Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2024

Tưởng nhớ  nhà khoa học của nông dân

Tô Văn Trường Năm 1983, khi tôi đang theo học chương trình Master ở Viện Kỹ thuật Á Châu (AIT) Bangkok Thái Lan, lần đầu tiên được gặp mặt Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân cùng đi với ông Bảy Khai Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ đến thăm AIT. Từ đó, đến nay hai anh em gặp nhau hàng chục lần để bàn thảo về những công việc chung cùng quan tâm đến việc phát triển kinh tế xã hội của nước nhà, đặc biệt là lĩnh nông nghiệp. Mới đây nhất, GS Xuân nhắn tin đồng tình chia sẻ với tôi về quan điểm đánh giá kênh đào Funan Techo của Campuchia tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long, không ngờ đó là những thông tin cuối cùng của GS. Cây lúa Việt Nam vươn xa vạn dặm

Hình ảnh GS Võ Tòng Xuân và TS Tô Văn Trường đang khảo nghiệm cây lúa trong nhà lưới làm đối chứng tại Mange Bureh

Năm 2008, GSTS Võ Tòng Xuân “rủ rê” tôi cùng sang Sierra Leone tìm cách giúp quốc gia Tây Phi này thoát khỏi nạn thiếu lương thực sau nhiều năm chiến tranh thảm khốc. Đoàn chúng tôi có 3 người GSTS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Đại học An Giang, TS Tô Văn Trường Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, và KS. Đặng Minh Sơn Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư và Xây dựng quốc tế (ICIC) là người tài trợ kinh phí cho dự án thí điểm trồng lúa ở Sierra Leone. Tôi không bao giờ quên những ngày gian nan đó, vì được sống chung với người nông dân Tây Phi nghèo khổ, ở nơi nhà tạm, không có điện, không nước máy. Buổi trưa trời nóng, GS Xuân và chúng tôi chỉ mặc quần xà lỏn, cởi trần vừa ăn trưa, lấy tay đuổi ruồi, vừa bàn về các phương án thực thi trên đồng ruộng. Tôi vẫn nhớ tiếng cười nói hân hoan, reo hò vui sướng của dân làng khi đón nhận dòng nước mát từ sông được bơm lên từ trạm bơm dã chiến (thiết kế kiểu bè nổi vì dao động mực nước sông rất lớn) chảy vào cánh đồng thí nghiệm lúa. Rất đáng tự hào về truyền bá “văn minh lúa Việt” của GS Võ Tòng Xuân!

Hình ảnh thảo luận về phương án thiết kế vận hành công trình thủy lợi

Tầm nhìn về chính sách phát triển nông nghiệp Lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam hầu hết giống cây trồng mới của VN đều có nguồn gốc nước ngoài như lúa, sắn, đậu tương, cà phê, ngô...một số giống được khai thác trực tiếp, một số giống làm vật liệu di truyền để tạo ra giống mới. Các nước tạo rất nhiều điều kiện để các thành tựu trong nông nghiệp của nước ta được ứng dụng hiệu quả. Nhiều chuyên gia về nông nghiệp của Việt Nam được đào tạo, trưởng thành từ nước ngoài rồi về nước giúp phát triển nông nghiệp trong đó có cây lúa. Theo tôi hiểu mỗi giai đoạn phát triển có các nhu cầu khác nhau với hoàn cảnh lúc đó mà nhiều khi mình không hiểu rõ hết áp lực của người làm chính sách gặp phải. Trong giai đoạn cả nước còn thiếu ăn, phải nhập gạo và còn ăn độn bobo, khoai lang, khoai mì thay gạo, thì sản xuất nhiều gạo lúc đó là ưu tiên số 1. Chính ngay trong thời kỳ đó, GS Võ Tòng Xuân cũng đã cố gắng tìm cách giúp nông dân VN sản xuất gạo, chứ lúc đó chưa ai nói sản xuất nhiều gạo là sai lầm https://laodong.vn/xa-hoi/gs-ts-vo-tong-xuan-nguoi-gieo-trong-bat-tan-866704.ldo Trong lời tựa của cuốn sách hướng dẫn trồng lúa của IRRI soạn năm 1991 do nông trường sông Hậu xuất bản, GS Võ Tòng Xuân cũng đã viết: “Kính chúc bà con ta luôn luôn thành công với nghề trồng lúa trong thời đại mới”. Như vậy, khi nhu cầu lương thực chuyển từ giai đoạn thiếu ăn, lên ăn đủ, rồi ăn no, ăn đầy đủ dinh dưỡng, và ăn cho đúng an toàn thực phẩm đòi hỏi các chuyển biến rất lớn về nhận thức, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, cần các thay đổi về chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển từ cấp trung ương đến địa phương đến từng người nông dân và người tiêu thụ. Không kể các chuyển biến này phải phù hợp với phát triển các mặt khác về kinh tế xã hội, không phải chỉ trong nước, mà cả khi hội nhập giao thương với thị trường thế giới. Việt Nam không phải bị ám ảnh nạn đói năm 1945 mà do chính sách thời bao cấp, khiến thiếu lương thực tràn lan: "ngăn sông cấm chợ" để thực hiện "mỗi huyện là 1 pháo đài vững mạnh" (tự túc toàn bộ). Sau này, là ép chỉ tiêu tăng trưởng GDP, cấp trên và các địa phương sợ mất thành tích, ảnh hưởng đến phiếu bầu. Doanh nghiệp phụ trách khâu cuối cùng để tiêu thụ sản phẩm nhưng các ông lớn gặp nhiều khó khăn do cơ chế quốc doanh, nợ nần chồng chất. Thí dụ Vinafood, doanh nghiệp vừa nhỏ có cố gắng nhưng sức lực yếu, sự hỗ trợ của nhà nước không đáng kể. Kỹ sư Hồ Quang Cua làm được lúa giống thơm Sóc Trăng, được bình bầu là gạo ngon nhất thế giới. Gạo thơm này bán được giá cao nhưng qui mô nhỏ. Ngoài ra, để xây dựng uy tín thương hiệu nông sản thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là quan trong nhất phải tương thích với yêu cầu tiêu chuẩn các nước khác. Ngẫm suy, đúng là chúng ta cần giảm sản xuất gạo khi đã đủ an ninh lương thực, nhưng chuyển qua cây trồng, vật nuôi khác đâu phải dễ, nào là hạ tầng thủy lợi, chế biến, thị trường và quan trọng hơn cả là đào tạo nông dân, một việc không phải ngày 1 ngày 2. Hiện nay, lúa gạo đã chứng minh vai trò kinh tế-xã hội và chiến lược về lúa gạo là đúng: Giảm dần diện tích tại các vùng khó khăn và tăng tỉ lệ gạo chất lượng cao, đúng như tầm nhìn xa chiến lược của Gs Xuân. Muốn thay đổi một chính sách nông nghiệp, và cả một hệ thống canh tác dựa trên nền đất lúa, cần phải có thời gian. Việt Nam đã có chính sách liên kết bốn nhà trong nông nghiệp, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tiếp đó, lại có thêm 2 nhà nữa là nhà băng (ngân hàng) và nhà phân phối (nhà buôn) tham gia vào thành 6 nhà, kể cả người tiêu thụ càng ngày càng tích cực trong việc tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu đạt giá trị cao. Nếu ví nền kinh tế quốc dân của Việt Nam là một con tàu, thì nông nghiệp chính là cái thân tàu chịu tải trọng toàn bộ, các ngành khác được xem là máy, bánh lái, chân vịt, boong v.v... tất cả những cơ phận có tính năng chấp hành ấy chỉ vận hành hữu hiệu khi lộ trình hải hành đúng hướng nhờ vào một vật cỏn con ... đó là cái la bàn chuẩn hướng! Chuẩn hướng cho hải đồ của riêng con tàu của mình. Nếu nhìn rộng hơn, thì la bàn không chịu tác động của con người. Cái chính định hướng phát triển phải là bánh lái con tàu và “Người cầm lái”. Con người lái tàu không xác định rõ đích đi/điểm đến, mù mờ về mục tiêu, bàn mãi vẫn chưa thông (ví dụ như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) thì sẽ rất khó đưa đến vinh quang . Gắn bó với người nông dân Nông dân đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiều người gắn bó và thích nghe mỗi khi GS Võ Tòng Xuân nói chuyện với nhà nông. Gs Xuân quan niệm nông dân là lực lượng chủ lực trong tất cả các mặt trận, kể cả trong chiến tranh và thời bình. Trong chiến tranh, nông dân là hậu phương, con em họ (chủ yếu) là những người lính bảo vệ tổ quốc, họ hy sinh tính mạng, tài sản (phá nhà làm chướng ngại vật thời chống Pháp và bảo vệ, che chở lãnh đạo trong vùng tạm chiếm…). Trong thời bình, họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, giúp đất nước vẻ vang, nhờ thành tựu xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp. Do vậy, khi tổng kết nguyên nhân thành công của đổi mới trong nông nghiệp, nhiều người chỉ nói nhờ đổi mới với Chỉ thị 100 và Khoán 10, cởi trói (Nhưng ai trói để phải cởi chưa có lời giải), song có lẽ người cụ thể hóa chính sách đổi mới chính là người nông dân. Có lần GS Xuân đặt cho tôi câu hỏi: ‘Vì sao nông dân không ngóc đầu lên được’? Tôi bình luận được GS chia sẻ tán thành vì nông dân Việt Nam có 6 nỗi khổ nhất so với các tầng lớp khác trong xã hội. Một là hứng chịu thiên tai nhiều nhất do ở những vùng nguy cơ cao bởi các tác động xấu của thiên nhiên. Hai là họ được hưởng ít nhất các dịch vụ công như giao thông, truyền thông văn hóa xã hội. Ba là họ được hưởng ít nhất sự chăm lo của nhà nước về giáo dục và y tế nên tỷ lệ ít chữ và ốm yếu là cao nhất. Bốn là do năng suất lao động thấp và thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, không được đào tạo để trở thành nông dân chuyên nghiệp nên luôn luôn bị thiệt thòi bị ăn chặn từ vườn, ruộng, bến bãi ra đến chợ luôn vật lộn trong cái vòng luẩn quẩn được mùa - mất giá và được giá - mất mùa. Năm là mặc dù không đủ ăn nhưng họ vẫn phải nai lưng đóng thuế nuôi tầng lớp quan chức đông như ruồi và làm nhiệm vụ an ninh lương thực cho cả thế giới!? Sáu là sự bất công và thiếu công bằng với người nông dân. Ví dụ: Người thành phố được làm đường đến tận cửa nhà và họ còn chiếm luôn cả vỉa hè do Nhà nước làm, còn nông dân phải tự bỏ tiền làm đường thôn, xã, còn đôi chỗ được ưu tiên thì cũng là “Nhà nước và Nhân dân” cùng làm. Tương tự như vậy, bất công trong xây dựng mạng lưới điện, nước sinh hoạt (nông dân cũng phải tự bỏ tiền, hoặc phần lớn). Hỏi nông dân, chắc 100% số họ không muốn con cái họ làm nông dân, nhưng họ phải làm vì không có con đường khác thôi. GS Xuân tán thành và bổ sung thêm về sự bất công với nông nghiệp còn thể hiện ở quan điểm đầu tư của Nhà nước nhiều khi dựa vào đóng góp của nông nghiệp trong GDP. Nên nhớ rằng nông nghiệp đâu phải ngành kinh tế đơn thuần. Đó là ngành kinh tế song mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, đảm bảo an sinh và ổn định xã hội, nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế khác. Lời kết GS Võ Tòng Xuân đã đi xa..., di sản của ông, nhà nông học vì dân sẽ sống mãi trong lòng dân, đặc biệt là nông dân Nam bộ. Cầu mong hương hồn ông được thanh thản, sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng