Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

Phan Khôi làm bài thơ chữ Hán tặng sư Viên Thành trụ trì chùa Ba La Mật khi nào

Phan Nam Sinh

Vào ngày 4 tháng 12 năm 2023, tôi viết xong bài Gian nan con đường tìm về với bài thơ chữ Hán Phan Khôi tặng sư Viên Thành, đăng trên Văn Việt. Vào thời điểm đó, tôi vẫn chưa xác định được là bài thơ được viết vào thời điểm nào, chỉ tạm đoán định là trong quãng thời gian từ năm 1914 tới năm 1918.

Thời gian gần đây, nhờ được xem bài Ghi thực về đại lễ Nam Giao của Phan Khôi, đăng tạp chí Nam phong, số 10 tháng 4 năm 1918 (nguyên văn chữ Hán, được bà Phạm Ngọc Lan dịch sang quốc ngữ, in trong cuốn Phan Khôi, tác phẩm đăng báo, năm 1917-1924 do nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn) thì được biết:

- Ngày 9 tháng 2 theo lịch An Nam, Phan Khôi với tư cách là đặc phái viên cùng với ông chủ bút tạp chí Nam phong là Phạm Quỳnh đến Huế.

- Chiều ngày 11, dạo xem khắp Giao đàn và kể lại khá tỉ mỉ cảnh quan và những hoạt động đang diễn ra ở đây.

- Ngày 12. Buổi sáng, lúc 8 giờ chứng kiến cảnh Hoàng thượng ngự giá đến Trai cung. Buổi chiều, xem cảnh quan khâm mệnh đại thần vâng sắc chỉ dẫn theo viên quan bồi tế đến tế thử ở tại Giao đàn. Đêm đến, chứng kiến cảnh Giao đàn lửa đèn rực rỡ chiếu sáng, xa trông giống như một cõi thiên quốc, cách con người không xa vậy.

- Ngày 13. Từ 2 giờ 40 phút tới quãng 4 giờ rưỡi sáng, quan sát, chứng kiến cảnh các quan chuẩn bị để Hoàng thượng bước vào lễ tế chính thức. Trình tự, quang cảnh lễ tế diễn ra như thế nào đã được Phan Khôi kể lại rất tỉ mỉ.

Lại thấy trong bài Tạp ghi ở kinh đô, mục "Tra Am chủ" của Phan Khôi, đăng tạp chí Nam phong số 10, tháng 4 năm 1918 (nguyên văn chữ Hán, do bà Phạm Ngọc Lan dịch sang quốc ngữ, cũng in trong cuốn sách nói trên) Phan Khôi kể lại buổi gặp gỡ giữa ông, bạn ông với Thượng nhân Tra Am, đại lược như sau:

Một đêm trước ngày ký giả về Bắc, ký giả tới thăm một người bạn. Trên bàn của bạn, ký giả nhặt được một tờ giấy có bài thơ Độc Hồng lâu mộng ngẫu đắc. Ký giả đọc bài thơ thấy rất thích, vội hỏi người bạn. Bạn nói đấy là thơ của Viên Thành Thượng nhân mới sáng tác gần đây... Ký giả với bạn đến thăm Thượng nhân. Cuộc gặp gỡ giữa chủ và khách diễn ra rất thân tình. Những câu hỏi về Phật thuyết và về văn thơ của khách đều được chủ nhân giải đáp một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, khiến khách phải hết lời thán phục!

Vậy là đã rõ! Kết hợp những gì đã biết, ta có thể khẳng định mà không sợ sai rằng: Phan Khôi viết bài thơ chữ Hán tặng sư Viên Thành vào thời gian ông cùng chủ bút Nam phong Phạm Quỳnh từ Hà Nội vào Huế để dự lễ Tế giao. Cụ thể là vào hai ngày mười bốn hay rằm tháng hai âm lịch năm Mậu Ngọ, tức ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 4 năm 1918.

Tôi đăng bài này lên Văn Việt nhằm để bổ sung, cải chính những gì tôi đã đăng trên Văn Việt trước đây.

9-9-2024