Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

Về tự do (kỳ 11)

Tác giả: Timothy Snyder

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí, 2025

Sự kết liễu của nước Mỹ

Những người Mỹ không phải quay ngược thời gian, cũng chẳng cần vượt qua Đại Tây Dương, để tìm thấy một nhà lãnh đạo nói một lời nói dối lớn cho một công chúng bị sự mâu thuẫn và âm mưu kích thích.

Những người Mỹ sống trong một đất nước nơi một tổng thống đương nhiệm đưa ra lời cảnh báo trước rằng ông sẽ tuyên bố chiến thắng ngay cả dù ông thua một cuộc bầu cử. Sau khi đã dứt khoát thua trong tháng Mười Một 2020, Donald Trump tiếp tục tuyên bố chiến thắng với sự táo bạo Hitlerian, nói về “một chiến thắng long trời lở đất.” Ông lặp đi lặp lại những tố giác gian lận mà ông biết là sai, và thúc giục những người đi theo ông để ủng hộ ông trong việc lật đổ chính phủ đại diện. 21Hàng ngàn người đã tham gia việc xâm chiếm Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ) vào ngày 6 tháng Giêng, 2021.

Một mạng lưới truyền hình lớn, Fox, đã thêm sự tin vào lời nói dối của ông ta, mặc dù những người dẫn chương trình truyền hình biết rằng họ đang lặp lại một sự giả dối. Họ 22lo rằng giá cổ phiếu của công ty của họ có thể rớt nếu nói khác đi. Chuỗi sự kiện này nên bắt tạm dừng bất kể ai tin rằng chủ nghĩa tư bản không bị điều tiết là nhất quán với nền dân chủ. Khi tình hình gay go, không có lựa chọn nào khác, chủ nghĩa tư bản là phù hợp, trong trường hợp của một toán rất quan trọng, với một cuộc đảo chính và với sự lan truyền của lời nói dối lớn liên quan.

Sau thất bại của mưu toan đảo chính của Trump, một số người Mỹ cho rằng 23ba tuyên bố mâu thuẫn nhau là đúng: (1) Capitol đã thực sự không bị đột chiếm; (2) Capitol bị các đồng minh cánh-hữu của Trump đột chiếm để giữ ông trong quyền lực, và việc này là tốt; (3) Capitol bị những kẻ kích động cánh-tả đột chiếm để làm hại uy tín của Trump, và việc này là xấu.

Lời nói dối lớn của Trump gợi lại di sản cả phát xít và cộng sản. Nó giống một đường lối đảng cộng sản trong đó mọi người phải theo bất chấp mọi bằng chứng. Họ phải tin sự mâu thuẫn rành rành, như trong truyền thống cộng sản. Nhưng các thực hành niềm tin của họ được một định kiến cơ sở cho phép, như trong thực hành Nazi. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc là một nền tảng của lời nói dối lớn và mưu toan đảo chính của Donald Trump. Cả hai đều không có ý nghĩa nếu không có sự hiểu ngầm rằng những người da Đen không phải là những người thật sự và rằng các phiếu da Đen không phải là các phiếu thật sự.

Đạo luật các Quyền Bỏ phiếu 1965 trao quyền cho chính phủ liên bang để thi hành Tu Chính Án thứ Mười Lăm của Hiến pháp, theo đó mọi người không thể bị từ chối phiếu bàu trên cơ sở chủng tộc. Kể từ đó, sự nói dối chủng tộc đã có những hình thức ít trắng trợn hơn. Một hình thức là các cuộc bầu cử trong đó các phiếu da Đen bị vấy bẩn. Rồi có vẻ là đúng và thích hợp để loại những người da Đen khỏi việc bỏ phiếu và để đánh đồng phiếu của họ với sự gian lận. Trump đã 24nghi ngờ sự đếm phiếu ở Philadelphia, Atlanta, và Detroit bởi vì các thành phố lớn là chỗ ở của những người da Đen.

25Lời nói dối lớn của Trump đe dọa quyền bỏ phiếu của mọi người, bằng việc tạo ra các điều kiện mà dưới đó một nền dân chủ không hoàn hảo có thể thất bại. Nó đã dẫn đến rồi một mưu toan đảo chính bạo lực, mà là một buổi tập cho mưu toan tiếp. Mặc dù 26những kẻ nổi loạn bị Hiến pháp cấm giữ chức vụ, Trump có ý vận động cho chức tổng thống. Bằng việc làm vậy trong khi quả quyết rằng các cuộc bầu cử không hoạt động, ông ta nói rõ rằng mục tiêu của ông là đơn giản để chiếm quyền lực.

Bây giờ thêm vào lời nói dối là lời hứa báo thù chống lại tất cả những ai không chấp nhận nó. Giống bất kể lời nói dối lớn nào, Trump đòi bạo lực để đánh bại sự ngoan cố của các sự thực và của những người tin vào chúng. Lời nói dối của Trump như thế trở thành một tình trạng ngoại lệ lâu dài, mà trong thực tiễn có nghĩa là chế độ độc tài. Vị tổng thống dẫn đầu một cuộc nổi dậy hứa, nếu ông trở lại nắm quyền, sẽ dùng Đạo luật Nổi dậy để nghiền nát đối lập. Trump đã cam kết để biến chính phủ liên bang thành một không gian an toàn khổng lồ cho sự hư cấu của ông, sa thải các công chức và thay thế họ bằng những kẻ trung thành dối trá. Chính phủ của bộ máy quan liêu bợ đỡ không thể hoạt động.

Lời nói dối lớn đã tạo ra các không gian media an toàn rồi, nơi nó được lặp lại hết lần này đến lần khác. Nó đã lọc một đảng chính trị thành các tín đồ thật, những kẻ vô liêm sỉ, và những kẻ ngốc—và như cả Havel và Orwell đều nhắc nhở chúng ta, không cần có bất kỳ tín đồ thật nào giữa những người hùng mạnh cho một lời nói dối lớn để kiên gan. Lời nói dối lớn biện minh cho luật pháp để cản trở nền dân chủ Mỹ. Nhiều bang Mỹ thông qua các luật ký ức để xóa sạch lịch sử đàn áp cử tri, các luật mà là phần của một truyền thống kỳ thị chủng tộc cũ.

Lời nói dối lớn bước vào các định chế Mỹ trong các tuần đầu tiên của năm 2021, khi “sự gian lận” (sự bỏ phiếu trong khi là người da Đen) được viện dẫn như một sự biện minh để làm còn khó hơn nữa cho những người không-da trắng để bỏ phiếu, và để chiếm quá trình kiểm phiếu khỏi những người có đủ trình độ. Các ứng viên cho tổng chưởng lý bang ứng cử vì và giành được chức vụ trên lời nói dối lớn, mở ra khả năng kiểm phiếu gian lận và âm mưu đảo chính trong tương lai. Sự nói dối của Trump là bức màn khói đằng sau những sự đếm lại phiếu ngoài pháp luật, một công cụ có thể được dùng để gây ra sự không chắc chắn và để cản trở một cuộc bầu cử khỏi được hoàn tất kịp thời. Những thủ đoạn pháp lý như vậy để phá hoại việc bỏ phiếu là những cách truyền thống để hạ bệ một nền dân chủ: các phiếu được quản lý hơn là được đếm, và như thế quyền lực không còn nằm trong tay nhân dân nữa.

Việc bàu những kẻ Độc tài

Để lặp lại lời nói dối lớn của Trump về 2020–21 là để đánh cắp một cuộc bầu cử. Các chính trị gia làm vậy đang tuyên bố rằng họ có kế hoạch để tìm kiếm quyền lực mà không có sự thắng cử. Bất cứ ứng viên tổng thống nào ứng cử trên lời nói dối lớn đang nhắm tới không phải việc đạt một chiến thắng theo nghĩa giành được nhiều phiếu nhất, mà để đạt được quyền lực bằng 27việc đạt được phiếu đủ sít sao để sắp đặt một cuộc đảo chính. Điều này khiến các cử tri đồng lõa trong một mưu toan đảo chính. Những cử tri như vậy biết, hay biết một nửa, rằng mục đích của phiếu của họ không phải là để thắng một cuộc bầu cử mà để mang lại cho ứng viên của họ sự có vẻ đúng nào đó. Để bỏ phiếu cho một kẻ nói dối lớn là để bỏ phiếu cho một sự thay đổi chế độ.

Trong hệ thống Mỹ, điều này có thể có kết quả, và nhanh chóng. Những người Mỹ không có hệ thống bỏ phiếu thực sự. Các cuộc bầu cử do các bang vận hành và được các hạt quản lý. Các cơ quan lập pháp bang, bản thân chúng thường cực kỳ không có tính đại diện (như ở Ohio bây giờ), đang ngăn chặn việc bỏ phiếu rồi, vẽ ra các khu vực bầu cử phân biệt đối xử một cách vô lý, và xây dựng các nhà tù chuyển sự đại diện cho những người ủng hộ đảng của chính họ. Một số cơ quan lập pháp bang thậm chí đã thử trao cho bản thân chúng quyền lực để lật ngược sự kiểm phiếu thực sự.

Nếu sự kết hợp nào đó của những cố gắng này thành công, đảng ít được lòng dân hơn có thể kiểm soát cả Hạ Viện và Thượng Viện. Khi đó Quốc hội không đại diện có thể chỉ định một ứng viên tổng thống bị đánh bại làm tổng thống. Những người Mỹ tin vào Hiến pháp, nhưng Hiến pháp được diễn giải bởi một Tòa án Tối cao mà đã hành động để làm yếu nền dân chủ Mỹ rồi. Trong cảnh ngộ nào đó, nó có thể mất uy quyền của nó, có lẽ chính xác vào thời khắc khi nó chỉ định (trong một lần thứ hai, sau 2000) một ứng viên thua làm tổng thống.

Tính xác thực là một hình thức của tự do. Tính xác thực có nghĩa là nói sự thật về mưu toan đảo chính 2020–21. Nó có nghĩa là sống trong sự thật, hơn là việc nhận sự an ủi từ một lời nói dối lớn.

Các Phóng viên Mất tích

Giống các hình thức tự do khác, tính xác thực tốn công việc. Chúng ta có thể thích tưởng tượng rằng sự thật nổi lên từ cuộc tranh cãi, hay rằng một 28“thị trường tự do của các ý tưởng” sẽ luôn luôn đưa cho chúng ta những gì chúng ta cần để biết. 29Nhưng nó không. Fox đã đưa một lời nói dối lớn vào xã hội Mỹ. Hoặc hãy lấy ví dụ về việc mua Twitter của nhà tiếp thị tự do Elon Musk. Khi tiền bạc định hình platform (nền tảng), các tweet quảng bá việc phủ nhận sự biến đổi khí hậu và chủ nghĩa phát xít Nga tràn đầy các (news)feed (tiện ích cấp tin cho người dùng) của mỗi người. Trên Facebook, fake news (tin giả) 30 vượt trội tin thật một cách đáng tin cậy.

Tự do là khẳng định, là một cuộc đấu tranh và một hành động sáng tạo. Tính xác thực phụ thuộc vào những người sẵn sàng nghe sự thật và sẵn sàng tìm kiếm sự thật. Đòi hỏi này chẳng hề đơn giản như nó có vẻ. Chúng ta có thể sống trong sự dối trá. Chúng ta có thể bị lừa gạt. Chúng ta có thể tự cho mình là những người nghi ngờ mọi thứ, 31thế nhưng chúng ta lại tin những lời nói dối kỳ quặc nhất. Những người muốn lừa gạt bạn sẽ bảo bạn rằng bạn biết cái đúng khỏi cái sai, bằng điều đó họ có ý muốn nói rằng bạn sắp tin những gì họ nói. Media xã hội dọn ra cho chúng ta những gì chúng ta dễ chấp nhận, mà không phải là cùng thứ như sự thật.

Các dữ kiện (sự thực, facts) không tự phát sinh, và chúng không nhất thiết được tin. Mọi người có khuynh hướng ủng hộ các thuyết âm mưu khi họ nghi ngờ tính hiệu quả của các hành động của chính họ. Suy ra rằng, theo lời của Peter Pomerantsev, chúng ta phải 32“xây dựng một môi trường nơi các dữ kiện là quan trọng.”

Giống tự do nói chung, tự do ngôn luận không thể là phủ định. Nó không thể là một vấn đề về việc tước bỏ mọi người khỏi mọi sự giáo dục và những sự bảo vệ và thả họ như các cá nhân bị nguyên tử hóa vào một rừng rậm của tiền bạc, quyền lực, và màn trình diễn. Tự do ngôn luận là khẳng định, theo nghĩa rằng nó phụ thuộc vào việc bảo vệ những người chịu rủi ro, cổ vũ những người khác để lắng nghe, và quả thực để duy trì tất cả các hình thức tự do khác.

Các dẫn chiếu lịch sử có thể giúp đỡ—nếu không có chúng lẽ ra tôi đã không có khả năng để 33thêm vào thuật ngữ lời nói dối lớn cho Trump trước tiên, trong năm 2020. Các phóng viên đôi khi có thể gọi tên và phá hủy một lời nói dối lớn. Nhưng đấy là những cố gắng cuối cùng, những cuộc chiến đấu phòng thủ. Các lời nói dối lớn hoạt động trong một môi trường mà đã tước đoạt rồi các sự thật nho nhỏ. Các cá nhân có thể tìm kiếm và để ý đến các sự thật nho nhỏ, nhưng có một vấn đề cấu trúc ở đây mà không cá nhân nào có thể giải quyết. Không cá nhân nào có thể tìm ra sự thật về mọi vấn đề thiết yếu cho một cuộc sống.

Sự thật về hội đồng trường của bạn và các chính trị gia địa phương của bạn không phải là cái gì đó mà bạn sẽ chắc có khả nhận được bằng những nỗ lực riêng của bạn—không nhắc đến sự thật về tài chính của vận động tranh cử, những sự cứu trợ ngân hàng, hay các cuộc chiến tranh nước ngoài. Công việc phải mang tính xã hội, theo nghĩa rằng các cộng đồng làm cho việc tìm-sự thực là có thể và hấp dẫn cho các cá nhân. Tính xác thực cần đến các định chế, trên hết phóng sự điều tra. Cuối cùng, để chống lại vài lời nói dối lớn, chúng ta sẽ cần tạo ra hàng triệu sự thật nhỏ.

34Năm cao điểm cho sự đặt mua báo ở Hoa Kỳ là 1984, khi tôi là một học sinh năm thứ nhất và học sinh năm thứ hai ở trường trung học và đôi khi đi con đường đưa báo của một người bạn. Thị trấn quê tôi, Centerville, Ohio, đã có một bán nguyệt san (tờ báo hai tuần ra một số), với sự đưa phóng sự nào đó. Bạn có thể đọc về hội đồng thị trấn, các ủy viên thị trấn, hay hội đồng phân vùng (zoning board)—hay theo dõi đội bóng chày Little League của riêng bạn trong bảng xếp hạng. Dayton, thủ phủ địa phương nơi tôi làm việc như một thiếu niên, đã có hai tờ báo (phải thú nhận do cùng gia đình sở hữu) cho đến 1986. Mỗi tờ có một mục cho phóng sự thủ phủ. Các tiêu đề thường là các vấn đề địa phương hơn là quốc gia. Đã có sự không thể dự đoán được của chính trị địa phương ở đó cho tôi để khám phá.

Lái xe theo hướng đông nam để thăm ông bà tôi trên các trang trại của họ, sau khi tôi nhận được giấy phép lái xe của mình trong 1986, tôi đã có thể mua một tờ báo khác nhau trong mỗi hạt, và đôi khi tôi đã mua. Ông bà nội tôi mua báo địa phương của họ cũng như tờ Cincinnati Enquirer vào các Chủ nhật. Sưu tập ngà mastodon và mammoth của bà ngoại tôi được viết trong 1976 (dưới tiêu đề đáng nhớ “Quý Bà Sưu tập những Ngà Cổ của những con Mammoth bị Lãng quên [Lady Collects Old Tusks of Forgotten Mammoths]”) bởi tờ The Western Star (Ngôi Sao miền Tây), một tuần báo được xuất bản trong Hạt Warren, hạt cạnh phía tây từ Hạt Clinton của bà.

The Western Star có tên như vậy bởi vì Ohio một thời đã là miền Tây. Được thành lập trong 1807, khoảng một năm sau khi các tổ tiên của mẹ tôi định cư, The Western Star đã là tờ báo Mỹ cổ nhất ngoài mười ba thuộc địa ban đầu mà đã liên tục xuất bản dưới tên gốc của nó. Trong các năm 1970, vào lúc khi The Western Star có những nguồn lực phóng sự để ghi vào biên niên sử một cây bạch hoa cổ sinh vật ở hạt kế tiếp, chẳng ai đã nghĩ rằng nó có thể ngừng tồn tại. Thế nhưng nó đã ngừng, sau gần hai thế kỷ in ấn. Trong đầu các năm 2000, The Western Star đã trở thành một tờ quảng cáo bóng loáng, rồi ngừng xuất bản hoàn toàn trong 2013. Cùng thế đã xảy ra khắp nước Mỹ. Các tờ báo địa phương biến mất hay bị các quỹ tự bảo hiểm mua và tiếp tục như các vỏ bọc được số hóa mà 34không có sự đưa tin hay phong tục địa phương nào.

Chắc chắn, các tờ báo địa phương đã có những thất bại của chúng. Chúng có thể bị các elite địa phương ảnh hưởng hay thâu tóm. Nhưng ít nhất việc viết phóng sự đã là có thể. Nghề làm báo có thể là một nghề để tìm kiếm sự thật về cộng đồng riêng của người ta. Mọi người đã có thể đích thân biết một phóng viên. Những người trẻ lớn lên bây giờ ở Hạt Warren, Ohio, không biết cái giống việc tiếp cận đến tin tức địa phương. Không chỉ họ sẽ bỏ lỡ sự tò mò về các phụ nữ nông trại và các hóa thạch của họ, họ sẽ chẳng bao giờ đọc một phóng sự điều tra về (chẳng hạn) các nhà tù trong hạt của họ. Thực tế, thậm chí thực tế vật lý, mờ đi khi chúng ta không có ai để giúp chúng ta tập trung vào cái gì là đúng trước mặt chúng ta.

Internet có thể được coi như một cơ sở hạ tầng cho thông tin; nhưng thông tin bây giờ có nghĩa là một tín hiệu số hơn là một dữ kiện con người. Một xa lộ thông tin đầy sự hư cấu cố ý không còn hữu ích nữa hơn một xa lộ thường lệ đầy các ô tô robot được lập trình để đâm vào nhau. Đúng, những người trẻ có thể google (tìm) bất cứ thứ gì họ chợt nghĩ tới. Nhưng một công cụ tìm kiếm có thể đưa họ đến những cạnh không thể dự đoán được của đời của riêng họ? Nó có thể đưa họ đến những sự ngạc nhiên người ta tìm thấy trong một tờ báo địa phương? Bây giờ bạn biết rằng một phóng viên đã đưa tin về sưu tập hóa thạch của bà tôi, chắc bạn tự tin hơn rằng thực sự đã có một ngà voi mastodon trên hiên nhà trong năm 1976, và đúng thế. (Nó vẫn còn đó.) Nếu bạn tìm thấy bài báo, bạn có thể thấy hiên nhà trắng mà tôi đã chạy qua vào ngày hè đó. Bạn có thể kiểm tra điều này nhờ một công cụ tìm kiếm, dù không dễ dàng—và chỉ bởi vì một phóng viên đã có mặt trước tiên.

Và những gì phóng viên đem lại đã không chỉ là các dữ kiện mà là các giá trị, chẳng hạn, sự ngạc nhiên, sự ngưỡng mộ, sự kính trọng khoa học, sự chú ý đến tập quán địa phương. Phóng viên đã ở đó, Leib của cô đã ở trên hiên nhà đó, và cô đã để lại một dấu vết nhỏ. Không chỉ là các dữ kiện (sự thực) biến đi khi việc làm phóng sự ngừng lại, mà cả cảm giác của chúng ta về sự đa dạng của đất nước, xuống tận mức các hạt, các trang trại, các hiên nhà, các bà nội bà ngoại của nó. Sự phong phú con người đó cũng là một sự thực thuộc loại mà không máy móc nào sẽ tìm thấy cho chúng ta.

Ngày nay việc làm phóng sự như vậy đã biến mất. Thế thì những sự tìm kiếm internet tương lai sẽ hoạt động thế nào? Bạn có thể kiểm tra thời tiết online từ hầu như mọi nơi, nhưng những gì bạn tìm thấy phụ thuộc vào vài dịch vụ thời tiết được chính phủ-tài trợ. Giả như chúng không tồn tại, công nghệ tìm kiếm sẽ vô dụng. Bây giờ vì không có việc làm phóng sự địa phương ở phần lớn đất nước, chúng ta đối mặt với một tình huống tương tự. Internet chạy các vòng nhanh hơn bao giờ hết quanh sự hiểu biết khan hiếm hơn bao giờ hết. Một công cụ tìm kiếm có thể lấp đầy màn hình của bạn với các thứ vớ vẩn, nhưng nó không thể giúp bạn đánh giá cao và điều hướng những sự tình cờ và những sự hiếu kỳ xung quanh bạn. Nó cũng chẳng nói với bạn những gì bạn thực sự cần biết.

Internet không thể làm phóng sự. Nó chỉ có thể lặp lại. Và như AI (hay đúng hơn “AI”) bước vào bức tranh, nó sẽ không thậm chí lặp lại những gì một thời người ta đã làm phóng sự—nó sẽ sáng chế ra những gì mọi người muốn nghe.

Chân trời của Sự thật

Sự suy sụp của nghề báo địa phương Mỹ bị cuộc khủng hoảng tài chính đẩy nhanh sau 2008. Chúng ta đã nên cứu trợ các tờ báo khi đó: chi phí để làm vậy lẽ ra là vô cùng nhỏ so với chi phí cứu trợ các ngân hàng. Kể từ 2010, media xã hội ngoạm hầu hết doanh thu quảng cáo mà một thời đã hỗ trợ các tờ báo. Bắt đầu trong năm 2017, một tổng thống Mỹ đương nhiệm bắt đầu thường xuyên gọi báo chí là 36“kẻ thù đích thực của nhân dân.” Trong năm 2020 những người Mỹ bị lẫn lộn về một đại dịch, một phần bởi vì họ đã thiếu các phóng viên địa phương có thể nói với họ về căn bệnh bất ngờ và các bệnh viện chật ních, hay công bố các phỏng vấn với các bác sĩ hay y tá địa phương (mà 37thường bị các lệnh bịt miệng, một khía cạnh nữa của y học thương mại, ràng buộc). Sự sụp đổ của sự làm phóng sự Mỹ đã đi cùng và đẩy nhanh những sự thay đổi xã hội lớn khác của thế kỷ thứ hai mươi-mốt: đại dịch Covid, sự biến đổi khí hậu, chế độ đầu sỏ, và thói nghiện opioid.

Sự chấm dứt của tính xác thực địa phương, của các sự thật trong nước, mang lại sự bất hòa quốc gia. Khi một cảm giác về thực tế địa phương tan rã, những người Mỹ nhường ý kiến của họ lại cho những người ở xa trên talk radio (chương trình phát thanh trò chuyện) hay truyền hình cáp, rồi các thuật toán không có vị trí. Trong sự vắng mặt của kiến thức địa phương được chia sẻ, những nỗi lo âu và sợ hãi con người phải được xử lý như xung đột chính trị, ý thức hệ, hay những sự cãi vã media xã hội. Khi chúng ta không còn phóng viên nữa, chúng ta nói rằng chúng ta ngờ vực “media,” nhưng chúng ta luôn luôn bám vào các bit máy móc của nó được chỉnh cho hòa hợp với cách chúng ta cảm thấy rồi. Một khi chúng ta 38thay thế Facebook cho các tờ báo địa phương, như mọi người trong Hạt Warren và Hạt Clinton đã thay—như phần lớn nước Mỹ đã thay—39chúng ta trôi dạt tới một thế giới bóng ma của “chúng tao và chúng nó.”

Trong cuộc vận động bầu cử tổng thống 2016, số khổng lồ người Mỹ đã tin những chuyện bịa đặt hoàn toàn của các nhà tuyên truyền Nga mà họ tìm thấy trong newsfeed media xã hội của họ. Trong hậu quả của cuộc bầu cử 2020, nhiều người Mỹ thích cảm xúc của họ về bầu cử hơn kết cục thực sự của nó. Họ không có hiểu biết cá nhân nào về âm mưu lừa gạt. Họ đã mất ý tưởng rằng tin tức địa phương sẽ kiểm tra những sự lạm dụng như vậy, bởi vì họ không có tin tức địa phương nào. Việc thiếu các định chế hàng ngày của tính xác thực, tất cả những gì họ phải tiếp tục là những sự thôi thúc được media xã hội khuếch đại. Có lẽ một số người đã ở trong một thời điểm trong đời họ nơi họ dễ bị tổn thương với một thuyết âm mưu giải thích mọi thứ. “Cảm thấy” đúng rằng Trump đã thắng.

Như Lord Acton diễn đạt, 40“Không có sai lầm nào lại khủng khiếp đến nỗi nó không tìm thấy những người bảo vệ trong số những người có năng lực nhất.” Media xã hội kết hợp một cách hiệu quả các sai lầm khủng khiếp với những người bảo vệ của chúng. Một niềm tin chung vào lời nói dối lớn của Trump đã tạo ra một cảm giác về “chúng tao,” về việc thuộc về một bộ lạc, một cảm giác mà Fox và Facebook xác nhận. Đôi khi tôi bị điều này gây kinh hãi: mọi người được thuyết phục bởi những cảm giác của riêng họ và đã nói rất công khai. Thật khó để nói về những gì đã xảy ra mà không bị đối xử như một phần của âm mưu, mà không trở thành “chúng nó” trong một sự phân đôi “chúng tao và chúng nó.” Chủ nghĩa nhị nguyên (binarism) này là bẩm sinh với phản ứng sợ hãi của chúng ta, và các cú hack não lôi nó lên phía trước.

Nếu khái niệm tự do của chúng ta là phủ định, thì sự thật có vẻ gây bực dọc, chỉ một rào cản nữa đối với sự thôi thúc của chúng ta. Nếu chúng ta quên sự khác biệt giữa “là đúng” và “cảm thấy đúng,” thì chúng ta không tự do; các lực lượng lớn hơn chúng ta sẽ hack não chúng ta để khiến nó cảm thấy đúng.

Việc theo đuổi sự thật là bức tường thành đầu tiên trong một sự tự vệ. Việc tin một lời nói dối có nghĩa là phục vụ một ông chủ, ông chủ sống hay ông chủ số. Đó là một bến cuối hợp lý cho chúng ta: bị lừa và không tự do, hấp hối trong một thực tế thay thế (alternative reality) tẻ nhạt.

Các chính trị gia có tính bất tử của chúng ta cám dỗ chúng ta theo hướng này. Vì chẳng ai biết sự thật là gì, nghĩ về mánh khóe của họ, chẳng có ích gì để biết bất kể thứ gì. Việc tìm kiếm sự thực có nguy cơ làm tổn thương cảm xúc của bạn, và bạn không muốn điều đó. Phiên bản này của chủ nghĩa phát xít, thật lạ kỳ, lại là một không gian an toàn. Bạn giỏi theo cách của bạn; bạn không cần phải học. Các phóng viên là những kẻ thù, vì họ có thể thách thức bạn. Các sử gia phải bị bỏ qua—họ cướp những sự chắc chắn bộ lạc của bạn. Tốt nhất hãy thông qua các luật buộc các giáo viên tránh các chủ đề thiết yếu của lịch sử Mỹ.

Sự thật là một giá trị con người. Giá trị đó ở trong cuộc săn. Để nói rằng không có sự thực nào, bởi vì chúng ta không thể định nghĩa sự thật, là giống việc nói rằng không có gia đình nào bởi vì chúng ta không thể định nghĩa tình yêu. Không có các sự thực, chúng ta bị dẫn dắt mà không có gì dẫn đầu. James Baldwin gọi sự thật là 41“tự do mà không thể được luật hóa, sự hoàn thành mà không thể được lập biểu đồ.” Leszek Kołakowski nói về một 42“chân trời của sự thật.” Chân trời ấy phải được theo đuổi. Nó là một sự theo đuổi xứng đáng của những người tự do.

Đài Phun nước

Nhà soạn kịch Euripides đã sống ở đỉnh cao của văn hóa Hy Lạp cổ điển. Hơn hai ngàn năm trước, ông nhận ra rằng nền dân chủ phụ thuộc vào lời nói thật, mạo hiểm. Giữa tất cả những lời ba hoa rỗng tuếch mà chúng ta nghe bây giờ về tự do biểu đạt, là dễ để quên mục đích của nó: để tạo ra hoàn cảnh trong đó các sự thực làm cao quý cá nhân và thách thức những kẻ hùng mạnh. Chúng ta 43bảo vệ lời nói thật, mạo hiểm bởi vì sự chuyên chế được sinh ra từ những lời nói dối.

Sự nguy hiểm của việc nói tự do là rất thực tế. Khắp thế giới, người ta bị bỏ tù và giết họ vì những gì họ nói. Ở Syria của Assad, những người chống đối chế độ bị tra tấn và giết với những con số khủng khiếp. Ở Belarus của Lukashenko, hàng ngàn người phản đối cuộc bầu cử gian lận của ông ta bị săn đuổi và bị bỏ tù. Ở Trung Quốc của Tập, sự đàn áp những người bất đồng lớn tiếng đã trở thành một loại khoa học. Tại nước Nga của Putin, người ta bị bắt đơn giản vì việc giơ lên những tờ giấy trắng. Vladimir Kara-Murza bị kết án 44hai mươi lăm năm tù giam vì nói sự thật đơn giản về việc Nga xâm lược Ukraine.

Volodymyr Vakulenko, một tác giả Ukrainia viết sách trẻ em, đã giữ nhật ký viết tay về vài tuần đầu của việc Nga chiếm đóng làng của ông ở đông bắc Ukraine. Ông bố đơn thân của một đứa con trai tự kỷ, ông mô tả với tình yêu và sự hài hước về con ông đã học để phản ứng thế nào với âm thanh của các vụ đánh bom. Bởi vì Vakulenko là một nhà văn Ukrainia, ông bị các nhà chức trách Nga nhắm mục tiêu tử hình. Sau sự bắt ông lần đầu tiên, ông đã chôn nhật ký. Sau lần bị bắt thứ hai, ông bị giết, và xác ông bị quăng vào một hố.

Một trong những đồng nghiệp của ông, 45nhà tiểu thuyết Ukrainia Victoria Amelina, biết về sự tồn tại của nhật ký và đã quyết tâm 46tìm và công bố nó. Bà đã đào nó lên và viết lời nói đầu về nghĩa vụ bảo tồn lời của các nhà văn Ukrainia, rất nhiều trong số họ đã bị tàn sát trong thế kỷ qua. Một nhà văn tiếp tục sống, bà viết, chừng nào nhà văn đó còn được đọc. Nó là một trong những bài văn cuối cùng của bà. Muộn hơn trong tháng đó bà bị một cuộc tấn công tên lửa Nga sát hại. Victoria Amelina và Volodymyr Vakulenko đã là những diễn giả tự do (người phát biểu tự do-free speaker). Họ cần sự bảo vệ.

Các nhà tuyên truyền chiến tranh Nga bắt đầu từ 47giả thuyết rằng không có gì đúng cả. Nếu không có gì đúng cả, thì không có phẩm giá nào trong lời nói và không có lý do nào để bảo vệ nó. Nếu không có sự thật nào, thì lời nói ra của chúng ta không khác với bất kể âm thanh khác nào; miệng, đầu óc, và thân thể của chúng ta là các vật thể giữa các vật thể khác, không có gì đặc biệt cả. Chúng ta chỉ là Körper giữa các Körper khác, và cuộc tranh giành sự thống trị trong một không gian đối thoại là không khác với, chẳng hạn, sự tranh giành của các tảng đá lăn trong một trận tuyết lở. Nó chỉ là về kích thước và sức mạnh.

Tự do là khẳng định, và tự do ngôn luận cũng thế: nó không có ý nghĩa gì nếu không có sự xác nhận sự thật như một đức hạnh, và sự tạo ra các định chế để bảo vệ những người tìm kiếm nó. Nó là tự do của những người tìm kiếm sự thật, năng lực của họ để mạo hiểm với cơ thể của họ, mà nhắc nhở chúng ta mục đích của sự bảo vệ là gì.

Tự do ngôn luận đòi hỏi những người phát biểu tự do (người nói tự do- free speaker), càng tự do càng tốt và càng nhiều càng tốt. Những người như vậy là tự chủ, có khả năng tự phán xét; họ là di động, có khả năng quan sát và chấp nhận rủi ro; họ là không thể dự đoán được, và như thế họ có thể chấp nhận rằng các sự thực thách thức các niềm tin. Họ đang đối mặt với sự nguy hiểm vì phần còn lại của chúng ta và đang giúp chúng ta nhìn thấy tình trạng của thế giới.

Các phóng viên là một đội tiên phong. Họ tuyên bố tự do cho chúng ta mỗi ngày. Chúng ta nên sẵn lòng giúp đỡ họ và công việc của họ. Phóng viên Áo lừng danh Hugo Portisch nói rằng 48“nghề làm báo là nghề tự do nhất,” thêm sự dè dặt quan trọng: “trong một thế giới tự do, dân chủ.” Tự do ngôn luận đòi hỏi các định chế mà không người phát biểu tự do duy nhất nào có thể tạo ra. Các phóng viên là các anh hùng của thời đại chúng ta, và các anh hùng phải được bảo vệ, không chỉ được ca ngợi. Nếu chúng ta bảo vệ những người chấp nhận rủi ro, thì chúng ta bảo vệ tất cả những người khác. Nếu chúng ta làm cho sự nghiệp của họ an toàn và quyến rũ, chúng ta xây dựng một đất nước tự do.

Tự do ngôn luận có nghĩa là một quyền với các sự thực. Việc bảo vệ quyền đó có nghĩa là chia sẻ các sự thực mà về chúng mọi người có thể nói. Chỉ những con người đi vào thế giới để khám phá ra cái mới và cái không thể dự đoán được. Sự cung cấp hàng loạt sự đạo văn và sự hư cấu có thể được các máy thực hiện. Việc làm phóng sự thì không. Các máy không có Leib nào và không có các giá trị nào. Sự thật và rủi ro chẳng có nghĩa gì với chúng. Chúng không là những người phát biểu, và chúng không thể là tự do. Chúng không thể tiến hành điều tra; chúng ta cần nhiều phóng viên con người hơn để điều tra các máy (và mọi thứ khác).

Tự do ngôn luận không phải là 49một vòi cứu hỏa của thông tin số. Tự do ngôn luận là một “đài phun nước tại hội chợ (fair-flowing fountain),” để mượn một cụm từ của Euripides. Sự biện minh của nó là chất lượng, không phải số lượng. Các chất lượng là sự thật và rủi ro.

Những lời Nói dối Hùng mạnh

Nếu quốc gia Mỹ kéo dài, nó phải là xứ tự do. Cho việc này, chúng ta sẽ cần những người phát biểu (nói) tự do (free speaker).

Không phải tất cả thuật hùng biện về “ngôn luận tự do” có ý định để bảo vệ những người phát biểu tự do. Các đầu sỏ tài phiệt (Putin) đòi được “canceled (hủy bỏ)” trong khi họ đang xâm lược các nước, hay (Musk) tự phong là “free speech absolutists (những người tuyệt đối ngôn luận tự do)” trong khi dùng nền tảng của họ để kiểm duyệt. Nếu tự do ngôn luận được coi như tự do phủ định, như việc dỡ bỏ các rào cản cho những người kiểm soát rồi các nước và các không gian thông tin, thì những người phát biểu tự do sẽ không có mấy cơ hội. Như Simone Weil diễn đạt, những người 50“xứng đáng nhất để bày tỏ bản thân mình” trên thực tế sẽ không có tự do để làm vậy.

Thật rất đáng chú ý khi các đầu sỏ tài phiệt nói về ngôn luận tự do. Vấn đề không chỉ là họ không thành thật hay đạo đức giả. Chính là họ tìm cách để phỉ báng tự do ngôn luận bằng việc làm cho nó có vẻ vô nghĩa. Các đầu sỏ tài phiệt giả vờ là các nạn nhân, ngay cả khi họ sở hữu các nền tảng media xã hội hay là các tổng thống của các nước. Chúng ta phải kết luận rằng tự do ngôn luận chỉ là sự dỡ bỏ bất kể sự trở ngại còn lại nào đối với thói thất thường của những người kiểm soát rồi các cuộc đối thoại. Khi tranh luận, ví dụ mới nhất về tính hay than vãn đầu sỏ tài phiệt, chúng ta quên rằng mục đích của tự do ngôn luận là để nói sự thật với quyền lực.

Chúng ta cần tự do ngôn luận để bảo vệ tự do nói chung, nhưng điều này chẳng hề có nghĩa rằng tất cả những ai nhắc đến “ngôn luận tự do” đều bảo vệ tự do. Chúng ta sẽ cần các luật để bảo vệ tự do ngôn luận, nhưng điều đó không có nghĩa rằng mục đích của nó sẽ được thâu tóm trong mọi công thức pháp lý. Một quyền đối với ngôn luận tự do, được trình bày rõ ràng trong luật, sẽ luôn luôn tình cờ bảo vệ nhiều thứ không thực sự cần bảo vệ. Rốt cuộc, những lời nói dối của những kẻ hùng mạnh chẳng bao giờ bị nguy hiểm; thuốc an thần mà mọi người muốn nghe cũng chẳng bị. Dù ngôn luận có được bảo vệ về pháp lý hay không, cơn lũ tuyên truyền và lời nhảm nhí không bị cản trở.

Tự do là khẳng định, không phải phủ định. Nếu không có người phát biểu, không có người nào, thì không vấn đề tự do nào náy sinh. Sự bảy tỏ con người thực sự chỉ còn là một phần rất nhỏ của internet. Thường những gì chúng ta nghe hay đọc không đến từ một người mà từ các tổ chức, như các công ty. Trong những trường hợp đó, thường không có người nào đứng đằng sau, chẳng hạn, một khẩu hiệu quảng cáo cho trước. Một người giàu có muốn phát tán thông tin đánh lạc hướng (disinformation) ghê tởm về việc bỏ phiếu, hay để nói dối về khí hậu, giấu mặt đằng sau một mạng lưới các tổ chức. Tự do phủ định được triệu đến như sự biện minh: không nên có rào cản nào đối với sức mạnh văn hóa của các tỉ phú nói láo cả. Nhưng là vô nghĩa để cho rằng tự do ngôn luận bảo vệ sự lừa dối được ủy quyền như vậy. Không có sự thật nào, không người nào, không rủi ro nào.

Khi “ngôn luận tự do” được viện dẫn, đây là những câu hỏi có thể giúp xác định liệu nó có là một trò lừa đảo hay không: Leib ở đâu? Sự thật ở đâu? Rủi ro đối với Leib của người nói ra sự thật đó là gì? Nếu không có Leib, không có sự thật, không có rủi ro nào, thì khái niệm về tự do ngôn luận bị làm giảm giá trị.

Những Lệnh Sát hại

Nếu tôi bảo bạn chặn ai đó khỏi việc bỏ phiếu, tôi có đang thực hiện tự do ngôn luận? Chắc chắn không. Thế một cảnh sát vũ trang đứng trước một phòng bỏ phiếu và hỏi những người nào đó họ đang làm gì thì sao? Một trường hợp còn rõ hơn—đó không phải là tự do ngôn luận. Nếu một tổng thống Mỹ tìm tìm cách lật ngược một cuộc bầu cử và lật đổ một chế độ, đó không phải là một sự thực hành tự do ngôn luận. Để chỉ ra điều này không phải là phủ nhận quyền của Trump để nói một cách tự do, mà không bị nguy hiểm.

Nếu tôi bảo bạn bắn ai đó, tôi có vô trách nhiệm bởi vì tôi đã chỉ thực hiện tự do ngôn luận? Nếu Putin phái hàng trăm ngàn người để thực hiện việc giết hàng trăm ngàn người, các lệnh của ông có là ngôn luận tự do? Hiển nhiên không.

Khi một tên độc tài phủ nhận sự tồn tại của một quốc gia, đấy là một lời nói hận thù diệt chủng, một dạng hành động phải bị chống cự. Trong một tiểu luận đế quốc chủ nghĩa được công bố trong năm 2021, Putin lập luận rằng các sự kiện xảy ra trong thế kỷ thứ mười “đã định-trước” sự thống nhất của Ukraine và Nga. Tuyên bố này là lố bịch như một lịch sử, vì sự sáng tạo con người duy nhất nó cho phép, trong tiến trình của một ngàn năm và của hàng trăm triệu cuộc sống, là sự sáng tạo của một bạo chúa để chọn một cách hồi tố và tùy tiện gia phả quyền lực của riêng hắn.

Để tuyên bố khác đi, Putin nói, để nói về lịch sử thật sự, về các thế kỷ của các hành động và lựa chọn con người, là “thói bài Nga.” Các quan chức và các nhà tuyên truyền Nga lặp lại lời nói dối đó, ngay cả khi những người Nga xâm lấn Ukraine, trục xuất hàng triệu người, phá hủy Mariupol và giết khoảng một trăm ngàn người trong số cư dân của nó, tra tấn nửa dân số của thành phố Kherson, tàn sát các elite địa phương và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể, và tìm cách không chỉ cho toàn bộ đất nước ra rìa bằng việc phá hủy mạng lưới điện mà còn để tống tiền châu Phi và Trung Đông bằng việc cắt nguồn cung cấp thực phẩm.

Được mời trong 2023 để nói về điều này tại Hội đồng Bảo an LHQ, tôi chỉ ra rằng quốc gia mà những người Ukrainia là “những người bài Nga” đã là phần của một chiến dịch của nhà nước Nga để phá hủy họ. Những tuyên bố rằng những người Ukrainia là sâu bọ, thú vật, Nazi, và vân vân được một độc quyền media do một chế độ độc tài đầu sỏ tài phiệt đưa ra. Đã không có người nào, không sự thật, và không rủi ro nào. Những lời nói dối được nói không chỉ để duy trì quyền lực mà để cho phép quyền lực đó phạm tội diệt chủng.

Khi tôi nói điều này, đại sứ Nga đã không có phản hồi nào. Ông đơn giản đe dọa tìm cách khác nào đó để xử lý tôi. Đó là một dấu hiệu rằng tôi đã nói một cách tự do.

Những người Phát biểu Tự do (Free Speakers)

Một số người Mỹ dường như nghĩ rằng việc bảo vệ tự do ngôn luận chỉ có nghĩa là việc nói các từ ngôn luận tự do hết lần này đến lần khác, giống một câu thần chú. Quá thường xuyên, “các cuộc tranh luận” ngôn luận tự do của chúng ta gồm những kẻ khiêu khích lão luyện gào to “Ngôn luận tự do!” ngay sau khi nói cái gì đó họ biết là không đúng và ghê tởm—và ngay trước khi hối hả quay lại sau các cửa sổ được phủ màu của xe limousine cho buổi diễn tiếp được đầu sỏ tài phiệt kín đáo trả tiền. Những sự tầm thường hóa hàng ngày này của một ý tưởng quan trọng đòi hỏi rằng chúng ta suy nghĩ cẩn thận về chúng ta nói như thế nào về quyền căn bản này. Nếu nó trở thành một cliché (lời sáo rỗng) nữa, mất ý thức và ý nghĩa của nó, thì chính nó sẽ héo tàn.

Chính cụm từ ngôn luận tự do, mặc dù chúng ta luôn nói nó, đưa chúng ta đi sai đường. Nó gợi ý rằng lời nói là cái bị đàn áp và là cái phải được giải phóng. Điều đó là sai. Không có lời nói nào mà không có một Leib, mà không có một người. Lời nói không bị đàn áp. Những người nói bị đàn áp. Lời nói không thể được giải phóng. Những người phải được giải phóng sao cho họ có thể nói. Tự do ngôn luận chẳng có nghĩa gì mà không có những người phát biểu tự do. Chỉ con người mới có thể chấp nhận rủi ro. Chỉ con người mới có thể là tự do.

Tự do ngôn luận cho mọi người có nghĩa là hoàn cảnh an toàn trong đó để bày tỏ bản thân, và một cơ hội để học, để có cái gì đó để nói—mà có nghĩa là sự tiếp cận đến nghề làm báo, đến khoa học, đến giáo dục. Tuyên bố của Tu chính án thứ Nhất rằng chính phủ sẽ “không làm luật nào…làm giảm bớt tự do ngôn luận” là vô nghĩa nếu không có những sự thích ứng cần thiết để tạo ra những người phát biểu tự do.

Thế làm thế nào để thiết lập các cấu trúc tạo ra những người phát biểu tự do? Việc xác nhận sự thật, mặc dù là cần, là không đủ. Ngay cả việc tạo ra các sự thực, mặc dù không thể thiếu, là không đủ. Chúng ta không có năng lực tự nhiên để phân biệt sự thật khỏi những lời nói dối, hay thậm chí một sở thích bẩm sinh cho các sự thực hơn là sự hư cấu. Chúng ta cần các hình thức của tự do—sự tự chủ, sự không thể dự đoán được, sự di động—để trở thành những người phát biểu tự do và những người lắng nghe tốt. Việc tìm ra sự thật đòi hỏi công việc quả quyết và hợp tác. Tính xác thực, nói cách khác, phụ thuộc vào sự đoàn kết.

Chú thích:

21Hàng ngàn người đã tham gia việc xâm chiếm Capitol: Jian Wang, “The U.S. Capitol Riot: Examining the Rioters, Social Media, and Disinformation” (master’s thesis, Harvard University Division of Continuing Education), January 5, 2022; Mallory Simon and Sara Sidner, “Capitol Hill Insurrection: Decoding the Extremist Symbols and Groups,” CNN, January 11, 2021.

22lo rằng giá cổ phiếu: Jeremy W. Peters and Katie Robertson, “Fox Stars Privately Expressed Disbelief About Election Fraud Claims,” New York Times, April 24, 2023.

23ba tuyên bố mâu thuẫn nhau: Amna Nawaz, Courtney Norris, and Frank Carlson, “How Disinformation Around January 6 Riot Has Downplayed Violence, Divided Americans,” PBS NewsHour, January 5, 2022.

24nghi ngờ sự đếm phiếu: Brandon Tensley, “The Racist Rhetoric Behind Accusing Largely Black Cities of Voter Fraud,” CNN, November 20, 2020.

25Lời nói dối lớn của Trump đe dọa: Về tính liên tục nói dối lớn của Trump, xem Tal Axelrod, “A Timeline of Donald Trump’s Election Denial Claims, Which Republican Politicians Increasingly Embrace,” CNN, September 8, 2022.

26những kẻ nổi loạn bị Hiến pháp cấm giữ chức vụ: Phân tích về ngôn ngữ rõ ràng của Tu chính Án thứ Mười Bốn từ tất cả các góc cạnh có thể tưởng tượng nổi có thể thấy trong William Baude and Michael Stokes Paulsen, “The Sweep and Force of Section Three,” University of Pennsylvania Law Review 172 (2023). Xem cả các tiểu luận của tôi về chủ đề này trên (nền tảng) Substack Thinking about… [https://snyder.substack.com/] của tôi.

27việc đạt được phiếu đủ sít sao để sắp đặt một cuộc đảo chính: Tôi giải thích đơn giản logic này trong “Not a Normal Election,” Commonweal, November 2, 2020.

28 “thị trường tự do của các ý tưởng”: Một sự trình bày lạc quan kinh điển là John Stuart Mill, On Liberty (1859; tái bản Indianapolis: Hackett, 1978), 42 (Bàn về Tự do, 2005).

29Nhưng nó không: Điều này được làm rõ cho tôi trong phân tích của Daniel Markovits về truyền thống trong một luận văn không được công bố “Toleration” (University of Oxford, 1998).

30vượt trội tin thật: Một trường hợp cốt yếu là cuộc bầu cử 2016. Xem Andrew Guess, Brendan Nyhan, and Jason Reifler, “Selective Exposure to Misinformation: Evidence from the Consumption of Fake News During the 2016 U.S. Presidential Campaign,” Center for the Study of Democratic Politics Working Paper (January 2018), 2, 4, 8; Hunt Allcott and Matthew Gentzkow, “Social Media and Fake News in the 2016 Election,” Journal of Economic Perspectives 31, no. 2 (2017): 232. Vẫn đúng thế là tin giả vượt trội hơn tin thật.

31thế nhưng chúng ta lại tin những lời nói dối kỳ quặc nhất: Sự hoài nghi (cynicism) và sự ngây thơ là các hàng xóm. Hannah Arendt viết về một “hỗn hợp của sự hòa nghi và sự cả tin” như đặc trưng của “tâm lý đám đông.” Origins of Totalitarianism, xi, also 144.

32“xây dựng một môi trường nơi các dữ kiện là quan trọng.”: Peter Pomerantsev, bài giảng tại Swedish Academy, March 22, 2023. Xem cả các sách của ông This Is Not Propaganda (New York: PublicAffairs, 2019), và How to Win an Information War (New York: Faber & Faber, 2024).

33thêm vào thuật ngữ lời nói dối lớn cho Trump trước tiên: Tôi đã có khả năng làm vậy chỉ bởi vì một sự chấp nhận và vì thế sự tiếp cận đến các phương tiện truyền thông (media) lớn, vài trong số đó là: sự xuất hiện của tôi trên Reliable Sources, CNN, January 11, 2021; “The American Abyss,” New York Times Magazine, January 9, 2021; sự xuất hiện của tôi trên The Rachel Maddow Show, MSNBC, January 7, 2021; post của tôi trên Twitter January 7, 2021, (“1/10. The claim that Trump won the election is a big lie…”); sự xuất hiện của tôi trên The Mehdi Hasan Show, MSNBC, January 6, 2021; “Authoritarians Like Trump Need Elections to Hold Power. They Just Don’t Need Votes,” Washington Post, December 12, 2020; “Trump’s Big Election Lie Pushes America Toward Autocracy,” Boston Globe, November 11, 2020.

34Năm cao điểm cho sự đặt mua báo: Xem Sarah Naxemr and Christopher St. Aubin, “Newspapers Fact Sheet,” Pew Research Center, November 10, 2023.

35không có sự đưa tin hay phong tục địa phương: Xem Eric Wemple, “Could the Local News Crisis Get Any Worse? Look at Scranton,” Washington Post, December 14, 2023.

 36“kẻ thù đích thực của nhân dân.”: Trump, Twitter, February 17, 2017 (“The FAKE NEWS media…”); Trump, Twitter, April 5, 2019 (“The press is doing everything…”). Về những ví dụ khác, xem William P. Davis, “ ‘Enemy of the People’: Trump Breaks Out This Phrase During Moments of Peak Criticism,” NYT, July 19, 2018.

37thường bị các lệnh bịt miệng: Theresa Brown, “The Reason Hospitals Won’t Let Doctors and Nurses Speak Out,” NYT, April 21, 2020.

38thay thế Facebook cho các tờ báo địa phương: Bốn mươi tư phần trăm người Mỹ nhận tin tức từ Facebook, theo Pew Research Center, được trích dẫn trong Olivia Solon, “Facebook’s Failure,” Guardian, November 10, 2016.

39chúng ta trôi dạt tới: Judy Woodruff, Frank Carlson, and Connor Seitchik, “How the Loss of Local Newspapers Fueled Political Divisions in the U.S.,” PBS NewsHour, August 2, 2023.

 40“Không có sai lầm nào lại khủng khiếp đến nỗi”: Lord Acton gửi cho Mary Gladstone, April 24, 1881, sẵn có tại Thư viện Online về Tự do, oll.libertyfund.org.

41“tự do mà không thể được luật hóa”: James Baldwin, Notes of a Native Son (Boston: Beacon Press, 1955), 15.

42“chân trời của sự thật.”: Được Krzysztof Michalski trích trong, Eseje o Bogu i śmierci (Warsaw: Kurhaus, 2014), 13. Cho những sự gần đúng, xem Leszek Kołakowski, “Filozofia egzystencji i porażka egzystencji,” trong Leszek Kołakowski and Krzysztof Pomian, eds., Filozofia egystencjalna (Warsaw: PWN, 1965), 22, ban đầu được sọn trong năm 1963; Kołakowski, Obecność mitu (Paris: Instytut Literacki, 1972), các chương 2 và 4, được soạn trong 1966; Kołakowski, Metaphysical Horror, rev. ed., ed. and trans. Agnieszka Kolakowska (Chicago: University of Chicago Press, 2001), 55 và 117. Xem cả Marcin Król, Pakuje walizkę (Warsaw: Iskry, 2021).

43bảo vệ lời nói thật, mạo hiểm: Xem Michel Foucault, “Discourse and Truth: The Problematization of Parrhesia,” các bài giảng 1983, sẵn có tại Foucault.info.

44hai mươi lăm năm tù giam: “Russia Sentences Opposition Activist Vladimir Kara-Murza to 25 Years in Prison,” NPR, April 17, 2023.

45nhà tiểu thuyết Ukraina Victoria Amelina: Charlotte Higgins, “A Murdered Writer, His Secret Diary of the Invasion of Ukraine—and the War Crimes Investigator Determined to Find It,” Guardian, July 22, 2023.

46tìm và công bố nó: Nhật ký được sao lại trong Volodymyr Vakulenko, Ia peretvoriuius’ (Kharkiv: Vivat, 2023), 25–74; lời nói đầu của Victoria Amelina ở các trang 3–23.

47giả thuyết rằng không có gì đúng cả: Về một phân tích sâu hơn, xem Peter Pomerantsev, Nothing Is True and Everything Is Possible: The Surreal Heart of the New Russia (New York: PublicAffairs, 2014).

 48“nghề làm báo là nghề tự do nhất,”: Hans Rauscher, “Hugo Portisch im 95. Lebensjahr verstorben,” Der Standard, April 1, 2021.

49một vòi cứu hỏa của thông tin số: “Sự hiểu biết, mà chúng ta mất trong thông tin, là ở đâu?” T. S. Eliot hỏi trong năm 1934.

 50“xứng đáng nhất để bày tỏ bản thân mình”: Simone Weil, La personne et le sacré, 33.