sản. Quỹ đạo kiểu lý tưởng thứ hai dẫn từ chế độ bảo trợ quan liêu có chỉ một kim tự tháp (chế độ độc tài cộng sản) sang một chế độ bảo trợ có nhiều-kim tự tháp phi-chính thức (nền dân chủ bảo trợ). Có thể thấy các thí dụ trong cả vùng Chính thống giáo Islamic lịch sử, như Rumania, Ukraina, và Kyrgyzstan. Sự thay đổi quỹ đạo chế độ lý tưởng điển hình cuối cùng dẫn từ chế độ bảo trợ quan liêu có chỉ một kim tự tháp (chế độ độc tài cộng sản) sang một chế độ bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp phi-chính thức (nền chuyên quyền bảo trợ). Các ví dụ chủ yếu có thể thấy ở Trung Á Soviet, như Kazakhstan.

Bảng 41: Các quỹ đạo lý tưởng chính điển hình trong vùng hậu-cộng sản.

 

Các quỹ đạo chính

từ

tới

A

Sự thay đổi chế độ

(ví dụ, Estonia, Hungary)

Chế độ độc tài cộng sản

Nền dân chủ tự do

bảo trợ quan liêu có một kim tư tháp duy nhất

không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp

B

Thay đổi chế độ

(ví dụ, Rumania, Ukraina)

Chế độ độc tài cộng sản

Nền dân chủ bảo trợ

bảo trợ quan liêu có một kim tư tháp duy nhất

Chế độ bảo trợ phi-chính thức có nhiều-kim tự tháp

C

Thay đổi chế độ (ví dụ, Kazakhstan)

Chế độ độc tài cộng sản

Nền chuyên quyền bảo trợ

bảo trợ quan liêu có một kim tư tháp duy nhất

bảo trợ phi-chính thức có chỉ một-kim tự tháp

D

Thay đổi mô hình (ví dụ, Trung Quốc)

Chế độ độc tài cộng sản

Chế độ độc tài khai thác thị trường

bảo trợ quan liêu có một kim tư tháp duy nhất

bảo trợ quan liêu có một kim tư tháp duy nhất

 

               119. CÁC QUỸ ĐẠO PHỤ của các chế độ hậu-cộng sản là sự trượt lùi

dân chủ tới các kiểu chế độ bảo trợ và/hoặc chế độ chuyên quyền hơn. Tiếp tục định kiểu các quỹ đạo phụ, hay sự chuyển động sau quỹ đạo chính của đất nước, chúng ta xem xét thuật ngữ sự trượt lùi dân chủ (democratic backsliding). Trong lai học, sự trượt lùi hay sa sút dân chủ được dùng cho sự tồi đi của một chính

thể dân chủ về mặt tự do, các quyền dân sự và các quyền tự do, và hoạt động hiến định của các định chế thảo luận cân nhắc công khai nói chung. Thoạt nhìn, khái niệm là một khái niệm chuẩn tắc, và nó dường như cũng ngầm mang điều giả định của chuyển đổi học: đất nước đang trượt “lùi lại,” cứ như đã chỉ có một con đường duy nhất—trục dân chủ-độc tài—nơi sự chuyển động từ nền dân chủ đã chỉ là có thể tới điểm xuất phát ban đầu (chế độ độc tài). Tuy vậy, trong sự hiểu biết của chúng tôi sự trượt lùi dân chủ là một khái niệm mô tả, và nó có nghĩa là sự dịch chuyển từ một nền dân chủ tới (a) chế độ chuyên quyền bảo thủ, (b) nền dân chủ bảo trợ, và (c) chế độ chuyên quyền bảo trợ. Những sự thay đổi sang các chế độ độc tài là có thể nhưng rất không chắc xảy ra, vì các nền dân chủ và thậm chí các chế độ chuyên quyền dựa vào tính chính danh dân sự bầu cử, mà không thể hòa giải với một hệ thống độc-đảng dứt khoát (Mệnh đề 42-46).

Bảng 42 tóm tắt những quỹ đạo phụ, mỗi quỹ đạo cho thấy một dạng trượt lùi dân chủ. Tại Ba Lan, mưu toan chuyên quyền của Kaczyński đã nhắm tới sự chuyển từ một chế độ không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp sang chế độ không-bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp (tức là, từ nền dân chủ tự do tới nền chuyên quyền bảo thủ); tại cộng hòa Czech, Andrej Babiš đã nhắm tới sự chuyển từ một chế độ không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp sang chế độ bảo trợ có nhiều-kim tự tháp phi-chính thức (tức là, từ nền dân chủ tự do sang nền dân chủ bảo trợ). Tại Nga, Putin đã đạt sự đột phá chuyên quyền trong 2003, sau đó chế độ bảo trợ có nhiều-kim tự tháp phi-chính thức (nền dân chủ bảo trợ) đã thay đổi thành một chế độ bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp phi-chính thức (chế độ chuyên quyền bảo trợ). Cuối cùng, Hungary cho thấy một quỹ đạo phụ hai-phần. Dưới chính phủ Orbán đầu tiên trong 1998-2002, nước này chuyển từ chế độ không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp sang một chế độ bảo trợ có nhiều-kim tự tháp phi-chính thức (tức là, từ nền dân chủ tự do sang nền dân chủ bảo trợ). Rồi, trong 2010, chính phủ Orbán thứ hai đã đạt sự đột phá chuyên quyền, và biến nước này từ một chế độ bảo trợ có nhiều-kim tự tháp phi-chính thức (nền dân chủ bảo trợ) sang chế độ bảo trợ chỉ một-kim tự tháp phi-chính thức (nền chuyên quyền bảo trợ).


Bảng 42: Các quỹ đạo phụ lý tưởng điển hình (về sự trượt lùi dân chủ) trong vùng hậu-cộng sản.

 

 

Các quỹ đạo phụ: sự trượt lùi dân chủ

từ

tới

A

Thay đổi chế độ (ví dụ, Ba Lan sau 2015)

Nền dân chủ tự do

Nền chuyên quyền bảo thủ

không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp

không-bảo trợ có một kim tự tháp

B

Thay đổi mô hình (ví dụ, Cộng hòa Czech sau 2013)

Nền dân chủ tự do

Nền dân chủ bảo trợ

không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp

bảo trợ phi-chính thứcnhiều-kim tự tháp

C

Thay đổi chế độ (ví dụ, Hungary sau 2010)

Nền dân chủ tự do

Nền chuyên quyền bảo trợ

không-bảo trợ có nhiều-kim tự tháp

bảo trợ phi-chính thức có chỉ một-kim tự tháp

D

Thay đổi chế độ (ví dụ, Nga sau 2003)

Nền dân chủ bảo trợ

Nền chuyên quyền bảo trợ

bảo trợ phi-chính thứcnhiều-kim tự tháp

bảo trợ phi-chính thức có chỉ một-kim tự tháp

 

  120. CÁC CHU KỲ CHẾ ĐỘ là kết quả của của những thay đổi về mức

các định chế phi-cá nhân mà không có sự biến đổi chống-bảo trợ. Khi các nhà quan sát Tây phương xem xét các quỹ đạo chế độ khác nhau, họ có khuynh hướng tập trung vào khung khổ thể chế phi-cá nhân (impersonal). Tất nhiên, họ hoàn toàn biết về tầm quan trọng của các cá nhân và các quan hệ cá nhân, ít nhất ở mức của các elite. Nhưng thông thường các diễn viên được đồng nhất với các chức danh và thẩm quyền chính thức của họ: họ thấy một tổng thống hay thủ tướng hơn là một nhà bảo trợ chóp bu, và một hệ thống đa-đảng, không phải một sự cạnh tranh của cạnh tranh của các mạng lưới bảo trợ.

Việc hủy bỏ tiên đề trùng nhau của các vị trí de jure de facto (Mệnh đề 5), chúng ta có thể tới một cách tiếp cận hai-cấp cần thiết cho sự xem xét các chế độ hậu-cộng sản. Tức là, chúng ta phải xem xét cả (1) cấp các định chế phi-cá nhân, nơi chúng ta có thể nói về sự biến đổi dân chủ hay phản-dân chủ về mặt các bảo đảm de jure của luật trị (nhà nước pháp quyền) và sự tách biệt của các quyền lực; (2) cấp các mạng lưới cá nhân, nơi chúng ta có thể nói về một sự biến đổi bảo trợ hay chống-bảo trợ liên quan đến mức

 

 

độ tách biệt de facto của các lĩnh vực hoạt động xã hội và, do đó, sự nổi lên hay sự thanh lý của các mạng lưới bảo trợ phi-chính thức.

Khi chúng ta nói về các cấu trúc cứng đầu ở trên, chúng ta thực sự muốn nói điều này: một số sự chuyển đổi chế độ của vùng đã thành công chỉ trên cấp các định chế phi-cá nhân, trong khi trên cấp khác không sự biến đổi chống-bảo trợ nào đã đi cùng quá trình dân chủ hóa (Mệnh đề 10). Việc này dẫn chúng ta tới khái niệm về chu kỳ chế độ, do Henry E. Hale mở đường. Thuật ngữ “chu kỳ chế độ” được phát triển cho cái gọi là các cách mạng màu trong khu vực, và dự định để nắm bắt cái mà phần lớn được mô tả đặc trưng bởi các biến đổi một cấp độ duy nhất. Trong một nền dân chủ bảo trợ, được đặc trưng bởi các mạng lưới patron-client cạnh tranh, mạng lưới nắm quyền cố gắng độc quyền hóa quyền lực, di chuyển tới chế độ chuyên quyền. Nhưng khi thử nghiệm bị đảo ngược, nó không phải là thế giới không-bảo trợ của nền dân chủ tự do kiểu-Tây phương đang đến, mà là trật tự cạnh tranh của nền dân chủ bảo trợ. Tóm lại, sự biến đổi chống-dân chủ tiếp sau một sự biến đổi dân chủ, mà không đi cùng với một sự biến đổi chống-bảo trợ (Mệnh đề 70).

Bảng 43: Các quá trình của động học chu kỳ chế độ.

 

Tới nền

Từ nền

dân chủ tự do

dân chủ bảo trợ

chuyên quyền bảo trợ

 

dân chủ tự do

 

biến đổi bảo trợ (mà không có biến đổi phản-dân chủ)

biến đổi phản-dân chủ + bảo trợ

dân chủ bảo trợ

biến đổi chống-bảo trợ

 

biến đổi phản-dân chủ

chuyên quyền bảo trợ

biến đổi dân chủ + chống-bảo trợ

biến đổi dân chủ (mà không có biến đổi chống-bảo trợ)

 

 

Chúng ta đã thấy điều này, chẳng hạn, ở Ukraina, khi mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp của Leonid Kuchma bị lật đổ trong Cách mạng Cam năm 2004, và khi mưu toan chuyên quyền của Viktor Yanukovych bị Cách mạng Euromaidan năm 2014 chặn lại. Trong số vài ngoại lệ với quy tắc này là Gruzia, nơi chính phủ của Mikheil Saakashvili, được bàu sau Cách mạng Hồng 2003, đã thử một sự biến đổi chống-bảo trợ. Nhưng nó đã không

 

đi cùng với biến đổi dân chủ: trong khi việc kiềm chế sự kiểm soát nhà nước—trên một cơ sở được ý thức hệ libertarian-dẫn dắt—đã chống-bảo trợ, loại bỏ thành phần quyền lực của quyền lực&quyền sở hữu (Mệnh đề 86), Saakashvili đã đưa Gruzia theo hướng không phải của nền dân chủ tự do mà theo hướng nền chuyên quyền bảo thủ. Bảng 43 tóm tắt các chu kỳ chế độ, các quá trình của động học chế độ, và cho thấy kiểu biến đổi cần thiết để thay đổi từ kiểu chế độ tự do tới các kiểu chế độ bảo trợ, và ngược lại.



* có thể hình dung: 11 tam giác gắn với 11 chiều khác nhau của một nước, mỗi tam giác bị đục rỗng phần ưu thế của mỗi chiều, rồi được xếp chồng lên nhau và từ trên có một chiếc đèn (thay cho chiếc kim) chiếu ánh sáng xuống và điểm sáng ở dưới cùng là vị trí của nước đó trong khung khổ tam giác. Ánh sáng không xuống được cho thấy sự trục trặc của phân tích, do một chiều nào đó chặn ánh sáng xuống, tức là phải xem xét lại các đặc trưng ưu thế, vì chúng không cố kết với nhau.