Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2024

Giai thoại về Khổng Minh

Lê Học Lãnh Vân

Người đời truyền tụng Khổng Minh Gia Cát Lượng là quân sư bậc nhất thời Tam Quốc, cũng nói ông có vợ họ Hoàng tài ba mà rất xấu. Thực ra mọi người không hiểu thần cơ diệu toán của Gia Cát tiên sinh. Ông rất rành chuyện đời, biết vợ đẹp là vợ người ta, nên tung tin Hoàng thị xấu ma chê quỷ hờn để có thể yên tâm rời nhà tầm sư học đạo. Từ đó, Gia Cát Lượng như rồng lượn trời cao, thế lực đất Kinh Châu là Lưu Hoàng thúc tìm kiếm nhưng mịt mờ bóng chim tăm cá. Ấy là bởi Gia Cát Lượng tiên sinh học được tuyệt nghệ sinh chảnh, tự làm giá, đợi cho nhu cầu của Lưu Hoàng thúc cao tới đỉnh mới xuất đầu lộ diện…

Ngày kia, Lưu Huyền Đức cùng hai em là Quan Vũ Quan Vân Trường, Trương Phi Trương Dực Đức đạp tuyết tìm Khổng Minh. Tại sao Lưu Huyền Đức không tìm Khổng Minh mùa Hè hay mùa Thu cho đỡ lạnh? Bởi ông muốn đem tấm thân cao quý xông pha gió tuyết lay động lòng cao sĩ.

Giữa cơn tuyết bay bời bời, ba người đạp tuyết đi dọc con sông đóng lớp băng mỏng. Thương thay, Khổng Minh lại không ở trong thảo lư. Lưu Huyền Đức viết một bức thư đầy tình ý thống thiết để lại. Sắp ra về, bỗng Trương Phi trỏ tay ra ngoài kêu lớn:

- Có thằng nhà quê đàng kia đang hướng về cây cầu nhỏ. Ta tới bắt hắn đánh trăm roi tra hỏi nơi đang ở của thằng áo vải đáng ghét Khổng Minh!

Lưu Huyền Đức gắt:

- Cứ ăn nói như phàm phu tục tử! Ta xem người ấy đúng là cao nhân ẩn sĩ. Hai em cứ im lặng theo ta. Trương Phi tuyệt đối không được mở miệng nói câu nào…

Người mặc áo tơi trạc bốn mươi, dù đang xông pha gió tuyết vẫn lộ vẻ tiêu sái. Con lừa nhỏ thấy bước thong thả mà cước bộ rất nhanh, chỉ thoáng mắt qua cầu tiến về căn nhà nhỏ…

Người ấy vừa cho lừa tiến chậm tới, vừa ngửa mặt nhìn tuyết ngâm nga…

Hôm qua gió bắc thổi

Tin nhạn mịt mây dày

Rừng sâu cọp giương vuốt

Đường hẹp tớ bó tay

Người Trời cùng cảm nhận

Non Sông sẽ đổi thay

Chừng nào êm ấm lại

Uống rượu dưới mai gầy…

Lưu Huyền Đức tiến lên, chắp tay:

- Thưa tiên sinh, Bị đây cùng cùng hai em chờ tiên sinh từ sớm…

- Lão phu là Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ của Khổng Minh. Bài thơ lão đọc là của Khổng Minh viết.

- Thưa tiên sinh, hai câu “Rừng sâu cọp giương vuốt / Đường hẹp tớ bó tay”, Bị chưa hiểu ạ! Tại sao đường hẹp mà tiên sinh bó tay?

- À, “tớ” không có nghĩa lão phu, mà chỉ người đầy tớ. Người đầy tớ bị trói tay…

Dừng một chút, Hoàng Thừa Ngạn nói tiếp:

- Năm nay là năm Rồng, trong bài thơ ấy có hai câu lão chưa đọc, đó là hai câu “Ngửa mặt trông vũ trụ, Tưởng Rồng chọi trong mây…”. Chà chà, biết Rồng nào thắng Rồng nào?

Nghe Hoàng lão nói xong, Lưu Huyền Đức rất cảm khái. Lại một lần nữa, Hoàng thúc lỡ dịp gặp Khổng Minh.

Tái bút: Có người hỏi, chuyện cuối thời Hán, tức thời Bà Triệu nước ta, sao mà viết lại có lớp có lang như chứng kiến tận mắt thế? Người viết thở dài mà than: Tất thảy đều là dã sử! Có thấy Trình Dục giả chữ viết của Từ thị gạt Từ Thứ không? Cho tới gần một ngàn năm sau, Tô Đông Pha còn quan niệm chép sử theo “cái lý đương nhiên”, nghĩa là nghĩ sự việc xảy ra như vậy là có lý thì cứ chép như mình nghĩ, bất kể sự việc ấy có thực xảy ra không! Và tới tận thời nay, một bản viết tay rất quan trọng trước bao người, giữa ngày trọng đại thống nhất non sông, còn bị nghi là mạo danh, thì đủ biết truyền thống phương Đông ta không tôn trọng sự thực! Các triều đại xưa nay luôn tìm cách bịt miệng những người viết sử trung thực, cho dù họ thuộc bên thắng hay bên thua trong cuộc tranh giành quyền bính. Cho nên làm sao phân biệt được chân sử với ngụy sử? Để lâu vài thế hệ, cứt trâu hóa bùn, ngụy sử thành chân sử mấy hồi!

Xin mời xem trong hình chống trôi dưới đây bài thơ của Khổng Minh do Hoàng Thừa Ngạn đọc trên tuyết. Cũng không biết bài thơ đó có chép đúng nguyên văn không!

clip_image002