Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2025

Lúa nước

Phong Âm

 

Sóng nước mênh mông, nước đẫm bùn lại cắn lấy sữa non trên ngọn đòng đòng trổ bông!

 

Lụt rồi, ai ngờ sẽ lụt.

Nước sông mấy bữa trước hãy còn ngấp nghé bên hòn đảo, thường đôi người chăn bò trên đê vẫn nhảy qua bãi cỏ xuống gò đất nổi giữa sông, chẳng để làm gì, hoặc theo thói quen hoặc để nhìn lên đám trẻ đang bày trò rủ nhau ùa xuống chỗ nước cạn, có gì đâu chỉ là chúng muốn nhặt vài hòn sỏi nhỏ rồi thò chân xuống nước quẫy tung tóe mà sao trong đôi mắt đen láy tự dưng nghịch ngợm hẳn lên, cong cong thành hình con chuồn chuồn nhỏ đạp nước. Con chuồn chuồn nhỏ vừa thò chân được xuống mặt nước, chợt giật nảy mình bật về phía không trung, những chiếc chân bỏng ran từ vô định của nó đã chạm đến bọng khí mát lạnh, lại chạm đến mặt nước phẳng lặng… nước, mát rượi, nó không hề biết rằng có một loại phép lặp không thuộc về ô ký ức đã giúp nó giữ trọn được sự thích thú ban đầu, cong cong lưng con chuồn chuồn đạp nước, đạp nước và hướng ánh nhìn về lũ trẻ trên triền đê – những đứa trẻ giấu đôi bàn chân trong chiếc giày đặt trên nền cát xém nắng. Bữa nay người chăn bò về sớm, trên hòn đảo nổi không còn ai, những đôi giày tưởng chừng sẽ bị bỏ lại… bầu không nén chặt để vẩn lên lớp âm thanh mỏng manh của tiếng chuồn chuồn con đạp nước. Chuồn chuồn ngoái nhìn, lặng chờ đợi. Những đứa trẻ ngồi lại rủ tai nhau, chúng nhìn về dòng sông rồi kể đôi ba câu chuyện truyền từ bà sang mẹ: “Có đấy, mẹ tớ bảo rằng họ là tiếng dẫn dụ của dòng sông”, “Ừ, chúng mình về đi, nay chẳng có người lớn”. Con chuồn chuồn ngỡ ngàng, thân thể cong cong dần duỗi thẳng song song bề mặt phẳng lặng, như thể đánh mất niềm tin yêu trong sáng, đôi mắt đen tròn cúi nhìn xuống mặt nước, nó thấy mình đã quay đầu về phía bờ bụi, thấy bóng dáng của những đứa trẻ trong chiều nhạt nhòa dần xa khỏi bóng nó, bóng nó cũng dần xa tan biến trong lẻ loi đã trôi trên mặt nước xa dần khỏi cái bóng chẳng thể gọi tên.

Chiều hôm ấy, trên hòn đảo nhỏ không người, gió từ trên đê thổi xuống mang đôi hạt bụi chạm đến dòng sông. Đàn cá mương con lấp lánh bơi chậm rãi đến trong suốt, vài con quên đàn đứng sững lại dạt vào ven bờ mớn ngọn rêu non, có con luồn vào khe đá để rồi mắc kẹp tại đó, nó nhìn thấy những con cá cuối cùng đang bơi thẳng xa dần về phía con đò trống dưới khóm tre. Con cá mương cố lắc nhẹ cái đuôi, chợt nhận ra cạnh rìa mang đã mất vài chiếc vảy, máu – cùng cơn đau – loang trong dòng nước nhanh chóng được rửa trôi. Chưa bao giờ nó thấy buồn đến thế, cả thân thể lại rung rinh, nó không còn hỏi dòng nước “có phải tôi vô hình hay không”, nó chỉ nhìn về phía đàn cá rồi quay sang nhìn lớp đá đóng chặt hòn đảo, có ngọn cỏ non theo dòng chảy êm dịu đưa mát rượi đến vết thương, mơn man thành nhịp điệu mà nó tưởng chừng như bản thân đã quên lãng, nó chợt hỏi dòng sông “sao không mênh mông đến vô tình”. Quẫy đuôi thật mạnh hất ngọn cỏ đập vào đá tảng, nó lắc được một bên người lui lại rồi thoát hẳn ra. Con cá nhỏ nhìn về phía bụi tre, lại nhìn xuống thân thể trong suốt đã trôi đi, có bóng đen bé nhỏ đang xa dần, xa dần khỏi bóng hòn đảo chiều chếnh choáng.

Êm ả, nỗi cô đơn êm ả, êm ả buổi chiều tà.

Chiều hôm ấy từ đám mây xanh xám nhạt màu đã rụng xuống vài hạt mưa, vài hạt mưa thấm lên đôi ba cánh diều bóng, mưa đập giọt lại vỡ giọt tràn trên cánh mong manh của loài vật vờ bị cô gái bỏ quên ngoài ô cửa sổ. Loài vật vờ đơn độc, rũ rũ tấm thân để hạt mưa mắc trên cánh lấp lánh trôi tuội xuống cái đuôi mảnh khảnh cong cong, loài vật vờ dịch chuyển giật lùi rồi đáp lại, bám dính trên tấm kính chớm ướt. Cơn mưa kỳ lạ, như thể mưa bóng mây chẳng vương chút nào buồn bực, từ loài vật vờ đã bò lên nửa phần tấm kính cho đến chiếc diều lao cùng cơn gió vút lên cao dong cánh xé tảng mây trắng ngà cho đứt sợi đều đã biến mất vào lòng trời thăm thẳm xanh. Trời vẫn còn mưa, rơi xuống đám cỏ dại không thành tiếng, lấp tấm bề mặt lá non, xanh quá cơn mưa cuối chiều chưa thể tạo thành nhịp điệu rung lắc hàng rào cây gấu đắng. Chưa ngừng lại cơn mưa bóng mây, giọt lấm tấm ủ lấy làn nước mát lạnh xoa dịu ngày hè tháng 6 vẫn chưa có chút biến chuyển. Từ cỏ đến cây, phủ xuống lớp đất khô, vũng trâu lầy nứt nẻ… đều lặng thinh chờ đợi, chúng ngoái nhìn đám mây xám trôi nhanh về phía khoảng trời xanh, tất cả đều thất vọng, cỏ thì thào với cây, đất khô thì thầm với vũng lầy trâu nứt nẻ. Đến bao giờ được tắm ướt, được rung lắc, được mát lạnh và được đong đầy.

- Mưa mà chẳng chút biến đổi. Cỏ cố ngóc đầu nói.

Lá từ trên cao đáp xuống lời cỏ. - Tệ quá cỏ ơi, mưa gì mà bầu trời lên sắc quá, cứ tươi mới và ngày một đẹp hơn.

Đất khô cằn hô ứng theo lời của cây mà than vãn. - Kia kìa các bạn ơi sau đám mây xám, ánh hoàng hôn đang tỏa sáng, mây tưởng như tan biến nay trên vầng dương kia đã hóa thành hình thù con gấu nhìn về phương xa nơi nó trôi đến thách thức. Tức quá.

Vũng lầy trâu nín lặng, nó thấy có con người đứng trên triền đê ngắm nhìn qua bờ bãi xuống đến dòng sông. Quay sang nhìn các bạn, vũng lầy lên tiếng “Có cô gái trong ô cửa sổ đang ngoái đầu về phía xa, xă xăm quá sao giống như cô đang đứng trên triền đê nhìn từ chúng ta về phía dòng sông.”

- Dòng sông nào. Cỏ cuống quýt hỏi.

- Trên khoảng trời xanh kia và đám mây xám xịt, vẫn còn mưa thế mà người qua đường chẳng che ô. Cỏ, lá và đất ơi, giá như tôi được đong đầy, giá như chúng ta được chìm trong dòng nước mát lạnh sau chuỗi ngày khô hanh thì tốt biết bao, giá như dòng sông kia với chúng ta trở thành một thì cô gái kia có thể từ trên ô cửa sổ hoặc triền đê nhìn thấy được cả quá khứ và hiện tại hòa lẫn băng qua khoảng ranh giới thời gian.

- Lũ mây xám đâu rồi. - Lá hỏi vội.

- Mặt đất nhìn lên bầu trời đáp giọng gấp gáp. - Tan biến rồi.

- Khoảng sáng xanh ấy thật lạ thường. - Cả lũ cùng thốt lên, rồi nín lặng tìm kiếm thanh âm của tiếng mưa.

*

Êm ả, cơn mưa chiều êm ả.

Trời rặn ho rồi đẩy được vài tiếng sấm. Sự sống còn đang say giấc, ở đâu cũng vậy. Chẳng chút khác cỏ dại, người ngồi trong ô cửa sổ nhìn ra ngoài cơn mưa, người ngồi trên thềm cửa sổ ngoái nhìn cơn mưa. Phía ngoài dòng sông đã xuất hiện vầng sáng lạ, nghe rõ hơn tiếp mưa gõ lộp độp xuống mái tôn, rồi mưa lại lặng thinh trên mái ngói, thoáng hồi, mưa lớt phớt băng qua đồng đêm ngát hương, bông đòng đòng vừa kịp nở hoa, từ lớp vỏ non rung lắc từng chùm đốm li ti trắng, mưa chưa chạm tới mặt đất. Lũ ếch nhái nhảy lên trên những bờ ruộng, gió hay là bầu không thoáng rung động hơi thở nàng đông, giữa đêm tháng sáu thấm lên cóc nhái, bong tróc, ớn lạnh. Ngoài đê, trong gian nhà mái ngói có đôi vợ chồng già còn thức, họ thủ thỉ với nhau về tuổi xế chiều: “Ông đừng đóng cửa sổ, mưa nhỏ không hắt tới đâu, chắc mẩm chút nữa là tạnh. Lâu lắm rồi mới thấy dễ chịu như vậy, nhẹ người, lạnh, nghe chừng chỉ chút nữa mình mẩy lại đau nhức nhưng vẫn hơn cái cảm giác bức bối như kiến lửa bò trong từng thớ thịt, tháng 6, chừng tháng 6”. Ông lão không nhìn sang bà vợ, kéo tấm chăn phủ lên bộ ngực gầy gò, ông ho một tràng dài, ho như thể tắc thở, luồng khí lạnh tựa làn bụi bẩn đi vào khí quản như một liều thuốc mê say, ông rít lấy một làn hơi thở, lại ho, tiếng ho như âm vọng rỗng tuếch ứa tràn.

Mưa cả đêm, cơn mưa hiền hòa, mà sáng hôm sau đôi vợ chồng già đi ngang qua dòng sông đã thấy nước đục ngầu lại dâng hẳn lên vài tấc. Trời còn mưa nhưng không thấy lạnh mà thoáng đãng dễ chịu lạ thường, đi trên triền đê chỉ có hai người lom khom đón lấy cơn mưa trong khoảng mong chờ quá lâu mới thấm ướt áo. “Như mưa phùn ấy nhỉ, chắc lai dai thêm mấy ngày nữa đấy”, “Bà nhìn xem, có khi nào trời giấu người mưa không, dưới đồng đã nổi nước, đất ăn no rồi đấy”. “Ừ, mình về thôi, thôi chào cơn mưa như loại thuốc tiên của tuổi già, tôi về đây”. Bà lão đưa tay ra sau đỡ tấm lưng, tay kia vịn vào vai ông lão bước xuống con đường trở về nhà.

- So với mình ông trời đúng là đãng trí quá, đãng trí thật rồi, có mấy đứa con mà gọi tùm lum hết cả lên.

- Rồi thì mình cũng thế thôi, chúng ta đều cỗi dần theo thời gian.

Nhìn qua ô cửa sổ đã kịp đóng lại, tâm hồn già bỏ quên ngoài cơn mưa, ngẩn ngơ nhìn đôi hình bóng nhòa mờ phía trong. Phẳng lặng ngủ quên trên cành ổi, khó có thể nhận thấy những biến đổi lan tỏa từ từ chậm rãi nơi màn mưa mong manh trên thinh không đáp xuống ngọn xanh cho đến chùm lá già gân guốc.

Quá trưa trời vẫn mưa, từng hạt li ti nhưng nhìn kỹ thì thấy rõ mưa đáp mưa mau hơn, bà lão trằn trọc mãi, hết xoay người sang bên trái lại lật ngược sang phải, chưa tìm được chút dễ chịu, đôi vai nhức mỏi chỉ muốn gãy gập, chân trái co lên co xuống buồn bực không tài nào ngủ được. Đôi lúc như vậy bà oán trách ông lão nhiều hơn là sự thay đổi của thời tiết “Sao lão ngủ ngon thế, đến khổ” không nỡ khua người chồng dậy bóp chân, bà lão càng thêm cáu bẳn với chính mình.

Thõng chân xuống đất, loanh quanh ngoài hiên vắng, bà ngồi xuống thềm cửa xoa xoa bụng chân nhão nhoét, đau đến mức giận người mà dùi tay đấm mạnh xuống vài cái, nhưng mỗi lần lực mạnh giáng xuống thẩm thấu qua lớp cơ đến tận xương thì cũng dội lại đôi vai đang cố gồng gánh cánh tay nhức mỏi cơn đau bù trừ. “Chẳng ra làm sao, cứ tự mình làm khổ mình, khổ cái thân tôi quá”. Nhìn về phía cơn mưa, bà ao ước làn mát lạnh sẽ ướm lên tấm thân mà cả đời cày cuốc trên cánh đồng, chạm xuống làn da khô nứt rồi lan những đốt xương hỏng hóc và cuối cùng thấm vào từng thớ thịt của bà sự sống tươi mới, như chữa lành hoặc tái sinh. “Mềm dẻo như cây lúa rồi cũng khúc khuỷu từng đốt giòn rụm đấy thôi, lũ trẻ cứ thế mà bẻ làm ống hút rồi nghịch đủ trò, mình cũng từng là một đứa trẻ, và rồi mình đã già bằng chính sự bù trừ ấy”. Quay vào trong nhà lấy khăn ướt chườm lên hai bụng chân, bà lão ngắm nhìn cơn mưa, bà không đoán chừng xem nó sẽ kéo dài đến bao giờ, hiện tại, lặng đi hoặc quên đi, cơ thể bà phần nào đã có được chút dễ chịu.

Chập choạng tối bà trở lại gường nghỉ, ông lão ngồi bên cạnh nắn bóp hai bụng chân, họ vừa trò chuyện vừa nhìn về phía cơn mưa. “Người ta bảo giã gừng cho vào rượu xoa lên chân là đỡ, sao bà không làm thử, hay để tôi pha cho ít nặn lên xem có đỡ không, chứ thế này tối sao mà ngủ”. “Toàn mẹo thôi, chả ăn thua đâu”. “Thì cứ thử xem, biết đâu nóng lên tí lại đỡ”. Bà lão không nói thêm, chỉ lật người trở lại rồi nhắm mắt chờ đợi giấc ngủ thoáng qua, bên ngoài cửa sổ trời còn mưa, đã ướt hết cả tấm kính, trên cây mít già không còn chiếc lá lấp ló nào giữ được bề mặt khô ráo, mắt ông lão nheo lại nhìn về phía thân cây ướt át, mưa leo lắt cả ngày u sầu “Ừ thì mưa, mà thực cô đơn, linh hồn tôi đứng dưới gốc cây không thể đón lấy được một giọt nước, từ linh hồn tôi nghe được âm thanh vang vọng mãi xa xăm lại cũng nghe thấy âm thanh vọng lại đóng cục đông cứng dưới chân, nặng trĩu, chờ đợi mưa. Nỗi cô đơn năm nào vẫn vậy, trên cánh đồng lớp lông tơ ngăn cách hạt lúa với gió và nắng xuân, chỉ chờ đợi thêm cơn mưa, nhưng chưa sao chạm tới. Ôi nỗi cô đơn, càng về già con người lại càng cô đơn với thời gian và chính mình.”

Đêm ấy trời còn mưa, mưa chậm rãi, từng nốt trầm lặng của dòng tâm sự người già, gõ xuống mái ngói dòng hợp âm đến tận cùng vô thanh và trống rỗng. Trên cánh đồng, mưa vỡ thành từng dòng nhỏ lăn trên tấm lá lúa chao đảo có khi gặp nhau nơi thân cây cứng cáp, có khi vỡ xuống bề mặt trong suốt lấp lửng chớm đến nền xi măng, rung lắc ngọn cỏ dại rồi nuốt chửng trong dòng dạ vũ, cũng chẳng thành thanh âm cứ dâng lên tràn xuống bao bọc hết thảy sự vật trên cánh đồng.

Sáng sớm của ngày hôm sau, trời dứt hẳn cơn mưa, đôi vợ chồng già từ ngưỡng cửa bước lom khom lên triền đê, cùng một số người kịp dậy sớm ngắm nhìn cánh đồng, chẳng còn sự im lặng, từ dãy người đổ lên nhau tiếng than thở, trước mặt họ trắng xóa một dòng sông. Có ai ngờ được đâu mưa thoáng qua buổi hôm đã bất ngờ để lại cơn lũ. “Chắc mưa trên thượng nguồn lớn đấy, nước đổ về mới thành ra thế này”. “Khổ thật lúa vừa trổ bông, lại được năm mất mùa, còn gặt hái gì nữa lúa lép hết cả rồi”. “Thôi kệ chứ biết làm thế nào, lũ trẻ tha hồ mà thích, nhớ cái năm rồng năm rắn, năm nào con nước cũng to, tụi trẻ nhà tôi thích lắm, tội cái là sợ giun, sợ giun chỗ mé nước mà vẫn rình trốn bố mẹ ra ngoài lội, rồi kéo xe đạp ra nhắm nghiền mắt cứ thế mà lao đi. Giờ lớn rồi, nó vẫn thường nhắc tôi về trận lụt nhỏ năm xưa. Chúng nó thuộc về thế hệ khác, ông cụ nhà tôi lớn lên trong trận hồng thủy năm bảy mốt nên rất sợ, chỉ cần thấy nước bên sông mấp mé lên bờ ruộng là ca trời đói ăn chết”. “Giờ đỡ được hơn phần nào nhưng vẫn khổ đấy, nhà nông mình cả năm quanh quẩn mấy sào ruộng, nước vào trời cho nước sớm ra. Chứ bảo đong gạo, thôi đỡ được khoản nào hay khoản đấy, còn lợn gà nữa lấy gì mà ăn”.

- Ừ thì lo được ích gì.

Đôi vợ chồng già còn đứng lại trên triền đê, họ nhìn xuống cánh đồng trắng toát. Ông lão thấy giữa đồng mọc lên một cây lúa, hạt to như cái thuyền nan vỡ ra lớp vỏ vàng để lộ da thịt trắng phau phau cứ thế bay lên khỏi cánh đồng rồi vỡ thành từng hạt nhỏ ti tràn từ triền đê xuống trôi nổi trên dòng lũ.

- Lúa thương người, cứ bỏ sức lao động ra chẳng bao giờ toi công.

Ngày hôm sau đôi vợ chồng lại lom khom chống gậy bước chậm rãi trên triền đê, nước rút sớm để lộ đòng đòng, mặt trời đã lên đóng vảy lớp bùn xám trên ngọn lúa bông. Ngày đầu tiên sau khi nước rút cả cánh đồng nồng lên mùi tanh của bùn, mùi khỉnh om của giun chết, nhiều người đứng trên triền đê nom xuống rồi thở phào nhẹ nhõm, họ dời đi chỉ để lại nụ cười mờ nhạt và còn đó bóng đôi người già lom khom dạo bước rồi trở về.

*

Cũng trong tháng ấy trận lụt vừa qua đi được mấy hôm thì trên ti vi lại báo bão đổ bộ, tuy không nằm trong mắt bão nhưng vẫn chịu ảnh hưởng hoàn lưu, sẽ có mưa lớn cục bộ ở một số địa phương, ở những vùng ấy bà con cần chú ý nguy cơ sạt lở, lũ lụt. Khoảng từ 4 giờ chiều cho đến 6-7 giờ tối loa phát thanh của thôn lại điểm tin thông báo tương tự vậy vài lần, người đi đồng về đã mệt mỏi, vừa ngửi mùi đỗ thối, lạc ủng trong bao tải chằng sau gác ba ga vừa nghĩ về mấy luống hoa màu nhổ dở dang, rồi trời lại mưa, lắm hoa màu đã hỏng hết, khéo đà này còn mấy sào lúa cũng chẳng vớt vát nổi chút gì.

Lời ca thán chưa dứt, trời lại quẳng xuống nón lá của người đàn bà một giọt mưa, “bộp” mưa vỡ ra lọt thỏm giữa không gian mênh mông, trên nền tàn tích của mưa thay vì sự chờ mong đã có cái gì đó thay đổi. Bầy cuốc lủi luồn lách dưới gốc lúa quấn bùn, chẳng có con đầu đàn, chúng tách nhau, đuổi theo nhau tựa như gọi nhau trong gấp gáp, chúng đang tản mát khắp nơi náo loạn tiếng trở về, con cuốc lủi non nhảy lên thân lúa nhưng mãi chẳng thể đáp tới bầu trời. Người đàn bà đổ dồn sức lực đạp chiếc xe lên con dốc dời khỏi cánh đồng nhưng đạp mãi chẳng thể vượt lên, tựa như trôi tuột xuống bà ta thấy mình lọt thẳm vào cánh đồng khi chiếc xe đã dịch chuyển được lên đoạn vòng.

Trời chưa mưa ngay, chững lại một khoảng chìm lặng trong lòng không gian rồi từ khắp tứ phía những luồng gió xé rách nhau, điên loạn lao về phía hàng tre bên sông, xé toạc chính mình gió cắt qua sự sống, đám lá già luồn lách trong thân tre, lá khô, lá non bay lả tả, chợt ngưng hẳn, lá chao đảo giữa thinh không. Bão dông vừa nổi lên thì lắng hẳn xuống, chẳng ai nói với ai lời nào cuối chiều hôm ấy đứng trên triền đê nhìn xuống cánh đồng cho đến dãy núi xa họ đều ngẩn người trước chút sáng đỏ hiếm muộn của ánh mặt trời hệt như mắc ma sắp phun trào trên đỉnh ngọn núi, choạng vạng trườn dài vào bóng chiều, vài người đàn bà của cánh đồng trở về muộn, dáng người trầm tĩnh đạp nặng trên chiếc xe chở cỏ, họ ngang qua nhau và nối đuôi nhau lăn bánh trên con đường tối chập choạng, nhìn lên lối trở về, giữa lưng chừng con dốc ánh mắt họ tắt qua chút tàn dư le lói đằng xa, người đàn bà rùng mình cảm tưởng rõ sự nén chặt của không khí thành từng cục, sợ nhất là biết rõ nó vô hình nhưng tự bản thân lại có thể cảm nhận sự tồn tại của thứ vô hình chết người đó.

- Bão đấy, trời nổi ráng ghê quá, ráng mỡ chó, các cụ bảo cấm sai mỡ gà thì gió mỡ chó thì mưa.

- Lúa sữa đang vào hạt, trận bão lần này không biết rồi sẽ đến đâu.

Bóng tối kéo lê theo vết bánh xe lăn trên con đường trở về, những người đàn ông đàn bà sau bữa cơm tối lặng lẽ về phòng. Trời chưa nổi dông, bữa nay đứa trẻ không cần bịt tai trốn trong góc tối lo sợ, cả anh trai nó cũng vậy cứ trầm lặng ngồi trên bàn làm việc nhìn ra ngoài cửa sổ, tận hưởng cảm giác bầu khí quyển nén chặt lại. Tiếng cãi vã quen thuộc lại vang lên, nặng nề trong vòng xoáy vô hình. Chẳng biết vì sao, hình như là thiếu thốn, hoặc mất mùa, hoặc là tính cách của lớp người làm nông ngoại năm mươi, sáu mươi... cũng chẳng biết tại sao nhưng hình như đứa trẻ đã lớn đến tuổi lập gia đình, hoặc những đứa con muộn đều mang trong mình ám ảnh về cuộc cãi vã. Ở xóm nhỏ, suốt một dải nhà mái ngói nhìn ra sông, tiếng cãi vã có khi vang lên cùng nhau, có khi đan xen, cũng có khi truyền từ nhà này sang nhà kia và chưa bao giờ có hồi kết. Bỗng hôm nay đón đợi trước cơn dông, những đứa trẻ như thể cuốn theo tiếng chửi, chưa bao giờ chúng thấy thân quen đến thế

Tất thảy run sợ trên đời

Đều mỉm cười đứng đợi trước bão dông

Trước bão dông mọi sự đều im lặng, gần đến canh hai tiếng chửi bới cũng trầm xuống mà lặng thinh, gió nổi lên quần xuống mái ngói rồi lao vù đến vườn keo già phía xa, túm lấy nắm lá bẻ gãy những cành con ẻo lả, trước là quẳng xuống lớp tôn, sau lại kéo cành già cứng cáp, xen lẫn trong tiếng tre đập vào nhau lách cách, có tiếng kêu răng rắc vang trong gió, chếnh choáng dưới ánh đèn đêm hắt từ ngôi nhà xa, có thể lờ mờ thấy thân cây đổ nghiêng… rồi vụt... không còn chút ánh sáng, thanh âm bão nén sâu trước đó nay xoáy hẳn lên. Rền thành tiếng sấm, tiếng gió từ trên cao xô sầm sập vào cánh cửa, đôi vợ chồng còn chưa ngủ, bốn mắt nhìn sâu vào bóng đêm.

Trời quẳng đạn mưa, rào rào... kênh nước đổ ào ào xuống mái tôn, mưa hắt nghiêng, làn mưa trắng xóa dập dềnh từng dải sóng trong biển mưa đêm.

Nằm trong căn nhà mái ngói, nghe tiếng mưa, người vợ càng thêm cáu bẳn, ngột ngạt, cuộc đời bà sao lại chua chát đến thế. Dịch người xoay nghiêng, tay bà vô tình chạm phải cánh tay duỗi thẳng của người đàn ông, cảm giác bức bối dâng lên bó buộc hai cuộc đời, vào những đêm mưa sau ngày hè oi bức, hợp âm của trận cãi vã vẫn còn văng vẳng bên trong, những người đàn bà hiền lành đã lao động cả một ngày dài mệt mỏi thấy trong trái tim ứa tràn sức sống chỉ muốn quẫy tung đạp đổ bốn bức tường bí bách để lao ra ngoài cơn mưa. Mưa rơi vồn vã, cũng có người đàn bà thấy mình đi lang thang ngoài kia, nhưng bởi mất điện tối quá nên không biết hình dáng khom khổ ướt đẫm đó là giấc mơ hay thực tại. Bà kêu la ú ớ, giãy đạp rồi lên từng cơn co giật. Tiếng mưa bao trùm cả không gian, người chồng vốn nằm quay lưng về phía vợ nay xoay hẳn người lại đưa bàn tay chai sạn lên vuốt ve mái tóc đã mai một bởi sương hôm. - Thôi! Ngủ đi.

Không biết người vợ có nghe thấy không, giọng nói trầm lặng lẫn trong tiếng quát nạt của trời đất. Mưa bắn giọt vỡ thủy tinh trong đêm, không biết nó có nhìn thấy không, người đàn bà đã bước vào giấc ngủ, ngày mai khi tỉnh giấc đôi vợ chồng không còn nhìn nhau bằng gương mặt cau có.

Có hay chăng thảy mọi cuộc tranh cãi

Đều theo dông bão tan biến mãi nơi xa

Sáng hôm sau trời vẫn còn mưa, mưa như trút nước, đôi vợ chồng đã cùng nhau ngồi trầm lặng trước sân nhìn gió bão trút lá cây sấu sầu muộn xuống mái tôn. Từ mái tôn mưa hất lá vương vãi khắp sân. Đứa con nhỏ vừa tỉnh giấc, nó vội vào trong nhà cầm ô chạy ra bên ngoài, đầu tiên nó nán lại chỗ tháp nước nhỏ vệ cổng, rồi chạy ùa đến bên hàng lăn tăn đang nhảy nhót, mưa bắn giọt mà không sao thỏa mong ước được chạm lên nhau của đám cây con. Nhặt từng giọt tí tách, đứa trẻ đón nước mưa trườn trên đôi bàn chân để trần của nó, mưa xối từ những căn nhà ra con đường nhỏ bắt vào nhau đan cài thành hình thoi, thành mảnh lưới những hình thoi, và cuối cùng thành dòng suối trong suốt của tuổi thơ nó. Quá chiều mưa vẫn chưa tạnh, mà dường như thêm phần dữ dội hơn, đôi vợ chồng đội áo mưa ra bên ngoài xem nước.

- Củi trôi nhiều quá.

-Ngã chết dấp đấy. – Người chồng đáp lại.

- Ừ, chỉ bảo thế thôi, nhiều thật, thành từng bãi, xưa là tranh nhau ra vớt đấy. Mà nước đã lên trên cả cái hủm rồi, khéo mưa hết ngày nay là lụt mất.

- Lụt hả mẹ. – Đứa con nhỏ hỏi không ngừng. – Nước lên trên cái hủm cá bò rồi hả mẹ. Nó lại hỏi. – Thế này chắc lụt mất. – Hai mắt nó sáng lên nhìn về cơn mưa thích thú.

- Lại muốn mưa thêm mấy hôm hả? –Mẹ nó hỏi lại. - Lũ thì mất ăn thôi con.

Lũ đến thật, mãi đầu chiều ngày hôm sau mới ngớt mưa, trời nổi gió nhẹ, những ngọn gió mát lạnh quạt vào trái tim chiều đứng lặng trên đê. Cánh đồng trắng màu, nó và dòng sông đã hòa vào nhau thành một. Đứa trẻ chạy quanh thích thú, nó lay lay đôi bàn tay mẹ hỏi: “Sông to hay sông nhỏ mẹ nhỉ?”.

Cũng bởi lòng sông nhỏ quá mà nước tràn lên bờ, đến khi nước lên bờ rồi thì rõ sông to ra bao nhiêu, sông cũng muốn bành trướng như người. Mọi thứ đều theo lẽ tự nhiên và lẽ tự nhiên thì chẳng có bất cứ quy luật nào. Ấy bởi cứ nhìn vào sự thay đổi mà đánh giá, thành thử không kịp nhận ra buổi chiều hôm ấy chẳng còn nỗi sợ.

- Thôi, đằng nào năm nay cũng mất mùa rồi, trời mưa thêm cả mấy hôm cũng được. Coi như trời cho không kỳ nghỉ sang vụ.

- Ôi dào, mấy bà loanh quanh xó nhà nói chả ra đâu vào đâu cả.

Cái tính đàn bà trong câu chuyện kể về những người khó ưa, cứ chửi ra chửi vào thì là tính đàn bà đấy thôi. Nhưng tính đàn bà không phải chỉ có trong người phụ nữ. Những buổi chiều văng vẳng hai bên bờ sông tiếng chó sủa, tiếng gà gáy và tiếng trẻ con nô đùa, người ta nghe thấy tiếng đàn bà từ bên kia vọng đến lại từ bên này vọng sang, như thể đã va đập âm thanh nơi dòng sông, sóng nước không hiền hòa ôm chúng cuốn đi mà cứ đưa đẩy dội cho tiếng vang trở về. Mà khéo cái dòng sông tách biệt hẳn ra nó đem trả tính đàn bà cho người đàn ông rồi vuốt ve bà vợ đang lúi húi quét dọn bằng làn hơi mát lạnh. Cũng có khi dòng sông hoàn trả tiếng chửi thuộc về người đàn bà rồi quay ngoắt về phía người đàn ông trầm tĩnh đang ngồi hút điếu thuốc lào, và nó xoay chiếc lá vương trên mặt đất rồi trở lại đón tiếng vang mới tràn ra từ bờ kia sông. Buổi nay không còn âm vang đó nữa, khi bé nhỏ dòng sông thấy mình có tất cả, khi mênh mang tất cả trong nó cũng mênh mang dãn ra và biến mất hoặc lặng thinh, đó là điểm mới lạ của làng quê sau cơn bão.

- Tẹo bà gỡ lưới rồi rủ thêm mấy chị nhà bên nữa, tôi đi gọi vài người lấy thuyền chút sẽ ra đồng kiếm ít cá. Lũ này trắm cỏ thường bơi vào ruộng lúa. Trời đền bù cho người đấy.

Trời đền bù cho người đấy! Tiếng vọng vang mãi xa, những người đàn ông trên chiếc thuyền ghe trải lưới xuống những thửa ruộng mênh mông nước, lưới đánh cá chìm dần mắc lại trên bông đòng đòng căng mọng. Thuyền vừa trôi đi, đã nghe ra tiếng cá quẫy dưới ruộng, khi thuyền trở lại kéo lưới lên thấy thưa thớt mấy con cá rô phi, thỉnh thoảng được vài con rô đồng, một vài con cá mương, cá bò, cá trôi, cá vền cũng được mấy con, chép thì rất nhiều chắc từ ao nhà ai ra, giăng lưới lần hai lần ba, lùa cá theo tiếng gõ rồi cũng được hai ba con trắm cỏ. Trong lòng thuyền tiếng cá quẫy nước, những con cá căng bóng, họ nhìn dòng sông đã phủ kín ngọn lúa, bông đòng đòng đang vào hạt lại thêm được một lần ủ mình.

Ngày thứ hai kể từ khi nước rút, lớp bùn bám trên bông lúa bắt đầu nứt vỡ trước chùm nắng mới, nước đọng dưới ruộng mắc lại lưng chừng giữa thân cây nhưng thoảng lên mùi tanh thanh mát nhẹ. Không còn tiếng chặt cá kí cốp của ngày hôm qua, mọi thứ đang thu nhỏ dần về lối sống thường ngày, cơn bão ra đi để lại một loại cảm giác trống trải di chứng của khoảng thời gian mọi thứ được giãn căng ra, biến mất nay lại hiện hình nhăn nheo. Đồng chiều tỏa hương, đôi vợ chồng trong căn nhà ba gian đã ngừng lại sự im lặng, họ trò chuyện, họ gắt gỏng rồi lại trò chuyện.

*

Nổi trên nền trời đường vân của núi đậm màu, chiều ấy không biết, chiều còn nắng nhợt nhạt tắt qua dãy núi. Tấm màn nắng trắng màu lơ lửng cho sự vật vươn lên và rõ ràng hơn nhưng cũng bởi sự lưng chừng của nắng lại khiến sự vật nhạt nhòa, biến ảo và khác lạ. Những ngày nắng trắng núi hóa thành một với bầu trời, chiều ấy nắng trắng cho núi nổi màu lam chàm hiện rõ đường vân trên khoảng trời thoáng đãng. Chiều ấy không buồn vì nhiều điều lạ lẫm, cánh đồng đã nổi nước, sóng nước bàng bạc của trận mưa đêm qua và đoán chừng sẽ tràn đến vài ngày sau. Chỉ còn chàng trai và chiếc xe đạp chếnh choáng trên đê chiều, chàng mới từ thành phố trở về, chàng đang mải tìm đợi một linh hồn đứng nhìn xuống cánh đồng cho đến dòng sông, đó là linh hồn lặng thinh ngâm nga bài thơ chẳng vương nỗi niềm ủ đột nhưng trong tiếng ngân lại có âm sắc của chiều quê buồn, buồn đến mức trái tim náo nức, sự náo nức nửa chừng phải đứt đoạn cho lòng người ứa tràn tàn dư náo nức, buồn đến nỗi không còn thèm náo nức nữa, linh hồn ấy hóa phẳng lì lao xuống cánh đồng cho đến dòng nước bàng bạc, mênh mông. Còn gì buồn hơn thế nữa, linh hồn không ngoái đầu nhìn lại, lắng nghe âm sắc của quê trong tiếng ve chiều, tiếng sáo diều, tiếng chim lạc, tiếng nghé con gọi mẹ… linh hồn ngồi trên triền đê đã ngoái đầu nhìn lại, chốn trở về ngay sau lưng nhưng thấy lạ lẫm đến đau nhói.

Thổi theo chiều gió hay kéo theo chiều mây, chàng đứng trên đê hay đứng nơi điểm cuối cùng của vực thẳm sâu hun hút. Một cảm giác chực chờ tưởng như ngã xuống hoặc tinh thần của chàng sẽ lao xuống để tiếp nối một ý niệm về trạng thái bay tự do, chàng – con người đang đối mặt với sự tồn tại của chính mình trong ô không gian, một ô không gian không nắp đậy để chàng được ngước lên nhìn và một ô không gian sâu hút đặt trước mép bờ vực nơi chàng thực hiện sự phóng thích.

Nhìn về tứ phía tầng không gian chùm lên tầng không gian hoàn toàn méo xệch, trời đất đang oằn mình trong im lặng, chiều mây hệt như từ cuối chân trời phóng đến đang tích tụ hoặc thai nghén trong nó sự quái dị nào đó – những chiều mây nén mình. Chàng trai tựa như vô hình, chỉ thấy bóng người và âm thanh của tiếng xích xe đạp mắc vào vòng đĩa quay, rõ là sự hoàn hảo có thể thỏa mãn, khỏa lấp ánh mắt vô hồn của chàng ta, vậy mà thật kỳ lạ sự đau đớn của thính lực lại khiến chàng chới với, chao đảo hệt như chiếc kim đồng hồ rung lắc trong vòng quay tròn trịa. Và chiếc kim đồng hồ sẽ rơi xuống nhưng chẳng thể thoát khỏi không gian và thời gian. Lúc này chỉ còn sự dồn nén và câm lặng đến mức chàng phải giật mình – quên đi một nhịp thở.

Thật mênh mang, sâu thẳm và hẹp hòi. Câu trả lời không ở đâu xa, tìm về nương mình trong chính cảm quan chiều giữa hai khoảng tách biệt thật dễ chịu, ngươi đã sống qua những chiều trong phố thị ra sao, hiện tại trên cánh đồng chiều không còn giống như dấu chấm khiến con người lọt thỏm trong nó. Hóa ra là vậy, câu chuyện cuộc đời vẫn luôn như thế. Tôi sẽ lại dời đi!

Cả bầu trời đổ sập, mây. Gió quần từ cuối chân trời dập trên cánh đồng rồi lao vút lên tầng không, gió lãng quên đi sự gom góp đồng thời cũng đã quên đi sự mênh mang tràn trên triền đê chiều. Bóng người xoay chuyển cùng chiều gió thổi, bỏ lại phía sau người biết đó là tiếng gió rít hệt âm gào khóc của đám trẻ sơ sinh… nhưng chỉ là tiếng gió rít… khi người trở lại một đôi cò trắng đã gãy cánh trong gió, ngược chiều hun hút người đi về phía khoảng trống đầu đoạn đường.

Dưới cánh đồng cuốc lủi gọi vợ trở về tổ, xa dần con cuốc nhỏ không sao nhảy từ đám cỏ khô nổi lềnh bềnh xuống dòng nước, lũ đã lên trên cánh đồng nước mấp mé đoạn đường trục. Con cuốc lủi vẫn gọi vợ về tổ, không thảm thiết, không đứt đoạn, tiếng gọi trở thành ám ảnh day dứt lặn xuống dòng lũ – mất hút. Còn một nhánh cỏ chỉ ống mọc lơ thơ vệ đường, ngọn cỏ chỉ no nước tựa như héo rũ bởi nắng, mang theo lác đác vài lá cỏ chỉ cũng đã quắt queo lại nhọn hoắt, mong manh. Thêm một chút nữa thôi chàng cũng tựa như cỏ chìm nghỉm trong nước. Không còn con đường chia đôi cánh đồng, từ đê qua khoảng trống trắng hướng về phía làn ranh giới mờ ảo nơi đoạn đường vòng nhìn về phía làng, nếu như được đứng ở nơi ấy có lẽ chàng cũng sẽ lảo đảo ngã xuống dòng lũ dù cho chập chùng phía xa núi vẫn nhấp nhô đội lên thảy ngọn sóng.

Khoảng trống trắng hay sóng nước mênh mông?

Suốt dải đê bên vệ nước cỏ đan cỏ trùm kín lớp đất bạc màu, xanh mơn mởn sự sống nhỏ nhoi lặng vô hình, lặng bất diệt. Những bước chân sóng đôi của chàng trai nghiêng ngả trên bề mặt bị bỏ sót “đó phải là làn giáp ranh” – chàng thầm nghĩ.

- Ta dạo bước, giá như chính ta có thể hóa thành ranh giới. – Khi quay đầu lại, giữa lưng chừng núi xanh, dòng nước bàng bạc và cỏ non mơn mởn, chàng giữ lấy sự trầm mặc, cơn lũ sẽ biến tất cả trở thành làn giáp ranh.

- Chính ta cũng có thể trở thành ranh giới, khi đoạn đường kia bị nhấn chìm. – Chàng tự nhủ, vẩn lên chút day dứt trong chàng lúc này ứa tràn cảm giác về sự mơ hồ –một sự mơ hồ nào đó đã tàng ẩn quá lâu trong tiềm thức về kẻ ra đi và người trở lại. Nhưng giữa chúng còn là khoảng trống, một sự chờ, sự trú ngụ không thể lí giải – câu trở lời của hiện tại - chàng.

Ranh giới hay sự kết nối?

Nếu như ranh giới cũng là sự kết nối? Chàng mỉm cười dang rộng hai tay cố đón lấy bầu trời, gom dông bão nhồi nhét vào khoảng trống của sự cô độc. Cơn lũ vẫn chưa xói mòn tâm hồn chàng, ký ức lúc này tựa như lớp váng nhạt nhòa trôi nổi trên sóng nước, không thể hoàn trả cũng không thể biến mất. Và chàng không nhắc mình bước xuống dòng lũ đang chảy xiết, không chờ đợi, phía cuối con đường cả thân thể của chàng sẽ chìm trong nước.

Cuốn theo ngọn gió trẻ trung, chàng phân tách lại tiếp tục rong đuổi, đôi chân trần nhớp nháp bùn men theo triền bờ cỏ nhưng không còn sự dò tìm, chàng để mặc cho mình sẩy bước, hướng về làng linh hồn nước đang thu nhận những mảnh vụn rơi rớt từ khoảng trống không mà linh hồn trần trụi của chàng rũ bỏ. Liệu có phải ta bị ám ảnh bởi câu chuyện của sự thay đổi hay không? Nhưng là câu chuyện nào?

Đoạn nước dẫn vào lối đi giữa cánh đồng có lẽ là đoạn nước chảy xiết nhất, nơi ấy có thể dễ dàng đánh chìm một chiếc thuyền nan. Hai cây cau già từ sớm đã bị bẻ gãy, thỉnh thoảng có xoáy nước nhai lồm nhồm cho thân cây nhấp nhô, chàng thấy đôi dép của mình trôi tuột vào trong miệng nước không răng – miệng nước rỗng toác, nó cứ thoắt ẩn thoắt hiện như chơi trò ú tim… hình như có một ai đó… đang chới với… biến mất. Chàng nuốt nước bọt, cố phóng mắt ra xa nhìn cho thật rõ, không có thứ gì hết, trên dòng mênh mênh thỉnh thoảng trôi nổi vài bè rác.

- Có khi nào đó chính là linh hồn của ta. – Linh hồn của chính chàng ta, đang quẫy trên sóng nước nhưng không ánh lên lớp vảy bạc, linh hồn của chính chàng ta, đang ngủ yên trong dòng chảy nhưng không nổi lên bọng bong bóng, linh hồn chính chàng không thể nhận biết.

Từ sóng nước sinh ra một người con gái, nàng là đứa con của cả quá khứ và tương lai, tương lai của một quá khứ mà chàng từng sống. Người con gái ấy trắng tinh, bùn đất bọc lúa bông đang đắp thành da thịt cho nàng.

Con người có phải không đều từ bùn đất hình thành, từ bùn đất mà sinh trưởng. Nàng đến từ đâu? Câu trả lời có lẽ cũng sẽ mơ hồ như vậy.

Dòng sông xô bùn lên trên cánh đồng… sao thương đau. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, người ta đưa mắt theo nhau nhìn sóng nước xô ngược chiều lũ nối đuôi chiếc ca-nô cứu trợ vào làng, cả làng mênh mông nước. Lưng chừng thân cau, trông xa tắp tít lưng chừng dải nhà cao tầng. Mưa rả rích suốt đêm. Mưa, đêm, cơn lũ, chàng thấy một bóng người thanh niên đi ngược lên tòa tháp nước và đặt trên sự cô đơn heo hút ấy một ngọn đèn bất động. Sau đó chàng thấy trong ánh mắt người thanh niên sự thả rơi, tõm, không còn thấy gì nữa. Ngoài cửa sổ mưa như đàn thiêu thân lao xuống từ chùm đèn đường sáng vàng. Kiếp người lại được trôi nổi, một dải người ẩn trong những ngôi nhà ven sông, họ tựa lưng vào bóng tối và nhìn ra mảnh vàng lấp lóa mắc kẹt giữa khoảng bóng vàng héo hắt của dòng lũ ngậm bùn non.

Ngày thứ tư họ bảo sẽ là đỉnh điểm của cơn lũ, đêm qua trên cầu Gia Bẩy mực nước bắt đầu hạ, cao hơn mức báo động III chừng 16cm. Ngày thứ tư, sóng nước nhai cỏ ọp ẹp rìa đê, miệng nước cuốn nhau rời đi rồi cuốn nhau quay lại chực chờ quanh khu mộ lẻ bóng chim non rã cánh rơi xuống, tựa như đám chim én chí chóe nhau – bầy chim hoảng loạn dập cánh, đập cánh, đập cánh bay – bay lên cánh chim chới với. Chàng không còn đi nữa, cũng không còn thấy mình quay trở về làng, mênh mông một dòng lũ, mong manh bóng người đàn ông đàn bà lội nước, rồi họ lặng chờ bước vào khoảng trống sâu thẳm ngả nghiêng trên con lũ. Đêm đen, họ sẽ thấy ngôi nhà trôi ra giữa sông, trời lại mưa rả rích, chớm đêm thứ tư nước vẫn trên báo động III, theo thông báo của trạm thủy văn đê mực nước hiện tại cao hơn mức báo động 35cm. Không thể ngủ, đêm rớt trong mưa, liệu có phải sóng nước ngoài kia khiến cảm quan của người phần nào bị khuếch đại đến mức đôi bàn tay chạm trên tấm kính vọng từ khung cửa sổ ra chùm đèn đường – đôi bàn tay người mất sức, run lên bần bật bởi sự nhỏ nhoi, đôi bàn tay người đã thấm nước trắng bợt và nhăn nheo, mưa chùm xuống nó ngàn vết mưa bay bay, những vết hằn trong suốt in lên da thịt. Dòng lũ, mênh mông nước tựa như không còn bến bờ, là sông hay biển, sao vàng hạnh, đến bao giờ mới chịu hoàn trả? Cánh chim lảo đảo trên khoảng mộ trống, còn vài ba phân nữa cả mộ ông, mộ bà cũng sẽ giữ lấy một chút bùn non cho tất cả, khi ấy cánh chim non mỏi mòn biết đậu lại ở đâu… cứ không ngừng đâng lên… dòng lũ leo lên ngọn cây lay lắt. Mênh mông… mong manh, cay xè.

Đã có thể lội nước trở về, chiều tàn ngày thứ năm người bám theo người trở về làng và cũng có đôi người từ làng trở lại triền đê. Nước rút chậm, chỗ sâu nhất chớm vai người, xô theo lớp bùn vàng sức người cũng đã cạn, nhấp nhô trên mặt nước chàng chỉ muốn ngã xuống dòng lũ trôi đi, sông vẫn nán lại lan ra tứ phía nom như lấp lửng cả dưới chân dãy núi mãi xa. Chỗ nước sâu nhất dòng chảy như mơn man da thịt, loáng màu ngậm lưng chừng một sắc xanh trong veo. Hình như là chùm đèn trên đê đưa lại cảm giác ấy, những dòng kẻ ánh sáng loang vàng lóng lánh trên gợn sóng vô hình. Đã quá chiều!

Bóng tối từ sâu thẳm, từ sau lưng bò đến hiện tại, không biết. Có người mẹ gọi con khàn cổ họng và hôm nay là một đêm rằm buồn sâu thẳm. Treo trên ngọn cau, cánh chim non là con cò trắng không tìm được chốn nương đậu đã chao đảo, con cò trắng cố bám lấy đọt vàng nhưng rồi vẫn ngã xuống cứ theo người trôi đi, chàng nhìn những chới với xa dần, nhỏ bé… sinh mệnh ấy nhìn thấy bóng đêm giữ trọn một lùm cây dày chi chít, đan mắc vào nhau như tấm lưới của người đánh cá… chàng nhìn qua sinh mệnh ấy thấy một con nước mênh mông, sáng vàng từ triền đê tràn xuống ngắn ngủi, nhạt nhòa. Sao không ngoái đầu nhìn lại, chàng sẽ thấy gì, cánh chim non mắc lại trong lùm cây và làng, ngôi của chàng chìm trong dòng lũ, đen ngòm, câm lặng.

Cay xè, chàng thấy mình như đang tận hưởng khung cảnh ấy đồng thời cũng đau đớn bởi sự tận hưởng bất đắc dĩ ấy. Sóng bước cùng sự tồn tại của làn giáp ranh, chàng xé nước mà đi, lao như điên cuồng khỏi suy nghĩ trốn chạy một ánh nhìn, một cái ngoái đầu và một ý niệm về người con gái sinh ra từ nước, bùn đất và sữa gạo nàng sẽ không bao giờ thoát dòng lũ, một con lũ tràn lên đê…

Chiều người con gái nghiêng mình vớt lấy dòng nước thấm ướt đôi gót chân nứt nẻ, nàng nhìn từ tảng đá bên sông về phía người đàn ông đàn bà đang hớt lấy ngọn lúa bỏ vào chiếc bao cũ, bóng chiều lảng bảng người đàn ông khoác bao tải lửng lúa bông bước lên con đường đất. Trời chiều lao xuống dòng sông, đồng nâu vảng mùi tanh tưởi, của thứ bùn non, của lớp lúa ngậm nước, của xác gia cầm thối rữa… nàng lại vuốt nước lên đôi bàn chân. Khi thoát dòng lũ nước lên làn đường chàng vẫn nhớ rõ cảm tưởng đôi chân nhẹ bẫng dường như đã tuột mất. Nàng và chàng, chẳng có một sự định danh nào, hai cá thể người tái hợp trong không gian nhưng rõ ràng sẽ chẳng bao giờ gặp nhau.

Nước trở lại dòng sông, nước chẳng bao giờ trở lại dòng sông cũng chẳng phải sông thu mình nhỏ lại. Trả về cho dòng sông, trên cánh đồng tanh tưởi khỉnh mùi.

Như thể được trả về cho dòng sông!

Hóa ra không phải ngày một, ngày hai, hay ngày thứ ba nữa, đồng chiều tỏa hương, thu phảng phất, bầy chim chà-pen hẹn nhau trở về. Chúng bứt lấy mầm mạ non rồi liệng cánh qua tầng lúa héo khô vút lên bầu trời. Chàng nhìn về phía người con gái, nàng ở bên dòng sông vẫn vớt nước chà lên đôi gót chân nứt nẻ và rồi nàng biến mất trên cánh đồng mùa thu.

*****

Gió thổi trên triền đê, gió tràn xuống đôi bàn chân người quệt bước nơi nền đất khô hanh, nắng trưa không còn bỏng rát. Bụi bám theo dấu chân thổi lên không trung, bụi là bùn đất, là phù sa sông, là lớp lông áo ngoài hạt thóc, bụi lấm tấm trên lớp da người mẩn đỏ. Chiều! Chút sắc tà dương hắt qua cánh tay đen sạm, óng ánh giọt mồ hôi lăn trên lớp bụi vàng thấm vào đất. Người biến mất!

Người đứng trầm ngâm trên hòn đảo nổi giữa sông, người cúi nhìn bùn đóng vảy trên lớp cỏ non ven bờ, bùn cướp đi sự sống đồng thời cũng bao bộc chu toàn cho sự sống bất diệt. Bất chợt người kêu lên, “Sắp rồi, sắp vỡ ra sự xanh mơn mởn”, vỡ trên ngọn cây, trên đám cỏ và trên đầm lầy trâu nứt toác. Nuốt cục nước bọt, cổ họng người nóng ran, đầu óc bừng bừng choáng váng, người nghiêng mình ngả từ hòn đảo xuống dòng sông, trước khi dời điểm tựa người thấy mình có tất thảy. Lớp bụi cắn trên da thịt râm ran, lớp bụi không thấm nước, nhưng thật lạ vẫn cảm tưởng rõ sự mát lạnh của dòng sông đang thấm vào từng thớ thịt.

Chiều, trên hòn đảo nổi đứng lại một bóng người!