Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 291): Tuyển tập nhạc Một ngày cho tình yêu – phần 13 – Vũ Đức Sao Biển – Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

clip_image002

clip_image004

Hát trên đồi Tăng nhơn Phú – Sáng Tác: Vũ Đức Sao Biển – Ca Sĩ: Elvis Phương:

 

ĐỌC THÊM

Chiều về trên đồi Tăng Nhơn Phú

(Trần Thanh Bình)

“Ta ngồi đây mơ chiều Tăng Nhơn Phú. Nhìn hoa rơi nhớ người đến vô vàn. Ngựa hồng ơi bao năm rồi. Tàn cuộc vui sao quanh đời...” là một đoạn của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, tôi nghe đúng vào ngày ông rời cõi tạm.

Vọng khúc hát ấy, Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú, qua chất giọng nồng ấm của Elvis Phương, khi về lại chốn này!

... không còn thấy hoa rơi!

Tháng năm. Nắng lững thững thảng hoặc lại ngả màu vì mây xám và mưa. Chiều, với những thanh âm bây giờ đã quá xô bồ. Đi dài theo đại lộ Phạm Văn Đồng, băng qua ngôi chợ Thủ Đức, một con phố có trưng rải rác bảng bán nem đặc sản. Con đường Võ Văn Ngân hơi quanh co chút rồi chui qua dưới công trình metro đang hối hả để hoàn thành. Vậy là vượt qua phía bên kia. Thêm một quãng nữa vài ba cây số, ấy là nơi tọa lạc các phường phía tây của Q.9, nằm trên một dải đất giữa hai khu hành chánh trung tâm của hai quận, trong đó có Tăng Nhơn Phú…

Chẳng thấy hoa rơi đâu nữa. Nhưng tôi đã thấy bộn bề nhịp điệu sống sôi động, người xe tấp nập. Dừng lại một chút, tuyến metro hoành tráng đang hút tầm mắt xuyên ngoằn ngoèo cặp theo xa lộ Hà Nội dài về phía Long Bình. Nơi đây, vốn là một vùng đất lắm ruộng vườn, cũng từng có nhiều đình chùa do những người mở cõi thuở xa xưa xây dựng. Đang mùa Phật đản, nên lại thấy trên đường có người đi lễ chùa, với nhang trầm hoa quả.

Ở nơi này, có một ngôi đình đặt tên từ lâu là đình Phong Phú, được xây dựng đã hơn trăm năm, bây giờ thuộc P.Tăng Nhơn Phú B. Bao trọn một khuôn viên hơn 4 ha, đình là một di tích được công nhận cấp quốc gia, đặc trưng cho nếp thờ cúng tâm linh của người Nam bộ. Ngôi đình này là chứng nhân biết bao thăng trầm của miệt đất ven Sài Gòn xưa cũ. Đình thờ Thành hoàng, xây dựng cuối thế kỷ 19, đến năm 1937 được tu tạo lại bằng tường gạch, lợp ngói âm dương. Sau biết bao lần bị phá hủy rồi lại tái lập, đến năm 1975 được tu sửa hoàn chỉnh cho đến ngày nay. Không chỉ giá trị thiêng liêng được xem như một nơi để người dân gửi gắm vào bao ước vọng bình an qua mỗi kỳ lễ tết, đình Phong Phú từ lâu đã xác lập một giá trị tín ngưỡng lâu bền của người Sài Gòn suốt hơn một thế kỷ qua.

(Trích: Chiều về trên đồi Tăng Nhơn Phú của Trần Thanh Bình – Nguồn: thanhnien.vn)