Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

Lẫm liệt Nguyên Ngọc

Lê Đức Dục

Một người đã sống giữa Tây Nguyên những ngày cơ cực đói muối đói cơm, sống với những người dân dùng cung nỏ đánh lại súng đạn, rồi từ đó dài theo cuộc trường chinh của đất nước cho đến hôm nay, qua ngót nghét thế kỷ.

Người ta có thể tính được sức công phá của mọi loại đạn bom, nhưng làm sao tính được sức công phá của tùy bút “Đường chúng ta đi” in khổ nhỏ như bàn tay được người lính bỏ vào ba lô như kinh nhật tụng trong trận chiến sinh tử, từ trang kinh ấy đã tiếp cho người lính bao nhiêu “doping”?

Những trang viết của nhà văn Nguyên Ngọc luôn luôn được bảo chứng bởi sinh mệnh của chính ông giữa bom đạn chiến trường dằng dặc, bảo chứng bằng cả vô vàn thương tích từ chính niềm tin yêu đời ông kỳ vọng đặt vào.

Nguyên Ngọc từng có một bài viết rất hay về “Những người khổng lồ” – những người Việt cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã in dấu lên lịch sử dân tộc với nguồn cảm hứng vĩnh cửu.

Nhưng nhìn lại gần một thế kỷ qua, từ một nhà văn, tới tầm vóc của một nhà văn hóa, Nguyên Ngọc cũng là một người khổng lồ hiếm hoi như thế của thời đại chúng ta.

Sứ mệnh mà xứ sở này trao cho ông không chỉ là tạo nên sức công phá từ "Đất nước đứng lên", từ "Đường chúng ta đi".

Sứ mệnh lớn hơn của ông là những gì chúng ta may mắn nhận được từ ông trong vài thập niên gần đây, đó là giữ gìn chút niềm tin hiếm hoi sau bao nhiêu sập đổ và tha hóa, đúng nghĩa “gìn vàng giữ NGỌC cho hay/ cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”.

Những niềm tin rơi rụng dần, may sao "của tin còn một chút này" là ông.

Nguyên Ngọc đã sống lẫm liệt.

Kính yêu ông, sự rực rỡ lẫm liệt!

Cầu mong cho ông được thấy giấc mơ của mình thành hiện thực!