Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2025

Về tự do (kỳ 14)

Tác giả: Timothy Snyder

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí, 2025

Những người Dân chủ

Chúng ta liên kết các từ dân chủ và tự do, và đúng thế. Tự do là giá trị của các giá trị, và lý lẽ cho nền dân chủ phải bắt đầu với nó. Nền dân chủ là hệ thống mà các hình thức của tự do dẫn tới, sự kiên định tốt nhất của tự do như một nguyên lý.

“Chúng ta-Nhân dân” sẽ có chủ quyền trong chính phủ chỉ khi những người riêng lẻ có chủ quyền trong cuộc sống của họ. Chỉ cử tri không thể dự đoán được (trong khu vực không bị thao túng trong cuộc bầu cử không bị tiền tệ hóa) nhận được sự chú ý của ứng viên. Một người có thể di động về mặt xã hội sẽ tin rằng các tương lai tốt đẹp hơn là có thể và sẽ bỏ phiếu cho một ứng viên đưa ra một tương lai. Một người bày tỏ sự đoàn kết sẽ quan tâm đến phiếu của những người khác; một người quan tâm đến tính xác thực sẽ đếm phiếu bàu. Nền dân chủ vẫn là cách tốt nhất để giải quyết 21các sự khác biệt về các cam kết giá trị.

Hệt như các hình thức tự do bênh vực nền dân chủ, nền dân chủ bênh vực các hình thức tự do. Nền dân chủ đánh dấu sự tự chủ bằng việc thiết lập sự bỏ phiếu như sự đến tuổi trưởng thành chính trị. Nó mở ra các đại lộ cho hành động không thể dự đoán được, vì không ai biết trước ai (bạn có thể) sẽ ứng cử cho chức vụ hoặc ai sẽ thắng một cuộc bầu cử công bằng. Nó hứa sự di động, vì các phiếu có thể mang lại các chính sách làm thay đổi cuộc sống được sống thế nào. Nền dân chủ để lại đằng sau một dấu vết của các sự thực, một bản ghi của những người cai trị bản thân họ. Và nó bày tỏ sự đoàn kết: khi các quy tắc là đúng, tất cả những người Mỹ có một tiếng nói. Những người giàu và hùng mạnh có thể tổ chức trong bí mật; nhân dân như một toàn thể không thể và nói chung không muốn.

Tự do đòi hỏi một ý thức về quá khứ và tương lai, và nền dân chủ tạo ra thời gian chính trị. Nền dân chủ mời gọi sự thảo luận cân nhắc, khăng khăng rằng chúng ta dành thời gian chúng ta cần để tuyên bố và thích nghi các giá trị. Các kẻ thù của nó luôn luôn vội vã để khiến chúng ta tức giận hoặc hiệu quả hay cả hai. Chúng ta cần một ý thức về một tương lai mở, mà nền dân chủ cung cấp. Nền dân chủ chia thời gian thành những khoảng thời gian có thể thấy trước, từ cuộc bầu cử đến cuộc bầu cử. Nó tạo ra một cảm giác về tính lâu bền, vì các cuộc bầu cử là một thủ tục cho việc tạo ra một chính phủ mới trên một cơ sở đều đặn, cái gì đó mà các kiểu chế độ khác bị thiếu. Nền dân chủ cản trở các bạo chúa khao khát khỏi việc nắm quyền lực cho đến khi chết. Nền dân chủ để chúng ta ngồi gọn lỏn trong lịch sử lớn hơn của đất nước của chính chúng ta: các lựa chọn riêng của chúng ta là phần của một quá khứ sâu hơn và, chúng ta có thể hy vọng, của một tương lai tươi sáng hơn.

Nền dân chủ không chỉ là một thủ tục mà là một sự thức tỉnh. Nó là chính trị chiều thứ năm, hệt như tự do là cuộc sống chiều-thứ năm. Nó không tự đến. Nó cần chúng ta và các giá trị của chúng ta. Dân chủ là một động từ được cải trang như một danh từ. Những người ủng hộ nó phải tin vào nó và cải thiện nó.

Các Cử tri

Một nền dân chủ có phẩm chất 22“đáp ứng nhiệt tình với tất cả công dân của nó,” nhà lý luận chính trị Robert Dahl nói. Đây không phải là nước Mỹ, vẫn chưa. Việc áp dụng các nguyên tắc mà các nhà Lập Quốc Mỹ đã làm sáng tỏ cho đến khi chúng trở nên nhất quán, chúng ta nên tìm kiếm một sự hiểu rộng hơn bao giờ hết về tự do đòi hỏi những gì: không phải tự do phủ định mà là tự do khẳng định, không phải cho ít người mà cho tất cả mọi người.

Là không thể để đặt cơ sở một hệ thống bỏ phiếu trên nguyên lý chính phủ hãy tránh ra xa. 23Việc đóng cửa các phòng bỏ phiếu (để chúng ngừng hoạt động) là một dấu hiệu của nền dân chủ ốm yếu, không phải một nền dân chủ lành mạnh. Chỉ tự do khẳng định có ý nghĩa: mọi người áp dụng các giá trị của họ trong thế giới nhờ các định chế được năng lực giúp đỡ của chúng biện hộ. Tự do là khẳng định theo nghĩa rằng nó phát sinh từ chúng ta; nó là khẳng định theo nghĩa rằng nó xác nhận các giá trị; và nó là khẳng định theo nghĩa rằng nó báo tin cho (inform) chính trị. Tất cả bắt đầu với sự hiểu biết của những người khác, mà dẫn đến sự hiểu biết của chính chúng ta. Chỉ bằng việc xem xét kỹ lịch sử của mình chúng ta mới có thể thấy những sự thất bại trong hệ thống bầu cử Mỹ và làm cho chúng đúng. Nền dân chủ là sự tự-sửa chữa.

Một nền dân chủ sẽ phụ thuộc vào các luật cho phép sự tham gia. Nhưng không phải tất cả các luật đều làm vậy. Một số luật đã (và vẫn) là các công cụ cố ý tước quyền bầu cử. Phụ nữ bị loại khỏi bầu cử ở Hoa Kỳ cho đến tận các năm 1920, và những người da Đen ở miền Nam cho đến các năm 1960 (sau một khoảng thời gian ngắn trong các năm 1860 và các năm 1870). Những người Mỹ gốc Phi và những người Mỹ Bản địa ngày nay đối mặt với những khó khăn thâm căn cố để trong việc bỏ phiếu. Các luật Mỹ cũng 24cho phép những người rất giàu để tránh đóng thuế và để ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử (và rồi đến chính sách) bằng việc chi tiền. Các luật như vậy tước quyền bầu cử của tất cả những người không-tỉ phú bằng việc ban quyền lực bầu cử cho ít người, thứ quyền lực mà nhiều người không có được. Một nước với các cuộc bầu cử đầu sỏ tài phiệt và sự loại trừ cử tri không phải là một xứ tự do. Một nước Mỹ dân chủ sẽ phải thiết lập một quyền bỏ phiếu ngang nhau cho tất cả các công dân mọi lúc.

Các công dân tình cờ sống ở Washington, D.C., mà đông dân hơn các bang Wyoming hay Vermont, không được phép để bầu các đại diện vào Quốc hội. Các công dân sống ở Puerto Rico, mà đông dân hơn hai mươi mốt trong số năm mươi bang, không thể bỏ phiếu chọn tổng thống. Họ bàu một ủy viên thường trú vào Quốc hội, nhưng quan chức đó không có quyền biểu quyết nào. Những người Mỹ phải không bị từ chối sự đại diện bởi sự tình cờ họ ra đời ở đâu, hay họ tìm thấy việc làm ở đâu, hay họ yêu nhau ở đâu. Puerto Rico và Washington, D.C., nên là các tiểu bang. Năm mươi hai là một con số đẹp: khoảng số tuần trong một năm, số chính xác của các quân bài trong một cỗ bài, và chính xác bốn lần số các thuộc địa ban đầu. Cho mỗi sọc có thể có chính xác bốn ngôi sao. Nó sẽ là một quốc kỳ tao nhã.

Một quyền bỏ phiếu gồm một tuyên bố (tôi bỏ phiếu) cũng như một sự thích ứng (chúng ta làm cho việc bỏ phiếu dễ dàng cho nhau). Các luật tùy tiện đặt gánh nặng lên một số người để chứng minh họ là ai, hoặc chúng lập ra những sự kiểm tra cho phép các quan chức bắt dừng một phiếu lại. Các trạm bỏ phiếu thường bị đóng cửa sao cho một số người phải đợi hàng giờ còn những người khác đi thẳng vào. 25Các luật ký ức được thông qua, sao cho trẻ em chẳng bao giờ biết được rằng các thực hành như vậy tiếp tục một truyền thống kỳ thị chủng tộc. Đây là cách để ngăn chúng ta khỏi việc biết lẫn nhau và bằng cách ấy giữ chúng ta không-tự do. Nó cản trở lao động mang tính thế hệ mà tất cả chúng ta đều cần cho tự do. Không có sự bào chữa nào cho bất kỳ điều này, và thật xấu hổ.

Quá nhiều người trong 50 bang hiện thời không bỏ phiếu. Khoảng 90 phần trăm cử tri Canada được đăng ký để bỏ phiếu; nước Mỹ không nên làm tệ hơn. Canada có một hệ thống Đăng ký các Cử tri Tương lai chuẩn bị những người trẻ để trở thành các cử tri: Vì sao nước Mỹ không có cái gì đó tương tự? Nó sẽ xác nhận mọi hình thức của tự do: sự tự chủ mà những người trẻ đạt được; sự không thể dự đoán được mà họ có thể biểu lộ; sự di động mà họ sẽ muốn; tính xác thực của mỗi người một phiếu; sự đoàn kết của một truyền thống chung.

Việc bỏ phiếu không nên bị từ chối đối với bất kể công dân nào, kể cả những người bị kết tội. Việc từ chối phiếu của những bị bỏ tù và những người bị bỏ tù trước đây là một mối nguy đạo đức, vì nó cám dỗ các chính trị gia để bỏ tù những người có thể bỏ phiếu chống lại họ. Đó đã là thông lệ Mỹ trong bốn mươi năm. Vì thế hệ thống của chúng ta chọn các chính trị gia nghĩ về cách tốt nhất để cản trở các công dân bỏ phiếu. Một nền dân chủ không thể được hình thành từ những người mà suy nghĩ đầu tiên của họ là làm thế nào để làm què quặt nó.

Những suy nghĩ đầu tiên của chúng ta, nếu bản thân chúng ta muốn là tự do, phải là cho những tình thế khó khăn của những người khác. Nếu chúng ta có thể đồng cảm với Leib của những người khác, chúng ta có thể có một demos, một nhân dân, và rồi chúng ta có thể có một nền dân chủ. Chỉ bằng việc tưởng tượng các thân thể trong các phòng bỏ phiếu, hay chờ bỏ phiếu trong những hàng dài, hay bị đe dọa khỏi việc bỏ phiếu, chúng ta mới có thể nhìn thấy các vấn đề cần phải được giải quyết.

Việc đàn áp cử tri phản ánh chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc của quá khứ và phóng chiếu chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc vào tương lai. Vì cả hai, các thủ phạm của nó và các nạn nhân của nó, đều biết rằng mục đích của nó là thượng đẳng da trắng, nó xác nhận chủ nghĩa bộ lạc và tái tạo một nền chính trị đau đớn. Việc không làm gì cả để dừng sự đàn áp cử tri có nghĩa là sự đồng lõa với thượng đẳng da trắng. Nếu những người Mỹ da trắng không quan tâm đến phiếu bàu của những người khác gặp rủi ro, họ coi là nghiễm nhiên rằng đất nước thuộc về họ như một bộ lạc hay một đám đông, thì bằng cách ấy họ tham gia vào sự suy thoái của nền dân chủ.

Nếu các bạn là những người da trắng, đây có thể dường như là một phát biểu mạnh. Một sự kiểm tra đơn giản có thể xác minh tính công bằng của nó. Nhà triết học John Rawls sáng chế ra một sự kiểm tra thực tế được gọi là “bức màn vô minh (veil of ignorance).” Nó yêu cầu bạn xếp những gì bạn biết về chỗ của bạn trong xã hội vào đằng sau “bức màn” này, để nhìn vào thế giới khách quan hơn và đưa ra chính sách tốt hơn. Triết gia Charles Mills lưu ý rằng 27chúng ta phải biết các sự thực cơ bản về một xã hội cho trước nhằm để biết sự hiểu biết nào về bản thân chúng ta là xác đáng. Một trong những sự thực này là chủng tộc. Như thế hãy tưởng tượng rằng bạn biết những người da Đen bị cản trở khỏi việc bỏ phiếu. Và bây giờ hãy đặt bạn vào đằng sau bức màn vô minh, sao cho bạn không biết sự thực xã hội Mỹ về chủng tộc riêng của bạn. Khi đó bạn sẽ nghĩ thế nào về các luật bầu cử?

Nếu bạn biết rằng bạn có thể mở mắt mình ra và trở thành một người Mỹ gốc Phi, bạn có thể quan tâm nhiều hơn đến sự đàn áp cử tri? Nếu câu trả lời là có, và chắc chắn là có, thì có nghĩa rằng việc là người da trắng đã làm bạn mất sự nhạy cảm với một câu hỏi cơ bản của tự do. May thay, với tư cách những người tự do chúng ta có thể thay đổi ý kiến của mình và sống trong sự thật.

Nếu một số người bị từ chối quyền bỏ phiếu, rủi ro luôn hiện diện là phiếu đó sẽ trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Những người có thể bỏ phiếu sẽ có khuynh hướng để coi nó như một đặc ân hơn là một quyền và coi sự từ chối cho những người khác như sự xác nhận đặc ân đó. Các nhà cai trị khi đó có thể tận dụng sự nhạy cảm đó để đẩy hệ thống tới một điểm nơi việc bỏ phiếu chỉ là một nghi thức. Để tuyên bố ủng hộ nền dân chủ là tạo các điều kiện cần thiết cho mọi công dân để tham gia vào chính phủ. Mỗi người nói về “nền dân chủ” một cách logic cam kết với lời xác nhận rằng tất cả các công dân trưởng thành đều có quyền bỏ phiếu.

Một nền dân chủ đại diện lớn hoạt động chỉ khi mọi người trên thực tế được đại diện. Nền dân chủ là sự cai trị của nhân dân, cho nên các thực thể không-con người (các thuật toán, các công ty, và các quỹ) không được bỏ phiếu cũng chẳng được trả tiền cho các cuộc vận động chính trị. Không người Mỹ nào nên được tính nhiều hơn bất kể người Mỹ nào khác. Các cuộc vận động nên minh bạch và được tài trợ công. Các ứng viên nên được tài trợ công; đăng ký cử tri nên là tự động; nên có nhiều trạm bỏ phiếu; các lá phiếu nên là phiếu giấy; gerrymandering (việc vẽ lại khu vực bầu cử thiên vị) nên bị cấm. Những phát biểu này có thể có vẻ cấp tiến (ở Mỹ); (nhưng) trong các nền dân chủ khác, chúng là các quy tắc cơ bản thông thường.

Việc bỏ phiếu không phải là vấn đề kỹ thuật nào đó để bỏ mặc cho những sự thất thường của các quản trị viên hạng xoàng và những người có đầu óc đảng phái tư lợi. Nó là một hành động, thượng hạng, trong đó chúng ta có thể có được sự tự chủ bằng việc tưởng tượng vị trí của những người khác. Khi việc bỏ phiếu hoạt động như nó nên hoạt động, nó bày tỏ các hình thức của tự do: chúng ta tự chủ, và như thế chúng ta biết chúng ta đang làm gì; chúng ta không thể dự đoán được, và như thế những người khác không biết chúng ta sẽ làm gì; chúng ta di động theo đó phiếu bầu của chúng ta có thể thay đổi tương lai; chúng ta tán thành tính xác thực khi chúng ta bỏ phiếu trên cơ sở những gì chúng ta biết; chúng ta bày tỏ sự đoàn kết trong sự hiểu biết của chúng ta rằng mỗi phiếu được đếm ngang nhau. Chúng ta tuyên bố với phiếu của chính chúng ta, và chúng ta thích ứng bản thân mình với sự đếm cuối cùng.

Trong một xứ tự do, chúng ta sẽ tự hào về nhiều người đến thế nào trong chúng ta bỏ phiếu, và bỏ phiếu dễ dàng ra sao. Ngày bầu cử sẽ là một ngày lễ quốc gia trong nền cộng hòa của chúng ta, để ăn mừng cuộc bỏ phiếu của chúng ta và để đảm bảo nó.

Những người Cộng hòa

Những người Mỹ đôi khi nói rằng nước họ là một nền cộng hòa, có nghĩa rằng nó không cần là một nền dân chủ. Điều này vô nghĩa. Cả hai từ cam kết chúng ta theo cùng nguyên tắc: chúng ta nên cai trị bản thân mình.

Trong các trường hợp cổ xưa, thủ tục “sự cai trị của nhân dân” (nền dân chủ) hay định nghĩa về chính phủ như một “vấn đề chung” hay “vấn đề của nhân dân” (nền cộng hòa) có nghĩa là các hội đồng của các công dân. Trong hệ thống Mỹ, việc bỏ phiếu (nền dân chủ) có nghĩa là để tạo ra một chính phủ đại diện của lợi ích chung (một nền cộng hòa). Như Thomas Jefferson viết cho James Madison, 28“đối tượng đã được thừa nhận công khai” của nền dân chủ là “sự nuôi dưỡng của các nguyên tắc cộng hòa của hiến pháp của chúng ta.”

Những người Mỹ mà mô tả hệ thống như 29một nền cộng hòa hơn là một nền dân chủ đang trích Madison, người so sánh hệ thống đại diện Mỹ với các hội đồng (cuộc tập hợp để họp) cổ xưa. Ông đã không nói rằng một nền cộng hòa loại trừ, còn một nền dân chủ bao gồm. Ông đã nghĩ sự đại diện như một phương tiện của sự bao gồm: trong khi sự hỗn loạn của các nền dân chủ cổ xưa đã ngăn cản mọi người khỏi việc cai trị, việc bỏ phiếu sẽ cho phép chính phủ ngăn nắp. Madison nghĩ rằng một nền dân chủ bầu cử sẽ cho phép sự tham gia có ý nghĩa của một số người lớn hơn nhiều so với số có thể trong các hình thức cổ hơn của nền dân chủ. Ông đã tuyệt đối đúng về điều này.

Việc có một nền cộng hòa có nghĩa là sự chú ý đến công chúng lớn hơn đó. Nó yêu cầu chúng ta theo đuổi tự do của riêng chúng ta bằng việc biết tình tình hình của những người khác và bằng việc tạo ra các định chế thích hợp cho việc biết sở thích của tất cả mọi người. Những người quan tâm đến một nền cộng hòa sẽ chẳng bao giờ cản trở sự thực hành dân chủ. Họ sẽ đơn giản hóa sự đại diện hơn là làm phức tạp nó. Họ sẽ làm cho hệ thống hiện tại của chúng ta hoạt động tốt hơn những bước lặp của nó trong các thế kỷ trước, hệt như Madison muốn hệ thống Mỹ hoạt động tốt hơn các hội đồng Hy lạp và La mã.

Sự đại diện phải phức tạp hơn hội đồng, vì nó phải gồm các cuộc bầu cử. Nhiều người Mỹ, kể cả một số người ngồi trong Tòa án Tối cao, bái vật hóa những khó khăn hành chính được tạo ra quanh việc bỏ phiếu, (cho nên) ủng hộ sự quan liêu hơn sự đại diện. Việc đưa luật và thực hành vào đằng sau sự đàn áp cử tri đơn giản là một cách để loại trừ người ta mà không phải nói rằng họ không bình đẳng với những người khác. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc gian xảo vẫn là chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Là sai để làm cho những người khác ít tự do hơn vì các lý do xấu xa. Và cũng là sai, và có hại, để sống bên trong một sự nói dối.

30Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng việc tiêu tiền cho các cuộc vận động bầu cử là tự do ngôn luận, và nó đã hành động để làm cho dễ để tiêu tiền tư nhân (và khó để tiêu tiền công cộng) cho các cuộc vận động bầu cử. Cơ sở ý thức hệ của các quyết định này là libertarianism rất rõ ràng, mà là một hệ thống niềm tin trái với tự do. Thật lố bịch để tưởng tượng rằng một cuộc bầu cử có thể được xem xét từ giả thuyết rằng sự phân bố của cải tại bất cứ thời khắc nào được thánh hóa bằng cách nào đó, và từ chuẩn mực rằng chỉ hành động phi tự nhiên hạn chế quyền lực của những người giàu theo bất kỳ cách nào.

Những phán quyết Tòa án này bắt đầu từ các tình huống nhân tạo mà định khung vấn đề về tự do biểu đạt và các cuộc bầu cử một cách hẹp hòi tai hại. Nếu người ta quan tâm nghiêm túc đến tự do ngôn luận trong các cuộc vận động bầu cử, người ta sẽ hỏi trước tiên liệu 31những người ít được bảo vệ nhất— những người biệt giáo, nghèo, bị tước đoạt quyền bầu cử một cách truyền thống—có một diễn đàn để đưa ra các tuyên bố rủi ro và được bảo vệ sau khi họ đưa ra hay không. Người ta sẽ hỏi liệu mỗi người có thấy dễ ngang nhau để bỏ phiếu, để vận động, để ứng cử cho chức vụ hay không. Trong việc phán quyết về các vụ kiện nó đã giải quyết, Tòa án định khung tự do ngôn luận như vấn đề về liệu một người hay thực thể giàu cho trước có bị tổn hại bởi không thể chi tiền cho các cuộc bầu cử hay không. Điều này tạo ra một sự nhạo báng về tự do ngôn luận thậm chí trước khi sự thảo luận cân nhắc bắt đầu. Để định khung tự do ngôn luận như quyền của người giàu để không phải đụng vào các đối thủ được tài trợ công vượt xa sự nhạo báng để xúc phạm.

Nếu chúng ta không thấy ngay sự vô nghĩa đầu sỏ tài phiệt này như nó thực sự là, điều này có lẽ bởi vì chúng ta được huấn luyện để nghĩ về tự do ngôn luận như tự do phủ định, như chỉ một vấn đề ngăn chặn chính phủ khỏi làm cái gì đó, thay vì tự do như khẳng định, như việc bảo vệ những người chấp nhận rủi ro để nói sự thật đối với quyền lực và như việc tạo ra môi trường trong đó mọi người có thể lắng nghe nhau.

Tự do biểu đạt của những người rất giàu sẽ không bị đe dọa bởi việc tổ chức các cuộc bầu cử công bằng trong đó họ có cùng quyền để ứng cử cho chức vụ và để bỏ phiếu như mọi người khác. Không người ủng hộ nào của một nền cộng hòa có thể chấp nhận quan niệm phi lý rằng một mối quan tâm chính trong các cuộc bầu cử là việc trao các đặc quyền chính trị rõ ràng và bổ sung cho những người chi phối rồi trong xã hội nhờ sự giàu có của họ. Hai ngàn năm trăm năm của tư tưởng chính trị và thực hành chính trị được ghi chép tiết lộ sự ngụy biện cơ bản. Điểm cốt yếu của tự do ngôn luận là để thách thức quyền lực được tích tụ, mà có nghĩa là sự giàu có được tích lũy. Việc liên kết tự do ngôn luận với việc tiêu tiền tư nhân cho các cuộc bầu cử vì thế là sự đồi trụy cùng cực.

Sự bất bình đẳng của cải luôn luôn là một vấn đề cho một nền cộng hòa; việc ưu tiên sự giàu có trong các cuộc bầu cử là một sự trực tiếp tán thành chế độ đầu sỏ. Nó đặt quyền lực và uy thế của chính phủ hiện tồn đằng sau sự chuyển đổi đầu sỏ tài phiệt, rửa tiền bằng việc làm bẩn nền dân chủ. Việc lẫn lộn tiền với ngôn luận triệu các đầu sỏ tài phiệt đến để xuất hiện với một thông điệp trắng trợn nhưng không có trách nhiệm cá nhân. Sự đại diện nên được liên kết với lợi ích công hơn là lợi ích tư nhân. Rốt cuộc, đó là cái nền cộng hòa có nghĩa là.

Các Sử gia

32Các nhà Lập Quốc Mỹ đã là các sử gia nghiệp dư về những người Hy lạp và những người La mã (Roman); nó giúp chúng ta trở thành các sử gia nghiệp dư về các nhà Lập Quốc.

Hy Lạp cổ điển đã tạo ra sự tương phản quan niệm hữu ích giữ một nền dân chủ và chế độ đầu sỏ. Trong thế kỷ thứ năm b.c. (trước công nguyên), Athens là một nền dân chủ và Sparta là một chế độ đầu sỏ. Khi Sparta đánh bại Athens, nó đã áp đặt hệ thống của riêng nó. Những người Athenian khi đó nhận ra rằng sự bất bình đẳng riêng của họ đã là phần của vấn đề. Những người cổ xưa hiểu rằng những sự khác biệt lớn về của cải đã đe dọa nền dân chủ, và rằng những người rất giàu có thể dùng sự tuyên truyền để hạ gục nó—có lẽ đứng về phía các đầu sỏ tài phiệt từ các nước khác như họ đã làm thế.

Lịch sử và ngôn ngữ của Rome cổ xưa cũng mang lại sự tương phản hữu ích giữ một nền cộng hòa và một đế chế. Trong lịch sử Roman, một nền cộng hòa là đối ngược với một đế chế; trong một đế chế, đã không có lợi ích chung nào, và sự bất bình đẳng được công khai thừa nhận. Việc thành lập một đế chế là sự bãi bỏ một nền cộng hòa, và việc thành lập một nền cộng hòa là sự bãi bỏ một đế chế. Các nhà Lập Quốc Mỹ đã tranh luận với quá khứ cổ xưa này khi họ cố gắng thiết lập một nền dân chủ tốt hơn và một nền cộng hòa tốt hơn. Đó là một trong những điều hấp dẫn nhất về họ.

Chúng ta phải làm cũng thế: học từ quá khứ nếu chúng ta đồng nhất với nó. Điều này không có nghĩa là cảm thấy xấu hổ. Tự hào là phần của chủ nghĩa yêu nước, và những người Mỹ có lý do rất chính đáng để tự hào. Nó có nghĩa là sự lắng nghe những người có thái độ khác với quá khứ. Chỉ bằng việc biết những người khác thì chúng ta có thể xây dựng các định chế đúng cho tất cả mọi người. Trong mọi trường hợp, là không thích hợp để tự hào mà không chịu trách nhiệm. Các trường phải dạy những phần khó chịu của lịch sử Mỹ—những phần bị những kẻ hèn nhát kiểm duyệt như “các khái niệm chia rẽ.” Những người được dạy để sợ “các khái niệm chia rẽ” không thể là tự chủ, vì họ sẽ thiếu các thuật ngữ can dự cần để học từ những người khác. Một quốc gia được xây dựng trên nỗi sợ đàm luận sẽ quá dễ vỡ và rỗ cho sự đoàn kết. 33Tính hắc búa cần để đối mặt với quá khứ là cùng tính hắc búa cần để đối mặt với tương lai.

Những người tự chủ biết các rủi ro. Nếu chúng ta đồng nhất với các đám đông và bỏ qua mọi người trong cuộc sống của hệ thống, nền cộng hòa của chúng ta gặp rắc rối. Nếu chúng ta tôn thờ các đầu sỏ tài phiệt mà đồng nhất với các đầu sỏ tài phiệt ở nước ngoài, chúng ta gặp rắc rối. Các nền cộng hòa chết vì sự bất bình đẳng của cải. Vào lúc khi Hoa Kỳ được thành lập, nền cộng hòa trứ danh nhất đã là cộng hòa Ba lan-Lithuanian, mà đã tồn tại vào thời điểm đó trong hơn hai trăm năm. Nhờ sự bất bình đẳng của cải khổng lồ, các đầu sỏ tài phiệt bản địa và sau đó các đế chế nước ngoài đã thâu tóm quốc hội của nó. Giống những người Athenian trước họ, những người Ba lan khôn ngoan hơn khi đó đã nhận ra rằng các đầu sỏ tài phiệt trong một nước có nhiều cái chung với các đầu sỏ tài phiệt ở nước khác hơn là với nhân dân của chính họ.

Lịch sử này bị lãng quên ngày nay, nhưng đối với các nhà Lập Quốc, sự chia cắt Ba Lan là một quá trình diễn ra trước con mắt của họ. Một vài trong số những người tị nạn chính trị của nó đã đến để chiến đấu cho Cách mạng Mỹ, trong hy vọng rằng một nền cộng hòa lành mạnh có thể được thiết lập ở đây. Cuộc đấu tranh Mỹ chống lại Anh rất có thể đã thất bại nếu không có họ. Tadeusz Kościuszko, một kỹ sư quân sự, đã là một sĩ quan không thể thiếu được bên phía Mỹ. Là khó để để hiểu làm sao Quân đội cách mạng Lục địa, mà ông phục vụ không lương, có thể tự duy trì mà không có những kỹ năng và sự tận tâm của ông. Khi Kościuszko cuối cùng được đền bù bằng một bất động sản, rất lâu sau cuộc chiến tranh, ông đã yêu cầu bạn ông Thomas Jefferson bán nó để giải phóng và giáo dục các nô lệ (kể cả nô lệ của Jefferson).

Là hữu ích để biết những chi tiết lịch sử như vậy, mà đôi khi giúp chúng ta để hiểu bản thân mình. Giống các nhà Lập Quốc, chúng ta phải phê phán nhằm để sáng tạo, và chúng ta phải biết lịch sử nào đó nhằm để phê phán. Chúng ta ít nhất cũng phải sâu sắc về thế kỷ thứ mười tám, về cuộc nổi loạn đó năm 1776, như các nhà Lập Quốc đã sâu sắc về Athens và Rome cổ xưa. Ngôn ngữ của các nền dân chủ, các chế độ đầu sỏ, các nền cộng hòa, và các đế chế mà các nhà Lập Quốc kế thừa từ thời cổ vẫn có thể áp dụng được. Giống nền dân chủ Mỹ, một nền cộng hòa Mỹ là một khát vọng. Sinh viên tù nhân của tôi Maurice đã đúng để nói rằng “tự do là quá trình vật lộn với quá khứ.”

Chúng ta có thể tha thứ cho Jefferson vì những thiếu sót của ông, lý tưởng hóa thế kỷ thứ mười tám, và bỏ lỡ cơ hội của chúng ta. Hặc chúng ta có thể xem xét các ý tưởng của Jefferson một cách nghiêm túc, nhìn thấy những gì ông đã không thấy. Chúng ta có thể phát triển các quyền của ông đối với “cuộc sống, tự do, và sự mưu cầu hạnh phúc” thêm nữa. Chúng ta có thể có tự do khẳng định cho mọi người, trong một nền cộng hòa dân chủ mà cho phép chính phủ tốt. Tương lai có thể tốt đẹp hơn hiện tại rất nhiều.

Những đứa Trẻ

Nếu bạn đang đọc một đoản văn (vignette) của cuốn sách này mỗi ngày, hơn một triệu trẻ em Mỹ đã sinh ra kể từ khi bạn lật trang đầu tiên. Tôi hoàn thành cuốn sách này trong năm 2023, và có lẽ bạn đang đọc nó trong 2026—lễ kỷ niệm một phần tư thiên niên kỷ Mỹ, nửa của nửa thiên niên kỷ. Nếu thế, số trẻ em Mỹ sinh ra trong khoảng thời gian giữa việc viết của tôi và việc đọc của bạn là nhiều hơn năm lần tổng số người sống trong tất cả mười ba thuộc địa trong năm 1776.

Mỗi đứa trẻ đơn nhất trong số trẻ em đó của các năm 2020 là một người Mỹ hệt như Jefferson hay Franklin hay Washington. Và theo một nghĩa họ là quan trọng hơn, cho cuộc sống của họ, trong tự do hay không-tự do, là tương lai của nước Mỹ. Nếu chúng ta muốn một xứ tự do, chúng ta sẽ phải tưởng tượng những đứa trẻ đó và tình thế khó khăn của họ. Một chính phủ Mỹ chính đáng sẽ có cơ sở vững chắc trong tự do, mà có nghĩa (chỉ có thể có nghĩa) là một chính phủ tạo ra các điều kiện tốt cho những người vẫn còn đến.

Điều này không có nghĩa là việc nâng cốc chúc mừng thế hệ trẻ hơn và việc nhận xét nhẹ ngàng rằng nó sẽ cứu phần còn lại của chúng ta. Nó sẽ không, và không thể, mà không có sự giúp đỡ của các thế hệ già hơn và chính sách lành mạnh. Cho dù Hoa Kỳ có trở thành một nền cộng hòa dân chủ hoàn hảo trong các năm 2030, lợi ích của hàng triệu trẻ em ra đời trong các năm 2020 sẽ không được đại diện trực tiếp bởi phiếu bàu của họ cho đến các năm 2040. Vào lúc đó, các lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định rồi số phận của thế giới của họ.

Hãy giả sử rằng chúng ta hiểu đúng điều này. Thì hãy tưởng tượng triển vọng của họ, hàng chục năm sau, nhìn lại từ một xứ tự do. Trong năm 2076, vào lễ kỷ niệm ba trăm năm của nước Mỹ, những đứa trẻ ra đời trong 2026 sẽ ở trong thời kỳ rực rỡ nhất của cuộc đời. Nhìn lại, nửa thế kỷ trước ấy sẽ hiện ra như thế nào đối với họ, nhìn lại 2026 từ 2076? Những gì phải xảy ra trong các năm 2020 đối với họ để sống trong một xứ tự do trong năm 2076?

Trong ngắn hạn, Ukraine phải thắng cuộc chiến tranh của nó chống lại Nga. Nếu các đồng minh của nó thất bại, các bạo chúa sẽ được cổ vũ khắp thế giới, và các cuộc chiến tranh khác như vậy sẽ tiếp theo. Trong 2024 và 2028, nước Mỹ sẽ cần các tổng thống và các ứng viên tổng thống tin vào sự đếm phiếu thay vì bắt đầu các cuộc đảo chính. Nếu chúng ta có thể vượt qua các năm 2020 theo những điều khoản đó, chúng ta có một cơ hội để dùng nửa thế kỷ tiếp trong một nền cộng hòa dân chủ tự-sửa lỗi.

Chúng ta sẽ phải dẹp sự bất động đế quốc và chủ nghĩa dân túy khoái ác sang một bên, và giải quyết chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và sự bất bình đẳng của cải. Điều đó sẽ đòi hỏi chúng ta nghĩ lại về tự do, đối mặt với quá khứ, và xem xét lại ý nghĩa của nền dân chủ và nền cộng hòa. Thảm họa khí hậu sẽ phải được giảm nhẹ—không đứa trẻ nào ra đời trong các năm 2020 sẽ sống một cuộc sống tự do trừ khi chúng ta làm điều đó. Để trở thành một xứ tự do vào lễ kỷ niệm ba trăm năm, những người Mỹ phải vượt qua năm thập niên mà không có nền chính trị của sự thảm họa—và không có bản thân thảm họa.

Chúng ta vẫn coi lợi ích của các đầu sỏ tài phiệt hóa thạch quan trọng hơn tự do và sự an toàn của mọi người khác. Chúng ta vẫn đào các tàn tích của sự sống cổ xưa lên và đốt chúng. Chúng ta vẫn đang tiêu thụ năng lượng để lại đằng sau của hàng trăm triệu năm của sự sống, và trong việc làm thế chúng ta đang làm tăng tốc sự kết thúc loại cuộc sống của chính chúng ta. Chúng ta cần các tấm pin mặt trời, điện gió, và các ngôi sao nhỏ: các phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất. Nhiệt hạch có thể tạo ra năng lượng về cơ bản vô tận mà không có các sự phát thải khí nhà kính. Một nước, mà đã có thể tới mặt trăng trong tám năm trong các năm 1960, phải có khả năng đạt năng lượng nhiệt hạch trong hai mươi năm bắt đầu trong các năm 2020.

Thị trường năng lượng là một tác phẩm xã hội. Nó có thể được thay đổi. Việc chuyển hướng một phần nhỏ của các khoản trợ cấp hydrocarbon khổng lồ của ngày hôm nay sang năng lượng nhiệt hạch, mặt trời, và gió có thể làm sạch bầu trời của chúng ta—và đầu óc của chúng ta. Tất cả các khoản trợ cấp Mỹ cho việc khoan dầu và gas, kể cả sự tiếp cận đến đất liên bang, nên dừng lại.

Sự chuyển đổi sang năng lượng bền vững có thể được đẩy nhanh bằng việc yêu cầu các hãng chi trả cho việc phát thải dioxide carbon. Tiền thu về sẽ chuyển cho một trust công cộng, một “Trust kỷ niệm Ba Trăm năm,” mà 35sẽ trả cho mỗi người Mỹ trưởng thành 2.076 $ mỗi ngày mùng Bốn tháng Bảy. Việc giảm mối đe dọa về thảm họa xác nhận quyền sống của chúng ta. Việc bắt dừng chính trị của thảm họa ủng hộ sự nghiệp của tự do. Việc làm theo cách này sẽ mang lại hạnh phúc nào đó cho các gia đình Mỹ mỗi năm trong Ngày Độc Lập.

Những người Tự chủ

Ngần ấy thôi cho thảm họa. Còn các năng lực, hình thức của tự do mà chúng ta gọi là sự tự chủ (sự có chủ quyền) thì sao? Chúng ta phải cung cấp những gì cho những đứa trẻ ra đời trong các năm 2020 sao cho họ sẽ sống trong một xứ tự do trong các năm 2070? Ba quyền mới sẽ bổ sung cho các quyền truyền thống của Jefferson: quyền bỏ phiếu, quyền với tâm trí của ta, và quyền được chăm sóc sức khỏe.

Một cách để tán thành sự tự chủ là để đòi một quyền bỏ phiếu. Điều này bao gồm tất cả các biện pháp đã được thảo luận rồi, cũng như việc đăng ký tự động những người trẻ để bỏ phiếu như phần của sự giáo dục của họ. Chắc cũng có ý nghĩa để giảm tuổi bỏ phiếu xuống mười sáu. Xin hãy đừng giả bộ rằng các thiếu niên là ít có đủ khả năng hơn ông bà của họ, hay tồi hơn chút nào trong việc điều hướng media (các phương tiện truyền thông) hiện đại. Họ có thời gian dài hơn nhiều để sống trong nền cộng hòa Mỹ và có một khuyến khích để làm cho nền cộng hòa đó có thể sống được.

Việc áp dụng những gì chúng ta biết về bộ não và media xã hội, chúng ta phải quan tâm đến các bộ óc trẻ. Một cách thứ hai để củng cố sự tự chủ là để đòi một quyền cho đầu óc của ta: habeas mentem (trát bảo tâm). Là một ý tưởng đáng kính rằng tự do bắt đầu từ sự kiểm soát thân thể riêng của ta: habeas corpus (trát bảo thân). Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, việc coi tự do một cách nghiêm túc có nghãi là tăng gấp đôi sự quan tâm cho tâm trí hiện thân của chúng ta, và việc chăm lo sự tự chủ và sự không thể dự đoán được như các hình thức của tự do. Việc tạo ra một tâm trí, mà có thể đánh giá thế giới và đưa ra các lựa chọn không thể dự đoán được, đòi hỏi sự chú ý dịu dàng của nhiều đầu óc khác.

Một cách thứ ba để ủng hộ sự tự chủ là một quyền được chăm sóc sức khỏe. Không trẻ sơ sinh Mỹ nào nữa nên được sinh ra trong một nước nơi sự chăm sóc y tế là không chắc chắn. Để bị vội vã ra khỏi bệnh viện chỉ vài giờ sau khi sinh, kinh nghiệm Mỹ điển hình cho trẻ mới sinh và bà mẹ, là một điềm xấu. Sự phủ không đều của bảo hiểm tư nhân và sự chăm sóc không đáng tin cậy trong các bệnh viện tư nhân gắn nỗi sợ hãi vào đời sống của các bậc cha mẹ và bệnh tật vào các con của họ.

Cha Mẹ

Sự tiếp cận phổ quát đến chăm sóc sức khỏe bản thân nó là có thể, đáng mong muốn, và cần thiết cho một tương lai trong tự do. Jefferson nói về các quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cũng như tự do. Chẳng gì cản trở sự mưu cầu hạnh phúc nhiều hơn sức khỏe tồi, như Jefferson hiểu. Và, tất nhiên, chăm sóc sức khỏe tốt hơn có nghĩa là sống lâu hơn. Nhưng việc biện hộ một quyền cho chăm sóc sức khỏe cơ bản là về tự do.

Nếu giả như tất cả chúng ta đều được bảo hiểm, chúng ta sẽ ít sợ hãi hơn—và như thế chúng ta sẽ tự do hơn trong đời sống và những lựa chọn của chúng ta và ít dễ bị tổn thương hơn đối với các bạo chúa. Mọi người sẽ không còn bị kẹt vào những việc làm tồi vì sợ mất sự bao phủ bảo hiểm. Tất cả những người Mỹ sẽ đều trở nên không thể dự đoán được, tự chủ, và di động hơn. Các chính sách có thể hỗ trợ các hình thức này của tự do; chúng sẽ nổi lên và tồn tại chỉ với tính xác thực và sự đoàn kết. Ngoài sự chăm sóc sức khỏe ra, tất cả trẻ em Mỹ sẽ đều phải có sự tiếp cận đến 36không khí sạch, thức ăn, và nơi che chở. Sự tư nhân hóa từ từ việc cung cấp nước đã làm cho chúng ta ít di động hơn và ít tự do hơn. 37Nước từ vòi có thể uống được và sẵn có giúp chúng ta tiếp tục sống bình thường.

Chúng ta sống trong một chiều duy nhất theo thời gian, từ sự sinh đến thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành đến tuổi già. Trẻ em cần gia đình và những người chăm sóc, và các gia đình và những người chăm sóc đó cần thời gian. Thời gian này 38có thể được cung cấp chỉ bằng chính sách lành mạnh: nghỉ đẻ của bà mẹ, nghỉ trông con của người cha, thời gian biểu làm việc có thể dự đoán được, nghỉ đau ốm có lương, chăm sóc trẻ em công cộng, và các kỳ nghỉ. Tôi đã sống với các con trong những nước có các chính sách này, mà thêm sự gợi ý nhẹ nhàng của tự do đối với sự thô bạo hàng ngày. Các gia đình cần sự yên tĩnh để điều hướng những giai đoạn quan trọng của cuộc đời, và như thế chúng cần trường công, chăm sóc sức khỏe, và lương hưu. Khi có các định chế như vậy, sự di động xã hội thay thế nỗi lo hàng ngày, và một xứ tự do có thể thịnh vượng và kéo dài.

Nếu chúng ta không thiết lập các hình thức của tự do quanh các trẻ em, thì việc nuôi dạy con cái đè nặng lên tất cả mọi người. Nỗi sợ mở con đường tới không-tự do, và phần lớn nỗi sợ trong nước chúng ta liên quan đến trẻ em. Bạn không thể là một bậc cha mẹ tốt hơn các cấu trúc quanh bạn cho phép bạn trở thành. Ít bậc cha mẹ Mỹ có thể dành thời gian, sự chú ý, và các nguồn lực cho con cái họ mà mọ muốn. Và công việc có các con là lớn hơn khi sự lo âu là chuẩn mực. Trong một xứ tự do, tất cả điều này sẽ phải thay đổi cho sự tốt đẹp hơn.

Những người Di chuyển (Movers)

Về phần bản thân trẻ em, cuối cùng họ sẽ cần tách khỏi gia đình họ và tìm công việc. Như chúng ta đã biết trong những năm bất động xã hội dưới những cách thức quản trị Covid, cuộc sống bị đóng băng là không tương thích với tự do. Những người Mỹ trẻ cần một Giấc Mơ Mỹ được đổi mới.

Tự do bắt đầu với thân thể và với sự nhận ra thân thể của những người khác. Nhiều người Mỹ cần đến những không gian được thiết kế cho những người không thể đi bộ. Một khi chúng ta hiểu rằng tự do là sự di động và sự di động là sự di động thân thể, chúng ta có một lý lẽ cho việc thiết kế các tòa nhà và các không gian công cộng cho mọi người. Bất chấp khả năng thể chất, chúng ta biết rằng mọi người cảm thấy tốt đẹp hơn và thân thuộc hơn ở nơi có các công viên, các cây, và các không gian xanh trong các thành phố. Chúng ta cần những cây để chúng ta có thể qua được sự biến đổi khí hậu; chúng ta cũng cần chúng để giúp chúng ta giải quyết những việc khó khăn trong ngày.

Liệu mọi người trong tương lai có trở nên tự do hay không sẽ phụ thuộc vào họ di chuyển thế nào bên trong và giữa các thành phố. 39Bốn trong số năm người Mỹ bây giờ sống ở các thành phố, và chẳng bao lâu sẽ là chín trong số mười người. Chúng ta nên nghĩ không phải về các thành phố thông minh mà về các thành phố cho phép và trao quyền, được thiết kế để khuyến khích sự di động, những cuộc gặp gỡ, và sự phản kháng. Những người Mỹ nên dùng giao thông công cộng bên trong và giữa các thành phố, mà nói chung không sẵn có ở Hoa Kỳ.

Tôi lớn lên ở chỗ giao nhau của một con đường gọi là “Centerville Station (Ga Centerville),” nhưng bản thân ga xe lửa cùng tên không còn tồn tại nữa. Vài dặm về phía bắc đã là “Feedwire Road,” mà nhắc đến một mạng lưới đường sắt liên đô thị một thời đã phục vụ vùng Dayton, kể cả Centerville. Đường sắt địa phương đã biến mất vào lúc tôi là một cậu bé, và sự đi lại bằng bất cứ phương tiện nào trừ ô tô là không thể tưởng tượng nổi. Xe lửa cuối cùng rời Dayton trong năm 1979; mười năm sau, 1989, khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt ở châu Âu, Ga Union xinh đẹp của Dayton bị đóng cửa.

Hoa Kỳ phải đầu tư vào đường sắt. Không phải mọi tuyến cần có lợi nhuận cho hệ thống như một toàn thể để tiếp sinh lực cho nền kinh tế. Xe hơi có thể giúp mọi người cảm thấy tự do, nhưng mọi người không nên bị buộc phải dùng chúng. Các ô tô làm nóng khí quyển, nhưng (trong hoàn cảnh điều tiết hiện thời) chúng cũng tái tạo sự bất bình đẳng. Sự cho vay săn mồi (predatory lending) ngăn cản mọi người mua các ô tô đơn giản, và nó rốt cuộc bỏ họ lại với không xe nào và nhiều nợ. Việc làm khó hơn cho mọi người để di chuyển đang làm khó hơn cho họ để sống và quả thực để làm việc.

Những người Lao động

Thế nhưng chúng ta vẫn làm việc, và chúng ta sẽ tiếp tục làm vậy. Các robot đã có cơ hội của chúng để lấy tất cả các việc làm trong đại dịch, và chúng đã không. Nếu những người trẻ trong thế kỷ thứ hai mươi mốt sẽ theo đuổi Giấc Mơ Mỹ, thị trường lao động, mà họ sẽ bước vào, sẽ phải được thiết kế quanh những con người và tự do của họ. Thay vì việc ra rả thành ngữ bùa phép “thị trường tự do,” chúng ta nên sắp xếp thị trường theo cách để cho phép sự di động cho mọi người. Các thị trường theo các quy tắc, và các quy tắc do con người lập ra nên có thể được thay đổi. Ngay bây giờ, chẳng hạn, các công ty Mỹ nhận được một sự giảm thuế cho việc mua các robot nhưng không cho việc đào tạo người. Nên đảo ngược điều này.

Nga tiết lộ sự bất động và sự bất bình đẳng của cải cùng cực. Chuông Sa hoàng vẫn nằm im trên mặt đất. Các thị trường hỏng khi các độc quyền nảy sinh, và các thị trường của chúng ta đã bị méo mó kinh khủng rồi. Sự thất bại đang hủy hại cuộc sống của những người tìm kiếm việc làm. Những người trẻ không nên bị xua vào một ma trận nhớp nháp của những sự độc canh kinh tế. Nếu mục đích của thị trường là tự do, thì một số công ty Mỹ đúng là quá lớn. Bất chấp luật pháp hứa hẹn nào đó trong đầu các năm 2020, các vấn đề ở đây vẫn rất thâm hiểm.

Các độc quyền nhạo báng tinh thần kinh doanh, ban thưởng cho các chủ sở hữu tài sản và các cổ đông hơn là cho những người khởi động các doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro. Friedrich Hayek khăng khăng một cách đúng đắn rằng chính phủ giải tán các độc quyền, mà ông nói là không tốt hơn kế hoạch hóa tập trung Soviet. Hoa Kỳ có các luật phù hợp trên giấy tờ (40các đạo luật Clayton và Sherman). Các cơ quan liên bang và các thẩm phán cần chỉ thi hành chúng như được viết. Các nhà Lập Quốc đã hiểu rằng các độc quyền là không tương thích với nền dân chủ. Đó là một bài học không được quên, để tránh chúng ta mời gọi các loại đế chế mới cai trị bản thân chúng ta.

Để sắp xếp thị trường nằm làm cho tự do là có thể, chúng ta sẽ phải tái cấu trúc việc theo dõi thời gian tài chính. Chúng ta coi thu nhập hàng quý của một công ty như số đo thành công của nó. 41Điều này cản trở các lựa chọn tốt, cho các robot những lợi thế hơn con người, và thổi phồng sự bất bình đẳng. Báo cáo hàng quý chỉ là một quy ước kế toán. Việc thay đổi cách các công ty báo cáo sẽ khuyến khích chúng nghĩ rộng hơn về các khách hàng và những người lao động.

Sự di động xã hội đòi hỏi lao động hợp tác. Tự do gồm quyền để tổ chức. Tư cách thành viên công đoàn bao quanh sự đoàn kết. Nó cũng ủng hộ tính xác thực, vì việc đối xử với các công đoàn bắt các nhà quản lý và các công ty (và các phóng viên) phải trung thực. Các công đoàn lao động minh họa xã hội dân sự bằng tấm gương và bảo vệ các quyền dân sự. Không có chúng, một thị trường lao động đình trệ, và sự di động xã hội chậm lại. Các công đoàn lao động, về mặt lịch sử, đã là một trong số ít vị trí nơi các liên minh liên-chủng tộc hình thành. Có thể dựa vào chúng để ủng hộ nền dân chủ. Và việc tổ chức lao động có thể làm yếu các huyền thoại mà các thuật toán thường phát tán, bởi vì nó dính líu đến sự tiếp xúc con người.

Các Tù nhân

Nếu mục đích của thị trường là tự do, không nên kiếm tiền bằng việc giam giữ các thân thể con người. Khi chính phủ trả tiền cho các công ty để giam giữ, nó tạo ra sự vận động hành lang cho việc giam giữ người dân. Các nhà tù tư nhân, các khám tư nhân, các trung tâm giam giữ tư nhân, và các trại tập trung tư nhân tất cả đều nên bị cấm. Các nhà thầu tư nhân không nên được thuê cho bất kể chính sách cưỡng bức nào, kể cả sự cưỡng chế biên giới, và chắc chắn không cho sự kiểm soát các cuộc biểu tình.

Là sai để khuyến khích sự giam giữ. Còn sâu hơn, là sai để lẫn lộn sự trừng phạt với tự do. Khi Václav Havel được bàu làm tổng thống Tiệp Khắc trong 1990, thôi thúc trước tiên của ông là để thả các tù nhân bị chế độ cộng sản kết án. Ông có lý do để tin rằng đã có sự bất công mang tính hệ thống.

Khi chủ nghĩa cộng sản kết thúc ở Đông Âu, 42đại thể cùng tỷ lệ phần trăm dân số ở Tiệp khắc đã ở sau song sắt như ở Mỹ. Tỷ lệ phần trăm Mỹ tiếp tục tăng lên. Ngay cả khi chúng ta tuyên bố tính không thể tránh khỏi của tự do, ngày càng nhiều người Mỹ mất tự do, theo một nghĩa cơ bản. Ngay cả khi những người Mỹ phàn nàn về thanh trừng sắc tộc ở Nam Tư, ít người để ý đến sự bỏ tù chủng tộc đang leo thang ở quê nhà. Một sự tìm kiếm của New York Times trong các năm 1990 tiết lộ rằng cụm từ “thanh trừng sắc tộc” xuất hiện 1.928 lần, và “sự giam giữ hàng loạt” chỉ 132 lần.

Chắc chắn, những người Mỹ có phạm tội. Nhưng đó không phải là nguyên nhân của sự giam giữ hàng loạt. Tỷ lệ phạm tội, tỷ lệ tội ác, và tỷ lệ giết người đều 43lên đỉnh điểm trong 1991, năm Liên Xô sụp đổ. Rồi chúng bắt đầu giảm. Nhưng đã 44không có cổ tức tự do nào: số tù nhân Mỹ đã hầu như tăng gấp đôi trong các năm 1990.

Tỷ lệ giam giữ tương quan không với các số thống kê tội ác địa phương mà đúng hơn với sự nghèo và với dân số người Mỹ gốc Phi. Sự giam giữ hàng loạt tác động đến những người da Đen hơn những người khác, và chúng ta sẽ không giải quyết vấn đề mà không đối mặt với vấn đề lớn hơn về những người Mỹ khác coi trọng (hay coi thường) các thân thể da Đen. Chúng ta cần sự đoàn kết để đạt đến sự di động.

Cứ cho rằng các nước khác là cưỡng bức hơn theo những cách khác. Nhưng điều đó hầu như không phải là tiêu chuẩn tốt cho một xứ tự do. Thói quen suy nghĩ tương đối hóa đó nảy sinh từ tự do phủ định: tình hình ở đây là ít xấu hơn ở nơi nào đó khác; vì thế, tình hình về cơ bản vẫn ổn; vì thế, chúng ta tự do. Chúng ta phải hiểu tự do như khẳng định, như sự bắt đầu từ các đức hạnh, như được chia sẻ giữa mọi người, và như được gắn vào các định chế. Một tiền đề của một xứ tự do không thể là sự giam giữ hàng loạt.

Con số thật sốc. 45Khoảng 1,7 triệu người Mỹ bây giờ ở trong nhà tù, đại thể nhiều như những người sống ở West Virginia. Cứ như chúng ta có toàn bộ một bang bị tù. Không xứ nào nhốt nhiều con người đến vậy có vẻ tự do nhìn từ bên ngoài, hay cảm thấy tự do từ bên trong.

Không thêm nhà tù nào nữa nên được xây dựng hay có kế hoạch xây dựng. Việc lập kế hoạch nhà tù là lập kế hoạch giam giữ và tước quyền bầu cử. Mục tiêu nên là có ít nhà tù hơn theo thời gian, với ít người trong chúng. Các tù nhân không nên bị nhồi nữa vào các xà lim dự định cho một tù nhân duy nhất. Mọi thứ chúng ta biết về thân thể nói cho chúng ta rằng sự trừng phạt này là tàn bạo và bất thường. Chúng ta nên từ bỏ bất kỳ quan niệm nào về một cuộc chiến chống ma túy. Các sự kết án nên ngắn hơn. Các nhà tù nên được phép để đầu tư vào các chương trình mà chúng ta biết là phục hồi chức năng, như giáo dục chấn thương, khóa học đại học, thư viện, 46nhà hát, và nghệ thuật.

Sự tạo ra các năng lực thuộc về tự do, như Edith Stein nói. Sự chuẩn bị chức năng trước (prehabilitation) là tốt hơn sự phục hồi chức năng (rehabilitation) rất nhiều, cho mọi người. Những người trẻ nên được trao một cơ hội cho một cuộc sống trong tự do. Việc giữ mọi người tránh xa khỏi nhà tù là một vấn đề trao cho họ, như những đứa trẻ, các khả năng để phát triển các năng lực cho tự do, và cơ hội, như những người trẻ trưởng thành, để bước vào thị trường lao động. Tự do là tốt hơn tội ác, cho tất cả những người liên quan, nhất là các nạn nhân (tiềm tàng). Nó cũng ít tốn kém hơn rất nhiều. Việc đầu tư vào những người trẻ tốn chi phí ít hơn việc giam giữ họ, như các thiếu niên và người trẻ trưởng thành, rất nhiều.

Tất nhiên, mọi người nên chịu trách nhiệm vì hành động của họ. Thế nhưng trước khi chúng ta lấy lập trường đó, chúng ta phải kiểm tra bản thân mình cho sự tự cho mình là đúng. Đôi khi sự thôi thúc có thể là chủng tộc: Những người giống tôi chịu trách nhiệm, những người như chúng nó thì không. Vì gian lận kinh doanh và kẻ âm mưu đảo chính Donald Trump ngày nay là ngương mặt tiêu biểu của tính da trắng Mỹ, những người da trắng có lẽ nên suy ngẫm về cuộc đời hoàn toàn vô trách nhiệm của mình khi trải nghiệm những phản ứng “chúng tao và chúng nó” như vậy. Sự miễn trừng phạt là trái ngược với trách nhiệm.

Chỉ một người tự do có thể có trách nhiệm. Và không ai có thể tự mình trở thành tự do. Các cấu trúc mà cho phép tự do là đạo đức nhưng cũng là chính trị. Suy ra rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm cho việc tạo ra các điều kiện làm cho những người khác trở nên tự do. Không nghi ngờ gì người ta sẽ phạm tội và bị kết án vào nhà tù. Nhưng trước khi chúng ta tự kiêu nói về trách nhiệm của những người khác cho các hành động của họ, chúng ta phải chắc chắn mình đã làm bất cứ thứ gì chúng ta có thể để cho phép những người trẻ lớn lên tự do.

Biển hiệu tại cổng của các trại tập trung Nazi ghi Arbeit macht frei, “Công việc làm cho bạn tự do.” Nói cách khác, nếu bạn chịu trách nhiệm cho bản thân mình, tất cả sẽ ổn. Trong Gulag, các tù nhân phải chịu một chế độ trách nhiệm cá nhân. Họ phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt và thỏa mãn các hạn ngạch công việc khắt khe. Khi họ không, họ bị từ chối suất ăn hay bị đặt vào sự giam hãm ác nghiệt hơn. Chúng ta không gặp khó khăn gì để thấy 47tính ác dâm của trách nhiệm phình trướng như vậy. Sự áp dụng nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, trong hoàn cảnh nơi cá nhân không thể chịu trách nhiệm, là bạo ngược.

Rõ ràng, các nhà tù Mỹ không phải là các trại tập trung Nazi hay Soviet. Nhưng các ví dụ lịch sử này cảnh báo chúng ta đối với thái độ mà chúng ta phải tránh: lời nói trách nhiệm tàn ác khiến chúng ta đồng lõa trong chế độ chuyên chế. Khi chúng ta nói về trách nhiệm mà không tạo ra các điều kiện cho tự do, chúng ta giảm bớt cả hai khái niệm. Những người Mỹ có khuynh hưởng bỏ mọi người trong các tình huống không thể, phân loại thất bại của họ như trách nhiệm cá nhân của họ, rồi trừng phạt họ thêm nữa. Các trẻ sơ sinh không chịu trách nhiệm khi cha mẹ chúng nghèo; trẻ con không chịu trách nhiệm khi các trường của chúng tồi. Chính sự tồn tại của nhà nước giam giữ (carceral state) trở thành một cái cớ bào chữa thầm lặng cho việc không tạo ra một nhà nước phúc lợi. Để nhìn nỗi đau của những người khác như sự xác nhận tính ưu việt của riêng mình là sự vô trách nhiệm—sự đồng lõa trong chủ nghĩa dân túy khoái ác và chế độ chuyên chế.

Tự do phải bắt đầu với một thái độ của sự công nhận, của sự thấu cảm cho Leib. Chẳng gì có thể tạo ra thái độ này cho chúng ta. Chúng ta phải nuôi dưỡng nó trong bản thân mình.

Chú Thích:

21các sự khác biệt về các cam kết giá trị: Có nhiều để nói về điều này hơn tôi có thể tìm được cách để nói trong hướng dẫn chung này về các định chế cơ bản. Xem Thomas Nagel, “Moral Conflict and Political Legitimacy,” Philosophy and Public Affairs 16, no. 215 (1987): 239.

 22“đáp ứng nhiệt tình với tất cả công dân của nó,”: Robert A. Dahl, On Democracy (New Haven: Yale University Press, 1998).

23Việc đóng cửa các phòng bỏ phiếu: Về các ví dụ từ cộc bầu cử 2016, xem Carol Anderson, White Rage: The Unspoken Truth of Our Racial Divide (New York: Bloomsbury, 2017), 151, 163.

24cho phép những người rất giàu: Martin Gilens and Benjamin I. Page, “Testing Theories of American Politics: Elites, Interest Groups, and Average Citizens,” Perspectives on Politics 12, no. 3 (2014): 564–81; Jacob S. Hacker and Paul Pierson, Winner-Take-All Politics (New York: Simon & Schuster, 2011).

25Các luật ký ức được thông qua: Timothy Snyder, “The War on History Is a War on Democracy,” New York Times Magazine, June 29, 2021. Về bối cảnh, xem Nikolai Koposov, Memory Laws, Memory Wars: The Politics of the Past in Europe and Russia (Cambridge: Cambridge University Press, 2017).

 26“bức màn vô minh (veil of ignorance)”: Xem John Rawls, A Theory of Justice (1971; tái bản Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1999).

27chúng ta phải biết các sự thực cơ bản: Charles W. Mills, Black Rights/White Wrongs: The Critique of Racial Liberalism (Oxford: Oxford University Press, 2017).

28“đối tượng được đã thừa nhận công khai” của nền dân chủ: Thomas Jefferson gửi James Madison, December 28, 1794.

29một nền cộng hòa hơn là một nền dân chủ: James Madison, Federalist no. 10, November 23, 1787.

30Tòa án Tối cao đã phán quyết: chẳng hạn, vụ kiện Arizona Free Enterprise Club’s Freedom PAC v. Bennett, 131 S. Ct. 2806 (2011).

31những người ít được bảo vệ nhất: tôi thiên để nghĩ rằng ngay cả những người ủng hộ cải cách tài trợ vận động quá tôn trọng một quan điểm không nhất quán về tự do ngôn luận. Chừng nào tự do ngôn luận được coi như tự do “phủ định,” như một vấn đề của các rào cản, chúng ta sẽ thấy hết lần này đến lần khác nhóm người giàu có sở hữu các nền tảng (the wealthy platformed) than phiền về quy tắc này hay quy tắc khác được áp dụng cho họ. So sánh Robert C. Post, Citizens Divided: Campaign Finance Reform and the Constitution (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2014); Lawrence H. Tribe, “Dividing Citizens United: The Case v. the Controversy,” Constitutional Commentary 30 (March 2015): 463.

32Các nhà Lập Quốc Mỹ đã là các sử gia nghiệp dư: Một dẫn nhập hữu ích đến các dẫn chiếu mà sẵn có nhiều cho các nhà Lập quốc hơn cho chúng ta: Simon Goldhill, Love, Sex, Tragedy: How the Ancient World Shapes Our Lives (Chicago: University of Chicago Press, 2004), 193–214.

33Tính hắc búa cần để đối mặt với quá khứ: Về những suy nghĩ thêm của tôi về các luật ký ức, xem “War on History.” Về một đề xuất tích cực, xem Meira Levinsohn, No Citizen Left Behind (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2012).

34Tôi hoàn thành cuốn sách này trong năm 2023: Các bạn đọc tinh ý sẽ để ý các trích dẫn và tham chiếu đến các sự kiện diễn ra sau đó. Tôi nộp bản thảo này sau khi quay lại từ Ukraine trong tháng Chín 2023. Trong các vòng biên tập tiếp sau tôi đã có khả năng chèn tư liệu vào.

35sẽ trả cho mỗi người Mỹ trưởng thành: Về bằng chứng rằng thu nhập cơ bản cho những người lớn sẽ giúp trẻ con, xem Rutger Bregman, Utopia for Realists: How We Can Build the Ideal World (New York: Little, Brown, 2014).

36không khí sạch, thức ăn, và nơi che chở: Lần nữa, ngay cả những người sùng đạo nghiêm ngặt nhất của kinh tế thị trường đồng ý rằng đấy là một ý tưởng hay: “Không nghi ngờ gì rằng mức tối thiểu nào đó của thực phẩm, nơi ở, và quần áo, đủ để duy trì sức khỏe và năng lực để làm việc, có thể được bảo đảm cho tất cả mọi người.” Friedrich Hayek, The Road to Serfdom (1944; tái bản New York: Routledge, 2001), 148.

37Nước từ vòi có thể uống được và sẵn có: Sự sẵn có của nước có thể uống được là một yếu tố của tự do mà một số người trong chúng ta coi là đương nhiên. Steven Solomon, Water: The Epic Struggle for Wealth, Power, and Civilization (New York: HarperCollins, 2010).

38có thể được cung cấp chỉ bằng chính sách lành mạnh: Xem Heather Boushey, Finding Time: The Economics of Work-Life Conflict (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2016).

39Bốn trong số năm người Mỹ: World Urbanization Prospects: The 2018 Revision (New York: United Nations, 2019).

40các đạo luật Clayton và Sherman: Tôi nghĩ đến bản thân các luật hơn là sự diễn giải của Bork, mà tiện lợi cho các diễn viên xấu, ngược với các ý định của các nhà làm luật, và độc hại đối với các thị trường hoạt động.

41Điều này cản trở các lựa chọn tốt: Xem Paul Mason, PostCapitalism (New York: Farrar, Straus & Giroux, 2015).

42đại thể cùng tỷ lệ phần trăm dân số ở Tiệp khắc: Dữ liệu cho Czechoslovakia được rút ra từ mục cho Cộng hòa Czech trong Institute for Crime and Justice Policy Research, World Prison Brief, PrisonStudies.org, và từ “Prisoners in 1989,” Bureau of Justice Statistics Bulletin, May 1990.

43lên đỉnh điểm trong 1991: Gary Lafree, “Social Institutions and the Crime ‘Bust’ of the 1990s,” Journal of Criminal Law and Criminology 88, no. 4 (1998): 1325–68. Xem cả Randolph Roth, American Homicide (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2009).

44không có cổ tức tự do nào: Matthew Friedman, Ames C. Grawert, and James Cullen, “Crime Trends, 1990–2016,” Brennan Center for Justice, 2017.

45Khoảng 1,7 triệu người Mỹ: Xem các ước lượng từ Sentencing Project, Prison Policy Initiative, và World Prison Brief.

46nhà hát, và nghệ thuật: Về nghệ thuật nhà tù, xem Nicole R. Fleetwood, Marking Time: Art in the Age of Mass Incarceration (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2020); Winfred Rembert (như đã nói với Erin I. Kelly), Chasing Me to My Grave: An Artist’s Memoir of the Jim Crow South (New York: Bloomsbury, 2022).

47tính ác dâm của trách nhiệm phình trướng như vậy: So sánh Lisa Guenther, Solitary Confinement: Social Death and Its Afterlives (Duluth: University of Minnesota Press, 2013), 222.