Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO NHÀ BÁO HUY ĐỨC

This image has an empty alt attribute; its file name is image-57.png 

Ngày 24 tháng 9 năm 2024

Kính gửi:

Ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước

Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng

Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội

Nhà báo Huy Đức, tức công dân Trương Huy San, đã bị công an bắt giam ngày 1.6.2024 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 331 của Bộ luật Hình sự.

Chúng tôi thấy rằng:

Tất cả các bài viết của nhà báo Huy Đức từ trước đến nay, đặc biệt giai đoạn 2000-2024, đều tập trung chống tiêu cực, chống tham nhũng. Ông luôn là người ủng hộ mạnh mẽ và nhất quán cho những cải cách của Đảng và chính phủ. Ông chưa bao giờ ủng hộ bạo lực hoặc lật đổ chính quyền. Sự chỉ trích của ông về tình trạng tham nhũng và sự độc đoán là những chỉ trích ôn hoà, không câu chữ nào nói xấu bôi nhọ cá nhân hay chế độ. Do đó hoàn toàn không có cái gọi là “xâm phạm lợi ích của Nhà nước.”

Bộ sách Bên thắng cuộc dù có gây tranh cãi nhưng đó là cuốn sử chỉ nói sự thật, không nói gì ngoài sự thật. Cuốn sách đó giúp cho chính quyền và các nhà làm sử nhìn lại một giai đoạn Đất nước một cách chính xác, từ đó rút ra nhiều bài học nhằm đưa Đất nước đến một tương lai Hoà Bình - Giàu Mạnh - Hạnh Phúc. Do đó không thể coi Bên thắng cuộc là “xâm phạm lợi ích của Nhà nước.”

Sinh ra trong một gia đình cách mạng, Huy Đức là một người yêu nước và là một cựu chiến binh được nhiều khen thưởng. Ông là một người lính đã phục vụ đất nước một cách xuất sắc trong các cuộc chiến chống lại quân xâm lược Trung Quốc và Khmer Đỏ. Bốn năm trở lại đây, 2020-2024. Huy Đức là người chủ trương chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa xây hàng chục nhà tình nghĩa cho thương binh và thân nhân liệt sĩ. Đồng thời chủ trương chương trình VARS: Góp Một Cây Để Có Rừng nhằm khôi phục các vùng rừng bị phá trong chiến tranh, trước mắt là vùng rừng đầu nguồn Sông Gianh, rất được dân chúng ca ngợi và ủng hộ.

Vì những lý do trên chúng tôi khẩn thiết kiến nghị trả tự do cho nhà báo Huy Đức. Việc trả tự do cho nhà báo Huy Đức là bằng chứng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất Việt Nam là một nước tôn trọng mọi chính kiến và bảo vệ các phản biện của mọi công dân và trí thức vì một đất nước tự do và giàu mạnh.

Xin vào địa chỉ sau để ký tên: https://chng.it/TRgvF8BGcX

ĐỒNG KÝ TÊN

  1. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội
  2. Tạ Duy Anh, nhà văn, Hà Nội
  3. Đỗ Thái Bình, kỹ sư, Sài Gòn
  4. Nguyễn Nguyệt Cầm, giảng viên, Đại học California tại Berkeley, Hoa Kỳ
  5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ Văn, Hà Nội
  6. Song Chi, nhà báo độc lập, Anh Quốc
  7. Nguyễn Trọng Chức, nhà báo, Sài Gòn
  8. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, Sài Gòn
  9. Nguyễn Chí Cư, Vũng Tàu
  10. Uông Ngọc Dậu, nhà báo, Thanh Hóa
  11. Đỗ Hoàng Diệu, nhà văn, Hoa Kỳ
  12. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn
  13. Nguyễn Duy, nhà thơ, Sài Gòn
  14. Nguyễn Hương Giang, nhân viên văn phòng, Hà Nội
  15. Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
  16. Lê Văn Hồng Hải, kỹ sư Tin học, Hoa Kỳ
  17. Phan Tấn Hải, nhà báo, California, Hoa Kỳ
  18. Trần Hạnh, dịch giả, Hoa Kỳ
  19. Alec Holcombe, Giáo sư Lịch sử, Hoa Kỳ
  20. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh
  21. Trương Thị Huê, hưu trí, Sài Gòn
  22. Hoàng Hưng, nhà thơ - dịch giả, Sài Gòn
  23. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, Sài Gòn
  24. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội
  25. Thẩm Hoàng Long, cựu nhà giáo, Paris
  26. Trần Thuỳ Mai, nhà văn, Hoa Kỳ
  27. Trương Mạnh, cựu chiến binh, Sài Gòn
  28. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
  29. Đỗ Quang Nghĩa, kỹ sư, Đức
  30. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  31. Nguyễn Trâm Ngọc, nhà truyền thông, Sài Gòn
  32. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y Khoa, Australia
  33. Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu phê bình, Hà Nội
  34. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
  35. Phan Hoàng Oanh, TS hóa học, TP HCM
  36. Nguyễn Mai Oanh, Thạc sĩ Kinh tế Phát triển, Sài Gòn
  37. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
  38. Dạ Thảo Phương, nhà thơ, Đức
  39. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt
  40. Andre Menras-Hồ Cương Quyết, Pháp
  41. Kiều Hồng Sơn, nhà báo, Vinh
  42. Tô Lê Sơn, hưu trí, TP. HCM
  43. Hiếu Tân, dịch giả, Vũng Tàu
  44. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn
  45. Đặng Xuân Thảo, Giáo sư Tin học, Pháp
  46. Đỗ Ngọc Thống, PGS TS, Hà Nội
  47. Đoàn Ánh Thuận, nhà văn, Pháp
  48. Bùi Thanh Thủy, họa sĩ, Hoa Kỳ
  49. Nguyễn Thị Tịnh Thy, TS, Huế
  50. Phạm Anh Thư, nội trợ, Hà Nội
  51. Nguyễn Lê Tiến, kỹ sư, Hoa Kỳ
  52. Trịnh Y Thư, nhà thơ, dịch giả, California, Hoa Kỳ
  53. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn
  54. Nguyễn Đức Tùng, bác sĩ, nhà thơ, Canada
  55. Nguyễn Lệ Uyên, nhà văn, Bình Dương
  56. Ái Vân, ca sĩ, Hoa Kỳ
  57. Lê Thị Thấm Vân, nhà văn, Hoa Kỳ
  58. Trương Vấn, dịch giả, Texas, Hoa Kỳ
  59. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn
  60. Peter Zinoman, Giáo sư, Đại học California tại Berkeley, Hoa Kỳ