Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2025

Khi tự do trở thành chất liệu: Một bước ngoặt từ P-Lacquer của Nguyễn Ngọc Phương

 Tobi Trần

 

Triển lãm "Ngày Thứ 49" lần thứ 4 với bộ tác phẩm “Đi Tìm Tự Do” của Nguyễn Ngọc Phương sắp tới đây đã không còn đơn thuần là một sự kiện thị giác, nó là một biểu hiện của một giai đoạn chuyển hóa không chỉ trong thực hành nghệ thuật của nghệ sĩ mà còn trong cách một chất liệu có thể định nghĩa lại chính nó.

Để hiểu rõ sự chuyển động này, người xem cần đặt hai tác phẩm quan trọng ở cạnh nhau: "Miền Tự Do 04" (2023) và "Đi Tìm Tự Do 10" (2025). Cả hai đều được tạo tác bằng chất liệu P-Lacquer, dòng sơn mài đương đại do chính nghệ sĩ tự phát triển.

Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng không nằm ở việc chúng được sử dụng cùng một chất liệu mà ở cách mỗi tác phẩm được triển khai thứ chất liệu đó như một không gian tư tưởng khác biệt.

Trong Miền Tự Do 04, sắc đỏ carmine và đen than bạo liệt như những vết tích từ một giấc mơ bị nung chảy. Cấu trúc hình ảnh phân mảnh, tựa như những mảng ký ức bị cào xé, va đập, phản ánh một tinh thần kháng cự, nơi sự tự do chưa được kiến thiết mà còn đang trong trạng thái gào thét để được công nhận. Ở đây, P-Lacquer hiện lên như một thứ vật chất nổi loạn đầy thô ráp, bị bầm dập, như thể nó được tách khỏi bề mặt tranh không phải để trang trí mà để cưỡng lại chính bề mặt đó.

Sự căng thẳng giữa ánh bạc lan chảy và các mảng đen cắt ngang không tạo ra sự cân bằng mà gợi đến một thứ năng lượng chấn động và bất an. Đó là một tác phẩm mang tính bản năng hơn là trật tự, sự giằng co hơn là sự thấu hiểu.

Ngược lại, Đi Tìm Tự Do 10 của năm 2025 lại mở ra một chiều không gian hoàn toàn khác, một không gian nơi ánh sáng, sắc độ và bề mặt không còn chống đối nhau mà hoà nhập trong một hệ sinh thái tự trị. Tông màu xanh cobalt, trắng xám, lục viridian được điều tiết để tạo thành một dải nhịp điệu như thể khung tranh đang hít thở cùng nhịp với tâm lý người vẽ. Không còn là những vết cắt thô bạo, bề mặt của tác phẩm mời gọi người xem chạm vào, quan sát và lắng nghe.

Những cấu trúc có tính biểu tượng nửa như sinh thực khí, nửa như mặt nạ cổ, nửa như bàn thờ tiền sử được xuất hiện không phải với mục đích kể chuyện mà như những hệ hình biểu đạt. Trong thế giới ấy, biểu tượng không cần định nghĩa mà chỉ cần hiện diện. Tác phẩm không còn tìm kiếm tự do trong phản kháng mà sống với tự do như một thực thể có nhịp điệu và có hơi thở.

Điều khiến bước ngoặt này trở nên đáng lưu tâm là cách Nguyễn Ngọc Phương đã biến chất liệu P-Lacquer từ một công cụ thành một ngôn ngữ. Nếu ở giai đoạn 2023, chất liệu này còn mang tính hiện vật như một bề mặt được dồn nén để chứng minh hiệu quả thị giác thì đến năm 2025, P-Lacquer trở thành một dòng chảy nội tại được hòa vào tư tưởng và nhịp tim của bố cục.

Nó không còn cần phải gây ấn tượng vì nó đã có một hệ ngữ pháp riêng để cộng hưởng với ánh sáng và thị giác người xem. Khi một chất liệu đã vượt qua tính kỹ thuật để trở thành phương tiện tư duy, đó là lúc nó bắt đầu có quyền tồn tại độc lập như một thực thể nghệ thuật.

Sự chuyển mình đó cũng chính là điều khiến bộ tác phẩm “Đi Tìm Tự Do” của Nguyễn Ngọc Phương trở nên đặc biệt. Triển lãm lần này không chỉ trình bày các giai đoạn sáng tác mà khắc hoạ một hành trình tự ý thức sâu sắc, nơi người nghệ sĩ không chạy theo khái niệm “tự do” như một khẩu hiệu mà đào sâu nó như một trạng thái tồn tại đầy nghịch lý.

Trong “tự do” chúng ta sẽ bắt gặp không phải lúc nào cũng có sự phóng khoáng mà đôi khi như ở tác phẩm "Miền Tự Do 04" chúng ta sẽ thấy tự do là vết thương chưa lành, là cuộc va chạm giữa cá nhân và xã hội, giữa bản năng và lý trí.

Nhưng khi "tự do" trưởng thành như trong tác phẩm "Đi Tìm Tự Do 10" thì nó không còn cần hét lớn nữa mà nó thầm lặng như nước, thấm vào không gian, hòa cùng các tầng biểu hiện và vượt ra khỏi ngôn từ.

Một triển lãm như vậy không chỉ đáng xem vì kỹ thuật hay hình ảnh mà vì nó cho thấy một điều hiếm hoi: khả năng tự khai mở của một nghệ sĩ và chất liệu mà họ chọn làm bạn đồng hành.

P-Lacquer không còn là tuyên bố về kỹ thuật nữa mà đã là không gian của một ngôn ngữ riêng, một thứ ngôn ngữ không cần diễn dịch sang bất kỳ truyền thống nào, dù là Đông hay Tây. Và Nguyễn Ngọc Phương, trong im lặng của các bề mặt sơn mài đó đã trở thành một người kiến tạo tự do không phải bằng lời mà bằng cách nhìn...

Mình sẽ đợi gặp mọi người ở triển lãm lần này nhé.

Tobi Trần - Giám Tuyển Độc Lập

Thông tin triển lãm:

Tên triển lãm: NGÀY THỨ 49 lần thứ 4

Nghệ sĩ: Nguyễn Ngọc Phương

Thời gian triển lãm: Bắt đầu từ 17g30, ngày 25/07 đến ngày 31/07/2025

Địa điểm triển lãm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

HÂN HẠNH ĐƯỢC ĐÓN TIẾP MỌI NGƯỜI.

WHEN FREEDOM BECOMES MATERIAL: A TURNING POINT FROM P LACQUER BY NGUYEN NGOC PHUONG

The fourth edition of the exhibition “The 49th Day”, featuring the series “In Pursuit of Freedom” by Nguyen Ngoc Phuong, is no longer merely a visual event. It is a manifestation of a transformative phase, not only in the artist’s practice but also in how a material can redefine itself.

To fully grasp this shift, the viewer must place two key works side by side: “Territory of Freedom 04” (2023) and “In Pursuit of Freedom 10” (2025). Both are made with P Lacquer, a contemporary lacquer medium developed by the artist himself.

What truly matters, however, is not that they share the same medium, but how each work deploys that material as a distinct conceptual space. In Territory of Freedom 04, the violent clash of carmine red and charcoal black appears like molten remnants of a dream. The fragmented visual structure, resembling torn, colliding pieces of memory, reflects a spirit of resistance where freedom has not yet been constructed but is still screaming to be acknowledged.

Here, P Lacquer emerges as a rebellious substance rough, bruised, as though it is being ripped from the surface not to decorate it, but to resist it. The tension between the flowing silver light and the intersecting black fields does not aim for balance, but instead evokes a volatile and uneasy energy. This is a work driven more by instinct than by order, more by struggle than by clarity.

By contrast, In Pursuit of Freedom 10 (2025) opens into an entirely different dimension one where light, tone, and surface no longer conflict but instead converge into a self-contained ecosystem. The palette of cobalt blue, grey white, and viridian green is carefully tuned to create a rhythmic band that makes the canvas appear to breathe in sync with the artist’s psyche.

Gone are the harsh incisions now, the surface invites the viewer to touch, to observe, to listen. Symbolic forms half like reproductive organs, half like ancient masks, half like prehistoric altars appear not to tell a story, but to function as expressive configurations. In this world, symbols do not demand definition; they simply need to exist. The work no longer searches for freedom through resistance, but lives with freedom as a being with its own breath and rhythm.

What makes this shift noteworthy is how Nguyen Ngoc Phuong has transformed P Lacquer from a tool into a language. If, in 2023, this material still carried the weight of the physical, compressed to demonstrate visual impact, by 2025, P Lacquer has become an inner current woven into the thinking and heartbeat of the composition.

It no longer needs to impress, because it already possesses a grammar of its own, resonating with light and the viewer’s perception. When a material transcends technique to become a medium of thought, that is when it begins to claim its own right to exist as an independent artistic entity.

This evolution is what makes In Pursuit of Freedom such a remarkable body of work. This exhibition does not simply present phases of artistic creation; it outlines a deeply self-aware journey, where the artist does not chase the concept of “freedom” as a slogan, but excavates it as a paradoxical state of being.

In “freedom,” we do not always find openness; sometimes, as in Territory of Freedom 04, we see that freedom is a wound yet to heal a collision between the individual and society, between instinct and reason. But when “freedom” matures, as it does in In Pursuit of Freedom 10, it no longer needs to shout. It becomes quiet as water, permeating the space, blending into layers of expression, and moving beyond language.

Such an exhibition is worth experiencing not only for its techniques or images, but because it reveals something rare: the artist’s capacity for self-unfolding and the capacity of a material to become a companion on that path.

P Lacquer is no longer a declaration of craft. It has become the space of a distinct language, a language that needs no translation into any tradition, whether Eastern or Western. And Nguyen Ngoc Phuong, in the silence of his lacquer surfaces, has become a maker of freedom not through words, but through the act of seeing.

I look forward to seeing you all at this exhibition.

Tobi Tran - Independent Curator

Exhibition Information

Exhibition Name: The 49th Day, 4th Edition

Artist: Nguyen Ngoc Phuong

Opening: From 5:30 PM, July 25th to July 31st, 2025

Venue: Vietnam Fine Arts Museum, 66 Nguyen Thai Hoc, Ba Dinh, Hanoi

IT IS OUR HONOR TO WELCOME YOU.