Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 276): Phạm Duy, Tuyển tập Dân ca – Bài 35: A Ballad from Viet Nam (The rain on the leaves)

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

A Ballad from Viet Nam (The rain on the leaves)

Nhạc và Lời Việt: PHẠM DUY

Lời Anh: STEVE ADDISS

Ca Sĩ: ĐỨC TUẤN

ĐỌC THÊM:

"GIỌT MƯA TRÊN LÁ" XỨNG ĐÁNG LÀ CA KHÚC TIÊU BIỂU CHO TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG

 

MỸ VÕ
Giọt Mưa Trên Lá là bài Tâm Ca số 4 trong 10 bài Tâm Ca do nhạc sĩ Phạm Duy phát hành năm 1965. Tâm Ca, theo lời giải thích của tác giả, là cách nhìn vào quê hương, đi nhận diện lại quê hương đang bị tàn phá vì chiến tranh.

“Giọt Mưa Trên Lá” là sự khao khát về một quê hương thanh bình, không còn bị chiến tranh tàn phá. Nó mang đến cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đau khổ tột cùng đến hồi sinh, hạnh phúc.
"Giọt mưa trên lá, nước mắt mẹ già, lã chã đầm đìa, trên xác con lạnh giá"
Nước mắt mẹ già. Mẹ của ai? Đó là bà mẹ Việt Nam. Nhưng vì sao mẹ phải khóc trên xác con mình? Chiến tranh, chính chiến tranh là thủ phạm gây ra cảnh máu đổ xương tan và mẹ, nhạt nhòa trong nước mắt, khóc cho những đứa con chưa kịp sống hết kiếp người đã phải chết vội vàng, cho dù nó ở bên nào của hai bờ vĩ tuyến. Có bao nhiêu đứa con của mẹ đã chết trong cuộc nội chiến này? Nước mắt mẹ “lã chã đầm đìa” trên xác con vì mẹ đã khóc và khóc thật nhiều tưởng chừng không còn nước mắt để khóc. Nhưng “Giọt Mưa Trên Lá” của Phạm Duy không chỉ là bi kịch của cuộc chiến. Nó còn mang cho người nghe niềm hy vọng.

"Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà, thiếu nữ mừng vì, tan chiến tranh chồng về.
Giọt mưa trên lá, tiếng khóc oa oa, đứa bé chào đời, cho chúng ta nụ cười.
Giọt mưa trên lá, tiếng nói bao la, tóc trắng đậm đà, êm ái ru tình già."

Còn gì vui hơn khi được gặp lại người thân yêu của mình trở về sau khi chiến tranh chấm dứt. Đó là niềm vui của ngày hòa bình về trên quê hương. Ngày bom đặt ngưng tiếng để yêu thương lên ngôi. “Giot Mưa Trên lá” là tiếng khóc vui mừng của người thiếu nữ đón chồng về sau cuộc chiến; là tiếng khóc “oa oa” của đứa bé mới ra đời; là tiếng yêu thương của đôi vợ chồng già. Ở đây tác giả đã bao gồm cả tiếng khóc của trẻ thơ và hình ảnh của đôi vợ chồng già, tượng trưng cho chu kỳ sống trọn vẹn của một đời người, trái ngược với hình ảnh mẹ phải khóc con chết non ở đầu ca khúc.

"Giọt mưa trên lá, tiếng nói thầm thì. Bóng dáng Phật về, xóa vết thương trần thế.
Giọt mưa trên lá, tiếng nói tinh khôi. Lúc Chúa vào đời, xin đóng đinh vì người.
Giọt mưa trên lá, tiếng khóc chơi vơi. Thế giới lạc loài, chưa thoát ra phận người.
Giọt mưa trên lá, cố gắng nguôi ngoai. Nói với loài người, xin cứ nuôi mộng dài.
Giọt mưa trên lá, bối rối bồi hồi, ráo riết miệt mài. Em biết yêu lần cuối.
Giọt mưa trên lá, bỡ ngỡ xôn xao, cuống quýt dạt dào, anh biết yêu lần đầu."

Trong tận cùng của đau khổ, người ta thường tìm về tín ngưỡng. Phạm Duy cũng vậy. Ông mang hình ảnh của “Phật về xóa vết thương trần thế” và “Chúa vào đời xin đóng đinh vì người” vào trong giấc mơ thanh bình của mình vì ông tin vào sự hy sinh vị tha và thiêng liêng của đấng cứu rỗi. Hay nói đúng hơn, đó là những chiếc phao hy vọng mong manh để cứu con người ra khỏi biển khổ triền miên.

“Giọt Mưa Trên Lá” giờ đây không còn là “nước mắt mẹ già” khóc trên xác con mà là những cảm giác “bối rối bồi hồi” hay “cuốn quýt dạt dào” trong yêu thương tuổi trẻ.
Điều thú vị là bài hát bắt đầu bằng hình ảnh của người mẹ khóc “lã chã đầm đìa” bên xác con và kết thúc bằng tâm trạng “bỡ ngỡ xôn xao” khi anh “biết yêu lần đầu”. Nó cho thấy giá trị lạc quan của “Giọt Mưa Trên Là” cũng gống như những ca khúc khác trong 10 bài Tâm Ca của Phạm Duy.

Giọt Mưa Trên Lá, như tên gọi của nó, là những cung bậc của âm thanh để mang người nghe đến với giấc mơ thanh bình của tác giả. Vì vậy, muốn cảm hết nét độc đáo của ca khúc này, người ta đôi khi cần phải nghe và nghe nhiều lần. Bài hát được viết bằng nhịp ¾ với một tiết tấu êm êm như lời kinh cầu nguyện. Đôi khi là tiếng nức nở, nghẹn ngào; đôi khi lại thăng hoa thành lời yêu thương, tình tự. Trước năm 1975, nhiều ca sĩ tên tuổi đã hát bài hát này. Người ta thấy có Ban Thăng Long, ban Tiếng Tơ Đồng, rồi cô Thái Thanh, cô Mai Hương đều có ghi âm. Ca sĩ Hà Thanh cũng có ghi âm bài hát này trong một chương trình nhạc băng của trung tâm Tú Quỳnh do nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện, cuốn số 5. Và dĩ nhiên không thể không kể đến giọng hát của chính tác giả. Nhạc sĩ Phạm Duy đã trình diễn và cho ghi âm ca khúc này trong chuyến lưu diễn của ông trên đất Hoa Kỳ vào thập niên 60s. Bài hát cũng đã được ca nhạc sĩ Steve Addiss chuyển Anh Ngữ và được hãng dĩa Sóng Nhạc cho ghi âm vào mặt dĩa nhựa 45 vòng. “Giọt Mưa Trên Lá” vẫn còn được các thế hệ sau này trong nước cũng như tại hải ngoại hát và công chúng vẫn đón nhận bằng tất cả sự yêu quý.

Đã hơn 40 năm kể từ ngày cuộc nội chiến Việt Nam chấm dứt. “Giọt Mưa Trên Lá”, bài hát nói về giấc mơ thanh bình trên quê hương, tưởng đã lỗi thời nhưng vẫn còn được ưa chuộng. Nó đã ra khỏi giới hạn của một ca khúc phản chiến để trở thành thông điệp cho lòng yêu thương tình người. “Giọt Mưa Trên Lá” xứng đáng là ca khúc tiêu biểu cho tình yêu và hy vọng.

(Nguồn: http://www.vodoanmy.com/)

(Dưới đây là bản PDF trọn tập của tác phẩm VÒNG TAY THẾ GIỚI – TUYỂN TẬP DÂN CA của PHẠM DUY do nhà xuất bản QUẢNG HÓA in và phát hành tại SÀI GÒN năm 1969)

Phạm Duy: Tuyển tập Dân ca – trọn tập (bản PDF)

Xin Bấm Vào Đây Để Mở Hoặc Tải Về Máy

Phạm Duy: Tuyển tập Dân ca – trọn tập (bản PDF

clip_image003