Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

Tôi vẽ để làm sáng tỏ ba điều

Bùi Thanh Phương

 

Họa sĩ Việt Hải có lần đã kể với tôi câu chuyện về Bùi Xuân Phái từ năm 1958, khi đó Việt Hải đang là sinh viên trường mỹ thuật, Việt Hải cũng là học viên do Bùi Xuân Phái phụ trách, giảng dạy. Trong buổi họp "phê và tự phê" Việt Hải là thư ký, ghi chép lại những lời tự phê của chính người thầy đang dạy mình. Trong buổi họp phừng phừng khí thế đấu tranh ấy, Vũ Giáng Hương (cũng là học trò của Bùi Xuân Phái) làm chủ tọa, người ta đã tra vấn trong nhiều giờ với nhiều câu hỏi. Theo họa sĩ Việt Hải thì, rất nhiều vấn đề mà thời gian quá lâu đã làm ông quên nhưng vẫn còn nhớ khi người ta hỏi Bùi Xuân Phái:

- Anh vẽ để làm gì và vẽ cho ai xem?

Bùi Xuân Phái trả lời:

- Trước nhất tôi vẽ cho tôi đã, bởi lẽ nghệ thuật có trót lọt được vào tôi rồi, thì mới có thể trót lọt được vào mọi người.

Câu trả lời của Bùi Xuân Phái bị phê phán, bởi họ cho rằng nó đề cao tính cá nhân, lệch lạc và không đáp ứng được yêu cầu, nghiệp vụ của người nghệ sĩ. Và trước khi được nói lời cuối, Bùi Xuân Phái đã nói:

- Tôi vẽ để làm sáng tỏ ba điều: Tôi là người tốt. Tôi là người yêu nước. Tôi là người có tài.

Do bởi sự kiên định trong quan niệm sáng tác nghệ thuật khác với đường lối chủ trương chính thống thời bấy giờ, mặt khác, cùng vào giai đoạn đó, Bùi Xuân Phái có liên quan, dính líu tới phong trào Nhân văn - Giai phẩm do ông đã tham gia vẽ những bức minh họa cho các bài viết, truyện ngắn đã đăng trên báo của nhóm này, nên sau buổi họp đáng nhớ ấy, Ban Giám hiệu trường Mỹ thuật đã mời ông lên gặp và yêu cầu ông phải viết đơn xin thôi giảng dạy tại trường Mỹ thuật.

Năm 1984, Bùi Xuân Phái được Nhà nước cho phép trưng bày cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là duy nhất của mình (sau 30 năm âm thầm ẩn nhẫn chịu đựng một cái "án treo" bút). Hôm khai mạc triển lãm Hội họa của Bùi Xuân Phái, họa sĩ Việt Hải là khách đến dự, Việt Hải đã đem câu chuyện cũ ra nhắc lại và hỏi Bùi Xuân Phái:

- Bây giờ ông sẽ trả lời như thế nào, nếu người ta lại hỏi vẫn câu hỏi cũ: "Người họa sĩ vẽ để làm gì?"?

Bùi Xuân Phái đáp:

- Tôi vẫn trả lời như vậy. Tuy nhiên, ở câu "Tôi là người có tài" tôi muốn sửa lại là: "Tôi ngờ tôi là người có tài".

 

image

Ngày khai mạc triển lãm cá nhân đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp lao động nghệ thuật của Bùi Xuân Phái năm 1984.

*Người đứng cạnh Bùi Xuân Phái là họa sĩ Trần Văn Cẩn đang chìa tay chúc mừng ông.

*Người đứng sau Trần Văn Cẩn là nhà thơ Cù Huy Cận.

*Người cầm bó hoa tặng vợ chồng Bùi Xuân Phái là họa sĩ Dương Viên, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam.