Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Nhận xét ngắn về các bài viết của Liễu Trương trên Văn Việt

 Hoàng Hưng

 

Những tiểu luận của Liễu Trương trên Văn Việt có đóng góp đáng quí cho người đọc văn học.

Đó là những bài giới thiệu các lý thuyết chưa thật phổ biến rộng rãi: ký kiệu học của Roland Barthes, lý thuyết về đọc của nhiều tác giả, thể loại tự sự hư cấu… Với văn phong sáng sủa, khúc chiết của một giảng viên, ngôn ngữ chuẩn xác của một dịch giả, tác giả đã trang bị cho các bạn yêu văn chương những hiểu biết căn bản, đáng tin cậy để tiếp nhận những tác phẩm mới của văn học thế giới.

Đó là những bài phân tích tác phẩm Việt Nam như: Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Khoan, Vu quy của Đỗ Hoàng Diệu. Tác giả luôn có ý thức nêu bật chiếc chìa khoá nghệ thuật mở ra thông điệp tâm lý xã hội của tác phẩm: sử dụng huyền thoại để nói lên ý thức chọn đường của người trí thức Việt Nam trong khung cảnh chính trị thập niên 1950 (Thần Tháp Rùa); sử dụng biểu tượng để vẽ nên phức cảm ám ảnh trong tâm thức người Việt sau 1975 như hậu quả của các cuộc chiến tranh liên miên chống ách đô hộ ngoại bang và nội chiến (Vu quy).