Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 6)

Daron Accemoglu và Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và 5. Một Loại Cách mạng Tầm trung

Sự cần thiết, được cho là mẹ của sáng chế, đã khích động mãnh liệt trí tuệ con người vào lúc này đến mức dường như không sai chút nào để gọi nó, bằng cách phân biệt, là Thời đại làm Dự án (Projecting Age).

Daniel Defoe, An Essay upon Projects (Một Tiểu luận về các Dự án), 1697

Thắng lợi của nghệ thuật công nghiệp sẽ thúc đẩy mục tiêu của nền văn minh nhanh hơn những người ủng hộ nồng nhiệt nhất của nó đã có thể hy vọng, và đóng góp cho sự thịnh vượng lâu dài và sức mạnh của đất nước, nhiều hơn các chiến thắng huy hoàng nhất của cuộc chiến tranh thành công rất nhiều. Các ảnh hưởng sinh ra như thế, nghệ thuật được phát triển như thế, trong thời gian dài sẽ tiếp tục tỏa ra các tác động có lợi trên các nước rộng hơn các nước mà vương quyền của nước Anh cai trị.

—Charles Babbage, The Exposition of 1851: Views of the Industry, the Science, and the Government of England (Triển lãm 1851: Nhận xét về Công nghiệp, Khoa học, và Chính phủ của nước Anh), 1851

Vào Thứ Năm, ngày 12 tháng Sáu 1851, một nhóm những người lao động nông nghiệp từ Surrey, ở miền Nam nước Anh, mặc quần áo đẹp nhất của họ và lên một tàu hỏa sắp đi London. Ngày nghỉ của họ ở thủ đô đã không có ý định cho việc ngắm cảnh nhàn rỗi. Thay vào đó, chuyến đi của họ được những người giàu địa phương trợ cấp để có cái nhìn thoáng qua về tương lai.

Trong Crystal Palace (Cung Pha lê) khổng lồ, được xây dựng đặc biệt trong Hyde Park của London, Triển lãm Lớn đã giới thiệu các viên kim cương huyền thoại, các bức tượng ấn tượng, và các khoáng vật hiếm. Tuy vậy, các ngôi sao của triển lãm đã là các máy công nghiệp mới. Khi những người lao động nông nghiệp lang thang trong các phòng, cứ như họ đã hạ cánh trên một hành tinh khác.

Hầu như mọi chiều của sản xuất công nghiệp được trưng bày. Toàn bộ quá trình sản xuất-bông, bây giờ được cơ giới hóa từ xe sợi để dệt vải, đã nổi bật. Cũng thế là một dãy dài “máy móc chuyển động” chạy bằng hơi nước. Đã có 976 mặt hàng dưới Hạng 5, “Các máy Dùng Trực tiếp, Kể cả các Xe, Tàu hỏa và Máy móc Hàng hải,” và 631 mặt hàng dưới Hạng 6, “Các máy Chế tạo và các Công cụ.” Có lẽ sự trình diễn trực quan ấn tượng nhất về thế giới công nghiệp mới đã là một máy có thể gấp 240 phong bì trên giờ chưa từng có.

Các máy đã từ châu Âu, Hoa Kỳ, và hầu hết từ Vương Quốc Anh; rốt cuộc đấy đã là một cuộc trưng bày thành tựu yêu nước. Đã có 13.000 nhà trưng bày, kể cả 2.007 nhà trưng bày từ London, 192 từ Manchester, 156 từ Sheffield, 134 từ Leeds, 57 từ Bradford, và 46 từ các nhà làm Gốm staffordshire.

Sử gia kinh tế T. S. Ashton đã tóm tắt một cách nổi tiếng thế kỷ dẫn tới triển lãm: “‘Khoảng năm 1760 một làn sóng đồ dùng đã quét qua nước Anh.’ Như thế, không phải không thích hợp, một cậu học trò bắt đầu câu trả lời của nó cho một câu hỏi về cách mạng công nghiệp. Đã không chỉ là các đồ dùng, tuy vậy, mà là các đổi mới thuộc các loại khác nhau—trong nông nghiệp, giao thông, chế tác, thương mại, và tài chính—đã trào lên với sự đột ngột mà là khó để tìm thấy một sự tương tự vào bất cứ thời gian nào hay chỗ nào.” Động cơ hơi nước đã cho phép một bước nhảy vọt về sự kiểm soát con người đối với tự nhiên, và trong đời của nhiều khách thăm Triển lãm Lớn, các công nghệ được dùng trong khai mỏ, bông, và giao thông vận tải đã biến đổi.

Trong hầu hết lịch sử con người, năng lực sản xuất-thực phẩm của các nền kinh tế đã tăng đại thể phù hợp với dân số. Trong những năm tốt, hầu hết mọi người đã có đủ để ăn, với số dư nào đó cho sự an toàn. Trong những năm xấu, vì nạn đói, chiến tranh, hay các sự gián đoạn khác, nhiều người sẽ đói. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của sản lượng trên đầu người trong các thời kỳ dài đã hầu như không trên zero. Bất chấp vô số đổi mới trung cổ được chúng ta thảo luận trong Chương 4, chất lượng sống của một nông dân Âu châu khoảng năm 1700 đã không mấy khác với chất lượng sống của một nông dân Ai Cập hai ngàn hay bảy ngàn năm trước. Theo các ước lượng sẵn có tốt nhất, GDP trên đầu người (thực tế, được điều chỉnh theo giá) đã hầu như cùng thế trong năm 1000 ce như đã là một ngàn năm trước.

Lịch sử nhân khẩu học hiện đại của loài chúng ta có thể được chia thành ba pha. Pha thứ nhất là một sự tăng dân số dần dần từ khoảng 100 triệu trong 400 bce lên 610 triệu trong 1700 ce. Đối với hầu hết xã hội trong hầu hết thời gian đó, các elite giàu có tạo thành không nhiều hơn 10 phần trăm dân số; tất cả những người khác đã sống nhờ vào không nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết cho sự sống sót.

Pha thứ hai đã chứng kiến một sự tăng tốc, với dân số thế giới tăng lên 900 triệu trong 1800. Công nghiệp bắt đầu phát triển ở nước Anh, nhưng các tỷ lệ tăng trưởng đã vẫn thấp, và những người hay hoài nghi đã có thể tìm thấy nhiều lý do vì sao tỷ lệ này tỏ ra khó để duy trì. Các nước khác thậm chí còn chậm hơn để chấp nhận các công nghệ mới. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm (trên đầu người) từ 1000 đến 1820 đã chỉ là 0,14 phần trăm cho Tây Âu như một toàn thể và 0,05 phần trăm cho toàn thế giới.

Rồi đến pha thứ ba, pha hoàn toàn chưa từng có, đã rõ ràng rồi vào năm 1820, bắt đầu với sản lượng trên người tăng hơn gấp đôi trong thế kỷ tiếp sau khắp Tây Âu. Các tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng trên đầu người giữa các nền kinh tế Âu châu lớn hơn đã trải từ 0,81 phần trăm ở Tây Ban Nha đến 1,13 phần trăm ở Pháp trên năm từ 1820 đến 1913.

Sự tăng trưởng kinh tế tiền-công nghiệp đã nhanh hơn một chút ở nước Anh, cho phép nước này vượt qua các nước dẫn đầu công nghệ trước, như Italy và Pháp, mặc dù vẫn lê bước sau cường quốc thời đại đó, Hà Lan. Sản lượng quốc gia Anh trên đầu người đã tăng gấp đôi từ 1500 đến 1700. Sự tăng trưởng ở nước Anh, như được biết sau sự thống nhất của Anh và Scotland trong năm 1707, đã tăng tốc sau đó, nâng sản lượng quốc gia thêm 50 phần trăm trong 120 năm tiếp khi nước Anh trở thành nước có năng suất nhất trên thế giới. Trong 100 năm tiếp theo, sản lượng trên người đã tăng tốc và đạt một tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm gần 1 phần trăm, mà có nghĩa là sản lượng Anh trên đầu người đã tăng hơn gấp đôi giữa 1820 và 1913.

Đằng sau các số thống kê này là một sự thực đơn giản: tri thức hữu ích đã mở rộng đầy kịch tính trong thế kỉ thứ mười chín, kể cả cho mọi khía cạnh của kỹ nghệ. Các mạng lưới đường sắt đã cho phép vận chuyển lượng hàng hóa lớn hơn với giá rẻ hơn, và đã cho phép mọi người đi lại như chưa bao giờ có trước đây. Các tàu thủy trở nên lớn hơn, và các chi phí vận chuyển hàng hóa cho vận tải biển đường dài đã hạ xuống. Các thang máy làm cho có thể sống và làm việc trong các tòa nhà cao hơn. Vào cuối thế kỷ, điện đã bắt đầu biến đổi không chỉ sự chiếu sáng và sự tổ chức các nhà máy mà tất cả các khía cạnh của các hệ thống năng lượng đô thị. Nó cũng đã tạo ra cơ sở cho điện tín, điện thoại, và radio, và muộn hơn đủ loại thiết bị gia dụng.

Các đột phá lớn trong y học và sức khỏe công cộng đã hạ thấp đáng kể gánh nặng bệnh tật và do đó đã làm giảm sự hoành hành của bệnh tật và số người chết liên đới với việc sống trong các thành phố đông đúc. Dịch bệnh đã ngày càng được kiểm soát. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp hơn đã có nghĩa rằng nhiều trẻ em sống sót đến tuổi trưởng thành, và, cùng nhau với tỷ lệ tử vong bà mẹ thấp hơn, việc này đã nâng tuổi thọ kỳ vọng lên đáng kể. Dân số của các nước đang công nghiệp hóa đã tăng mạnh.

Đã không chỉ các đổi mới thiết thực về kỹ nghệ và các phương pháp sản xuất. Đã cũng có một sự biến đổi trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghiệp. Cái trước kia có vẻ thông minh nhưng hơi lý thuyết bây giờ trở nên quan trọng căn bản cho công nghiệp. Vào 1900, các nền kinh tế dẫn đầu thế giới đã có các khu vực công nghiệp đáng kể. Các hãng lớn nhất đã có các phòng nghiên cứu và triển khai, nhắm để biến kiến thức khoa học thành làn sóng sản phẩm tiếp theo. Tiến bộ trở nên đồng nghĩa với sự sáng chế, và cả hai đã dường như không ngăn được.

Cái gì đã thúc đẩy sự bùng lên có cơ sở rộng này của sự sáng chế ra các thứ hữu ích? Chúng ta sẽ thấy trong chương này rằng một phần lớn của câu trả lời là một tầm nhìn mới.

Máy móc được trưng bày trong Cung pha lê đã không được sản xuất bởi một elite hẹp hay một tầng lớp các nhà khoa học đỉnh cao mà đã là tác phẩm của một tầng lớp doanh nhân đang nổi lên, bắt nguồn chủ yếu từ miền bắc của nước Anh. Hầu hết các nhà sáng chế khởi nghiệp này đã là những người “mới,” theo nghĩa rằng họ đã không sinh vào giới quý tộc hay giàu có. Đúng hơn, họ đã cố gắng từ những sự bắt đầu khiêm tốn để đạt được của cải qua thành công trong kinh doanh và sự khéo léo công nghệ.

Trong chương này chúng tôi cho rằng đầu tiên và trên hết là sự nổi lên và sự làm cho bạo dạn hơn của tầng lớp doanh nhân và nhà sáng chế mới này—bản chất của Thời đại làm Dự án của Daniel Defoe—đã chịu trách nhiệm cho cách mạng công nghiệp Anh. Chương 6 sau đó khảo sát tỉ mỉ tầm nhìn mới này cho tiến bộ đã không làm lợi cho mọi người và tình hình này bắt đầu thay đổi muộn hơn như thế nào trong thế kỉ thứ mười chín.

Than từ Newcastle

Có lẽ không ai là biểu hiện hoàn hảo của Thời đại làm Dự án mới này tốt hơn George Stephenson. Sinh ra trong 1781 với bố mẹ nghèo, mù chữ ở Northumberland, Stephenson đã không đi học ở trường và đã bắt đầu đọc và viết chỉ sau khi ông mười tám tuổi. Tuy vậy, vào đầu các thập niên của thế kỉ thứ mười chín, Stephenson được công nhận không chỉ như một kỹ sư hàng đầu mà cũng như một nhà đổi mới có tầm nhìn định hướng công nghệ công nghiệp.

Trong tháng Ba 1825, Stephenson được yêu cầu làm chứng trước một ủy ban quốc hội. Vấn đề tranh cãi đã là một đường sắt được đề xuất giữa Liverpool và Manchester, nối một cảng lớn với trung tâm công nghiệp bông gia tăng nhanh. Bởi vì bất kể con đường nào sẽ gồm việc trưng mua đất, đã cần một đạo luật của Quốc hội. Những người hậu thuẫn của công ty đường sắt đã nhờ Stephenson đo đạc con đường.

Sự phản đối tuyến đường sắt mới đã mạnh. Nó đến từ các địa chủ địa phương không muốn nhường các quyền tài sản của họ, và thậm chí mạnh mẽ hơn từ các ông chủ của các kênh màu mỡ chạy dọc cùng con đường và sẽ đối mặt sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các đường sắt. Công tước xứ Bridgewater, một ông chủ như vậy, được cho là đã thu được hơn 10 phần trăm trên năm trên kênh của ông (một suất lợi tức ấn tượng lúc đó).

Tại cuộc điều trần, con đường được Stephenson gợi ý bị bị xé toạc thành các mảnh bởi Edward Alderson, một luật sư xuất sắc được các (nhóm) lợi ích kênh thuê. Sản phẩm của Stephenson đã cẩu thả: một trong những chiếc cầu được ông đề xuất đã có chiều cao ba bộ (0,91 m) dưới mức lũ cực đại của sông nó bắc ngang qua; một số ước lượng chi phí của ông rõ ràng là các phỏng đoán thô; và ông đã mơ hồ về những chi tiết quan trọng, như đường cơ sở chính xác cho đo đạc được xác định thế nào. Alderson đã tóm tắt với ngôn ngữ tao nhã của một người tốt nghiệp đứng đầu Cambridge và thẩm phán xuất chúng tương lai, gọi kế hoạch đường sắt “là kế hoạch vô lý nhất mà đầu óc con người có thể hình dung.” Ông tiếp tục: “Tôi nói ông ta [Stephenson] đã chẳng bao giờ có một kế hoạch—tôi tin ông ta chẳng bao giờ có một kế hoạch—tôi không tin ông ta có khả năng lập một kế hoạch… Ông ta hoặc dốt nát hay là cái gì đó khác mà tôi sẽ không nhắc đến.”

Stephenson đã cố gắng để trả lời. Ông đã thiếu sự giáo dục đặc quyền mà chuẩn bị cho người ta để đáp lại những lời quở trách như vậy với những lời bẻ lại hiệu quả, và đã vẫn nói với một giọng Northumbrian nặng mà những người từ miền Nam nước Anh đã thấy khó hiểu. Bị quá căng và thiếu nhân viên, Stephenson đã thuê một đội yếu để làm khảo sát, đã không giám sát họ thích đáng, và đã bị sự chất vấn xông xáo của Alderson tóm bất ngờ.

Tuy vậy, dù Stephenson có thể đã là gì khác, ông chắc chắn không dốt nát. Vào đầu các năm 1800, Stephenson được biết khắp các vùng mỏ than Tyneside, ở miền đông Bắc nước Anh, như một kỹ sư mỏ đáng tin cậy kiếm được một kế sinh nhai tử tế giúp các nhà vận hành mỏ than giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

Trong 1811 ông đã có sự đột phá của ông. Một động cơ hơi nước thô sơ đã không bơm nước hiệu quả ra khỏi một mỏ mới, mỏ High Pit, làm cho nó vô dụng và thậm chí nguy hiểm. Tất cả các chuyên gia địa phương đáng kính đã được hỏi ý kiến, nhưng vô ích. Stephenson lang thang lên nhà động cơ một buổi tối và xem kỹ vấn đề. Ông tự tin dự đoán rằng ông có thể cải thiện rất nhiều khả năng bơm-nước của động cơ, miễn là ông được phép thuê các công nhân riêng của ông. Hai ngày sau, hầm mỏ đã được bơm khô. Phần còn lại là lịch sử—lịch sử đường sắt.

Trong 1812 Stephenson được giao phụ trách tất cả máy móc cho các mỏ than được một nhóm địa chủ giàu được biết đến như các Đồng minh Lớn (Grand Allies) sở hữu. Trong 1813 ông trở thành một kỹ sư tư vấn độc lập, vẫn giúp Grand Allies nhưng ngày càng xây dựng và triển khai các động cơ hơi nước riêng của ông. Động cơ mạnh nhất trong các động cơ này đã có thể kéo 1.000 gallon (3,8 m3) nước một phút từ độ sâu 50 sải (91,44m). Ông cũng đã xây dựng các hệ thống chuyên chở dưới mặt đất mà kéo than ngang qua một mạng lưới đường ray dùng các động cơ đứng yên.

Ý tưởng chuyển than từ mỏ đến thị trường qua đường ray được xác lập tốt. Kể từ cuối thế kỷ thứ mười bảy đã có “các đường xe ngựa,” dọc đó ngựa đã kéo các xe trên ray thường bằng gỗ, nhưng đôi khi bằng sắt. Khi cầu về than trong các vùng đô thị tăng lên, một nhóm nhà buôn có cơ sở ở Darlington đã quyết tâm xây dựng một bộ ray được cải tiến để nối các mỏ than với các đường thủy tàu bè chạy được. Quan niệm của họ cho phép mọi kiểu xe cộ thích hợp được vận hành, các nhà điều hành được chấp thuận trả phí, khá giống một đường thu phí.

Tầm nhìn của Stephenson đã khác, và cuối cùng lớn hơn nhiều. Bất chấp bối cảnh khiêm tốn, sự giáo dục bừa bãi của ông, và sự khó khăn bày tỏ mình khi đối mặt với các luật sư Cambridge thù địch, tham vọng của Stephenson đã vô biên. Ông tin vào công nghệ như một cách thiết thực để giải quyết các vấn đề và đã có sự tự tin để phớt lờ suy nghĩ hạn chế của hệ thứ bậc xã hội đang thịnh hành.

Vào cùng ngày Đạo luật Đường sắt Stockton và Darlington trở thành luật, ngày 19 tháng Tư 1821, George Stephenson gọi Edward Pearse, một thương gia Quaker nổi bật ở Darlington và người ủng hộ hàng đầu của tuyến mới được đề xuất. Vào lúc đó, đã có ba cách tiếp cận chính đến hỗn hợp cho đường sắt này và các dự án tương tự khác: tiếp tục dùng ngựa; lắp đặt các động cơ đứng yên, mà sẽ kéo các xe lên đồi và để trọng lực làm phần còn lại; và xây dựng các đầu máy xe lửa chạy trên đường ray.

Những người theo truyền thống đã thích tiếp tục ủng hộ ngựa. Mặc dù chậm chạp và nặng nề, cách tiếp cận này có kết quả. Một số kỹ sư nhìn xa hơn với sự tín nhiệm ấn tượng đã khuyến nghị các động cơ đứng yên, mà được sử dụng rồi để kéo các xe dưới mặt đất. Một sự cải tiến nhưng là một sự cải thiện khiêm tốn.

Cách nhìn của Stephenson, rằng các động cơ hơi nước với các bánh xe kim loại sẽ dễ dàng tạo ra đủ sức kéo trên đường ray sắt, đã hoàn toàn khác với sự khôn ngoan được củng cố, mà cho rằng các đường ray nhẵn sẽ không cung cấp đủ ma sát cho một động cơ mạnh để tăng tốc và giảm tốc một cách an toàn. Nó sẽ giống việc trượt băng hơn. Sự hiểu của Stephenson đã dựa vào kinh nghiệm trong các mỏ. Ông đã tiếp tục thuyết phục Pearse rằng các động cơ hơi nước trên các đường ray sắt sẽ trở thành một phần quan trọng của giải pháp.

Không phải rằng Stephenson đã có sẵn một đầu máy xe lửa hay đã giải quyết các vấn đề thực tiễn ngáng đường của việc tạo ra các động cơ hoạt động cho các đường ray. Các động cơ hơi nước áp suất-thấp hay “không khí” hiện có, thuộc loại mà Thomas Newcomen đã xây dựng đầu tiên, muộn hơn được James Watt cải thiện đáng kể, và bản thân George Stephenson đã bố trí tại High Pit, đã quá kềnh càng và đã không tạo ra đủ lực. Các động cơ áp suất cao mạnh hơn đã tồn tại nhưng chưa bao giờ được chứng minh để hoạt động nhất quán với quy mô, nói chi đến kéo các xe than nặng lên và xuống các đồi mọi ngày.

Việc xây dựng một động cơ hơi nước áp suất-cao, đủ nhẹ để tự di chuyển đã là một thách thức to lớn; các mẫu ban đầu đã bị rò, đã thiếu lực, hay thậm chí đã nổ tung với các hậu quả bi thảm. Gang đã quá dễ vỡ cho đường ray. Các động cơ và các toa xe cần hình thức nào đó của hệ thống treo.

Dù sao, Stephenson và các đồng nghiệp của ông đã từ từ tìm được cách để cải tiến các thiết kế động cơ hiện có và chứng minh rằng một đầu máy xe lửa có thể chạy an toàn với tốc độ khi đó được xem là tốc độ lạ thường: sáu dặm một giờ trên một con đường ba mươi hai dặm. Sự khai trương chính thức của tuyến đường và việc vận hành tàu hỏa của Stephenson được xem như một sự kiện lớn, thu hút sự chú ý quốc gia, với một dòng suối khách quốc tế đến thăm không lâu sau đó.

Tuy vậy, đường sắt Stockton và Darlington đã có một số thiếu sót thiết kế nghiêm trọng mà mau chóng trở nên rõ ràng, kể cả việc xây dựng chỉ một đường với “các vòng tránh” tại những điểm khác nhau. Các quy tắc về ai phải nhường đường cho ai đã thường xuyên bị vi phạm. Những người say rượu vận hành các xe chở than do ngựa kéo đã làm cho vấn đề phức tạp thêm. Những sự trượt ray và đấm đá nhau đã là thường xuyên. Việc cho phép các bên khác nhau vận hành trên cùng đường ray đã không phải là một giải pháp khả thi. Nhưng Stephenson đã học kỹ những bài học đau đớn và đã quyết tâm vận hành dịch vụ đường ray tương lai theo cách khác.

Tham vọng và know-how kỹ thuật của Stephenson không phải là các tài sản duy nhất của ông. Nhiệt tình của ông cho các đầu máy xe lửa hơi nước đã lây lan. Chính sự nhiệt tình này đã đưa Edward Pearse vào cuộc, ngay từ tháng Bảy 1821, khiến ông kết luận rằng “nếu đường sắt được thiết lập và thành công, vì nó chở không chỉ hàng hóa mà cả các hành khách, chúng ta sẽ có toàn bộ Yorkshire và tiếp đến toàn bộ Vương Quốc Anh áp dụng đường sắt.”

Trong năm năm tiếp, Stephenson đã tiếp tục cải tiến các động cơ của ông, đường ray mà chúng chạy trên đó, và sự vận hành một hệ thống tích hợp. Ông đã luôn luôn thích thuê người của riêng ông, hầu hết trong số đó là các kỹ sư vùng-mỏ với giáo dục chính thức tối thiểu hay không có. Họ đã là một nhóm những người mày mò sửa chữa, cẩn trọng làm từ đầu đến cuối qua địa hình nguy hiểm, theo nghĩa đen và theo lối ẩn dụ.

Các nồi hơi đã nổ, thiết bị nặng bị rơi, và các phanh động cơ không hoạt động. Tai họa đã chẳng bao giờ xa các đường sắt ban đầu. Anh trai và anh rể của Stephenson cả hai đã chết trong các tai nạn công nghiệp trong những năm đầu này.

Bất chấp các trở ngại này, uy tín của Stephenson như một nhà giải quyết vấn đề đã tăng lên. Và sự chất vấn có sức tàn phá của luật sư Alderson đã là không đủ để ngăn cản tuyến Liverpool và Manchester khỏi việc nhận được sự thông qua quốc hội trong 1826. Sau một số lắt léo thêm, Stephenson được giao trách nhiệm về toàn bộ dự án và được trao thẩm quyền để thiết kế và xây dựng tuyến đường sắt hiện đại đầu tiên.

Hoạt động đã bắt đầu trong tháng Chín 1830. Tất cả các xe lửa chạy trên đường đôi đã được sở hữu và vận hành bởi công ty đường sắt, mà cũng đã đòi hỏi sự cam kết nghiêm túc từ các công nhân của nó. Đổi lại, trong một thị trường lao động khu vực nơi lương thịnh hành đã là một bảng một tuần, đường sắt đã trả gấp đôi.

Những người lái động cơ và các thợ đốt lò ban đầu, đứng cạnh họ trên các đầu máy xe lửa, đã phải là những người hết sức khéo léo. Các xe hỏa đầu tiên đã không có phanh; cách duy nhất để dừng chúng là điều chỉnh hàng loạt các van theo thứ tự đúng để đưa các bánh xe quay ngược. Trong những ngày đầu, đã chỉ có một ông lái trong cả nước có thể làm vậy trong bóng tối (những ông lái khác đã cần một thợ đốt lò giữ một chiếc đèn theo đúng cách).

Những người bán vé tàu hỏa cần là người không thể mua chuộc được bởi vì họ xử lý các lượng tiền mặt đáng kể. Các công nhân quản lý bất kể khía cạnh an toàn nào, con người hay máy móc, cần có mặt đúng giờ và tuân theo các quy tắc. Đã có ích để cung cấp nhà ở đường sắt cho các nhân viên, cũng như đồng phục bảnh bao để mặc. Nhưng việc trả tiền lương cao cũng đã là một phần chính của tính toán công nghiệp mới—và cách quan trọng nhất để năng suất cao hơn được chia sẻ với các công nhân.

Stephenson và thành công của ông là biểu hiện hoàn hảo của cái đã xảy ra với đường sắt và rộng hơn khắp các khu vực khác. Những người thực dụng, sinh ra với các nguồn lực ít ỏi, đã có khả năng đề xuất, tài trợ, và thực hiện các đổi mới hữu ích. Mỗi trong số các đổi mới đó gồm những sự hiệu chỉnh nhỏ mà, được từng cá nhân làm, đã làm tăng năng suất bằng việc tăng hiệu quả của các máy theo cách nào đó.

Một kết cục đã là sự đưa vào một hệ thống giao thông vận tải mới qua đó năng suất đã tăng đột ngột và các khả năng hoàn toàn mới đã nổi lên. Đường sắt đã làm giảm chi phí than trong các vùng đô thị, như dự định. Nhưng tác động thật đã lớn hơn nhiều. Chúng đã mở rộng sự đi lại của du khách trên cả những khoảng cách ngắn và dài. Chúng đã kích thích những sự cải thiện thêm về gia công kim loại, lót đường cho giai đoạn tiếp của sự công nghiệp hóa Anh trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín. Chúng cũng đã là nền móng cho những sự tiến bộ muộn hơn của máy móc công nghiệp.

Đường sắt cũng đã cách mạng hóa sự vận tải nguyên liệu, hàng hóa, và các dịch vụ. Sữa và các sản phẩm thực phẩm khác đã có thể đưa đến các thành phố lớn hàng ngày, cho phép các sản phẩm này được lấy từ một vùng rộng hơn, vì chúng không còn cần được sản xuất bởi các nông trại quy mô nhỏ nằm bên trong khoảng cách đi bộ hay chở được bằng xe ngựa. Mọi người di chuyển quanh đất nước và nghĩ về khoảng cách như thế nào cũng đã thay đổi sâu sắc, lát đường cho những thứ như các vùng ngoại ô và các cuộc đi nghỉ ở bờ biển, mà đã không thể tưởng tượng nổi cho hầu hết mọi người trước đường sắt.

George Stephenson cũng cho chúng ta một manh mối về các nguyên nhân sâu hơn của sự dẫn đầu Anh ban đầu trong sự áp dụng đường sắt và mọi thứ khác trong đầu Cách mạng công nghiệp, kể cả các nhà máy lớn, các thành phố bành trướng nhanh, và những cách mới về tổ chức thương mại và tài chính.

Những người như Stephenson đã là một loại mới. Thời Trung Cổ, như chúng ta đã thấy, là một thời của hệ thứ bậc cứng nhắc, nơi mọi người có chỗ của họ. Cơ hội cho tính di dộng xã hội hướng lên đã hạn chế. Nhưng vào giữa-các năm 1700, những người “tầm trung”—từ nguồn gốc khiêm tốn nhưng xem bản thân họ dứt khoát trong tầng lớp trung lưu—đã có thể mơ ước lớn và lên nhanh ở nước Anh. Ba thứ đáng chú ý về điều này. Thứ nhất là họ khao khát lên theo cách có thể được xem một cách hợp lý là chưa từng có cho những người có địa vị xã hội khiêm tốn ở châu Âu tiền-công nghiệp. Thứ hai là các tham vọng đó rất thường tập trung quanh công nghệ, làm sao nó có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn và khiến họ giàu và nổi tiếng. Họ cũng kiếm được một dải kỹ năng cơ khí để đưa các giấc mơ này vào thực tiễn. Thứ ba, và thứ đáng chú ý nhất, là xã hội Anh đã để họ thực hiện các giấc mơ này.

Cái đã làm cho họ có các tham vọng và sự táo bạo như vậy để thử đưa chúng vào thực tiễn đã là một tập hợp sâu của những thay đổi xã hội và thể chế mà xã hội vương quốc Anh (và Anh trước đó) đã trải qua trong các thế kỷ trước. Cùng những thay đổi thể chế đã bảo đảm rằng tầng lớp trung lưu đang lên đã là khó để cưỡng lại.

Trước khi thảo luận lối tư duy này đã tạo ra Thời đại làm Dự án như thế nào, là hữu ích để nghĩ về tính trung tâm của công nghệ. Có phải sự tập trung vào công nghệ bởi vì Cách mạng Khoa học sớm hơn, mà đã làm thay đổi cách mọi người, nhất là các trí thức, nghĩ về tự nhiên? Chúng ta ta sẽ thấy rằng câu trả lời đa phần là không.

Khoa học ở Cổng xuất phát

Trong 1816 Sir Humphry Davy đã nhận một vinh dự lớn cho công trình khoa học của ông, huy chương Rumford của Royal Society (Hội Hoàng gia). Một trong những nhà hóa học hàng đầu của đất nước, làm việc tại Royal Institution ở London, Davy đã điều tra nghiên cứu nguyên nhân của các tai họa khai mỏ và, dựa vào các thí nghiệm lab cẩn trọng, đã xác định rằng một loại “đèn an toàn” mới sẽ làm giảm khả nằng của các vụ nổ chết người. Đã có sự ca ngợi quốc gia, làm thích thú về mặt cá nhân. Davy cũng đã hoan nghênh sự xác nhận rằng việc áp dụng khoa học có thể cải thiện đời sống của mọi người.

Vì thế ông đã bị mất thể diện để thấy rằng ai đó khác, với không sự giáo dục khoa học nào, tự nhận là đã sáng chế ra một đèn an toàn hiệu quả ngang thế đồng thời như, hay có lẽ thậm chí sớm hơn, sự đổi mới của ông. Nhà đổi mới đó không ai khác George Stephenson.

Davy, mặc dù có nguồn gốc khiêm tốn, phần rất lớn đã là một sản phẩm của Cách mạng Khoa học, đứng trên vai của Robert Boyle (1627‒1691), Robert Hooke (1635‒1703), và Isaac Newton (1643‒1727), tất cả họ đã là những ngọn đuốc dẫn đầu trong Royal Society London for Improving Natural Knowledge (Hội Hoàng gia London cho việc Cải thiện sự Hiểu biết Tự nhiên), được thành lập trong tháng Mười Một 1660. Davy đã là một nhà tiên phong trong nghiên cứu các tính chất của các khí (gas), kể cả oxide nitrơ. Ông cũng đã chứng minh các ắc quy có thể được dùng như thế nào để tạo ra hồ quang điện, mà đã là một bước cốt yếu tới sự hiểu các tính chất của điện và sự chiếu sáng nhân tạo.

Vào 1816, Davy đã không thiếu tự tin. Ông đã vội kết luận rằng công trình của Stephenson phải là kết quả của sự đạo văn và đã viết cho những người ủng hộ nổi bật của Stephenson, các Đồng minh Lớn, đòi họ thừa nhận rằng người khai mỏ than được họ che chở có lẽ không thể ở biên cương của sự đổi mới: “Các Cơ quan Khoa học Công mà tôi thuộc về phải chính thức Thừa nhận sự tấn công gián tiếp này chống lại danh tiếng Khoa học của tôi, danh dự và sự chân thực của tôi [sic].”

Các Đồng minh Lớn đã không bị các lời xác nhận của Davy làm cho ấn tượng. Stephenson đã xây dựng và thử đèn của ông chính xác khi nào và như thế nào đã được những người họ tin cậy lập tư liệu kỹ. William Losh, một trong những đồng minh, đã gạt bỏ ý tưởng rằng các tổ chức có trụ sở ở London bằng cách nào đó có thể xác định cái gì là hay không là nguyên bản: “Được thỏa mãn như tôi được với hành vi của tôi về chủ đề này tôi phải nói rằng tôi hoàn toàn thờ ơ về sự nhận thức mà có thể được ‘các Cơ quan Khoa học Công’ mà ông thuộc về thừa nhận.”

Một trong những người ủng hộ khác của Stephenson, bá tước xứ Strathmore, thậm chí còn gay gắt hơn trong trả lời của ông cho Davy, trình bày rõ ông đã thấy thế nào, và vì sao ông giúp, những người như Stephenson: “Tôi chẳng bao giờ có thể cho phép bất kể Cá nhân có công trạng nào bị chê bai bởi vì anh ta tình cờ bị đặt vào một tình huống mơ hồ—ngược lại, chính hoàn cảnh đó sẽ tác động đến tôi như một kích thích thêm để cố gắng bảo vệ anh ấy chống lại tất cả các nỗ lực hống hách.”

Cuộc tranh cãi đèn-an toàn minh họa không chỉ nước Anh đã chuyển xa đến thế nào từ xã hội trung cổ thứ bậc của nó vào thời gian này mà cũng tương phản giữa hai cách tiếp cận đến sự đổi mới. Cách thứ nhất, được Davy đại diện, đã dựa vào cái bây giờ chúng ta coi như các phương pháp khoa học hiện đại và đã tiến bộ nhanh. Vào các thập niên đầu của thế kỉ thứ mười chín, phần lớn nó đã trở thành phương pháp “dựa vào bằng chứng”—ví dụ, đòi hỏi các giả thuyết phải được kiểm chứng trong các lab hay các môi trường được kiểm soát khác, và có thể được lặp lại. Thứ hai, được Stephenson biểu hiện hoàn hảo, đã không quan tâm đến các công bố hay các nhà khoa học đầy ấn tượng mà thay vào đó tập trung vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cho dù cách tiếp cận này bị ảnh hưởng gián tiếp bởi kiến thức khoa học của thời đó, tất cả đều là về kiến thức thực tiễn, thường kiếm được trong khi hiệu chỉnh các máy để xem cái gì cải thiện thành tích.

Một minh họa sống động về điểm này được cung cấp bởi (cuộc đua) Các thử nghiệm Rainhill (Trials), do Đường sắt Liverpool và Manchester tổ chức trong 1829 để xác định nên dùng loại đầu máy xe lửa nào. Với tư cách kỹ sư trưởng của tuyến Liverpool và Manchester, Stephenson đã chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các con đường chính, tìm ra các cầu và các đường hầm nên ở đâu và cho phép loại độ dốc và góc nào, và giải quyết vấn đề khó về làm sao để băng ngang một vùng đầm lầy nguy hiểm. Các thành viên hội đồng quản trị của tuyến Liverpool và Manchester đã chấp nhận các đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước với các bánh xe kim loại, chạy trên các đường ray sắt, với một đường ray theo mỗi chiều. Không xe ngựa kéo nào với các lái xe say rượu được cho phép.

Các thành viên hội đồng quản trị đã quyết định về một cuộc thi ngỏ để xác định ai sẽ cung cấp các đầu máy xe lửa. Cuộc đua được thực hiện công khai, với các tiêu chuẩn được định rõ. Vào thời điểm này, các nguyên lý của các động cơ hơi nước, được James Watt đưa ra trong 1776, đã ở đó trong lĩnh vực công cộng cho tất cả mọi người để dựa vào. Watt đã làm việc để ngăn cản sự phát triển các động cơ áp suất cao, cần mẫn bảo vệ các patent (bằng sáng chế) của ông về các mẫu động cơ sớm hơn tại tòa án và được cho là làm chậm tốc độ đổi mới của những người khác. Nhưng các patent đã hết hạn trong 1800, dỡ bỏ các rào cản còn lại cho những người khác để áp dụng kiến thức này.

Cuộc đua Các Thử nghiệm Rainhill đã là một sự kết hợp của Giải Nobel tức thì và một cuộc trình diễn thực tế. Bản thân tiền giải (500 bảng) đã là quan trọng, nhưng đã rõ ràng rằng thị trường cần được thiết lập là mênh mông, không chỉ ở nước Anh mà khắp châu Âu và nước Mỹ, và chắc chắn chẳng bao lâu khắp thế giới. Mỗi nhà sáng chế tiềm năng và nhà khoa học xuất sắc phải dừng lại để ghi chép.

Đấy có lẽ là thời khắc kỹ nghệ hấp dẫn nhất trong lịch sử con người đến lúc đó. Henry Booth, một nhà buôn ngô Liverpool và người hậu thuẫn chính của tuyến đường ray, đã bị ấn tượng bởi loạt những người tham gia: “Thư tín nhận được từ mọi loại người, mỗi người khuyến nghị một sự cải tiến công suất hay một toa xe được cải thiện; từ các giáo sư triết học, xuống thợ sửa cơ khí khiêm tốn nhất, tất cả đều hăng hái trong những đề nghị giúp đỡ của họ: nước Anh, Mỹ, và châu Âu Lục địa đã đóng góp như nhau.”

Giống các trọng tài trong bất kể cuộc thi nướng bánh khéo léo nào, các thành viên hội đồng quản trị đã có những quan điểm rõ về cái họ muốn thấy: một đầu máy xe lửa có bốn hay sáu bánh xe, với áp suất nồi hơi có thể quản lý được, chạy trên một đường ray rộng 56.5 inch (143,51 cm), và không có giá cao hơn 550 bảng một động cơ. Máy này sẽ cần kéo ba tấn cho mỗi tấn của trọng lượng đầu máy xe lửa, đi khoảng cách 70 dặm với tốc độ trung bình ít nhất 10 dặm một giờ. Các thử nghiệm được tiến hành dọc một đoạn đường ray phẳng được biết đến như Rainhill Level, với các độ dốc khó ở cả hai đầu.

Những đánh giá sơ bộ đã loại hầu hết những người tham gia vì đơn giản không thỏa mãn các tiêu chuẩn được nêu rõ. Đã có năm máy vào chung kết.

Một trong số này, Cycloped, đã giống một trò đùa mà cũng đã khiến điểm công nghệ đã di chuyển quá điểm không thể quay trở lại. Trong máy này, một con ngựa đi trên một băng, mà quay các bánh xe. Không dính líu gì đến hơi nước cả, và kết quả là đã bị loại nhanh chóng. Cuộc đấu cuối cùng vì thế đã là giữa bốn đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, một trong số đó (Perseverance) đã không thể đạt 6 dặm trên giờ. Máy khác (Novelty) đã bị rò nồi hơi làm suy yếu, và một máy thứ ba (Sans Pareil) đã nứt một cylinder (xy lanh). Máy thắng đã là Rocket, được George Stephenson và con trai ông, Robert thiết kế và xây dựng.

Đóng góp của Royal Society, các thành viên của nó, hay giới quyền thế khoa học nói chung cho các cuộc thi đua này đã thực chất là zero. Không thành viên nào của giới quyền thế khoa học đã đóng bất kể vai trò nào trong thiết kế các động cơ, trong gia công các phần kim loại được đúc và ráp lại với nhau như thế nào, và trong cách hơi nước được tạo ra hay khói được xử lý.

Thái độ của các nhà đổi mới thực tiễn của thời đại này được khuếch đại bởi các kế hoạch của Stephenson cho sự giáo dục con trai ông. Ông đã cố gắng hết sức để bảo đảm rằng Robert có các cơ hội tốt nhất có thể để thu được tất cả các lĩnh vực kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ sư xuất sắc. Điều này có nghĩa là dự các trường tốt, nhưng chỉ đến một điểm. Robert rời trường học vào tuổi mười sáu. Cậu ngay lập tức được quăng vào công việc thực tiễn với cha cậu và những người khác bận rộn với kỹ nghệ để giải quyết các vấn đề thế giới-thực trong khai mỏ, trắc địa, và xây dựng động cơ.

Thậm chí quan trọng hơn, những tiến bộ khoa học, bản thân chúng, không thể giải thích vì sao cách mạng công nghiệp đã là cách mạng khoa học Anh. Cách mạng Khoa học đã là một công việc toàn-Âu châu. Boyle, Hooke, và Newton đã là những người Anh, nhưng nhiều nhà tư duy đổi mới sáng tạo nhất của cuộc cách mạng này, như Johannes Kepler, Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Tycho Brahe, và René Descartes, đã chẳng bao giờ đặt chân lên nước Anh. Họ đã thư tín giữa bản thân họ và với những người Anh ngang hàng bằng tiếng Latin, nhấn mạnh bản chất khắp Âu châu của việc làm táo bạo này.

Như nhau, châu Âu đã không thậm chí là duy nhất trong việc trải nghiệm một thời kỳ kéo dài của các đột phá khoa học. Trung Quốc đã đi trước xa châu Âu về khoa học trong 1500, và có lẽ đã có một sự dẫn đầu mãi đến 1700. Nhà Tống (960‒1279) đã là một thời kỳ đặc biệt sáng tạo. Các đột phá công nghệ lớn đã đã xảy ra đầu tiên ở Trung Quốc kể cả thuốc súng, đồng hồ nước, la bàn, xe sợi, sự nấu chảy, và những sự tiến bộ về thiên văn học. Thực ra, hầu như tất cả các đổi mới Âu châu lớn của Thời Trung Cổ và đầu Cách mạng công nghiệp có lẽ có thể được truy, trực tiếp hay gián tiếp, quay lại Trung Quốc. Các công nghệ Trung quốc mà được những người Âu châu chấp nhận tương đối sớm gồm xe cút kít, in bằng chữ rời, và đồng hồ. Cũng quan trọng là các ý tưởng mà muộn hơn đã đẩy cách mạng công nghiệp, kể cả các máy Trung quốc cho xe sợi được cơ giới hóa, nung chảy sắt, và các âu tàu của kênh. Người Trung quốc cũng sử dụng tiền giấy rộng rãi, mà trong một thời được dùng cho cả buôn bán địa phương và buôn bán đường dài.

Đúng, các nhà chức trách Trung quốc đã không khuyến khích thẩm tra khoa học sau Triều Tống, và tầm nhìn chung về khoa học thực nghiệm, nghiêm ngặt, bén rễ ở châu Âu bắt đầu trong thế kỷ thứ mười bảy đã không có cái tương đương ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự vắng mặt của sự công nghiệp hóa Trung quốc cho đến thế kỉ thứ hai mươi cho thấy rằng những tiến bộ khoa học tự chúng là không đủ để khởi động cách mạng công nghiệp.

Đánh giá này không có ý định hạ thấp vai trò của khoa học trong công nghiệp hóa. Cách mạng Khoa học đã cung cấp ba đóng góp cốt yếu. Thứ nhất, khoa học đã chuẩn bị mặt bằng cho các kỹ năng cơ giới của các doanh nhân và những người mày mò sửa chữa tham vọng của thời đó. Một số trong các đột phá khoa học quan trọng nhất—ví dụ, những đột phá liên quan đến sắt và thép—đã trở thành một phần của kiến thức thực tiễn của thời đó và như thế đã đóng góp cho cơ sở của các dữ kiện hữu ích mà các doanh nhân dựa vào đó trong việc thiết kế các máy mới và những kỹ thuật sản xuất.

Thứ hai, như chúng tôi trình bày rõ hơn trong Chương 6, bắt đầu quanh các năm 1850 các phương pháp và tri thức khoa học trở nên quan trọng hơn nhiều cho sự đổi mới công nghiệp vì những sự tiến bộ về điện từ và điện, và muộn hơn với một sự tập trung tăng lên vào các vật liệu mới và các quá trình hóa học. Ví dụ, sự phát triển của hóa học công nghiệp đã liên kết chặt chẽ với phát minh khoa học, với sự sáng chế ra kính quang phổ trong 1859 một ví dụ hàng đầu. Rộng hơn, điện tín (trong các năm 1830), quá trình Bessemer cho luyện thép (1856), telephone (1875), và đèn điện (được thương mại hóa trong 1880) đã nổi lên trực tiếp hơn nhiều từ những khảo sát nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, lý do vì sao nhiều người trẻ có tham vọng đến vậy như George Stephenson bị thu hút vào công nghệ vì họ đã lớn lên vào thời gian được Thời đại Khám phá định hình. Thời đại này, bắt đầu trong giữa thế kỷ thứ mười lăm, đã thấy những sự tiến bộ lớn về các công nghệ hàng hải và sự bành trướng của những người Âu châu vào các phần của thế giới mà họ đã có ít sự tiếp xúc trước đó. Cách mạng Khoa học được gói trong tâm trí mọi người rất nhiều với quá trình khám phá này và có khả năng định hình môi trường vật lý và xã hội. Những người Âu châu bây giờ có thể dương buồm lái các tàu thủy trên các vùng nước thù nghịch trước đây, chinh phục các cư dân khác, và mở rộng sự thống trị của họ đối với tự nhiên.

Nếu không phải khoa học trực tiếp, thì cái gì đã là những nhân tố hàng đầu giúp nước Anh phát động cách mạng công nghiệp?

Vì sao Đại Anh?

Lịch sử kinh tế chi tiết đã thiết lập hình mẫu cơ bản của các sự kiện hình thành cho công nghiệp. Đã có một sự lên kéo dài trong khu vực dệt bông từ đầu các năm 1700, với các doanh nhân miền bắc đóng một vai trò then chốt. Máy móc mới đã làm tăng hết sức năng suất đầu tiên của xe sợi và sau đó của dệt cửi.

Đồng thời, các thợ thủ công năng động trong các khu vực khác, như làm sắt và gốm, đã tìm ra cách để đưa các máy khác vào để cải thiện chất lượng trong khi cũng tăng sản lượng trên người lao động. Một bước tiến đáng chú ý đã xảy ra với sự chuyển từ sức nước sang hơi nước như nguồn năng lượng để bơm nước ra khỏi các mỏ. Từ đầu thế kỉ thứ mười chín, hơi nước trở thành nguồn năng lượng chính cho các nhà máy. Từ các năm 1820, việc đặt các động cơ hơi nước trên các bánh xe đã cho phép giao thông vận tải nhanh hơn và rẻ hơn nhiều trên những quãng đường dài. Những cách mới để huy động tài chính đã nổi lên trong thế kỉ thứ mười chín, khiến dễ hơn để buôn bán ngang các quãng đường dài, xây dựng các nhà máy lớn, và tài trợ một cơn bột phát xây dựng đường sắt toàn cầu.

Tất cả các yếu tố này là khó để tranh cãi, và dòng thời gian cơ bản cho sự lên của một khu vực công nghiệp là không có sự nghi ngờ. Nhưng cái gì giải thích vì sao điều này đã xảy ra ở nước Anh trước bất kể nơi nào khác? Và vì sao bắt đầu trong thế kỉ thứ mười tám?

Kể từ khi thuật ngữ cách mạng công nghiệp được đặt ra trong cuối thế kỷ thứ mười chín, một loạt nhà tư tưởng khác nhau đã đưa ra các sự giải thích cho “vì sao nước Anh đầu tiên.” Các lý thuyết có thể được nhóm một cách hữu ích vào năm thùng chính: địa lý, văn hóa (kể cả tôn giáo và tinh thần khởi nghiệp bẩm sinh), các nguồn lực tự nhiên, các nhân tố kinh tế, và các chính sách chính phủ. Một số trong số này là khá khéo léo, nhưng tất cả các đối thủ hàng đầu để lại các câu hỏi quan trọng không được trả lời.

Một quan điểm là có cái gì đó về địa lý của nước Anh đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Nhưng đấy có vẻ lạ như một đề xuất chung, vì nước Anh và các phần khác của những Đảo Anh đã là một vùng nước đọng kinh tế ít nhất cho đến thế kỉ thứ mười sáu. Trong hàng ngàn năm, hầu hết sự thịnh vượng Âu châu đã vẫn tập trung quanh lòng chảo Địa Trung Hải. Ngay cả khi Thời đại Khám phá đã mở ra những con đường thương mại qua Đại Tây dương, nước Anh đã vẫn ở đằng sau Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Hà Lan một cách đáng kể trong việc hưởng lợi từ các cơ hội thuộc địa mới.

Như chúng ta đã thảo luận trong Chương 4, từ sự Chinh phục Norman trong 1066 cho đến đầu các năm 1500, nước Anh đã là một hệ thống phong kiến. Vua đã mạnh, và các nam tước đã gây rắc rối định kỳ, đặc biệt khi sự kiểm soát ngai vàng bị nghi ngờ. Các nông dân đã thường bị ép xuống mạnh. Những người sống trong vài thành phố đã giành được một số quyền thêm qua nhiều năm nhưng chẳng gì gần với các quyền đã đạt được trong các thành phố hàng đầu của Italy trong thời Phục Hưng (từ các năm 1330 đến khoảng 1600). Sự lạc hậu được phản ánh trong nghệ thuật, mà khá kém so với các phần khác của Tây Âu cũng như với Trung Quốc. Nước Anh đã tạo ra ít giá trị lâu bền trong toàn bộ thời kỳ trung cổ.

Địa vị của nước Anh như một hòn đảo đã có trao một số lợi thế? Có lẽ, về mặt làm giảm số cuộc xâm chiếm qua nhiều năm. Nhưng sự xâm chiếm nước ngoài hay sự bất ổn định đã không là một vấn đề lớn cho phần tiên tiến nhất về mặt công nghệ của thế giới, Trung Quốc, từ các năm 1650 đến giữa thế kỉ thứ mười chín, cho đến Cuộc nổi loạn Thái bình và các cuộc chiến tranh thuốc phiện. Hơn nữa, các quốc gia Âu châu khác, kể cả Tây Ban Nha trong thời kỳ Reconquista (700‒1492) hay Italy trong thời Phục Hưng, đã không có rắc rối nào để kết hợp sự tham gia vào xung đột quân sự với sự tạo ra sự thịnh vượng. Pháp và Tây Ban Nha đã đối mặt sự đe dọa xâm chiếm lớn trong các năm 1600 và các năm 1700, và Hà Lan đã được tôi luyện bởi nhu cầu để giữ những người Tây Ban nha và Pháp ở xa.

Những người Anh cuối cùng đã xây dựng một hải quân ghê gớm, nhưng nó đã không mạnh hơn áp đảo các đối thủ của nó cho đến tận thời đại công nghiệp. Lực lượng hải quân Anh đã nhỏ hơn đáng kể so với hạm đội Tây Ban nha trong các năm 1500, bị Hà Lan đánh bại nhiều lần trong các năm 1600, và bị những người Pháp vượt trội với hậu quả lớn trong Cách mạng Mỹ trong các năm 1770. Trong 1588 hải quân Anh đã sống lâu hơn một hạm đội Tây Ban nha hùng mạnh, Armada, do quốc vương Tây Ban nha Philip II phái đi xâm chiếm, không phải vì bất kể sự ưu việt nào của công nghệ hay chiến lược hải quân Anh mà chủ yếu nhờ sự may mắn hoàn toàn: thời tiết xấu và một loạt sai lầm làm tiêu tan nỗ lực Tây Ban nha.

Đảo Anh có các sông thích hợp cho các bánh xe nước, và di chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa ban đầu đã dễ hơn và rẻ hơn dùng đường bộ rất nhiều. Một số sông của nước Anh đã có thể được nối dễ dàng với nhau và với biển bằng các kênh, và điều này là hữu ích cho đến cuối thế kỉ thứ mười tám (vì thế có sự phản đối từ công tước Bridgewater và các lợi ích kênh khác đối với sự phát triển đường sắt ban đầu).

Tuy nhiên, các nước khác, kể cả nước Đức, Austria (Áo) và Hungary, có những lượng nước có thể đi lại đầy ấn tượng, và Pháp đã có một sự thúc đẩy đáng chú ý để xây các kênh từ rất lâu trước các khoản đầu tư Anh vào hạ tầng cơ sở như vậy. Ngoài ra, pha giao thông vận tải dựa vào kênh đã tương đối ngắn ngủi trong sự công nghiệp hóa Vương quốc Anh. Hầu hết cách mạng công nghiệp đã di chuyển bằng đường sắt, và những người đi tiên phong đường sắt Anh đã quá háo hức để bán các động cơ, các toa xe, và tất cả các phụ tùng liên quan cho bất kể ai quan tâm đến việc mua ở châu Âu hay nơi khác. Việc chuyển giao công nghệ đã tỏ ra dễ, dù đó là bằng việc cho thuê, sao chép, hay cải tiến các thiết kế. Vào các năm 1830, chẳng hạn, Matthias Baldwin đang xây dựng các đầu máy xe lửa ở Pennsylvania, và vào các năm 1840, các động cơ của ông được cho là phù hợp với vận tài đường dài dưới các điều kiện Mỹ hơn bất kể thiết kế nhập khẩu nào.

Đã trở nên mốt trong một số nơi để dùng lý lẽ biện hộ cho khía cạnh khác của địa lý. Sự phát triển công nghiệp được cho là dễ hơn ở một số vĩ tuyến, một phần bởi vì các vùng này là quả thật mạnh khỏe hơn. Nhưng nước Anh đã không có lợi thế có thể thấy rõ nào về mặt sức khỏe công cộng trong pha tiền-công nghiệp. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã cao và tuổi thọ kỳ vọng khi sinh khá thấp. Đã cũng có một sự bất lực để xử lý các làn sóng bệnh tật nghiêm trọng, một điểm được làm rõ một cách đau đớn bởi kinh nghiệm của Dịch Hạch, mà đã quét sạch giữa một phần ba và một nửa dân số của nước Anh trong các năm 1300.

Có thể đã có lợi thế khác nào đó để ở trong một “vĩ độ may mắn”? Như chúng ta đã thảo luận trong Chương 4, Cận Đông và Đông Địa Trung Hải đã sớm theo cái mà được xem chung như “nền văn minh,” mà có nghĩa rằng những người sống trong các chỗ đó đã viết các thứ lại và sống dưới thẩm quyền của một nhà nước lâu hơn bất kể ai khác. Nhưng các hệ thống xã hội và chính trị đó hầu như không tự chứng tỏ là thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngay cả khi các công nghệ công nghiệp trở nên sẵn có rộng rãi trong các năm 1800, vùng Lưỡi liềm Màu mỡ ban đầu đã không vội vàng chấp nhận máy móc mới hay xây dựng các nhà máy lớn. Các nơi khác mà đã có các nền văn minh sớm, như Hy Lạp hay miền nam Italy, cũng đã không. Nếu đã có bất kể lợi thế đặc biệt nào mà lịch sử cổ xưa đã ban cho sự công nghiệp hóa thế kỉ thứ mười tám, thì sẽ là lạ rằng nước Anh là nước nhận của nó. Con đường từ vùng Lưỡi Liềm Màu mỡ đến Birmingham là xa.

Ngoài ra, hầu hết các đặc tính địa lý này không tách biệt nước Anh khỏi Trung Quốc. Trung Quốc có các sông hùng vĩ trong vùng trung tâm và vùng duyên hải dài của nó. Một phần lớn nước này ở trong các vĩ độ may mắn. Thế nhưng nó đã không biến bất kể sự tiến bộ khoa học tuyệt vời nào thành công nghệ công nghiệp.

Nếu không phải địa lý, có thể văn hóa đã tách nước Anh và sau đó Vương quốc Anh ra? Đã có lợi thế văn hóa sâu sắc nào đó ngang mảng rộng của những người Anh, về mặt thái độ của họ về rủi ro, doanh nghiệp, cộng đồng, hay cái gì đó khác? Một sự giải thích như vậy lại lần nữa là khó để làm cho phù hợp với sự thực rằng trước 1500 hay 1600, xã hội Anh không có vẻ có nhiều lợi thế văn hóa so với các phần lân cận của Tây Âu.

Là đúng rằng trong cuối thế kỉ thứ mười sáu, hầu hết nước này đã chuyển từ đạo Công giáo sang đạo Tin lành. Trong đầu các năm 1600, công trình thiên văn học của Galileo đã bị cản trở bởi giáo điều Công giáo và một hệ thứ bậc giáo hội Italia kiên quyết duy trì độc quyền của nó về diễn giải kinh thánh. Làm việc vào cuối của cùng thế kỷ, Isaac Newton và những người Anh đương thời của ông vẫn đã phải bước thận trọng khi nhắc đến tôn giáo, cho dù họ đã không đối mặt với cùng những nguy hiểm cá nhân hay những sự phong tỏa bị các tàn dư của các chế độ thần quyền trung cổ áp đặt.

Tuy vậy, đã có nhiều nước Âu châu khác đã chuyển sang Tin lành mà không chấp nhận các công nghệ công nghiệp sớm, kể cả các nước vùng Scandinavia, nước Đức, và cái đã trở thành Cộng hòa Czech. Pháp, một nước chủ yếu Công giáo, ít nhất đã ngang hàng với nước Anh về mặt kiến thức khoa học chung trong thế kỉ thứ mười tám. Pháp cũng ở giữa các nước chấp nhận nhanh nhất các công nghệ công nghiệp trong đầu thế kỷ thứ mười chín. Bavaria công giáo đã trở thành một cường quốc đổi mới và công nghiệp trong các năm 1800, một vị trí nó vẫn chiếm ngày nay. Một nơi ở bắc Tây Âu mà đã chấp nhận công nghệ dệt trước nước Anh đã là Bruges chủ yếu Công giáo, bây giờ ở Bỉ. Bruges đã có những thợ xe sợi và thợ dệt khéo léo nhất Âu châu trong thế kỷ thứ mười ba.

Cũng không chắc rằng các thiểu số tôn giáo, như những người Quaker hay các giáo phái Tin lành không tuân thủ ở miền Bắc nước Anh, đã đóng một vai trò xác định. Mặc dù các niềm tin tôn giáo như vậy đã ảnh hưởng đến triển vọng và các tham vọng của một số người, hầu hết các nước trải qua sự Cải cách (Tin lành) khác đã có một hỗn hợp tương tự của các nhóm nhưng đã không công nghiệp hóa mãi đến sau này.

Có lẽ đã là may mắn để có vài doanh nhân lạ thường tạo ra các đột phá sớm? Các cá nhân đã quan trọng, nhưng sự biến đổi này đã nhiều hơn chỉ về một số ít người. Trong công nghiệp dệt, chẳng hạn, ít nhất ba trăm người đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của những kỹ thuật chế tác hiện đại trong các năm 1700. Rộng hơn, cách mạng công nghiệp đã dính líu đến các khoản đầu tư của hàng ngàn người, và chắc có khả năng hơn hàng chục ngàn nếu chúng ta tính đến tất cả những nhà ra quyết định liên quan và các nhà đầu tư trong thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín.

Các nguồn lực tự nhiên cũng đã chẳng là nhân tố quyết định trong sự công nghiệp hóa Vương Quốc Anh. Một trong những quan điểm thay thế có ảnh hưởng đặt trọng lượng lớn hơn lên sự sẵn có của than đá. Nước Anh đã được lợi từ quặng sắt có chất lượng tốt sẵn có gần các mỏ than đá ở miền Bắc và các vùng trung du của nước Anh. Nhưng điều này không giải thích pha ban đầu có tính quyết định của cách mạng công nghiệp Anh, do các nhà máy dệt chạy bằng sức nước dẫn đầu. Một nghiên cứu đã ước lượng nền kinh tế Anh lẽ ra đã phát triển thế nào trong năm 1800 nếu giả như động cơ hơi nước của James Watt chẳng bao giờ được sáng chế ra. Kết luận: mức phát triển đạt được vào 1 tháng Giêng 1801, lẽ ra đã đạt được vào 1 tháng Hai 1801—một sự trễ chỉ một tháng!

Than đá và sắt đã trở nên cốt yếu hơn nhiều trong pha thứ hai của cách mạng công nghiệp, sau khoảng 1830. Nhưng nguyên liệu thô thiết yếu nhất cho phần đầu tiên của pha công nghiệp đã là bông, mà không được trồng ở nước Anh hay trong phần lớn của châu Âu.

Một tập khác của các lý lẽ nhấn mạnh các nhân tố kinh tế khác nhau mà đã có thể tạo lợi thế cho nước Anh. Quan trọng nhất, sự chấp nhận các công nghệ tiết kiệm lao động đã trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi tiền lương là cao bởi vì trong trường hợp này sự giảm chi phí lớn hơn có thể được bảo đảm bởi sự dùng các công nghệ mới. Vào giữa-các năm 1700, tiền lương trong một số phần của nước Anh, đặc biệt London, đã cao hơn hầu như mọi nơi khác trên thế giới. Nhưng về điều này, nước Anh cũng đã chẳng độc nhất. Tiền lương cũng đã cao ở Hà Lan và các phần định hướng thương mại của Pháp nữa.

Dù sao đi nữa, các chi phí lao động đã có khả năng nhất là một nhân tố đóng góp hơn là động lực chính của sự công nghiệp hóa Vương quốc Anh. Sự tăng năng suất trong các sản phẩm dệt, khi cuối cùng chúng bắt đầu, đã thật sự ngoạn mục—sự tăng mười lần và rồi trăm lần về sản lượng trên người. Các sự khác biệt tương đối khiêm tốn về tiền lương giữa nước Anh và Hà Lan hay Pháp chắc đã không là yếu tố quyết định quan trọng về khi nào và liệu các công nghệ này sẽ được chấp nhận hay không.

Hơn nữa, kênh dẫn từ tiền lương tới sự chấp nhận công nghệ áp dụng khi các chi phí lao động là cao so với năng suất. Thay vì, nếu các công nhân có năng suất hơn, thì việc thay thế họ là không hấp dẫn. Một phần của lý do vì sao tiền lương đã cao ở nước Anh thế kỉ thứ mười tám đã là các thợ thủ công hết sức khéo léo, được huấn luyện tốt của nó.

Các kỹ năng thủ công hay kỹ nghệ thực tiễn này của lực lượng lao động đã có thể kích hoạt cách mạng công nghiệp Anh? Kiến thức cơ khí của các nhà đổi mới như George Stephenson đã là quan trọng, nhưng các kỹ năng chung của lực lượng lao động đã dường như không phải là một nhân tố quyết định. Các công nhân với các kỹ năng chuyên biệt và một cách tương ứng năng suất cao trong nghề nghiệp của họ đã không phổ biến khắp nền kinh tế Anh. Sự biết đọc biết viết cho một chỉ báo về các mức kỹ năng chung của đất nước. Chỉ 6 phần trăm những người Anh trưởng thành đã có thể ký tên của họ trong 1500, nâng lên 53 phần trăm trong 1800. Những người Hà Lan đã có các tỷ lệ biết đọc biết viết cao hơn trong cả hai năm đó, còn Bỉ đã đi trước trong 1500 và chỉ đứng sau trong 1800. Pháp và Đức đã bắt đầu ở hầu như cùng mức như nước Anh; vào 1800, chúng đã tụt lại phía sau, với 37 phần trăm và 35 phần trăm, một cách tương ứng.

Hơn nữa, nhiều trong số các công nghệ mang tính biểu tượng của thời đại, thay vì dùng các kỹ năng thủ công được rèn luyện trong nhiều thế kỷ, đã nhắm đến việc thay thế chúng bằng máy móc và lao động rẻ hơn của các đàn ông, các phụ nữ, và trẻ con không có kỹ năng. Nổi tiếng nhất, các thợ dệt khéo tay đã bị tống ra khỏi việc làm của họ bởi các khung cửi được cơ giới hóa, kích động cái muộn hơn được biết đến như các cuộc nổi loạn Luddite [của những người bài công nghệ] (mà về nó chúng ta sẽ có nhiều hơn để nói về trong Chương 6).

Năng suất nông nghiệp cũng không chắc đã tạo ra một tác động quyết định cho nước Anh. Sản lượng nông nghiệp đã tăng trong các thế kỷ trước, và điều này đã sắp đặt phong cảnh cho sự tăng trưởng đô thị ngoạn mục. Nhưng cả ở đây nữa nước Anh đã không phải là ngoại lệ. Năng suất nông nghiệp đã tăng lên trong nhiều phần của Tây Âu, kể cả Pháp, Đức, và Hà Lan, mà cũng đã chứng kiến tăng trưởng đô thị nhanh. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy trong Chương 4, mức độ của sự tăng trưởng này đã hạn chế ở mọi nơi trong châu Âu trung cổ và chắc không phải đã là một sự kích hoạt công nghiệp hóa. Sự thực rằng các lợi lộc này không được chia sẻ rộng rãi cũng có nghĩa rằng chúng đã không tạo ra cầu rộng cho vải dệt hay các sản phẩm xa xỉ ở nước Anh.

Các mức tương đối cao của các kỹ năng thủ công, tiền lương, và năng suất nông nghiệp cũng không phân biệt nước Anh khỏi Trung Quốc. Sử gia Mark Elvin đã cho rằng từ thế kỷ thứ mười bốn trở đi, Trung Quốc đã ở trong một “bẫy cân bằng mức cao,” chính xác bởi vì nó đã có tiền lương và năng suất cao nhưng vẫn cho thấy không khuynh hướng nào tới công nghiệp hóa.

Dân số Anh, và cầu cho thực phẩm và quần áo, đã tăng nhanh trong thế kỷ thứ mười bảy và đầu thế kỷ thứ mười tám. Dân số của nước Anh đã tăng từ 4,1 triệu trong 1600 lên 5,5 triệu trong 1700. Nhưng sự tăng trưởng dân số lớn hơn đã đến trong công nghiệp hóa. Ví dụ, từ 1700 đến 1841, khi cuộc điều tra dân số toàn diện đầu tiên được tổ chức, dân số đã tăng khoảng ba lần. Sự tăng trưởng này một phần đã là một hệ quả của thu nhập tăng lên và dinh dưỡng tốt hơn. Nó cũng được cuộc cách mạng giao thông cho phép, mà đưa đủ thực phẩm đến các thành phố.

Sự đổi mới tài chính ban đầu cũng không phải là nơi chúng ta nên tìm kiếm câu chuyện nguồn gốc của cách mạng công nghiệp. Nhiều đổi mới tài chính có hậu quả hơn đã xảy ra sớm hơn ở Italy trong thời Phục Hưng và ở Hà Lan, và đã cấp nhiên liệu cho sự tăng trưởng của thương mại và các chuyến đi xa Địa Trung hải và sau đó Đại Tây dương; các đảo Anh lúc đó đã là một vùng nước đọng tài chính. Vào đầu các năm 1700, các nhà tài chính đóng ở London đã sẵn lòng tài trợ thương mại đường dài, nhưng họ đã do dự nhúng chân của họ vào các vùng nước công nghiệp, ít nhất trong những năm đầu. Lợi nhuận kiếm được trong thương mại đã có khuynh hướng được tái đầu tư vào thương mại. Sự thành lập Ngân hàng Anh quốc đã là tốt cho tài chính công và cho tín dụng được dùng trong thương mại hải ngoại, mặc dù nó đã bị ngắt hoàn toàn khỏi sự phát triển công nghiệp. Đa phần, các doanh nhân miền bắc đó đã tài trợ các công việc kinh doanh mạo hiểm của họ bằng thu nhập giữ lại, bên cạnh các khoản vay từ bạn bè, gia đình, và những người bên trong cộng đồng kinh doanh riêng của họ.

Tương tự, môi trường pháp lý điều chỉnh các hợp đồng tài chính và kinh doanh đã chậm chạp và nặng nề ít nhất cho đến thời đại đường sắt. Ví dụ, phiên bản hiện đại của trách nhiệm hữu hạn đã chưa được thiết lập đầy đủ trong luật cho đến các năm 1850. Là rất khó để cho rằng nước Anh đã có lợi thế pháp lý thiết thực nào đó mà đã không sẵn có cho các nước Âu châu khác.

Tổng thể, không có dấu hiệu nào rằng nước Anh đã có bất kể lợi thế vốn có nào về sự sẵn có của tài chính cho các công việc kinh doanh mạo hiểm mới dùng các máy. So với tập quán lục địa được thiết lập tốt, hệ thống ngân hàng thương mại đã vẫn thô sơ cho đến ít nhất các năm đầu của thế kỉ thứ mười chín.

Chính sách chính phủ đã có thể đặt nước Anh lên phía trước? Tiếp sau Cách mạng Vinh quang năm 1688, nước Anh đã có một Quốc hội mạnh, và các quyền tài sản của các địa chủ và các nhà buôn đã được bảo vệ tốt. Thế nhưng cùng thế đã đúng ở các nước khác, như Pháp, nơi rất nhiều đặc quyền phong kiến đã vẫn bảo vệ các địa chủ truyền thống, và các nhà buôn cũng an toàn đối lại sự chiếm hữu.

Chính phủ Anh đã thiết tha xây dựng đế chế hải ngoại của mình và, theo thời gian, đã tăng cường hải quân với lý do căn bản để ủng hộ thương mại quốc tế. Nhưng đế chế thuộc địa này đã nhỏ về mặt kinh tế trong một thời gian dài. Nước Anh giành được sự kiểm soát đối với phần lớn Ấn Độ chỉ trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười tám, ngay trước khi nó mất các thuộc địa Bắc Mỹ.

Các ước lượng về lợi nhuận từ buôn bán nô lệ và các nền kinh tế đồn điền Caribbean cho biết rằng hình thức này của việc buôn người và sự bóc lột đã đóng góp các nguồn lực cho công nghiệp hóa, nhưng tác động trực tiếp này là không đủ lớn để giải thích cái đã xảy ra. Ngoài ra, trong khi nước Anh đã là một nước tham gia lớn trong buôn bán nô lệ Đại Tây dương, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, và Đan Mạch đã cũng năng bổ như thế, và vài trong số các nước này đã tạo ra lợi nhuận trong hàng thế kỷ lớn hơn nước Anh rất nhiều.

Đã không có chiến lược Anh có ý thức hay chính sách chính phủ nào hỗ trợ công nghiệp hóa cả. Dù sao đi nữa, các ý tưởng như vậy còn lâu mới trở nên hợp lý khi chẳng ai hiểu bản chất của những gì có thể được sáng chế ra và các tác động của nó có thể sâu sắc như thế nào. Nếu có bất kể nước Âu châu nào đã dẫn đường với cố gắng để khuyến khích sự tăng trưởng công nghiệp, thì đó là nước Pháp khi Jean-Baptiste Colbert chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế của nó trong các năm 1600.

Một số người cho rằng chính điều ngược lại, sự thiếu hành động chính phủ được mô tả bởi nhà triết học kinh tế Adam Smith như “laissez faire (để tự do làm),” đã là quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế Anh. Thế nhưng hầu hết các nước Âu châu khác cũng đã chẳng làm gì để giúp đỡ—hay cản trở—công nghiệp hóa. Khi chính phủ Pháp thông qua một chiến lược công nghiệp hóa nửa-mạch lạc dưới thời Colbert, nó đã tạo một cú hích cho sản xuất công nghiệp Pháp, khiến cho khó hơn để tin rằng sự thiếu bất kể chính sách chính phủ nào có thể đã là bí quyết Anh. Dù sao đi nữa, thời đại laissez-faire ở nước Anh đi theo pha đầu, xác định của sự công nghiệp hóa, mà được đặc trưng bởi các chính sách chính phủ bảo vệ vải len và sau đó đã giúp các mặt hàng xuất khẩu Anh.

Một Quốc gia của Những Kẻ Mới Phất

Cái đã tách nước Anh khỏi các nước ngang hàng của nó là kết cục của một quá trình dài của sự thay đổi xã hội mà đã tạo ra một quốc gia của những người mới giàu.

Vào giữa-thế kỷ thứ mười chín, hàng chục ngàn người Briton địa vị-trung bình đã hình thành ý tưởng rằng họ có thể nâng cao đáng kể địa vị của họ qua tinh thần khởi nghiệp và sự làm chủ các công nghệ. Các phần khác của Tây Âu đã thấy một quá trình tương tự về các hệ thứ bậc xã hội đang nới lỏng và những người đàn ông tham vọng (và hiếm khi các phụ nữ trong những thời gia trưởng đó) muốn đạt được sự giàu có hay địa vị. Nhưng không đâu khác trên thế giới lúc đó chúng ta thấy nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu đến vậy thử đâm xuyên qua hệ thứ bậc xã hội hiện có. Đó là những người đàn ông tầm trung mà đã là quan trọng cho các đổi mới và sự đưa các công nghệ mới vào suốt phần lớn của các thế kỷ thứ mười tám và mười chín ở nước Anh.

Vào đầu các năm 1700, zeitgeist (tinh thần thời đại) đã trở thành cái Daniel Defoe nhận diện như Thời đại làm Dự án. Những người Anh tầng lớp trung lưu đang tìm kiếm một cơ hội để thăng tiến, dù đó là qua sự đầu tư lành mạnh hay sự đầu cơ tài chính làm giàu nhanh. Bong bóng Biển Nam (sự phá sản của công ty South Sea), mà vỡ trong 1720, đã là một trường hợp cực đoan nhưng cũng là một mẫu về sự mê hoặc với những công việc mạo hiểm mới, đặc biệt về phần của các nhà đầu tư nhỏ tìm kiếm lợi nhuận.

Chính trong khung cảnh này mà các nhà đổi mới xung quanh cái, mà bây giờ chúng ta gọi là quá trình công nghiệp, bắt đầu nổi lên. Những người thành công nhất trong số những người mới vào ban đầu gồm Abraham Darby (gang trong các lò cao đốt bằng than coke, 1709), Thomas Newcomen (động cơ hơi nước, 1712), Richard Arkwright (khung xe sợi, 1769), Josiah Wedgwood (các tác phẩm gốm Etruria, 1769), và James Watt (động cơ hơi nước được cải thiện nhiều, 1776). Những người đàn ông này, đa phần, đã không thể đọc chữ Latin và đã không tốn nhiều thời gian với các công trình học thuật.

Darby đã là con trai của một nông dân tiểu chủ. Newcomen đã là một người buôn bán đồ sắt, bán các công cụ cho các mỏ. Bố mẹ của Arkwright đã quá nghèo để gửi ông đến trường học, và nghề đầu tiên của ông đã là thợ cắt tóc và thợ làm tóc giả. Wedgwood đã là đứa con thứ mười một của một thợ gốm. Bố của Watt đã là một thợ đóng tàu, mà đặt ông vào một giai cấp xã hội cao hơn những người khác. Vào thời gian James Watt đi học, bố ông đang tìm kiếm công việc như một nhà sản xuất thiết bị, công việc kinh doanh trước của ông đã sụp đổ.

Các nhà tiên phong này, giống hầu như mọi người khác đã định hình công nghệ qua ít nhất năm 1850, đã là những người thực tế không có giáo dục chính quy sâu rộng. Khá giống George Stephenson, họ đã bắt đầu nhỏ và đã có khả năng mở rộng trong các thập niên khi các nhà đầu tư và các khách hàng bắt đầu đánh giá cao các đề nghị mới của họ.

Trong số 226 người, mà đã thành lập các doanh nghiệp công nghiệp lớn trong thời kỳ này, chính xác hai người đã đến từ hàng quý tộc và ít hơn 10 phần trăm đã có bất kể quan hệ nào với các giai cấp thượng lưu. Tuy vậy, họ không phải là những người bắt đầu ở dưới đáy xã hội. Hầu hết đã có bố tham gia vào sản xuất quy mô nhỏ, loại công việc thủ công nào đó, hay buôn bán. Và hầu hết các nhà công nghiệp này đã có các kỹ năng thực tế và tham gia vào cùng loại doanh nghiệp quy mô nhỏ trước khi tạo ra cái trở thành các doanh nghiệp lớn hơn.

Những người đàn ông này đều cực kỳ tham vọng—không phải cái bạn kỳ vọng từ những người sinh ra trong hoàn cảnh khiêm tốn trong một xã hội thứ bậc như xã hội của châu Âu trung cổ. Đáng chú ý hơn, họ tin vào công nghệ, cả như một động cơ của sự tiến bộ và như một phương tiện cho sự thăng tiến xã hội của riêng họ. Nhưng điều đáng chú nhất về họ là họ đã thành công.

Làm sao họ đã trở nên táo bạo như vậy? Cái gì đã cho họ ý tưởng rằng họ có thể làm vậy, dùng sức mạnh của công nghệ? Và cái gì đã bảo đảm rằng các nỗ lực của họ không bị cản trở và/hoặc bị vô hiệu hóa bằng cách nào đó?

Vào thời gian những người đàn ông này xuất hiện, một quá trình thay đổi xã hội và chính trị chậm đã ăn dần ăn mòn một số khía cạnh ngột ngạt nhất của hệ thứ bậc xã hội Anh, chuẩn bị mặt bằng cho sự bạo gan này. Các quan niệm về chủ nghĩa cá nhân và các tàn tích của chủ quyền nhân dân quay lại một ngàn năm có thể đã đóng một vai trò bằng việc cung cấp nguyên liệu thô cho một số trong những thay đổi này. Nhưng cái có tính quyết định nhất đã là một loạt sự biến đổi thể chế lớn đã định hình quá trình thay đổi xã hội này và đã thuyết phục tầng lớp quý tộc để thích nghi với những người mới này.

Manh mối

Trong 1300 ý tưởng về sự lên từ không gì đến sự nổi bật quốc gia không xảy ra với hầu hết người Anh, và quan niệm rằng điều này có thể được làm qua sự sáng chế có vẻ hết sức vô lý. Trong 1577 tu sĩ William Harrison mô tả đặc trưng đặc tính xác định của xã hội trong cuốn Description of England (Mô tả nước Anh) của ông như “Chúng ta ở nước Anh chia những người tầm thường của chúng ta thành bốn loại,” và ông mô tả những người này như các quý ông (kể cả giới quý tộc); các công dân trong các thành phố Anh; các nông dân tiểu chủ; và, ở mức thấp nhất, những người lao động, các nông dân nghèo, các thợ thủ công, và những người hầu. Hơn một thế kỷ sau, khi Gregory King soạn cuốn Ranks, Degrees, Titles and Qualifications (Cấp bậc, Bằng cấp, Tước hiệu và Trình độ) nổi tiếng của ông, ông đã dùng đại thể cùng các loại. Người ta rơi vào nhóm nào, dù trong 1577 hay 1688, xác định địa vị và quyền lực của người ta.

“Xã hội đẳng cấp” bị phân tầng này đã được chấp nhận rộng rãi và đã có những gốc rễ lịch sử sâu. Tiếp theo sự Chinh phục Norman trong 1066, các nhà cai trị mới của nước Anh đã thiết lập một hệ thống phong kiến tập trung với rất nhiều quyền lực trong tay nhà vua. Mục tiêu của quốc vương đã là giành được lãnh thổ qua hôn nhân và sự chinh phục. Quân đội đã dựa chủ yếu vào các nghĩa vụ phong kiến của các chúa tể và của giới quý tộc ít hơn để cung cấp binh lính. Các nỗ lực thương mại đã hiếm khi được xem như một ưu tiên.

Nhưng ngay cả vào 1300, đã có sự xói mòn nào đó của lập trường này, kể cả Magna Carta (Đại Hiến Chương) nổi tiếng năm 1215, mà đã lót đường cho việc tạo ra Quốc hội đầu tiên và đã trao một số quyền cho giáo hội và các quý tộc xuất chúng—trong khi cũng nói đãi bôi cho các quyền của nhân dân rộng hơn. Tuy nhiên, khi Elizabeth I lên ngôi trong 1558, hệ thứ bậc xã hội Anh trông không thay đổi một cách đáng chú ý kể từ các năm 1300. Và đất nước đã vẫn là một nền kinh tế lạc hậu, đứng xa sau Italy Phục Hưng hay công nghiệp dệt ban đầu có mặt ở nơi bây giờ là Bỉ và Hà Lan.

Cha của Elizabeth, Henry VIII, đã là cú sốc cho hệ thống truyền thống. Henry đã đi đầu khởi động những thay đổi chính trị với các hậu quả sâu rộng. Ông đã đối đầu với Giáo hội Công giáo và trật tự giáo hội để lấy Anne Boleyn làm vợ, và cuối cùng ông đã tự tuyên bố là người đứng đầu giáo hội Anh trong năm 1534. Tiếp tục theo con đường này, ông đã giải tán các tu viện và chiếm đoạt các tài sản đáng kể của chúng sau 1536. Lúc bắt đầu quá trình này, khoảng 2 phần trăm nam giới thuộc về các dòng tu, mà một cách tập thể đã sở hữu một phần tư toàn bộ đất đai. Đất này đã được bán hết, khởi động một vòng nữa của những thay đổi xã hội: ruộng đất của một số gia đình giàu có đã tăng đáng kể, và số những người sở hữu chí ít đất nào đó cũng đã thế.

Vào cuối sự cai trị của Henry, nhiều nền tảng của xã hội thứ bậc trung cổ đổ vỡ. Nhưng các thành quả của sự biến đổi này có thể dễ thấy hơn trong triều đại dài của Elizabeth I, giữa 1558 và 1603. Một giai cấp thương gia mạnh, nhất là ở London và các thành phố cảng khác, đã rõ ràng rồi trong các thập niên này và trở nên quyết đoán và chủ động hơn trong buôn bán hải ngoại. Những thay đổi ở nông thôn có thể đã thậm chí còn quan trọng hơn. Đấy là thời kỳ trong đó chúng ta thấy sự nổi lên của các nông dân tiểu chủ và các thợ thủ công khéo léo như lực lượng cả kinh tế và xã hội.

Những thay đổi xã hội đang diễn ra đã tăng tốc bởi vì sự bành trướng hải ngoại của nước Anh. “Sự khám phá” ra châu Mỹ của Columbus trong 1492 và việc đi vòng mũi Hảo Vọng của Vasco da Gama trong 1497 đã mở ra các cơ hội mới, béo bở cho những người Âu châu. Nước Anh đã là một kẻ đến sau với những cuộc phiêu lưu thuộc địa, và vào cuối sự trị vì của Elizabeth, nó đã không có thuộc địa quan trọng nào ở nước ngoài và một hải quân hầu như không đủ mạnh để đương đầu với hải quân Tây Ban nha hay Bồ Đào nha.

Nhưng điểm yếu của nước Anh cũng đã là sức mạnh của nó trong trường hợp này. Khi Elizabeth quyết định quăng số phận của bà vào cuộc tranh giành thuộc địa, bà đã quay sang các chỉ huy của các tàu cướp biển, như Francis Drake. Những kẻ phiêu lưu này sẽ trang bị các tàu thủy riêng của họ và, được ủy quyền bởi một giấy phép chặn bắt, thử đột kích các thuộc địa Tây Ban nha hay Bồ Đào nha hay chiếm đoạt tàu của họ. Nếu mọi thứ xảy ra suôn sẻ, quốc vương có thể kỳ vọng một phần hào phóng của số tài sản thu được; cuộc đi vòng quanh thế giới thế giới thành công của Drake đã tạo ra một tài sản lớn cho Elizabeth. Nếu tình hình trở nên tồi tệ, ít nhất đã có khả năng phủ nhận hợp lý nào đó.

Thương mại Đại Tây dương đã làm thay đổi đáng kể cân bằng quyền lực chính trị ở nước Anh bằng việc làm giàu và làm bạo dạn các nhà buôn hải ngoại và các đồng minh trong nước của họ. London và các cảng khác đã trở thành một nguồn ủng hộ chính trị mạnh cho bất kể ai chống lại các thuế suất cao và quyền lực độc đoán của các vua. Các lợi ích thương gia và thuộc địa hải ngoại ngày càng nói thẳng trong các giới chính trị, và điều này đã quan trọng trong một thời đại biến động chính trị và xã hội thật sự.

Vào đầu thế kỷ thứ mười bảy, James I khẳng định rằng ông đã thừa kế “quyền thiêng liêng của các vua,” ngụ ý một cách nhìn về xã hội giống với các quốc vương Norman hay các pharaoh Ai Cập. Vua, đại diện Chúa trên Trái đất, được quyền để cai trị theo cùng cách mà một người cha cai trị gia đình mình, và xã hội nên ngước nhìn lên ngài và vâng lời ngài như các đứa trẻ ngoan. Thái độ này và các hành động hống hách kết hợp của James và con trai ông, Charles I, đã không phù hợp với các địa chủ nông thôn và các thương gia đô thị, lót đường cho nội chiến Anh, trong 1642‒1651.

Các hệ lụy đầy đủ của Nội Chiến đã không thể được những người tham gia của nó hiểu. Nhưng đã có những thời khắc khi trở nên rõ ràng rằng cái gì đó thực sự đang kích động trong xã hội Anh. Mức độ của sự biến đổi chính trị và xã hội là rõ rệt nhất trong các ý tưởng mà một nhóm những người cấp tiến, phong trào Levellers, đã trình bày rõ.

Levellers đã là một phong trào phản kháng xã hội trong các năm đầu của Nội Chiến, được đại diện trong Quân đội Nghị viện Kiểu Mới (Parliamentary New Model Army). Đòi hỏi chính của họ đã là các quyền chính trị cho tất cả mọi người (“một người, một phiếu”), cũng như cái ngày nay chúng ta gọi là các quyền con người rộng hơn. Các yêu sách của họ lên đến đỉnh điểm trong cái gọi là các cuộc tranh luận Putney tháng Mười‒ tháng Mười Một 1647, khi họ đối đầu với các lãnh đạo quân đội. Đại tá Thomas Rainsborough, một trong các Levellers lưu loát nhất, diễn đạt theo cách này:

Vì tôi thực sự nghĩ rằng người nghèo nhất ở nước Anh có một cuộc đời để sống như người vĩ đại nhất; và vì thế, thưa ngài, đúng tôi nghĩ là rõ rằng mọi người sống dưới một chính phủ nên đầu tiên theo sự ưng thuận riêng của ông ta để đặt bản thân mình dưới chính phủ đó; và tôi nghĩ rằng người nghèo nhất ở nước Anh chẳng hề bị ràng buộc chút nào theo nghĩa chặt chẽ với chính phủ đó mà ông ta không có một tiếng nói để đặt bản thân mình đưới nó.

Tầm nhìn của Rainsborough dựa vào quyền bầu cử phổ quát:

Tôi không tìm thấy bất cứ thứ gì trong Luật của Chúa rằng một chúa tể sẽ chọn hai mươi thị dân, và một quý ông thì chọn hai, hay một người nghèo sẽ chọn không ai cả. Tôi không tìm thấy thứ nào như vậy trong luật tự nhiên, cũng chẳng thấy trong luật của các quốc gia. Nhưng tôi có thấy rằng tất cả những người Anh phải tuân theo các luật Anh; và tôi rất tin rằng chẳng người nào không nói rằng nền tảng của mọi luật nằm trong nhân dân; và nếu nó nằm trong nhân dân, tôi đi tìm sự miễn trừ này. (Chữ nghiêng trong nguyên bản)

Các lãnh đạo quân đội, kể cả Oliver Cromwell và tổng tư lệnh khi đó, Lord Fairfax, đã chống lại. Đối với họ, quyền lực chính trị phải được giữ trong tay của những người có đất và tài sản. Sau nhiều vòng tranh luận sôi nổi, các Levellers bị thua, và các ý tưởng của họ mờ dần khỏi phong cảnh.

Nội Chiến kết thúc trong chiến thắng cho các nghị sĩ và đã tiếp theo bởi một nền cộng hòa (commonwealth) kéo dài cho đến 1660. Nhưng nhìn lại, chúng ta nên xem ba thập niên tiếp như một sự tiếp tục của cuộc đấu tranh để đặt các giới hạn lên quyền lực hoàng gia—và các nhóm xã hội nào sẽ được phép lấp đầy chân không.

Điều này lên đỉnh điểm trong Cách mạng Vinh quang năm 1688, nhưng từ cách mạng không nên đánh lừa chúng ta; điều này đã chẳng giống như Cách mạng Pháp 1789. Đã không có sự tái phân phối tài sản nào, không sự khẳng định nào về các quyền phổ quát thuộc loại Levellers ưa thích, và không sự thay đổi đột ngột nào về cách đất nước được cai trị. Quan trọng nhất, những người giành được quyền lực nghĩ rằng việc bảo toàn tài sản, và các quyền của các chủ tài sản, nên là nguyên lý tổ chức trung tâm của đời sống chính trị.

Các trào lưu xã hội này không chỉ là cốt yếu cho việc hiểu xã hội Anh và sau đó xã hội Vương quốc Anh đã bắt đầu thay đổi nhanh như thế nào, chúng cũng giải thích vài trong các đặc tính phân biệt của nó.

Như thế chúng ta đi đến vài câu trả lời cho các câu hỏi chúng ta nêu ra sớm hơn. Cái quan trọng cho cách mạng công nghiệp Anh đã là tinh thần khởi nghiệp và tính đổi mới sáng tạo của một lực lượng nòng cốt của những người đàn ông mới từ bối cảnh tương đối khiêm tốn. Những người đàn ông này đã có các kỹ năng thực tiễn và tham vọng để là đầy sáng tạo về mặt công nghệ.

Về nguyên tắc, các chúa phong kiến hay những kẻ mạnh địa phương đã có thể là những người đổi mới, nhưng điều đó hiếm khi xảy ra. Các chúa tể đã có thể lệnh cho các nông dân của họ để đổi mới, nhưng điều đó cũng không chắc có khả năng. Các trưởng tu viện đã có thể dẫn đường, dùng các nguồn lực của các tu viện của họ; điều này đôi khi đã xảy ra trong thời trung cổ, nhưng không thường xuyên. Vì thế, sự lên của một nhóm người mới đã là cốt yếu cho sự đổi mới công nghiệp. Quan trọng nhất, những người đàn ông này đã có tài xoay xở và cố gắng vươn lên bằng việc trở nên giàu có, và xã hội đã để họ làm việc đó. Chính sự suy tàn của xã hội phong kiến ở nước Anh đã cho phép họ mơ ước và mơ ước lớn.

Chủ nghĩa phong kiến đã suy tàn trong các phần khác của châu Âu, mặc dù trật tự của nó đã không bị thách thức ở cùng mức độ như đã bị ở nước Anh. Đã có các cuộc nổi loạn nông dân và các ý tưởng triết học mới ở Pháp, Đức, và Thụy Điển. Thế nhưng các điều này đã không làm thay đổi cơ sở của quyền lực như nội chiến và Cách mạng Vinh quang Anh đã làm, và mức độ thay đổi kinh tế và xã hội đã chẳng bao giờ đạt cùng quy mô như tầm vóc trong xã hội Anh.

Sự giải thích này cũng cung cấp góc nhìn đúng về Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc đã có các đột phá khoa học và một số điều kiện tiên quyết cho công nghiệp hóa, nó đã không có cấu trúc thể chế đúng để cổ vũ những người mới, đổi mới để thách thức những cách đã được củng cố để tổ chức lại sản xuất và các hệ thứ bậc hiện có. Trung Quốc đã không là ngoại lệ về mặt này; nó đã chỉ giống hầu hết phần còn lại của thế giới. Vài ý tưởng khoa học đã phát triển quanh rìa của xã hội có tổ chức đã không được xem như—và quả thực đã không là—sự thách thức trật tự của nó. Hơn nữa, các đổi mới này đã có thể có giá trị quân sự, như với thuốc súng, hay chúng đã có thể giúp để tính chính xác các ngày lễ tôn giáo rơi vào khi nào, như với thiên văn học. Nhưng chúng chắc chắn không trở thành cơ sở cho một cách mạng công nghiệp.

Mặc dù đã có một cách mạng xã hội ở nước Anh, nó đã không là cách mạng thực sự thách thức hệ thứ bậc xã hội hiện có. Nó đã là một cuộc cách mạng bên trong hệ thống, và các tham vọng của nó được đặc trưng bởi một sự ám ảnh về tài sản, theo nghĩa rằng phải nghiêm túc tính đến những người trở nên giàu có.

Nếu bạn muốn tiến lên về mặt xã hội, bạn cần kiếm được sự giàu có. Ngược lại, nếu bạn có thể kiếm được của cải, đã không có giới hạn nào về bạn có thể lên đến đâu. Và, trong nền kinh tế Anh thay đổi nhanh của thế kỉ thứ mười tám, sự giàu có đã không chỉ cùng với sự sở hữu đất đai. Người ta đã có thể kiếm tiền qua thương mại hay bằng việc xây dựng các nhà máy, và địa vị xã hội sẽ theo sau. Trong môi trường tương đối lỏng này, đã là tự nhiên cho nhiều đàn ông tham vọng có nguồn gốc khiêm tốn cố gắng để thành công bên trong một phiên bản được sửa đổi của trật tự hiện có hơn là thử đạp đổ toàn bộ công trình xã hội.

Nhật ký của Thomas Turner tóm tắt các khát vọng của giai cấp trung lưu đương thời của ông trong giữa-thế kỷ thứ mười tám: “Ồ, kinh doanh thú vị thế nào! Một cuộc sống bận rộn chủ động (khi làm việc trong nghề nghiệp lương thiện nào đó) được thích hơn một lối sống uể oải và lười nhác rất nhiều, và thật hạnh phúc là những người mà vận may của họ được đặt vào nơi thương mại gặp sự khích lệ và một người có cơ hội thúc đẩy thương mại với sức sống.”

Đã không chỉ thương mại và sự sản xuất; việc phát triển công nghệ mới đã là một chỗ tự nhiên cho các ước mơ và các tham vọng của những người có bối cảnh giai cấp trung lưu trong Thời đại Khám phá. Những sự thật cũ và những cách đã được thiết lập đang sụp đổ. Như Francis Bacon đã đoán trước, điều khiển tự nhiên đã ngày càng trong đầu óc mọi người.

Mới Không có Nghĩa là Bao hàm

Công nghiệp Anh đã nổi lên qua một cuộc cách mạng về tầm nhìn. Nó được cấp nhiên liệu và được thực hiện bởi hàng ngàn đàn ông (và một số phụ nữ) có nguồn gốc khiêm tốn, có giáo dục hạn chế, và ít của cải được thừa kế. Thật cốt yếu, những người đàn ông này đã là những người nổi loạn bên trong trật tự xã hội.

Những người mới thay thế một hệ thứ bậc lâu đời nghe có vẻ như thứ có thể tạo ra một tầm nhìn bao hàm, và nếu thế, chúng ta sẽ kỳ vọng tầm nhìn này để đẩy chúng ta tới sự thịnh vượng chung. Đáng tiếc, đấy dứt khoát nhất không phải là cái đã xảy ra trong ngắn hạn.

Trong nước Anh thế kỉ thứ mười tám và đầu thế kỉ thứ mười chín, những người lao động nghèo đã không có sự đại diện chính trị nào và, ngoài các cuộc biểu tình thi thoảng ra, không có cách nào để bày tỏ bản thân họ một cách tập thể. Tầng lớp trung lưu được làm cho bạo dạn, đến lượt, đã khao khát vươn lên bên trong hệ thống hiện có. Họ chấp nhận các giá trị của nó, và nhiều trong số họ, kể cả Richard Arkwright, đã mua bất động sản nhằm cải thiện địa vị xã hội của họ.

Theo lời của nhà bình luận đương thời Soame Jenyns, “Thương gia luôn luôn ganh đua với người đầu tiên của giới quý tộc chúng ta về các nhà, bàn, đồ gỗ, và trang thiết bị của hắn.” Hay như một người đương thời khác, Philip Stanhope, bá tước xứ Chesterfield, diễn đạt, “tầng lớp trung lưu ở nước này [đang] cố gắng bắt chước những người trên của họ.”

Những người khao khát này cũng chấp nhận quan điểm kẻ cả của tầng lớp quý tộc Whig về những người nghèo nông thôn và đô thị, được coi như “loại hèn mọn hơn,” xa một trời một vực với bản thân họ, loại tầm trung đầy khát vọng có thể được kết nạp vào hệ thống. Gregory King nghĩ rằng những người nghèo này đã “làm giảm bớt sự giàu có của vương quốc,” không phải đóng góp cho nó. Theo lời của một người đương thời khác, William Harrison, họ đã “chẳng có tiếng nói cũng không có thẩm quyền trong khối cộng đồng chung, mà để bị trị và không phải để cai trị người khác.”

Với tầm nhìn này, đã là hoàn toàn tự nhiên cho giai cấp khao khát này để tập trung vào việc tích tụ sự giàu có mà không lo về việc cải thiện các tiêu chuẩn sống của các nhân viên của họ và cộng đồng rộng hơn của họ. Cho nên, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 6, các sự lựa chọn công nghệ, sự tổ chức, chiến lược tăng trưởng, và các chính sách lương của các doanh nhân công nghiệp đã làm giàu bản thân họ trong khi từ chối cho các công nhân của họ các lợi ích của sự tăng năng suất—cho đến khi bản thân các công nhân có đủ quyền lực chính trị và xã hội để làm thay đổi tình hình.