Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2025

Bầy diệc ở Hoàng Sa – Bất tri vong quốc hận

 BẦY DIỆC Ở HOÀNG SA[1]

Ngô Mai Phong


Họ đứng như bầy diệc

Bị chôn chân giữa dải đá ngầm

Bốn mặt sóng đen rầm chiến hạm


Những con diệc không thể bay

Không có chỗ ẩn nấp

Những con diệc lặng băng như ngọn cờ tuẫn tiết


Buổi sáng ấy chỉ mẹ tôi nhìn thấy

Có đàn chim đẫm máu về trời

Hai mươi năm Hoàng Sa thành Tây Sa


Hà Nội chiều nay thanh bình thế

Triệu Vi hát trên truyền hình

“Thu thủy vô ngân * –

Nước mùa thu không vết dấu”


Ghi chú: * Lời một bài hát trong phim “Kinh hoa yên vân” do Triệu Vi – diễn viên và ca sĩ nổi tiếng của Trung Quốc thể hiện.


“BẤT TRI VONG QUỐC HẬN”

Hoàng Dũng

Hà Nội chiều nay thanh bình” như xưa quân Tuỳ Văn Đế đánh vào tới kinh đô, mà vua quan không ai biết nước đang mất. Trần Hậu Chủ vẫn còn say tuý luý với mỹ nhân và quần thần trên lầu Ỷ Kết, vẫn ca hát, đắm đuối với khúc “Hậu đình hoa” tình tứ. Đỗ Mục cảm thán trong bài “Bạc Tần Hoài”:

Thương nữ bất tri vong quốc hận, / Cách giang do xướng Hậu đình hoa

Các chiến sĩ ngã xuống dưới làn đạn giặc xâm lược, mà chẳng ai hay, trừ người mẹ: “Buổi sáng ấy, chỉ mẹ tôi nhìn thấy / Có đàn chim đẫm máu về trời”. Xưa tiếng hát “bất tri vong quốc hận” cất lên từ con dân của nước bị chiếm đóng đã nhói tim thì nay, qua lời bài hát trong phim “Kinh hoa yên vân”, một ý nghĩ xót xa làm buốt óc: sự hy sinh của các chiến sĩ chỉ là “thu thủy vô ngân”, không để lại vết dấu gì trong nước thu; còn đau đớn hơn lời thơ Đỗ Mục vì đó là bài hát trong bộ phim Trung Quốc, do diễn viên và ca sĩ của Trung Quốc trình bày, tức của bọn xâm lược, véo von ngay trên đài truyền hình Việt Nam. “Hai mươi năm Hoàng Sa thành Tây Sa” – Đã xong rồi ư?!


[1] Nguồn: FB Võ Mai Nhung