Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2025

Về tự do (kỳ 9)

Tác giả: Timothy Snyder

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí, 2025

Sự Trì trệ Hội tụ

Khi bạn tôi và tôi nói chuyện với Arbatov trong phòng khách sạn đó trong 1990, ông nói, “tôi không loại trừ sự hội tụ.” Ông đã nghĩ đến một kịch bản tích cực, rằng Hoa Kỳ và Liên Xô có thể gặp nhau ở đâu đó xung quanh nền dân chủ xã hội: các cuộc bầu cử không bị cản trở, các thị trường, nhà nước phúc lợi. Sự lạc quan là một lý do ba chúng tôi trong tâm trạng vui vẻ khi chúng tôi bước vào thang máy.

Khi nhiều năm và thập niên trôi qua, tôi ghi nhớ những lời của ông ấy theo một nghĩa rộng hơn. Trong những khoảnh khắc khi nước Nga và nước Mỹ dường như rất khác nhau, chúng có thể có những sự giống nhau bị che giấu. Một trong những sự giống nhau này là sự sụp đổ của sự di động xã hội, đầu tiên ở Liên Xô, rồi ở Hoa Kỳ.

Công nghiệp hóa Soviet phá sản đã tạo ra sự di chuyển từ giai cấp nông dân thành giai cấp công nhân. Những người nông dân mà không bị chết đói trong thời tập thể hóa hay không làm việc đến chết trong Gulag đã trở thành các công nhân. 86Cuộc Đại Khủng bố 1937–38 đã giết phần lớn elite cộng sản và phần lớn chỉ huy cảnh sát mật, cho phép những người trẻ hơn—như các nhà lãnh đạo Soviet tương lai Nikita Khrushchev và Leonid Brezhnev—để thăng tiến nhanh. Nó cũng đã cho phép các công dân Soviet để tố giác các hàng xóm của họ, chuyển vào các căn hộ của họ, và lấy các tài sản của họ.

87Liên minh của Stalin với Hitler trong 1939 đã cho phép các công dân Soviet 88để lập nghiệp trong các lãnh thổ bị sáp nhập từ Ba Lan, Lithuania, Latvia, và Estonia. Sau 1941, những người Đức (với những cộng tác viên Soviet địa phương) 89đã giết những người Soviet Do thái (như gia đình của bố Arbatov) trong các thành phố, mở cửa các căn hộ cho các công dân Soviet không-Do thái từ các vùng ngoại ô và nông thôn. Chiến thắng trong chiến tranh Đức-Soviet 1941–45 đã mang lại cơ hội để xây dựng lại miền tây Liên Xô, để sáp nhập (lại lần nữa) các nhà nước Baltic và miền đông Ba Lan, và để cưỡng đoạt những lãnh thổ trung và đông Âu do Hồng Quân chiếm đóng sau thắng lợi của nó. Và như thế đã có sự di động trong một thời gian sau-chiến tranh ở Liên Xô.

Khrushchev người kế vị của Stalin và Brezhnev người kế vị của Khrushchev đã thống nhất về một thứ: sẽ không có sự khủng bố chém giết nữa chống lại các cán bộ đảng cộng sản. Sự di động đẫm máu cho phép sự nghiệp riêng của họ đã ngừng. Sự biến đổi kinh tế Stalinist được hoàn tất vào thời gian của Brezhnev. Các nông dân đã có thể trở thành các công nhân một thời; sự di động này đã không thể được lặp lại cho một thế hệ thứ hai. Brezhnev đã định hướng lại nền kinh tế Soviet theo hướng xuất khẩu khí đốt và dầu tự nhiên, một sự thay đổi chính sách mà đã không thể được tưởng tượng như sự báo trước loại biến đổi xã hội tích cực nào đó. Sẽ không có sự bành trướng lãnh thổ nào và như thế không sự tước đoạt và cướp dinh thự trống nào nữa.

Vào các năm 1970, Liên Xô ở trong sự kìm kẹp bất động sau-đế quốc. Ngay cả ảo ảnh về một tương lai khác đã biến mất. Không ai tin vào một lời hứa về chủ nghĩa cộng sản tương lai, đặc biệt Brezhnev đã không tin. Ông đã muốn duy trì nhà nước Soviet bằng chủ nghĩa tiêu dùng, trong khi làm rõ rằng không lựa chọn thay thế nào là khả dĩ cả. Ông đưa ra cho các công dân Soviet một quá khứ huyền thoại: nỗi luyến tiếc chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản đối với chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới II. Nhưng khi chủ nghĩa cộng sản mất ý nghĩa của nó ở Liên Xô, chủ nghĩa phát xít cũng mất. Nó đã định rõ kẻ thù được chọn của Moscow, mất mọi liên kết với một chế độ chính trị hay ý thức hệ cụ thể nào. Sự nhắc đến chiến thắng 1945 đã cho phép một nền chính trị đơn giản của “chúng tao và chúng nó.”

Trong chừng mực sự cai trị của Brezhnev liên quan đến cuộc chiến giai cấp, nó là một cuộc chiến của những người già chống lại những người trẻ. Thế hệ của Brezhnev khi đó, rất giống thế hệ của Putin bây giờ, đã chặn các thế hệ trẻ hơn khỏi việc đạt được quyền lực. Trong các năm 1980, Tổng thống Reagan, bản thân ông không phải là người trẻ, than phiền rằng 90các nhà lãnh đạo Soviet tiếp tục chết trong sự hiện diện của ông. Brezhnev chết trong tháng Mười Một 1982, những người kế vị của ông Yuri Andropov và Konstantin Chernenko nhanh chóng theo sau. Mikhail Gorbachev được đưa lên nắm quyền trong năm 1985 dựa vào sự tiến triển này của sự thức tỉnh.

Sau bốn năm cai trị của Gorbachev, sự sụp đổ Soviet đã bắt đầu ở bên ngoài đế chế, trong các nhà nước tay sai Đông Âu. Ba Lan đã trong một khủng hoảng sâu sắc do sự thiếu tính di động xã hội gây ra. Chủ nghĩa tiêu dùng của các năm 1970 đã đạt các giới hạn của nó, một phần bởi vì những người Ba lan so sánh mình với những người Tây Âu ở các nhà nước phúc lợi thịnh vượng, một phần bởi vì các thiếu sót vốn có của kế hoạch hóa tập trung. Các cuộc đình công 1976 đã dẫn đến sự thành lập Ủy ban Bảo vệ Công nhân (KOR); các cuộc đình công tháng Tám 1980 mang lại công đoàn Đoàn Kết.

Gorbachev tin rằng các nhà nước Đông Âu sẽ vẫn là các nhà nước cộng sản có thể chấp nhận được ngay cả không có sự đe dọa hay sự dùng vũ lực Soviet. Đảng cộng sản Ba lan xem đấy như một lời mời để hợp pháp hóa Đoàn Kết và thương lượng với các thành viên của nó. Sau các cuộc đàm phán bàn tròn, Đoàn Kết đã thắng các cuộc bầu cử tự do một phần trong tháng Sáu 1989 và thành lập một chính phủ không-cộng sản tháng Chín đó. Các chế độ cộng sản Đông Âu khác sau đó cũng tổ chức các cuộc bầu cử. Các chính phủ mới xuất hiện đã phản đối sự hiện diện của Hồng Quân và đã thích một “sự quay lại với châu Âu” hơn. Trong 1990 các nhà nước Baltic, Lithuania, Latvia, và Estonia, bị Liên Xô sáp nhập trong 1945, đã tuyên bố độc lập.

Bên trong bản thân Liên Xô, các nhóm đặc lợi trong đảng cộng sản đã cản những cố gắng của Gorbachev để cải cách nền kinh tế. Ông đã muốn đặt nhà nước trên đảng và cai quản như tổng thống hơn là tổng bí thư, nhưng điều đó có nghĩa là xác định nhà nước. Liên Xô trên danh nghĩa là một liên bang của các nước cộng hòa dân tộc, và các nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa không-Nga bây giờ đòi hỏi sự công nhận. Các dân tộc không-Nga tin rằng họ đã bị trung tâm bóc lột; có thể dự đoán được, những người Nga tin rằng họ đã bị ngoại vi lạm dụng. Những người cộng sản ở bản thân nước Nga, 91do Boris Yeltsin lãnh đạo, nói công khai đòi một vai trò lớn hơn cho nước cộng hòa lớn nhất Liên Xô.

Trong mùa hè 1991, khi Gorbachev chuẩn bị một hiệp ước liên bang mới giữa các nhà nước cộng hòa Soviet, 92những kẻ phản động đã thử loại bỏ ông khỏi quyền lực. Âm mưu đảo chính tháng Tám đó mang lại kết cục mà họ đã sợ: sự tan rã của Liên Xô thành các nhà nước cộng hòa cấu thành của nó. Trong khi những kẻ âm mưu đảo chính giữ Gorbachev trong dacha của ông, Yeltsin lãnh đạo sự phản kháng chống lại đảo chính, mà dẫn đến một sự quyết đoán của quyền lực Nga bên trong Liên Xô. Với sự hợp tác của Cộng hòa Ukraine và Belarus, hai nước cộng hòa sáng lập khác của Liên Xô, Yeltsin rút Nga khỏi Liên bang Soviet tháng Mười Hai đó. Liên Xô không còn nữa.

Nguồn gốc sâu sắc của sự sụp đổ Soviet đã là sự chấm dứt của sự di động. Sự huy động Stalinist trước chiến tranh đã chẳng bao giờ nhường đường cho bất kể thứ gì giống sự di động xã hội sau-chiến tranh được phô bày ở Tây Âu. Brezhnev đã đúng rằng sẽ là khó để cải cách hệ thống. Gorbachev đã đúng rằng sự luyến tiếc không thể tiếp tục mãi mãi. Phương Tây đã có thể coi sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản như một lời cảnh báo. Thay vào đó, trong một sự hội tụ loại tồi tệ nhất, những người Mỹ chọn lặp lại thất bại cơ bản của Liên Xô.

Tổng thống Ronald Reagan đã đúng về sự trống rỗng đạo đức của sự cai trị Soviet. Sự mô tả của ông về Liên Xô như một “đế chế ác” là thích hợp. Nhưng ông và những người kế vị ông đã mang lại sự trì trệ cho Hoa Kỳ. Phân tích khả dĩ tồi tệ nhất đã thắng thế: sự sụp đổ của Liên Xô bằng cách nào đó đã là lỗi của nhà nước phúc lợi. Sau khi đã thắng Chiến tranh Lạnh với sự di động xã hội, những người Mỹ quăng nó đi. Họ đã giúp hiểu rõ sự trống rỗng của đế chế thất bại.

Kể từ thập niên của Reagan, những người Mỹ đã bị nhấn chìm trong xi rô của một sự bất động sau-đế quốc: những sự nhắc ngọt ngào đến một thời khi những người Mỹ có thể di chuyển lên phía trước và hướng lên, các năm 1940 suốt đến các năm 1970, để đánh lạc hướng khỏi sự kết tinh của một trật tự xã hội đầu sỏ (đầu sỏ tài phiệt). Trò bịp bợm chính trị là để hoán đổi sự di động xã hội thật cho chỉ việc bắt chước sự di động đế quốc, mà đã không còn khả dĩ nữa. Mũ và ủng cowboy của Reagan đã mang lại một hình ảnh về sự chinh phục biên cương nhưng không còn biên cương nào để chinh phục nữa.

Đường bộ và Đường sắt

Ở mức cơ bản, sự di chuyển liên quan đến việc xây dựng đường bộ và duy tu chúng, một dự án Hoa Kỳ đã sao nhãng trong đời tôi. Khi tôi thăm Ba Lan lần đầu tiên trong tháng Giêng 1992, vài tuần sau sự giải tán Liên Xô, đường sá Ba lan thật kinh khủng. Với tư cách một sử gia trẻ, tôi biết rằng điều này đã đúng trong một ngàn năm—và vẫn thế trong một thập niên nữa. Khi thế kỷ thứ hai mươi-mốt bắt đầu, một chuyến đi theo hướng đông từ Warsaw, trên địa hình của Đế chế Nga cũ, vẫn còn gập nghềnh khốn khổ. 93Sau khi Ba Lan gia nhập Liên Âu trong 2004, các đường bộ của nó cuối cùng đã được xây. Nó đang bước vào một châu Âu của sự di động xã hội, và nhân dân Ba lan được lợi to lớn. Tôi thăm nước này mỗi năm thuộc thế kỷ thứ hai mươi-mốt và như thế đã trực tiếp trải nghiệm sự thay đổi.

Trong 2022 và 2023, khi tôi cần đến Ukraine thời chiến, là không thể để bay trên lãnh thổ của nó. Cho nên tôi đến Warsaw, rồi lái xe theo hướng đông đến biên giới để bắt một tàu hỏa Ukrainia đến Kyiv. Đường sá Ba lan, ngay cả theo hướng đông này, bây giờ là không chê vào đâu được. Ngược với việc lái xe từ New Haven đến New York thật khó chịu. Cho nên, cũng đúng thế, là sự thực rằng những người Ba lan bây giờ sống lâu hơn những người Mỹ. Các bạn Ba lan của tôi đã thấy điều này là không thể tưởng tượng nổi khi tôi gặp họ trong đầu các năm 1990. Bây giờ họ coi là nghiễm nhiên.

Trong ba mươi năm, tôi đã đi xe lửa của châu Âu hậu-cộng sản, mà ngay cả trong những năm gian truân của đầu các năm 1990 đã tạo cho một sự di chuyển dễ dàng tôi chưa bao giờ biết ở Hoa Kỳ. Đường sắt cũng mở mắt chúng ta với xã hội: Như thi sĩ Ukrainia Serhiy Zhadan hỏi, “Anh không thấy những gì trong một ga xe lửa?” Thật ấn tượng, dù cũng đáng lo, để được lợi từ hiệu suất vượt trội của đường sắt Ukrainia trong chiến tranh Nga-Ukrainia. Bất chấp sự ném bom và những cuộc tấn công tên lửa thường xuyên, tàu hỏa Ukrainia hữu dụng không thể so sánh nổi hơn tàu hỏa Mỹ. Trong khi có sự giàu có hơn Ba Lan và Ukraine rất nhiều, Hoa Kỳ lại tìm được cách để có hạ tầng cơ sở tồi hơn.

Chủ nghĩa Dân túy khoái ác

Làm sao những người Mỹ lại nghĩ sự bất động là bình thường? Sự bất động sau-đế quốc liên quan đến một thủ đoạn, 94một trò bịp bợm mà có thể được gọi là chủ nghĩa dân túy khoái ác, tàn ác (sadopopulism). Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các chính trị gia tự cho là chống đối “hệ thống” thường được gọi là “các nhà dân túy-populist.” Điều đó không luôn chính xác. Vài trong số họ đúng hơn là các sadopopulist (nhà dân túy khoái ác).

Chủ nghĩa dân túy đưa ra chào sự tái phân phối nào đó, cái gì đó từ nhà nước cho nhân dân; chủ nghĩa dân túy khoái ác đưa ra chào chỉ cảnh tượng về những người khác còn bị tước đoạt hơn. Chủ nghĩa dân túy khoái ác xoa dịu nỗi đau bất động bằng việc hướng sự chú ý đến những người khác chịu đau khổ hơn. Một nhóm được trấn an rằng, nhờ sự kiên cường của nó, nó sẽ ít tồi hơn nhóm khác do sự tê liệt chính phủ. Nói cách khác, chủ nghĩa dân túy khoái ác mặc cả không bằng việc cấp các nguồn lực mà bằng 95việc đưa ra chào các mức độ đau đớn tương đối và sự cho phép để khoái trá thưởng thức sự đau khổ của những người khác.

Donald Trump tỏ ra là một nhà dân túy khoái ác có sức thuyết phục, dạy những người ủng hộ ông sự coi khinh những người khác trong các cuộc vận động của ông, rồi từ chối để xây dựng hạ tầng cơ sở với tư cách tổng thống—chính xác bởi vì nó sẽ giúp nhân dân. Khi chủ nghĩa dân túy khoái ác hoạt động, đa số hài lòng với cái hiện có, chẳng bao giờ đòi các thứ hợp lý như đường bộ hay đường sắt. Đường sá của tôi là xấu, nhưng của bạn còn tồi hơn. Tôi bị kẹt trong giai cấp xã hội của tôi, nhưng bạn bị kẹt trong một ghetto.

Chủ nghĩa dân túy khoái ác thay thế Giấc Mơ Mỹ bằng ác mộng Mỹ. Nó hướng sự chú ý của một giai cấp trung lưu mỏng manh theo hướng những người còn tồi tệ hơn, thay cho theo hướng những người thu thập của cải và từ chối bị đánh thuế trên nó. Nó kích hoạt chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc như sự thay thế cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nó tạo ra các rào cản ngăn cản nhiều người, rồi định nghĩa tự do như sự vắng mặt của chúng cho số ít người. Việc đưa những người da Đen vào nhà tù không cung cấp sự di động xã hội nào (trừ các gác tù mới được thuê), nhưng nó có thể để những người da trắng cảm thấy ít bị mắc kẹt hơn những người khác.

96Chủ nghĩa dân túy khoái ác (sadopopulism) bình thường hóa chế độ đầu sỏ (oligarchy). Nếu tôi thoải mái với sự trì trệ bởi vì những người khác đang chết đuối, thái độ của tôi với những người cực kỳ thành công sẽ là thái độ van xin.

Những sự Sai lệch Thời gian

Sự di động xã hội có ba nghĩa. Về mặt chính trị, nó là lựa chọn thay thế (alternative) cho sự bất động sau-đế quốc và chủ nghĩa dân túy khoái ác của nó. Về mặt lịch sử, nó là lựa chọn thay thế của thế kỷ thứ hai mươi cho sự huy động và sự di động đế quốc mà đã cho phép các xã hội Âu châu thịnh vượng. Về mặt triết học, nó là một ví dụ về hình thức thứ ba của tự do.

Mặc dù con đường của mỗi người là khác, sự di động của mỗi người phụ thuộc vào một cảm giác rằng tương lai là mở. Kể từ các năm 1980, chính trị Mỹ đã không chống nổi 97ba sự sai lệch thời gian mà từ chối chúng ta bất kể sự tự tin như vậy nào: (1) một nền chính trị của tính không thể tránh khỏi (polilics of inevitability) sau sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản; (2) một nền chính trị của tính bất diệt (polilics of eternity) trong đầu thế kỷ thứ hai mươi-mốt; và (3) một nền chính trị của sự thảm họa (polilics of catastrophe) đang nổi lên bây giờ.

Sau các cuộc cách mạng 1989 ở Đông Âu, những người Mỹ đã giữ chính trị của tính không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa tư bản được kỳ vọng để lấp đầy thế giới bằng dân chủ. Thị trường đã chuyển từ việc là một nguồn của những lựa chọn thay thế trong cuộc sống sang là một con quái vật đố kỵ không cho phép đối thủ nào. Những người Mỹ đã đánh đổi một tương lai đầy khả năng lấy một cảm giác sai về sự chắc chắn. Tự do phủ định là đủ: hãy dỡ bỏ các rào cản, và tất cả sẽ đều đúng chỗ. Lịch sử đã kết thúc, chỉ một tương lai là khả dĩ. Chính trị của tính không thể tránh khỏi hút cuộc sống khỏi các giá trị cũng như các sự thực (các dữ kiện-fact), rồi ép các vỏ khô lại với nhau. Nó xóa bỏ sự khác biệt giữa cái là và cái nên là: thế giới như nó 98được cho là mang lại thế giới như nó nên là.

99Các sự thực về hiện tại, chẳng hạn, về sự bất bình đẳng, được tinh chế thành một chuyện kể về sự tiến bộ. Sự tuyên truyền về chính trị của tính không thể tránh khỏi là “sự hợp lý” theo nghĩa về “là hợp lý”: chấp nhận rằng các thứ là tốt cho dù chúng dường như không phải vậy; mọi thứ là tốt đẹp một cách khách quan cho dù bạn trải nghiệm nó một cách chủ quan như xấu; hãy gạt bỏ các giá trị và cá tính của bạn và làm những gì tôi nói. “Sự hợp lý” như vậy là ngược với các sự thực và rõ ràng tự-mâu thuẫn. Tự do không thể là không thể tránh khỏi, bởi vì trong một thế giới bị tính không thể tránh khỏi cai quản, không thể có tự do nào. Chính trị của tính không thể tránh khỏi tạo ra tính thụ động, làm nản chí tinh thần chiến đấu của các cá nhân. Những người tự do kháng cự các lực lượng phi nhân tính hay biến chúng cho các mục đích của riêng họ; họ không quỳ gối trước những điều trừu tượng.

Chính trị của tính không thể tránh khỏi tạo ra các điều kiện cho sự sụp đổ của chính nó. 100Số dân Mỹ trong nhà tù đã tăng hơn gấp đôi trong các năm 1980, và lại gần tăng gấp đôi trong các năm 1990. Dù điều này có là gì đi nữa, nó chắc chắn không phải là sự lên không tránh khỏi của tự do; nó cũng chẳng phải là dân chủ, vì nó liên quan đến sự tước quyền bầu cử hàng loạt. Các cuộc chiến tranh thế kỷ thứ hai mươi mốt được biện minh bởi giả định sai rằng việc phá hủy các nhà nước xấu sẽ tạo ra các điều kiện cho các nhà nước tốt. Cuộc xâm chiếm tai hại vào Iraq trong 2003 và hai mươi năm thất bại ở Afghanistan chứng tỏ rằng sự giải phóng đã không là kết quả của các quy luật không thể tránh khỏi phát huy tác dụng khi cái gì đó bị phá hủy. Một số người Mỹ bị sốc bởi một cuộc khủng hoảng tài chính trong 2008, những người khác bị cuộc bầu cử 2016, hay một đại dịch trong 2020, hay một âm mưu đảo chính trong 2021 gây sốc.

Có ý định để bảo đảm sự di động, chính trị của tính không thể tránh khỏi (politics of inevitability) đã đóng nó lại. Từng gia đình, sự trải nghiệm cá nhân đã xóa bỏ câu chuyện về sự tiến bộ không thể tránh khỏi. Niềm tin vào tự do phủ định mang lại sự bất bình đẳng gây choáng váng, mà đóng băng sự di động xã hội. Chính trị của tính không thể tránh khỏi, mặc dù nó hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi người, đã sinh ra sự bất động đế quốc, mà có nghĩa là không gì cả hoặc ít hơn không gì cả cho hầu như tất cả mọi người. Luận điệu rằng mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn cho mọi người đã biện minh cho các chính sách bỏ lại hầu hết mọi người tồi tệ hơn họ đã từng là trước đó.

1 Phần trăm của 1 Phần trăm

Tự do là khẳng định, không phải phủ định. Nó là một sự có mặt, không phải một sự vắng mặt. Giấc Mơ Mỹ không tự nó trở nên thật. Những người già hơn phải cho phép những người trẻ hơn được là tự do. Những người trẻ không chọn cảnh ngộ trong đó họ trưởng thành. Nếu họ là tự chủ và không thể dự đoán được, họ sẽ có năng lực để đưa ra các lựa chọn. Nhưng họ sẽ bị thất vọng khi sự di động bị dừng và ít lựa chọn có sẵn.

Sinh trong 1969, tôi đã có cảm giác, khi thế kỷ thứ hai mươi nhường đường cho thế kỷ thứ hai mươi mốt, rằng tôi đã có một thời dễ hơn các em trai tôi, sinh trong 1970 và 1973. Khi tôi bắt đầu dạy các sinh viên đại học trong 2001, vào tuổi ba mươi hai, tôi đối xử với các sinh viên đại học không trẻ hơn em trai trẻ nhất của tôi mấy, và các sinh viên sau đại học cùng tuổi với cậu ta. Kể từ đó tôi đã có một cái nhìn vững chắc về kinh nghiệm của những người từng trẻ hơn tôi, khi khoảng cách giữa tôi và các sinh viên đại học của tôi rộng ra từ một đến ba thập niên. Xu hướng không thể nhầm lẫn, ngay cả trước Covid, là sự lo âu tăng lên và do đó sự miễn cưỡng lớn hơn để học những thứ có thể làm phức tạp một con đường sống được lập kế hoạch.

Khi chiều hướng quay sang tiền lương, nhà nước phúc lợi bị tháo rời, và 101các công đoàn bị bao vây. Giấc Mơ Mỹ đã là một sự kết hợp của thu nhập và các định chế, và cả hai đều suy giảm. Các số thống kê xác minh điều này. Trẻ em sinh ra ở nước Mỹ vào cuối Chiến tranh Thế giới II đã hầu như chắc chắn kiếm được nhiều tiền hơn cha mẹ chúng. Một người Mỹ sinh trong các năm 1980 đã chỉ có 102một cơ hội năm mươi-năm mươi. Kể từ đó, sự bất bình đẳng đã chỉ trở nên tồi hơn.

Tôi tốt nghiệp trường trung học trong năm 1987. Kể từ các năm 1980, của cải mới được nền kinh tế Mỹ tạo ra đã nằm trong tay của 103một phần bé tẹo hầu như vô hình của dân cư. Số các nhà đầu sỏ tài phiệt (oligarch) về mặt con số là không đáng kể. Những người được nói đến không thực sự đến 1 phần trăm bị phong trào Occupy Wall Street (Chiếm Phố Wall) làm cho khét tiếng, mà là 1 phần trăm của 1 phần trăm. Không phải 1 phần trăm, mà là 0,01 phần trăm. Không phải 1 trong 100, 104thậm chí cũng chẳng phải 1 trong 1.000, mà là 1 trong 10.000.

Về thực chất tất cả của cải mới được Mỹ nền kinh tế Mỹ tạo ra kể từ 1980 nằm trong tay của tỷ lệ phần trăm bé tẹo đó của dân cư. Nhóm người Mỹ kiểm soát nhiều của cải như nửa dân số kiểm soát thậm chí còn nhỏ hơn: đông như lớp trung học của tôi. Và vài trăm nhà đầu sỏ tài phiệt đó bây giờ đang đóng ít thuế hơn các thành viên thực sự của lớp trung học của tôi—mà có nghĩa họ có 105một thuế suất thực tế thấp hơn những người Mỹ giai cấp-lao động và giai cấp-trung lưu.

Sự di động phụ thuộc vào sự phân bổ. Nếu tôi sở hữu mọi thứ và đặt một hàng rào quanh nó, bạn sẽ không rất di động. Nếu tôi sở hữu một công ty khổng lồ có thể ngăn cản cạnh tranh, bạn không chắc có một việc làm thú vị đầu tiên. Nếu vài bạn thân và tôi có thể kiểm soát một thị trường với sức mạnh độc quyền của chúng tôi, chúng tôi có thể giữ giá cao, khiến cho rất khó cho mọi người để thoát khỏi các rào cản vào một giai cấp xã hội mới. Trong các điều kiện độc quyền, thu nhập sẽ đến từ cổ phần hơn là từ tiền lương, giữ những người giàu có đi lên và phần còn lại rớt xuống.

Chính trị của tính không thể tránh khỏi đã bình thường hóa tình huống này. Vì chủ nghĩa tư bản được đồng nhất với tự do, bất cứ sự đau khổ nào được diễn giải như cần thiết. Vì tự do là tự do phủ định, chẳng có gì được cho là chính phủ có thể làm. Trong bất kể trường hợp nào, chúng ta được bảo rằng không có lựa chọn thay thế nào cả. Các chính trị gia có tính không thể tránh khỏi trình bày sự bất bình đẳng như một tác động phụ của sự tiến bộ hơn là như mâu thuẫn của nó. Tương lai được cho là được biết rõ và chắc chắn và tốt đẹp; một khi giả thuyết này được chấp nhận, có vẻ là logic rằng nỗi đau trong hiện tại hẳn phải là một bước đi đầy ý nghĩa dọc đường.

Sự Giàu có Không thể Tả xiết

Sự thật là đơn giản hơn. Sự bất bình đẳng có nghĩa là sự bất động. Và sự bất động có nghĩa là không-tự do.

Các chính trị gia của tính không thể tránh khỏi và những kẻ theo hầu của họ thích nói về các trung bình, nhưng chúng là tồi hơn sự vô nghĩa. Nếu Jeff Bezos (có tài sản cỡ 177 tỷ $) ở trong một phòng với một trăm bà mẹ lao động bị bần cùng hóa, thì sự giàu có trung bình của họ là hơn 1 tỷ $, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì cho những người phụ nữ cả. Nếu anh có 12 triệu $, và mỗi trong mười bạn của anh nợ 100.000 $ từ khoản vay học đại học, anh và các bạn, tính trung bình, có 1 triệu $. Nhưng các bạn anh không thể trả nợ của họ với 1 triệu $ trung bình đó.

Chỉ có vẻ rằng người Mỹ điển hình có số tiền nào đó bởi vì sự giàu có của vài trăm gia đình—lần nữa, một độ lớn nhóm như độ lớn của lớp trung học của tôi—bị trộn lẫn và làm hỏng toán học. Vì nửa tài sản quốc gia được sở hữu bởi một nhóm người nhỏ không thích đáng, đất nước chỉ giàu có bằng một nửa như những con số trình bày nó là. Nếu chúng ta loại bỏ các đầu sỏ tài phiệt khỏi mẫu, trở nên rõ ràng một cách tàn nhẫn rằng sự giàu có quốc gia được dàn mỏng. Những người Mỹ điển hình sống từ kỳ trả lương này đến kỳ trả lương tiếp, mà là cách lịch sự để nói rằng họ nghèo. Một người Mỹ điển hình không thể có được 1.000 $ 106trong một tình trạng khẩn cấp. Một người Mỹ điển hình không thể chi trả cho đám tang mà tự do phủ định thúc trả gấp.

Vấn đề còn tồi hơn thế này. Là không đủ để loại bỏ tài sản của vài trăm gia đình chóp bu đó nhằm để sửa sự tính toán tự do quốc gia. Chúng ta thực sự phải tính sự giàu có đó chống lại phúc lợi quốc gia, bởi vì sự tập trung của nó dẫn đến các thực hành và các chính sách bỏ lại hầu như mọi người ít di động hơn và ít tự do hơn. Nhóm bé tẹo của “những người có yacht (du thuyền)” là cố kết hơn về mặt chính trị và hùng mạnh hơn quần chúng khổng lồ của “những người không có,” và họ sẽ hành động để giữ nó như thế.

Như triết gia Pháp d’Holbach lưu ý hơn hai thế kỷ trước, và như nghiên cứu đương thời xác nhận, 107các hình mẫu tiêu dùng của những người rất giàu có tác động làm yếu ảnh hưởng của mọi người khác, của 99,99 phần trăm. Các nhà đầu sỏ tài phiệt chi tiêu của cải để bảo vệ của cải, mà chỉ làm hại các công dân khác (trừ vài kế toán viên, luật sư, và 108nhà vận động hành lang họ thuê). 109Hành vi này làm thiên lệch hệ thống thành sự phục vụ họ. Nó cắt thu nhập mà tài trợ cho các dịch vụ công cộng cho phép hàng chục triệu người Mỹ để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó lan truyền sự trì trệ và phá hủy Giấc Mơ Mỹ.

Các đầu sỏ tài phiệt không chỉ có miếng lớn nhất của chiếc bánh. Họ thường có máy cắt bánh. Và khi họ có, không quan trọng mấy nếu chiếc bánh trở nên lớn hơn. Các chính sách tái phân phối rất quan trọng được Quốc hội thông qua trong đầu các năm 2020. Nhưng hai năm đầu của chính quyền Biden là ngoại lệ rất đáng khen ngợi, không phải quy tắc.

Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các chính quyền liên bang và tiểu bang nhìn chung đã bị các đầu sỏ tài phiệt Mỹ và những kẻ làm thuê của họ áp đảo hẳn. Sự tránh và gian lận thuế đã trở thành tiêu chuẩn. Những người giàu đã vận động hành lang chống lại các chính sách có ý định hỗ trợ giai cấp trung lưu. Các độc quyền đã ngăn chặn cạnh tranh, và các hãng lớn đã ngừng công đoàn hóa. Sự bất bình đẳng không chỉ là một tập hợp những con số mà là một trải nghiệm đau đớn. Những người thấy sự bất công từ đầu cuộc sống 210bị nản chí và bị giải ngũ.

Khi chế độ đầu sỏ (oligarchy) xâm nhập, ngay cả việc nói về sự di động trở nên khó khăn. Khi những người có giáo dục và ăn nói lưu loát hơn bị công cụ hóa để phục vụ sự giàu có, thì những người cố gắng hỏi những câu hỏi vì sao bị dàn hợp xướng đang phát triển nhạo báng. Mọi thứ phải theo cách nó đã là bởi vì những người giàu trả tiền cho những người khác để nói vậy. Nếu không có lịch sử và các môn nhân văn, bị chê cười bên trong và bên ngoài giới hàn lâm trong hàng thập niên, thì tâm trí Mỹ ít có khả năng hơn để gợi lên sự phòng thủ. Tất cả đều có vẻ bình thường cho đến khi dường như không thể chịu được nữa.

Chuông Sa hoàng ở Nga nặng đến mức nó đã chẳng bao giờ ngân vang. Nếu một chiếc chuông luôn luôn im bặt, nó có thật sự là một chiếc chuông hay không? Nếu sức nặng của sự bất bình đẳng lớn đến mức chúng ta không thể ngay cả nói về nó, thì chúng ta có thực sự là những người tự do? Bản thân ngôn ngữ làm thiên lệch và rạn nứt. Trong hoàn cảnh bất bình đẳng cùng cực, sự thật không chỉ bị bỏ qua mà còn bị xem là rầy rà hay đáng xấu hổ. Như nhà tư tưởng Pháp Raymond Aron lưu ý, 211“Ở một mức nào đó của sự bất bình đẳng, không còn sự giao tiếp con người nữa.” Trong Republic và Laws, Plato cho rằng là không thể cho những người giàu có để là công bằng với những người khác. Ông đã nhờ Socrates nói về một “thành phố của những người giàu” và một “thành phố của những người nghèo.” Hai phương thức tồn tại khác nhau làm cho một xã hội duy nhất là không thể.

Trong hoàn cảnh bất bình đẳng cùng cực, từ tự do, mà nên thuộc về tất cả mọi người, thay vào đó gắn với những sự trừu tượng hợp với bọn đầu sỏ. Khi chúng ta nói về “các thị trường tự do” thay vì về “những người tự do,” chúng ta gặp rắc rối. Trong chế độ đầu sỏ Mỹ, “ngôn luận tự do” quá thường xuyên có nghĩa là đặc quyền của những người rất giàu để truyền đạt sự tuyên truyền nặc danh và để tài trợ các cuộc vận động bầu cử. Trong một tình huống như vậy, chúng ta là nhân dân sẽ có ít để nói.

Chính trị của tính bất diệt

Có nhiều giá trị, và tất cả chúng ta cần một cơ hội để thực hiện những sự kết hợp chúng của riêng chúng ta. Bất cứ cố gắng nào để chọn chỉ một giá trị làm tổn hại đến tất cả các giá trị khác sẽ kết thúc trong chế độ chuyên chế. Chính trị của tính không thể tránh khỏi công nhận chỉ một giá trị duy nhất: tinh thần kinh doanh. Chắc chắn, tinh thần kinh doanh là một thứ rất tốt. Nhưng không giá trị nào tự nó là đủ, và không một mình giá trị nào tạo ra tất cả các giá trị khác.

Để mặc nó, không bị các giá trị khác kiềm chế, tinh thần kinh doanh trở thành (và đã trở thành) một lý lẽ cho các cuộc chiến tranh vì lợi nhuận và các nhà tù tư nhân, cho sự bất lực của chính phủ, và cho sự không tồn tại của các cộng đồng. Nó trở thành một lý do bào chữa cho việc đổ lỗi cho những người khác vì sự nghèo của họ. Việc đối xử với tinh thần kinh doanh như giá trị duy nhất thực sự cản trở tinh thần kinh doanh, bằng việc tạo ra các độc quyền ngăn chặn cạnh tranh; bằng việc làm yếu các dịch vụ công mà những người trẻ cần để có được kỹ năng; và bằng việc xả bừa vào tâm trí điều vô nghĩa biện bạch về làm sao status quo (hiện trạng) là lựa chọn thay thế duy nhất, về sự chấm dứt của lịch sử, và vân vân.

212Một giá trị duy nhất và một tương lai duy nhất sẽ sụp đổ vào một nền chính trị của tính bất diệt (politics of eternity), trong đó các giá trị và tương lai biến mất hoàn toàn. Sự vui vẻ giả tạo và chủ nghĩa tất định hiện thực 213nhường đường cho sự luyến tiếc và sự phẫn uất. Điều này đã xảy ra ở Liên Xô và ở Nga, rồi ở Hoa Kỳ.

Tự do cần chiều thứ tư—thời gian, một tương lai mở. Chính trị của tính không thể tránh khỏi quy giản tương lai về một khả năng duy nhất. Khi chỉ có một tầm nhìn duy nhất về tương lai, sức mạnh đạo đức trở nên khập khiễng. Nếu không có lựa chọn thay thế nào, thì vì sao phải tưởng tượng chúng? Một khi trí tưởng tượng chính trị tàn đi, lựa chọn thay thế có vẻ là tương lai chính thức hoặc chẳng chút nào. Khi giả thuyết của chính trị của tính không thể tránh khỏi bị tan vỡ, chúng ta tuyệt vọng. Lời nguyền chia tay của nó như thế là chính trị của tính bất diệt. Một tương lai trở thành không gì cả.

Tương lai đã biến mất: sự di động xã hội bị mất, chúng ta bị các cuộc khủng hoảng làm mất phương hướng. Và vì thế chúng ta cần một câu chuyện còn trấn an hơn, một câu chuyện bất khả xâm phạm đối với những nỗi sợ của chúng ta hay biến chúng chống lại những người khác. Chính trị có thể được định vị an toàn trong huyền thoại. Thời gian quay trở lại một thời khắc khi bộ lạc đã là vĩ đại. Cái bị mất kể từ đó là lỗi của nhóm khác nào đó. Chúng ta vô tội. Họ có tội.

Chính trị của tính không thể tránh khỏi bị mòn dần với tính xác thực trong các năm 1990 và các năm 2000 bằng việc khăng khăng rằng tất cả dữ liệu hợp với một câu chuyện lớn hơn về một tương lai được tô hồng. Nhiều người Mỹ đã quen với một “chuyện kể” mà các sự thực phải cúi đầu. Chính trị của tính bất diệt đi bước tiếp theo, từ chối tính xác thực như vậy. Các chính trị gia có tính bất diệt nói (với sự biện minh nào đó) rằng các chính trị gia có tính không thể tránh khỏi đã chọn các sự thật họ thích; sau đó họ bước tiếp (với không sự biện minh nào) tới lập trường không thể bào chữa được rằng sự thật chỉ là sở thích cá nhân.

Các chính trị gia có tính không thể tránh khỏi là các nhà kinh tế học giả mạo, ru ngủ chúng ta bằng ý tưởng rằng các lực lớn hơn sẽ luôn luôn đưa chúng ta lại tới sự cân bằng. Các chính trị gia có tính bất diệt là những nghệ sĩ giải trí thực sự, xoa dịu cảm giác mất mát của chúng ta bằng một câu chuyện bịa hấp dẫn về quá khứ. Họ có được sự tự tin của chúng ta bằng việc đưa chúng ta quay lại một thời huyền thoại khi chúng ta với tư cách một quốc gia (được cho là) vô tội. Những kẻ lừa đảo lặp vòng-thời gian này hích chúng ta ra khỏi dân chủ và theo hướng cảm giác riêng của họ rằng họ nên cai trị mãi mãi và chẳng bao giờ bị tống vào nhà tù (một động cơ đặc biệt rõ trong trường hợp của Trump và cả của Benjamin Netanyahu). Bị chính trị của tính không thể tránh khỏi tước mất hiểu biết lịch sử và thói quen tư duy đạo đức, chúng ta là các mục tiêu dễ dàng. Các nhà độc đoán đang trỗi dậy thành công trong thế kỷ này không phải bằng việc đề xuất các tương lai mà bằng việc làm cho bất kể cuộc thảo luận nào về chúng có vẻ vô nghĩa hay kỳ quặc.

Vladimir Putin là 214chính trị gia quan trọng nhất của tính bất diệt. Nước Nga của ông được rút ra trực tiếp từ các năm 1970 của Brezhnev, một thời luyến tiếc chiến thắng 1945. Putin và thế hệ của ông được nuôi dưỡng bằng ý tưởng rằng sự vô tội được cho là của một thế hệ già hơn biện minh cho bất kể hành động nào của một thế hệ trẻ hơn. Ông vòng lại các năm 1970 của Brezhnev, và từ các năm 1970 quay lại một 1945 được tưởng tượng, và sau đó quay lại một lễ rửa tội một ngàn năm trước đó, mà được cho là đã ghép nước Nga với Ukraine mãi mãi và làm cho những người Nga vĩnh viễn vô tội. Nước Nga đã luôn luôn là nạn nhân và luôn là kẻ chiến thắng. Những người Nga đã có quyền để quyết định liệu Ukraine và những người Ukrainia có tồn tại hay không; bất kể ai phủ nhận quyền đó đều là kẻ thù. 215Một truyền thống phát xít Nga nói chỉ theo cách này được phát hiện và được ca tụng.

Và như vậy Ukraine có thể bị xâm chiếm, các thành phố bị san bằng, hàng triệu người bị buộc phải chạy trốn, hàng trăm ngàn người bị giết, theo logic thì điều này bằng cách nào đó là một sự lặp lại của Chiến tranh Thế giới II hay một sự khôi phục của thế kỷ thứ mười. Nước Nga vô tội, mọi thứ đều được phép. Cuộc xâm lược quy mô toàn diện năm 2022 đã chứng minh sự than vãn tàn bạo của nhà đầu sỏ tài phiệt giàu nhất nhờ hóa thạch, bản thân Putin, có thể hướng sự chú ý của thế giới như thế nào ra khỏi tương lai—và rút thế nào những nguồn lực ra khỏi nơi chúng cần nhất. Công việc diệt chủng của Putin được 216nhà đầu sỏ tài phiệt kỹ thuật số giàu nhất, Elon Musk, ủng hộ.

Những người Mỹ, như điều này gợi ý, không phải nhìn vào nước Nga cho một nền chính trị của tính bất diệt. Các nhà duy vật của chính chúng ta, các nhà duy vật Silicon Valley, đã theo cùng quỹ đạo như elite Soviet và hậu-Soviet: họ không còn hứa một tương lai tươi sáng hơn mà thay vào đó bảo chúng ta rằng hiện tại là tốt như nó có được. Musk và những người khác bày tỏ sự luyến tiếc sự thuần khiết chủng tộc của một quá khứ tưởng tượng. Donald Trump đưa ra một thời khi nước Mỹ đã “vĩ đại.” Giống việc Putin xâm lược Ukraine trong 2014 và 2022, âm mưu đảo chính 2020–21 của Trump đã là một cố gắng để dừng thời gian, để giữ một nền dân chủ khỏi việc di chuyển lên phía trước.

Chính trị của tính bất diệt chung quy là ý tưởng rằng người duy nhất nào đó nên cai trị mãi mãi, thông thường để bảo tồn của cải cá nhân và tránh trách nhiệm vì các tội ác.

Chiến tranh Sinh thái

Khi tương lai bị mất, chúng ta cũng vậy. Lối cư xử chính trị ngớ ngẩn không thực sự dừng thời gian lại. Chiều thứ tư vẫn có các quy tắc, cho dù chúng ta bỏ qua chúng. Thời gian di chuyển lên phía trước, ngay cả khi chúng ta không theo kịp, như trong những năm 2010. Luật tất yếu (law of necessity) không thương xót chúng ta khi chúng ta bỏ luật tự do (law of freedom). Ngược lại: 217khi chúng ta chọn để trở nên ít tự do hơn, chúng ta cũng bỏ sức mạnh của mình để làm thay đổi thế giới xung quanh chúng ta. Và khi đó tương lai, một người yêu bị bỏ rơi, đến với chúng ta, tìm cách trả thù.

Cả chính trị của tính không thể tránh khỏi và chính trị của tính bất diệt thiếu sự tiếp xúc với các yếu tố cơ bản nhất của thực tế: vật lý học, hóa học, sinh học; trái đất, bầu khí quyển của nó, cuộc sống. Chính trị của tính không thể tránh khỏi nhào nặn những sự thực bất tiện thành một câu chuyện về sự tiến bộ. Một tính không thể tránh khỏi thật bị bỏ qua: chúng ta càng phát thải khí dioxide carbon, ánh nắng càng bị giữ lại, và Trái Đất trở nên càng nóng. 218Khoa học về sự nóng lên toàn cầu được thiết lập kỹ vào các năm 1980. Các nhà bất đồng chính kiến, 219từ Sakharov đến Havel, đã cảnh cáo về nó. 120Hầu hết dioxide carbon do con người tạo ra bây giờ trong bầu khí quyển đã được phát thải từ khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt ở châu Âu trong 1989.

Các chính trị gia có tính không thể tránh khỏi và các hoạt náo viên của họ đã hợp lý hóa điều này, và mọi thứ khác. Khí hậu có thể nóng lên, họ nói, nhưng vấn đề sẽ tạo ra lời giải của chính nó. Bằng cách nào đó mọi chuyện sẽ ổn thôi. Sự bất bình đẳng của cải có thể đang tăng lên, nhưng đó chỉ là tác động phụ của sự thịnh vượng chung. Chúng ta có thể có cuộc sống ngắn hơn, buồn hơn trước các màn hình, nhưng bằng các nào đấy điều đó chỉ chứng minh sự tự trị đáng ca ngợi của chúng ta. Các hoạt náo viên viết các sách để truyền bá các meme hợp lý hóa: chúng ta trởi nên thông minh hơn (chúng ta không thông minh hơn); nó không xấu như báo chí miêu tả (nó tồi tệ hơn); rốt cuộc, có lẽ tất cả đấy chỉ là một simulation, một sự mô phỏng (nó không là sự mô phỏng), cho nên chúng ta không chịu trách nhiệm (chúng ta phải chịu) và không nên lo vì chúng ta không thực sự tồn tại (chúng ta thực sự tồn tại).

Sau khi các chính trị gia có tính không thể tránh được bẻ cong các sự thực, các chính trị gia có tính bất diệt phá vỡ chúng. Các chính trị gia có tính không thể tránh được 121đánh giá thấp vấn đề biến đổi khí hậu. Ngày nay các chính trị gia có tính bất diệt phủ nhận rằng sự biến đổi khí hậu là quan trọng, hoặc họ phủ nhận khoa học cơ sở hay khoa học như vốn là—bởi vì, rốt cuộc, không có sự thật nào. Tính bất diệt thật sự duy nhất họ có thể mang lại là sự tuyệt chủng.

Chính trị của tính bất diệt nhường đường cho một nền chính trị của thảm họa. Các đầu sỏ tài phiệt nghịch vớ vẩn, thế giới chịu hậu quả. Một Trump chế nhạo khoa học; một Putin xâm lăng Ukraine với một quân đội được nhiên liệu hóa thạch tài trợ; một Musk 122mở Twitter (X) cho một cơn lũ nói dối về cả chủ nghĩa phát xít Nga và sự nóng lên toàn cầu.

Bằng việc quay lưng lại với tương lai và phủ nhận khoa học, các chính trị gia có tính bất tử mang tai họa khí hậu gần hơn tới hiện tại. Rồi khi các nạn hạn hán và cháy rừng và bão và lụt tác động đến đời sống hàng ngày của chúng ta, các chính trị gia có tính bất tử đổ lỗi cho những người bị hại. Họ chuyển sự chú ý từ hiệu ứng nhà khính, mà họ đã gây ra, sang những người tị nạn khí hậu, các nạn nhân của họ.

Vào thời khắc đó, chính trị của tính bất diệt (politics of eternity) trở thành chính trị của thảm họa (politics of catastrophe). Chính trị của tính không thể tránh khỏi (politics of inevitability) đề xuất một tương lai tích cực duy nhất; chính trị của tính bất diệt loại bỏ tương lai; chính trị của thảm họa 123triệu đến một tương lai tiêu cực gần hơn bao giờ hết. Nó lấp đầy thời gian còn lại ngày càng ngắn ngủi bằng nỗi sợ không phân biệt được. Chúng ta không sải bước lên phía trước vào nhiều tương lai như những người tự do; thay vào đó, 124sự ảm đạm ôm lấy chúng ta.

Vladimir Putin là một sản phẩm của chính trị của tính không thể tránh khỏi, trong đó các nhà lãnh đạo Tây phương hiểu ông như một nhà kỹ trị bị tiền thuần hóa. Một chính trị gia xuất chúng của chính trị của tính bất diệt, ông ta dẫn đầu đội tiên phong của chính trị của sự thảm họa. Ông đã thiết lập 125một huyền thoại về sự vô tội Nga. Ông lo về một tương lai trong đó sẽ không có đủ những người Nga. Rồi ông phái quân đội của ông đến để xâm lược Ukraine và để trục xuất sang nước Nga những phụ nữ và trẻ em được coi là có thể đồng hóa, giữa một loạt chính sách diệt chủng khác. Sự ghê rợn của chiến tranh ở Ukraine báo trước chính trị của thảm họa nói chung.

Nỗi sợ về thảm họa có hai hình thức: đối với một số người, đó là nỗi sợ về một tai họa sinh thái quả thực ở xung quanh chúng ta nhưng không thể được giải quyết bằng các phương tiện chính trị và kỹ thuật; đối với những người khác (như Putin), đó là nỗi sợ về một khủng hoảng nhân khẩu học có thể được giải quyết chỉ bằng việc khăng khăng về sự ưu việt chủng tộc. Các thảm họa này, có thể nói như vậy, là các thảm họa khách quan và chủ quan. Khi thảm họa khách quan ập đến, những người mà đã chọn thảm họa chủ quan sẽ sẵn sàng đổ lỗi, làm hại, và giết những người khác (như những người Nga dưới Putin đang làm).

Đó là một hình mẫu lịch sử quen thuộc. Tương lai của chúng ta, nếu chúng ta tiếp tục qua chính trị của thảm họa, trông ngày càng giống 126ý nghĩ kỳ quặc đen tối của Hitler về chiến tranh sinh thái. Các chiều thứ tư và thứ năm bị bỏ đi, và như thế chúng ta chiến đấu vì không gian trong ba chiều chật chội. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có cảm giác này, với những đứa trẻ bị bắt cóc, những sự trục xuất ưu sinh, sự tuyên truyền phát xít, và chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc lại-giống của nó. Thông điệp là, thời gian đã hết. Đất phải được chiếm và thuộc địa hóa, và bất kể ai nói khác đi chỉ là người cản đường của sự sống sót tập thể và phải bị loại trừ.

Chúng ta biết con đường quay lại theo hướng tự do: một sự khôi phục lại tương lai. Chúng ta phải trả lại sự di động xã hội và ngăn chặn thảm họa sắp tới. Cả hai việc có thể được làm, nhưng chỉ qua hành động có ý thức của những người tự chủ, không thể dự đoán được. Nỗi sợ là không đủ. Nó sẽ không đưa chúng ta đến nơi chúng ta cần đi. Từ các sự thực cơ bản nhất chúng ta có thể xây dựng một bộ giàn giáo của sự hy vọng. Chúng ta cần dựa vào lịch sử và khoa học để rẽ theo hướng một tương lai tốt đẹp hơn. Tất cả đều trong tầm với của chúng ta.

Chính trị có Trách nhiệm

Trong sự sai lệch thời gian của tính không thể tránh khỏi, tính bất diệt, và thảm họa, chúng ta mất lịch sử. Chúng ta mất sự hiểu biết về quá khứ và cảm giác về dòng chảy của thời gian.

Trong chính trị của tính không thể tránh khỏi, các sự thực về quá khứ 127chỉ là những chi tiết không cần thiết vì chúng ta thấy một xu hướng chung và một kết thúc hạnh phúc. Trong chính trị của tính bất diệt, quá khứ là 128một trò đùa đạo lý về sự vô tội và sự có tội. Trong chính trị của thảm họa, tai họa đang đến gần làm kiệt sức hiện tại và bít quá khứ lại. Rồi xuất hiện bọn đầu sỏ tài phiệt, trần trụi trong quyền lực của họ, hoàn hảo trong tính hay hờn dỗi của họ, đánh các cuộc chiến cạnh tranh chủng tộc và nạn đói toàn cầu.

Lịch sử là một nền tảng của sự di động và như thế của tự do. Chúng ta cần lịch sử để thoát khỏi sự sai lệch thời gian và tìm đường của chúng ta đến một cảm giác yên tâm hơn về thời gian. Khi chúng ta nghĩ về mặt lịch sử, chúng ta thấy các cấu trúc được thừa kế từ quá khứ, những lựa chọn hợp lý trong hiện tại, và nhiều khả năng cho tương lai.

Sự di động phụ thuộc vào một cảm giác về tương lai, mà phụ thuộc vào một cảm giác về quá khứ. Cũng thế cho bản thân tự do. Chúng ta rút ra các giá trị từ quá khứ, xem xét chúng trong hiện tại, và áp dụng chúng theo hướng tương lai nào đó mà chúng ta muốn thực hiện. Sự thực hành xem xét và kết hợp các giá trị là không thể làm được mà không có một cảm giác về thời gian đã trôi qua và thời gian sắp đến.

Chẳng gì là hoàn toàn mới. Mọi thứ đều có sự liên kết để làm bài học nào đó với các sự kiện quá khứ. Cũng chẳng có thứ gì thực sự vĩnh cửu hay không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta có những sự tham chiếu, chúng ta nhớ rằng các thảm họa quá khứ đã được sống qua, được khắc phục, và thậm chí được khai thác. Sau đó hiện tại có vẻ ít gây sốc hơn, và tương lai mở hơn. Các khả năng có nhiều hơn chúng có vẻ, và vài trong số chúng là khả năng tốt. Quả thực, vài trong số chúng là tuyệt vời. Tương lai có thể là tốt đẹp hơn chúng ta hiện tại có thể tưởng tượng rất nhiều.

Lịch sử bảo vệ chúng ta chống lại chính trị của tính không thể tránh khỏi bằng việc nhắc nhở chúng ta về vô số khả năng tại mỗi điểm. 129Lịch sử phá hủy chính trị của tính bất diệt bằng việc dạy chúng ta để học trách nhiệm từ quá khứ hơn là sự oán giận từ hiện tại. Đối mặt với thảm họa, như chúng ta đối mặt ngày nay, chúng ta cần mở rộng thời gian, đầu tiên về phía sau và rồi lên phía trước, kéo dài tâm trí của chúng ta, mở rộng bản thân chúng ta. Quả thực, để thấy đường của chúng ta lên phía trước, chúng ta sẽ phải nhìn lại.

Hơn bất cứ thứ gì khác, Václav Havel viết về 130“thế giới” và “trái đất” và về trách nhiệm với nó. “Sống trong sự thật” có thể có ý nghĩa trong chính trị chỉ khi nó là một thái độ theo hướng tự nhiên và vũ trụ, không chỉ bản thân chúng ta. Khi tương lai tràn ập vào, chúng ta có thể hoảng loạn và đổ lỗi cho những người khác. Các phản ứng có thể dự đoán đó biến chúng ta thành một phần của đám đông và thảm họa. Hoặc chúng ta có thể, như những người tự do, chịu trách nhiệm, nhìn sâu vào quá khứ của Trái Đất, và cứu Thế giới của chúng ta.

Chú thích:

86Cuộc Đại Khủng bố 1937–38: Về các chính sách Soviet giết người hàng loạt của 1937–38, xem Rolf Binner and Marc Junge, “Wie der Terror ‘Gross’ wurde,” Cahiers du monde russe 42, nos. 2–4 (2001): 557–614; Nicolas Werth, La terreur et le désarroi (Paris: Perrin, 2007); Paul R. Gregory, Terror by Quota (New Haven: Yale University Press, 2009); Terry Martin, “The Origins of Soviet Ethnic Cleansing,” Journal of Modern History 70, no. 4 (1998): 813–61; N. V. Petrov and A. B. Roginsksii, “ ‘Pol’skaia operatsiia’ NKVD 1937–1938 gg.,” trong A. Ie. Gurianov, ed., Repressii protiv poliakov i pol’skikh grazhdan (Moscow: Zven’ia, 1997), 22–43. Tôi cố gắng tổng hợp trong Bloodlands, các chương 2 và 3.

87Liên minh của Stalin với Hitler: Xem Roger Moorhouse, The Devils’ Alliance: Hitler’s Pact with Stalin, 1939–1941 (London: Bodley Head, 2014); Gerd Koenen, Der Russland-Komplex (Munich: Beck, 2005); Sławomir Dębski. Między Berlinem a Moskwą (Warsaw: PISM, 2003); John Lukacs, The Last European War (New Haven: Yale University Press, 2001). Tôi cố gắng tổng hợp trong Bloodlands, chương 4.

88để lập nghiệp: Jan Tomasz Gross, Revolution from Abroad (Princeton: Princeton University Press, 1988).

89đã giết những người Soviet Do thái: Một chuỗi các nguồn quan trọng: Yitzhak Arad, Shmuel Krakowski, and Shmuel Spector, eds., The Einsatzgruppen Reports (New York: Holocaust Library, 1989); Joshua Rubenstein and Ilya Altman, eds., The Unknown Black Book (Bloomington: Indiana University Press, 2008); Yitzhak Arad, The Holocaust in the Soviet Union (Lincoln: University of Nebraska Press, 2009); Yuri Radchenko, “Accomplices to Extermination: Municipal Government and the Holocaust in Kharkiv,” Holocaust and Genocide Studies 27, no. 3 (2013): 443–63; Leonid Rein, “Local Collaboration in the Execution of the ‘Final Solution’ in Nazi-Occupied Belorussia,” Holocaust and Genocide Studies 20, no. 3 (2006): 381–409. Tôi đề cập chi tiết đến “Holocaust bằng đạn” ở Liên Xô bị chiếm đóng trong Black Earth.

90các nhà lãnh đạo Soviet tiếp tục chết trong sự hiện diện của ông: Xem Peter Baker, “How Reagan and Bush Overcame Skepticism to Collaborate with Gorbachev,” NYT, September 1, 2022.

91do Boris Yeltsin lãnh đạo: Cho một tiueer sử xuất sắc, xem Timothy J. Colton, Yeltsin: A Life (New York: Basic Books, 2008).

92những kẻ phản động đã thử loại bỏ ông khỏi quyền lực: Về những khó khăn của Gorbachev, xem Chris Miller, The Struggle to Save the Soviet Economy: Mikhail Gorbachev and the Collapse of the USSR (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2016). Tác phẩm cốt yếu về vấn đề dân tộc là Terry Martin, The Affirmative Action Empire: Nations and Nationalism in the Soviet Union, 1923–1939 (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 2001). Về mối quan hệ giữa 1989 và 1991, xem Mark Kramer, “The Collapse of East European Communism and the Repercussions Within the Soviet Union,” Journal of Cold War Studies 5, no. 4 (2003); 6, no. 4 (2004); 7, no. 1 (2005).

93Sau khi Ba Lan gia nhập Liên Âu: Jarosław Kundera, “Poland in the European Union. The Economic Effects of Ten Years of Membership,” Rivista di studi politici internazionali 81, no. 3 (2014): 377–96.

94một trò bịp bợm mà có thể được gọi là chủ nghĩa dân túy khoái ác: Tôi thảo luận chủ nghĩa dân túy khoái ác sâu hơn trong Road to Unfreedom, chương 6.

95việc đưa ra chào các mức độ đau đớn tương đối: Xem các lý lẽ có thể so sánh được trong Fintan O’Toole, The Politics of Pain: Postwar England and the Rise of Nationalism (New York: Liveright, 2019).

96Chủ nghĩa dân túy khoái ác bình thường hóa chế độ đầu sỏ: Sự hấp dẫn đầu sỏ của chủ nghĩa dân túy khoái ác, ít nhất trong một số trường hợp, có thể truy nguyên tới một sự hiểu biết nhiều về René Girard, The Scapegoat, trans. Yvonne Frecerro (Baltimore: Johns Hopkins Press, 1989), đặc biệt chương 3.

97ba sự sai lệch thời gian: Tôi đã trình bày các ý tưởng này về tính không thể tránh khỏi (inevitability), tính bất tử (eternity), và tai họa (catastrophe) trong các sách và bài giảng của tôi kể từ tháng Mười Một 2016 và sự công bố cuốn On Tyranny, nhưng quan niệm về sự sai lệch thời gian (time warp) không phải là của tôi. Xem Hans Ulrich Gumbrecht, After 1945: Latency as Origin of the Present (Stanford: Stanford University Press, 2013); Chapoutot, “L’historicité nazie.”

98được cho là mang lại thế giới như nó nên là: Nathan J. Kelly and Peter K. Enns, “Inequality and the Dynamics of Public Opinion,” American Journal of Political Science 54, no. 4 (2010): 855–70.

99Các sự thực về hiện tại: Veef bất bình đẳng treen toàn cầu, xem Paul Collier, The Bottom Billion: Why the Poorest Countries Are Failing and What Can Be Done About It (Oxford: Oxford University Press, 2007).

100Số dân Mỹ trong nhà tù: Xem các báo cáo của Sentencing Project, hay đồ thị này: www.sentencingproject.org/​research/.

101các công đoàn bị bao vây: Về mối quan hệ giữa sự giải thể công đoàn và bất bình đẳng, xem Bruce Western and Jake Rosenfeld, “Unions, Norms, and the Rise in U.S. Wage Inequality,” American Sociological Review 76, no. 4 (2011): 513–37. Kết luận ở đây là sự giải thể công đoàn chịu trách nhiệm cho giữa một phần năm và một phần ba của sự tăng lên về bất bình đẳng. Về tiền lương, xem Paul Mason, PostCapitalism (New York: Farrar, Straus & Giroux, 2015).

102một cơ hội năm mươi-năm mươi: Raj Chetty et al., “The Fading American Dream: Trends in Absolute Income Mobility Since 1940,” Science 356 (April 24, 2017): 398–406.

103một phần bé tẹo hầu như vô hình của dân cư: Emmanuel Saez and Gabriel Zucman, “Wealth Inequality in the United States Since 1913: Evidence from Capitalized Income Tax Data,” National Bureau of Economic Research, Working Paper no. 20265 (October 2014), 1, 23; Piketty, Saez, and Zucman, “Distributional Accounts,” 1, 17, 19.

104thậm chí cũng chẳng phải 1 trong 1.000: Nếu chúng ta ở lại với 1 trong số 1.000, chúng ta thấy rằng nhóm này kiểm soát nhiều của cải như 50 phần trăm của dân số Hoa Kỳ. Xem “Distribution of Household Wealth in the U.S. since 1989,” updated regularly by the Board of Governors of the Federal Reserve System.

105một thuế suất thực tế thấp hơn: Greg Sargent, “The Massive Triumph of the Rich,” Washington Post, December 9, 2019.

106trong một tình trạng khẩn cấp: Theo báo cáo tiết kiệm khẩn cấp hàng năm năm 2023 của Bankrate, chỉ 48 phần trăm cói thể làm vậy. Xem cả Jonathan Morduch and Rachel Schneider, The Financial Diaries: How American Families Cope in a World of Uncertainty (Princeton: Princeton University Press, 2017).

107các hình mẫu tiêu dùng của những người rất giàu: Paul Henri Thiry, Baron d’Holbach, Système de la nature (Paris: Chez l’éditeur, 1770), 250–57; xem cả Andrzej Waśkiewicz, Ludzie-rzeczy-ludzie. O porządkach społecznych, w których rzeczy łączą, a nie dzielą (Warsaw: Universitas, 2020).

108nhà vận động hành lang họ thuê: A shamefully direct case is that of former politicians paid by hydrocarbon interests. Rick Noack, “He Used to Rule Germany,” Washington Post, August 12, 2017; Erik Kirschbaum, “Putin’s Apologist?,” Reuters, March 27, 2014.

109Hành vi này làm thiên lệch hệ thống: Xem Free Land, Plutocrats, 236 và đây đó.

110bị nản chí và bị giải ngũ: Xem Benjamin Newman, Christopher Johnston, and Patrick Lown, “False Consciousness or Class Awareness?,” American Journal of Political Science 59, no. 2 (2014): 326–40; Melissa Schettini Kearney, “Income Inequality in the United States,” lời chứng trước Ủy ban Kinh tế chung của Quốc hội Hoa Kỳ, January 16, 2014. Xem cả John Freeman, ed., Tales of Two Americas (New York: Penguin, 2017).

111Ở một mức nào đó của sự bất bình đẳng”: Raymond Aron, Dix-huit leçons sur la société industrielle (Paris: Gallimard, 1962), 50. Benjamin Constant lưu ý rằng những người nghèo bị đánh giá bởi những người thù địch với họ, và những người giàu được đánh giá bởi những người ngang hàng và đồng minh của họ. Principes de politique (1806), chap. 17.

112Một giá trị duy nhất và một tương lai duy nhất: Trên trang đầu của lời nói đầu cho công trình vĩ đại nhất của bà, Hannah Arendt coi như tiền đề của bà rằng “Sự Tiến bộ (Progress) và sự Sụp đổ (Doom) là hai mặt của cùng chiếc huy chương.” Origins of Totalitarianism, xi, also 144.

113nhường đường cho sự luyến tiếc: Những người Mỹ tin rằng nước Mỹ đã vĩ đại khi họ còn trẻ. Xem Robbie J. Taylor, Cassandra G. Burton-Wood, and Maryanne Garry, “America Was Great When Nationally Relevant Events Occurred and When Americans Were Young,” Journal of Applied Memory and Cognition 6, no. 4 (2017): 425–33.

114chính trị gia quan trọng nhất của tính bất diệt: Tôi phác họa điều này trong “Vladimir Putin’s Politics of Eternity,” Guardian, March 16, 2018. Về sự xác nhận rõ ràng từ phía Nga, xem Vladislav Surkov, “Dolgoe gosudarstvo Putina,” Nezavisimaya Gazeta, February 14, 2019.

115Một truyền thống phát xít Nga: Xem những trích dẫn của Ilyin trong kết luận; xem cả Charles Clover, Black Wind, White Snow (New Haven: Yale University Press, 2016), đặc biệt các trang 214–23; xem cả Alexander Sergeevich Titov, “Lev Gumilev, Ethnogenesis and Eurasianism” (Ph.D. diss., University College London, 2005); Andreas Um Land, “Post-Soviet ‘Uncivil Society’ and the Rise of Aleksandr Dugin” (Ph.D. diss., University of Cambridge, 2007).

116nhà đầu sỏ tài phiệt kỹ thuật số giàu nhất: Simone Weil đã thấy trước chín mươi năm trước “sự đối lập” giữa “những người tùy ý sử dụng máy, và những người bị máy tùy ý sử dụng.” Weil, Réflexions sur les causes de la liberté.

117khi chúng ta chọn để trở nên ít tự do hơn: Jared Diamond, Collapse: How Societies Choose to Fail or Succeed (New York: Penguin, 2005).

118Khoa học về sự nóng lên toàn cầu: Joseph Majkut, “John Chafee’s 1986 Climate Hearings,” Niskanen Center, June 15, 2016; Wolfgang Behrenger, A Cultural History of Climate (New York: Polity, 2010); Spencer R. Weart, The Discovery of Global Warming (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2003).

119từ Sakharov đến Havel: Andrei Sakharov trong một tuyên ngôn được New York Times dịch ra tiếng Anh năm 1968 dưới tiêu đề “Progress, Coexistence, and Intellectual Freedom (Sự Tiến bộ, Cùng-Tồn tại, và Tự do Trí tuệ)”; Václav Havel trong một bài giảng tại Đại học George Washington trong 1993 mà được công bố trong New York Review of Books như “The Post-Communist Nightmare (Cơn Ác mộng Hậu-Cộng sản),” May 27, 1993.

120Hầu hết dioxide carbon do con người tạo ra: Our World in Data, “Cumulative CO2 Emissions by World Region, 1751–2017.”

121đánh giá thấp vấn đề biến đổi khí hậu: Trong khi đó nó đã được xác lập từ lâu bên trong những môi trường liên quan như một vấn đề an ninh quốc gia lớn. Xem Gordon R. Sullivan et al., “National Security and the Threat of Climate Change” (Alexandra: CNA Corporation, 2007); U.S. Department of the Navy, Vice Chief of Naval Operations, “Navy Climate Change Roadmap,” May 21, 2010; U.S. Department of Defense, Quadrennial Defense Review Report, February 2010.

122mở Twitter (X) cho một cơn lũ nói dối: David Klepper, “Climate Misinformation ‘Rocket Boosters’ on Musk’s Twitter,” AP, January 19, 2023.

123triệu đến một tương lai tiêu cực gần hơn bao giờ hết: Jacques Sémelin nhắc nhở chúng ta một cách hữu ích rằng chính trị chẳng bao giờ ngừng lại. Purifier et détruire: Usages politiques des massacres et génocides (Paris: Seuil, 2005).

124sự ảm đạm ôm lấy chúng ta: Xem David Wallace-Wells, The Uninhabitable Earth (New York: Tim Duggan Books, 2019).

125một huyền thoại về sự vô tội Nga: Về Ilyin, xem kết luận. Xem cả Dina Khapaeva, “La Russie gothique de Poutine,” Libération, October 23, 2014. Về chủ nghĩa phát xít Kitô, xem Vladimir Tismaneanu, “Romania’s Mystical Revolutionaries,” trong Edith Kurzweil, ed., A Partisan Century (New York: Columbia University Press, 1996), 383–92.

126ý nghĩ kỳ quặc đen tối của Hitler về chiến tranh sinh thái: Tôi giải thích điều này một cách dễ hiểu trong phần kết luận của Black Earth. Xem cả Snyder, “Hitler’s World May Not Be So Far Away,” Guardian, September 16, 2015.

127chỉ là những chi tiết không cần thiết: trong câu truyện “Sputnik Sweetheart” của ông, Haruki Murakami nhận xét rằng “Theo cách tồn tại không đầy đủ như cách của chúng ta, cái thừa cũng có chỗ của nó.” Sputnik Sweetheart, trans. Philip Gabriel (New York: Knopf Doubleday, 2002).

128một trò đùa đạo lý về sự vô tội và sự có tội: Dùng một thuật ngữ khác (“anti-history [chống-lịch sử]”), Jill Lepore đưa ra một lý lẽ tương tự trong The Whites of Their Eyes (Princeton: Princeton University Press, 2010), 5, 8, 15, 64, 125. Xem cả Masha Gessen, The Future Is History (New York: Riverside Books, 2017); Shaun Walker, The Long Hangover: Putin’s New Russia and the Ghosts of the Past (Oxford: Oxford University Press, 2018).

129Lịch sử phá hủy chính trị của tính bất diệt: So sánh Hannah Arendt: “Thế kỷ qua đã tạo ra một sự phong phú của các ý thức hệ mà giả bộ là chìa khóa cho lịch sử nhưng thực sự chẳng là gì trừ những cố gắng tuyệt vọng để trốn trách nhiệm.” Origins of Totalitarianism, 9.

130“thế giới” và “trái đất”: Kieran Williams, “Václav Havel’s Word to the Class of 2017,” Medium, June 2, 2017.