Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2025

Mua vui ngày tết

 Nguyễn Viện


“Bác Hồ nói với bác Tôn

Việt Nam chỉ có Sài Gòn là vui.”

Những ngày cuối năm ở Sài Gòn, dù có những bất bình vì cái Nghị định 168 về luật giao thông ra đời, gây khó khăn cho người dân nhưng cuộc sống, trên bình diện chung vẫn sôi động. Vẫn có những hy vọng ở phía trước, bởi xã hội đã đi đến cái ngưỡng buộc phải thay đổi.

Và chúng tôi, những người làm văn nghệ hay tranh đấu cho dân chủ cũng đã thay đổi. Gọi đó là thoái trào hay mai phục hoặc bỏ cuộc, một cách thích nghi khác cho cuộc sống, có lẽ đều đúng. Tuy nhiên, điều quan trọng và có ý nghĩa nhất là chúng tôi vẫn sống đường hoàng, có thể làm việc theo cách mình muốn, dẫu tương đối.

Câu chuyện của tôi sẽ dành để nói riêng về vài người, cũng có thể là những nhân vật điển hình về sự thay đổi trong bối cảnh hỗn mang hôm nay.

Nhà thơ Bùi Chát và Lý Đợi

Bùi Chát và Lý Đợi tại Singapore

Có thể có nhiều người dị ứng với thơ của hai ông này. Nhưng có lẽ cũng không ai phủ nhận được sự nổi tiếng của họ. Bắt đầu xuất hiện trên giang hồ vào những năm đầu tiên của thế kỷ này, trên danh nghĩa nhóm Mở Miệng với các thành viên: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán. Họ chủ trương một thứ thơ gọi là thơ Rác theo phong cách giễu nhại của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Tất nhiên, nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể chấp nhận họ. Họ phổ biến tác phẩm của mình trên các trang mạng ở nước ngoài như tienve.org, talawas.org… và tự xuất bản sách qua NXB Giấy Vụn, do Bùi Chát đại diện đứng tên. Mở Miệng và Giấy Vụn trở nên đình đám không chỉ bởi những người ủng hộ họ mà còn đến từ những người muốn phủ nhận họ, trong và ngoài chính quyền, trong nước và hải ngoại.

Đỉnh điểm của sự nổi tiếng ấy là NXB Giấy Vụn được Hiệp hội Các Nhà Xuất bản Thế giới trao giải thưởng tôn vinh vì tự do tại Argentina. Bùi Chát đi lãnh giải và về thì bị công an giữ mời làm việc, từ đó Bùi Chát tiếp tục được mời “uống trà” với công an và cấm xuất cảnh cho đến nhiều năm sau. Sau 14 năm, mãi đến tháng 1/2025 này, hắn mới thử thời vận đánh bài liều mua vé một chiều đi du lịch Singapore. Hắn kể cũng hơi lo không chỉ vì sợ sẽ mất tiền vé. Hú hồn, hắn được cho xuất cảnh mà vẫn chưa biết có đúng không, khi passport không được đóng dấu. Và chỉ khi đặt chân đến Sing, hắn mới yên tâm mua vé về. Hắn cười khoái trá với chúng tôi trong bữa nhậu tất niên, rằng hắn đã được “hoà giải”.

Thật ra, cả Bùi Chát và Lý Đợi hay những người như tôi đã được hoà giải (có giới hạn) từ lâu.

Lý Đợi tại Singapore

Sau những năm khốn khó của thập niên đầu thế kỷ, vô sản và đói khát, Bùi Chát và Lý Đợi cũng như các bạn khác trong nhóm Mở Miệng đã ổn định được cuộc sống. Lý Đợi trở thành nhà báo chính thống, mặc dù cho đến hôm nay vẫn chưa được ký tên thật – Lý Đợi trên tất cả mọi ấn bản, báo chí cũng như sách in. Trong chỗ riêng tư, tôi nể phục sức lao động của Lý Đợi. Mỗi tháng, Lý Đợi có mấy chục bài báo trên nhiều báo khác nhau và những cái tên khác nhau. Mỗi năm tổ chức hàng chục triển lãm mỹ thuật. Riêng năm 2025 này, Lý Đợi đã có lịch cho 17 triển lãm với tư cách giám tuyển, chưa kể những vụ việc sẽ phát sinh. Lý Đợi cũng là một trong những nhân vật hiếm hoi trong giới mỹ thuật tham dự nhiều các phiên đấu giá quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Nếu một ngày đẹp trời nào đó, Lý Đợi trở thành đại gia, tôi sẽ không ngạc nhiên. Lý Đợi cũng là một người đàn ông tốt của gia đình. Và để trở thành người chồng, người cha tốt hay người thành đạt, tôi nghĩ đấy là… ơn vợ.

Bùi Chát tại triển lãm “Xổ hết đón Tết” 1/2025

Trở lại với Bùi Chát, tôi thấy cũng có phần giống Lý Đợi khi ông nhà thơ không bao giờ đúng hẹn này lấy vợ. Thơ thì cứ thơ nhưng vẫn phải lo kiếm tiền. Nhưng Bùi Chát làm gì cũng lỗ. Mở quán café lỗ. Buôn bán đồ sứ lỗ. Xuất bản sách (Domino) lỗ. Chỉ khi Bùi Chát không biết làm gì nữa, nhất là trong mùa dịch Covid, cậu ấy bèn vẽ tranh, mới tạm là thu hồi vốn. Hơn thế, trong tương lai hứa hẹn cũng sẽ thành đại gia. Biết đâu được khi tranh của Bùi Chát đã có những nhà sưu tập tìm đến.

Tôi vẫn đùa, Bùi Chát sinh ra để nổi tiếng. Thật vậy, Bùi Chát làm gì cũng nổi tiếng, từ làm thơ rác đến tham gia phong trào tranh đấu cho dân chủ, làm sách cấm rồi vẽ tranh. Ngay cuộc triển lãm đầu tiên, dù cuối cùng không bán được bức nào, nhưng cuộc triển lãm ấy đã vang dội ra ngoài biên giới Việt Nam, chỉ bởi nhà nước đòi tiêu huỷ những tác phẩm của cậu ấy. Lý do thật đơn giản, cuộc triển lãm không xin phép. Mà không xin phép để in sách hay triển lãm thì với đám ngoài luồng như chúng tôi vẫn là bình thường xưa nay. Nhưng chính nhà nước đã giúp Bùi Chát từ “lỡ bước sa chân” trở thành “danh hoạ”. Cậu ấy hào hứng đến độ đã tung ra hơn chục cuộc trưng bày chỉ trong vòng 2 năm. Trong số ấy, có lẽ cũng lần đầu tiên, tranh nghệ thuật được cân ký bán, sỉ và lẻ, một phá cách rất Bùi Chát.

Thế thì Sài Gòn không vui sao được.

(24/1/2025)

Tại triển lãm “Xổ hết đón Tết” 1/2025