Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Tranh của Mai Duy Minh

Nguyễn Phượng

image

Mai Duy Minh

 

Sắp đến ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên lác đác đã thấy trên mạng người ta lại mang tranh người chiến sĩ phất cờ chiến thắng trên nóc hầm De Castries của Mai Duy Minh ra bình phẩm và sỉ vả anh.

Hôm qua vô tình đọc được những lời thóa mạ họa sĩ, bất ngờ hơn là cường độ thóa mạ còn mạnh hơn mấy năm trước.

Tôi đã ngồi hàng giờ trước nhiều bức anh vẽ.

Sau đây là vài cảm nhận.

Chưa thể nói sâu về kĩ thuật vì hoàn cảnh riêng tôi không có điều kiện được xem trực tiếp.

Xem tranh Mai Duy Minh chỉ trên bản chụp thôi nhưng càng xem lâu càng thích.

Anh đúng chất con người thành phố Cảng.

Thật DỮ DỘI mà cũng thật THÂM TRẦM, thật CỰC ĐOAN mà cũng thật TẬN TÂM, thật GIẢN DỊ mà cũng thật MÃNH LIỆT...

Khó đi hết chiều sâu và tường tận niềm xúc động âm thầm nào anh đã dành cho con người và cảnh vật rồi thể hiện nó lên toile.

Tự nhiên thấy mình thật kém cỏi, thất học.

Tôi vẫn bị ám ảnh bởi khuôn mặt và đôi mắt lạc thần của người chiến thắng trong bức đại cảnh gây tranh cãi của Mai Duy Minh.

Nhớ lại hai năm trước, triển lãm Hội họa Điện Biên Phủ (dự kiến khai mạc chiều 7/5/2022 tại Hà Nội) đã bị Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội yêu cầu tạm dừng để thẩm định một trong các tác phẩm trưng bày.

Và tác phẩm bị yêu cầu thẩm định là tác phẩm người chiến sĩ phất cờ chiến thắng đó.

Người ta yêu cầu tạm dừng bởi do có những ý kiến cho rằng bức tranh chính của triển lãm Điện Biên Phủ vẽ "lá cờ bị rách quá" và anh bộ đội không đẹp, "không đúng về giải phẫu".

Thậm chí còn có ý kiến của một nhà báo cho rằng: "Theo phim tài liệu của Roman Carmen thì phải có ba người. Sao lại có mỗi một ông giơ cờ rách, người lại không đúng giải phẫu thế kia?" (theo fb Thanh Mai).

Á khẩu luôn.

Một việc lẽ ra không đáng để xảy ra nhưng mà nó đã xảy ra rồi.

Nó cho thấy một thực trạng rất đáng buồn về trình độ chuyên môn và nhận thức nghệ thuật của phần lớn cán bộ văn hóa hiện nay.

Mai Duy Minh đương nhiên là người làm nghệ thuật đích thực.

Một người làm nghệ thuật đích thực thì không chấp nhận thứ hội họa nông cạn, hời hợt.

Có lẽ anh theo đuổi một thứ chủ nghĩa hiện thực khác trong công việc sáng tạo của mình.

Mà mọi nghệ thuật muốn tồn tại đều phải thế.

Realism, Socialist realism và Neorealism đương nhiên là khác nhau rồi. Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19 và chủ nghĩa tân hiện thực đầu thế kỷ 21 đâu có chung nhau một quan niệm về sáng tạo?

Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19 hướng trọng tâm vào phê phán hiện thực, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa nửa cuối thế kỷ 20 hướng trọng tâm vào ca tụng hiện thực. Vậy nên chủ nghĩa tân hiện thực đầu thế kỷ 21 sẽ tìm cách ước thúc hai khuynh hướng trên. Nó không thiên về bên nào, nó muốn hiện thực là hiện thực.

Tôi nghĩ Mai Duy Minh phải DÁM vượt qua chính mình để vượt qua cái ngưỡng của hiện thực đơn phiến và tạo ra một kiểu chân dung người chiến thắng riêng biệt và đa diện và gây hấn như thế.

Họa sĩ đã sử dụng rất nhiều điểm nhìn, xoay trục và tiêu cự liên tục để cuối cùng tạo ra hình ảnh người quyết toán số phận cuộc chiến xếp chồng rất nhiều hình ánh mang tính đa bội: vừa là thần chiến thắng vừa là một chiến lang lại vừa là thần chết.

Miêu tả cho được cái GIÂY LÁT ngắn ngủi, cái giây lát con người trở thành lịch sử và nó vừa mang tầm vóc của nó lại vừa mang những tầm vóc khác nó chưa từng biết tới tất nhiên phải là một họa sĩ có tài mới làm được.

Nếu chỉ nhìn từ phương diện họa sĩ miêu tả người chiến sĩ Điện Biên phất cờ chiến thắng đơn thuần thì một liên tưởng về zombie sẽ là hiển nhiên và phẫn nộ là một xúc cảm tất yếu.

Trong các bức tranh khác của Mai Duy Minh như chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Miền đất hứa, Gia đình xích lô… tôi đều thấy cái nhìn và cách thể hiện mang tính đa bội đó.

Tranh của anh sẽ còn gây tranh cãi nữa.

Với bối cảnh nghệ thuật hiện thời đó là một may mắn.

 

Busan, Korea 2.5.2024

 

clip_image002

clip_image004

clip_image005

Điện Biên Phủ

 

clip_image006

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

image

Em bé vùng cao

 

clip_image007

Miền đất hứa

 

clip_image008

Cầu Long Biên

 

clip_image010

Gia đình xích lô

 

clip_image011

Đỉnh cao muôn trượng

 

clip_image004[4]

Đêm (1)

 

clip_image013

Đêm (2)

 

clip_image009

Đêm (3)

 

clip_image002[4]

Đêm (5)

 

clip_image015

Phố đêm

 

clip_image006[4]

Trên đèo Pha-đin

 

clip_image008[4]

Chiếc bánh

 

clip_image009[4]

Giấc mơ

 

clip_image011[4]

Bến Cát

 

image

Hạ Lý 1972

 

image

Tự họa