Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Thành thật với tự do

Thái Hạo

Theo thói quen của mồm, người ta vẫn thường nhắc đến hai chữ “tự do” như một khao khát, một đòi hỏi; nhưng nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy rằng hầu hết đều sợ hãi tự do. Cảm giác đi một mình khiến đường xa hơn, chân mỏi hơn, lòng hoang mang hơn... Đi một mình có thể còn khiến người ta phát điên. Rất khó để tách mình ra khỏi đám đông.

Người ta, bằng cách dựa dẫm vào truyền thống, vào hình mẫu thành công, vào con mắt của tha nhân, dần tự hiến tế mình khi nào không hay. Tại sao phải là những chiếc túi hàng hiệu chứ không phải là một cái giỏ nan? Tại sao phải là “nhà lầu xe hơi” mà không phải là nhà tranh vách đất? Tại sao phải bằng cấp mà không phải là một công việc yêu thích, tại sao phải hội viên mà không một mình? V.v.

Nhà văn và nghệ sĩ nói chung, vốn vẫn được coi là những người tự do nhất trong tư tưởng, nhưng tại sao mỗi năm lại có tới 900 người nộp đơn xin vô HNV dù biết “tỉ lệ chọi” là 1/15? Không vô hội thì không viết văn được hay viết sẽ không hay? Vô hội để làm gì khi trước những vấn đề nhức nhối của chính cái giới và hội mình thì đành phải im lặng? Rõ ràng, cái danh xưng mới là thứ quan trọng nhất chứ không phải tự do.

Cứ thành thật mà nhìn và nói, thì tự do là một gánh nặng mà chẳng mấy ai muốn sở hữu cả. Người ta chỉ nói cho sang mồm thế thôi, chứ trao tự do cho họ, có khi sẽ phải nhận lấy oán trách. Sâu xa mà xét, người ta tìm kiếm sự an toàn, chứ không phải tự do. Tự do chỉ là việc của mồm.

Con chim sợ hãi nhất là khi tập bay, và biết bay rồi nó vẫn bay trong bầy. Trong khi bay, dù đang hót những tiếng ngợi ca tự do nhưng chỉ cần phát hiện ra mình đã lạc khỏi đàn, nó lập tức hoảng hốt, và chuyển từ tiếng hót sang tiếng kêu thảm thiết.

Không mấy ai dám sống như mình nghĩ cả. Vì sống tự do đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm. Không quả núi nào nặng hơn việc phải tự mang vác cái đầu của mình. Thành ra, ta thấy đồng phục khắp nơi.

Lại thành thật mà nói, không nên ham hố tự do, vì không phải ai cũng đủ sức mang vác nó. Tự do là một thứ khổ hình, không hay hớm gì đâu! Cho nên, cũng hãy thành thật, cứ mãi kiễng chân lên mà sống sẽ rất mỏi. Đánh mất tự do hoặc không dám sống tự do đã là một nỗi khổ, thêm tự dối mình nữa thì là cái khổ tự chuốc lấy. Từ chỗ hèn nhát (rất đáng được cảm thông một cách chính đáng) đến chỗ trở thành một diễn viên sắm vai “chiến sĩ tự do” trong một vở kịch tưởng tượng do chính mình soạn ra, thế chẳng phải uổng phí lắm cái cuộc đời vốn ngắn ngủi này sao?

T. H