Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 299): Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến – Bóng Ai Qua Thềm – Văn Chung

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

 

clip_image002

clip_image004

Bóng Ai Qua Thềm – Nhạc và Lời: Văn Chung

Ca sĩ trình bày: Khánh Ly

Đọc Thêm:

Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Bóng Ai Qua Thềm”

(Nguồn: dotchuoinon.com)

(Trích)

Nhạc sĩ Văn Chung (1914 – 1984) thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, ông là tác giả của nhạc phẩm nổi tiếng “Bóng Ai Qua Thềm”.

Nhạc sĩ Văn Chung tên thật là Mai Văn Chung, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1914, quê quán ở Phù Tiên, Hải Hưng, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Ông khởi đầu con đường âm nhạc với những kiến thức ít ỏi tự học, ông chơi mandoline, contrebasse cho các tiệm nhảy ở Hà Nội.

Sau đó ông cùng nhạc sĩ Lê Yên và nhạc sĩ Doãn Mẫn thành lập nhóm Tricéa, cùng nhau trình diễn và sáng tác. Năm 1935 ông viết bản nhạc đầu tay “Tiếng Sáo Chăn Trâu”.

clip_image006

Nhạc sĩ Văn Chung.

clip_image007

Cùng lúc ông sinh hoạt với các thành viên trong nhóm Tricéa, ông tiếp tục sáng tác những bản như:

– Bên Hồ Liễu (1936) – Bóng Ai Qua Thềm (1937) – Hồ Xuân và Thiếu Nữ (1939)

Ngoài ra, ông còn tham gia Đoàn kịch Anh Vũ với những nghệ sĩ nổi tiếng như Thế Lữ, Song Kim, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Xuân Khoát…

Trong khoảng thời gian 1945-1954, ông sáng tác không nhiều và không có ca khúc nào gây được tiếng vang. Từ 1964 ông là giám đốc Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng – Nhạc vũ kịch Việt Nam.

Nhạc sĩ Văn Chung đã cho thiếu nhi Việt Nam một di sản âm nhạc với nhiều ca khúc thành công như:

– Lỳ và Sáo – Lượn Tròn Lượn Khéo – Đếm Sao – Trăng Theo Em Rước Đèn – Trăng Xinh Ngoan…

và một vài kịch hát:

– Sói xám ăn gì? – Miu vàng của mẹ – Những đoá hoa xuân…

Ông còn viết một số nhạc phẩm cho khí nhạc như:

– Tiếng Sáo Quê Hương (cho Flute) – Hương Lúa (cho Piano)

nhạc cho kịch thơ:

– Lam Sơn tụ nghĩa…, và nhạc cho một số bộ phim.

Nhạc sĩ Văn Chung mất ngày 27 tháng 8 năm 1984 tại Hà Nội.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)