Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023

Sách giáo khoa & trách nhiệm của Nhà nước

Huy Đức

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Đứng ra soạn SGK, ông Sơn vừa có cơ hội đăng ký lập trường, “phát triển sự nghiệp giáo dục [theo] nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; vừa có cơ hội giải ngân 400 tỷ.

Tiền cũng là một công cụ đắc lực trong thực hành chính trị.

Khi theo dõi các ý kiến về đề tài này, đặc biệt là ý kiến của các thành viên trong Ủy ban của ông Vinh, thấy rõ, cách hiểu “trách nhiệm Nhà nước” của nhiều đại biểu QH là rất khác với cách hiểu của ông Vinh [“Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK là để thể hiện trách nhiệm của Nhà nước”].

Việc nhà xuất bản Giáo Dục chấm dứt độc quyền in SGK và xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, là một bước tiến về mặt chính sách [cho dù, có thể nhờ vào mối “quan hệ đồng hương” của ông Ngô Trần Ái chứ chưa chắc đã nhờ vào tư duy cải cách từ Bộ]. Và điều mà chúng ta chứng kiến là rất hiển nhiên, chỉ khi Bộ Giáo dục không không trực tiếp biên soạn và kinh doanh sách giáo khoa, Bộ mới có thể làm tốt trách nhiệm của mình thể hiện đúng vai trò nhà nước trong giáo dục.

Quan sát các đời bộ trưởng Giáo dục, thấy ông Nguyễn Kim Sơn là rất ít ồn ào. Ông Sơn cũng là người ít tuyên bố và ít đưa ra chính sách mới. Làm chính trị thì chắc ai cũng muốn để lại dấu ấn, nhưng chưa đánh giá đầy đủ tác động của chính sách mà đã ra chính sách thì hậu quả mà con em gánh chịu cũng rất khôn lường.

Đất nước rất cần những người dám nghĩ, dám làm, nhưng có những lĩnh vực và có những “chính trị gia” [tôi không có ý nói ông Vinh hay ông Sơn], thay vì cứ nhảy choi choi làm màu, việc họ ngồi yên đã là cống hiến.

image

image[10]image[11]image[12]

Nguồn: FB Huy Đức