Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

Trả lời giúp Phan Thúy Hà


Lê Học Lãnh Vân

Phan Thúy Hà đang làm một việc rất có ý nghĩa là hối hả ghi lại cuộc sống của các nhân chứng và nạn nhân “trong cuộc nội chiến chiến khốc liệt hai mươi năm” vì “ký ức phai dần và quỹ thời gian của họ không còn nhiều”. Cô bạn nhà văn ấy cho biết một người trẻ tên Co Ca hỏi cô về giặc Mỹ và giặc Pháp độc ác, Hà “nhờ các bác trả lời giúp”.

Dưới đây là gợi ý của tôi nhằm trả lời giúp Phan Thúy Hà.

=====================================

Cháu thân yêu ơi,

Bác hoan nghênh cháu đặt những câu hỏi. Thế hệ cháu và thế hệ bác cần những câu hỏi thảo luận, bàn bạc, tâm sự như vậy để các thế hệ được gần gũi nhau.

Cháu thắc mắc về giặc Pháp và giặc Mỹ. Lòng bác đau xót vì thế hệ bác đã làm gì, nói gì để cháu thắc mắc như vậy. Trong thời đại ngày nay mà để cháu đặt câu hỏi đó, bác tự thấy thế hệ mình có lỗi.

Cháu ạ, đúng như cháu nghĩ, Pháp là giặc trong con mắt người Việt Nam.

Sở dĩ có điều đó là vì người Việt thời đó, tức thế hệ ông, cha của bác đã chỉ thấy cảnh người Pháp ức hiếp, khinh khi người Việt chứ không thấy người Pháp đối xử văn minh và rộng lượng với người Việt.

Thế hệ ấy chỉ thấy hai người phụ nữ là bà Blanche Richel và Hélène Blanche, phu nhân và con gái của quan Toàn quyền Pháp Paul Doumer, đang rải tiền xuống đất cho người dân Việt lượm năm 1900 tại chùa Láng, chứ không thấy những công trình ông Paul Doumer, chồng và cha họ, đã làm cho Việt Nam. Bức ảnh ấy được đăng kèm theo bài viết này.

Tất nhiên, người Pháp chiếm nước ta là để khai thác thuộc địa. Nhưng không phải vì thế mà bỏ qua những đóng góp có thực của họ. Trong vòng năm năm, ông Paul Doumer đã xây nên các công trình huyền thoại ở Việt Nam như cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Trường Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn), cầu Hàm Rồng nối Bắc Trung kỳ với Bắc kỳ, cảng Hải Phòng. Hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương mà tới giờ dân ta vẫn còn dùng như hệ thống vận chuyển Bắc Nam hữu hiệu nhất. Ngoài những cơ sở hạ tầng giao thông, ông cũng để lại viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - EFEO, viện Pasteur Nha Trang, viện Địa chất, Địa lý, Nha Khí tượng Thủy văn, trường Đại học Y Hà Nội… những cơ sở nâng cao dân trí mang mục đích phát triển Việt Nam lâu dài. Ông cũng đặt nền móng pháp lý và xây dựng các thành phố Hải Phòng, Đà Lạt…

Cháu có biết đó là những công trình giao thông và khoa học, học thuật tiến bộ nhất của thời đó không? Chúng khiến Việt Nam trở thành vùng đất giàu đẹp và văn minh đương thời!

So sánh với những công trình tiện ích lớn lao cho người Việt mà ông Paul Doumer để lại, việc vợ, con gái của ông rải tiền xuống đất quá nhỏ bé. Nhưng người Việt chúng ta lại để cho sự việc bé nhỏ che lấp hoàn toàn các công trình vĩ đại kia!

Người Việt cũng không thấy các giá trị văn minh, khai minh mà người Pháp đem tới.

Chỉ cần so sánh cách Pháp cai trị Việt Nam với cách Việt Nam cai trị Cao Miên vài chục năm trước đó, dễ thấy nền cai trị của Pháp văn minh hơn của Việt Nam nhiều lần! Từ cách đối xử với Pháp trước kia và với Mỹ về sau, dân ta chỉ tìm khía cạnh dị biệt và gây phiền phức để khinh rẻ, hận thù, gây xung đột, không thấy điểm tương đồng và các giá trị người ta mang lại cho mình để quý trọng, thương yêu, hợp tác!

Nếu dân ta thấy những điều đó, nếu dân ta đừng để các bực bội nhỏ nhặt che lấp tầm nhìn xa rộng, che lấp các giá trị cao đẹp, biết đâu các cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia đã không xảy ra, nguyên khí Việt được giữ gìn nguyên vẹn phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc…

Ôi, càng nghĩ càng tiếc, cháu ạ!

Trong khi rất đồng cảm tấm lòng của thế hệ chống Pháp, bác vẫn muốn nói với cháu suy nghĩ tận đáy lòng, chia sẻ kinh nghiệm của vài thế hệ để mong thế hệ cháu nhìn ra và không bước vào con đường kém hiệu quả của ông cha! Kém hiệu quả vì sau khi đốt cháy nguồn lực xương sống của Tổ quốc giành được độc lập, Việt Nam nửa thế kỷ nay loay hoay trong vòng tụt hậu. Nếu so sánh với những gì ông Toàn quyền Pháp Paul Doumer làm trong vòng năm năm cho Việt Nam, những gì người Việt ta làm cho đất nước chúng ta trong vòng năm mươi năm nay hình như còn thua về với độ lớn và tầm dài hạn. Nước người chỉ hai muơi năm đã hóa rồng, nước ta năm mươi năm vẫn còn chậm tiến! Dòng tinh hoa về tài lực, trí lực tiếp tục bỏ nước đi tị nạn giáo dục, tị nạn tri thức, tị nạn giá trị đạo đức…

Các cháu thân yêu, không ít bạn bè bác lấy đất trời sông nước môi trường sống quê hương làm niềm vui thanh thản, lấy việc góp sức phát triển quốc gia làm hạnh phúc. Bác xin được kề vai cùng các cháu…

Bác tin rằng cuộc sống tốt đẹp nhất là sống bằng tấm lòng nhân hậu, trung thực, sống không tham vật chất ích kỷ, thấp hèn, sống không để quyền lợi phe nhóm, đảng phái che lấp Tổ quốc. Tuyệt đối không để lòng căm thù che lấp các giá trị cao đẹp nhân bản. Chỉ cần như vậy, bác tin các cháu sẽ phát triển cộng đồng như mong muốn, xây dụng được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngày 1 tháng 8 năm 2024

Thư của Co ca: