Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Nguyễn Khắc Phê

(Đọc “Đoạn đời niên thiếu” – Tập truyện “phi hư cấu” của Phan Thúy Hà – NXB Hội Nhà văn, 2023)

368058623_3049115185220273_4356792666721286315_n

 

Phan Thúy Hà: Nhà văn lão thành Nguyễn Khắc Phê nghe lời chủ tịch nước nói trong cuộc gặp gỡ các nhà văn lão thành Việt Nam tại Đồ Sơn cuối tháng 9.2023, về nhà, viết ngay bài giới thiệu cuốn sách Đoạn đời niên thiếu từ “lòng trung thực, sự quả cảm”.

Bài đã gửi, giờ là chờ được đăng báo để kiếm vài trăm nghìn nhuận bút.

Sốt ruột quá, nhà văn lão thành đăng trước lên phây.

***

“Đoạn đời niên thiếu”, tên truyện và bìa sách gợi cảm giác “nhẹ nhõm”, nhưng đọc xong trang cuối, tôi thấy lòng mình trĩu nặng không biết bao nhiêu là suy tư, trăn trở.

“…Người cháu ông Đài dẫn tôi ra bến sông Ngàn Phố. Bên kia sông là rặng núi Thiên Nhẫn, mộ ông Đài dưới chân núi. Chiều muộn ngày giáp Tết, không còn chuyến đò nào qua sông. Tôi đứng bên này nhìn sang, bóng núi lồng lộng dưới mặt nước.”

Tác giả đã viết như thế trong trang cuối về chuyến viếng mộ bất thành nhân vật đầu tiên của cuốn sách. “Ông Đài” là nhà văn Xuân Đài, bạn thân thiết với nhà văn Phùng Quán mà nhiều bạn đọc đã biết, nhất là qua cuốn sách cuối đời “Phùng Quán và tôi” (NXB Phụ nữ Việt Nam. 2020) do chính Phan Thúy Hà giúp hoàn chỉnh bản thảo, in và phát hành. Vậy mà nay cô không thể “vượt sông” để thăm mộ ông.

370206895_269745709385001_7212302494905337441_n

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê cùng em gái Nguyễn Thị Dư Khánh đứng bên sông Ngàn Phố nhìn sang núi Thiên Nhẫn nơi có ngôi mộ ông Xuân Đài

Tác giả “tả thực” một tình cảnh trong không biết bao nhiêu là chuyến đi tìm đến các nhân vật để nghe “đoạn đời niên thiếu” của họ nhưng tôi cảm thấy đó có thể cũng là tâm trạng của nhiều độc giả khi gấp cuốn sách lại. Trước số phận các nhân vật, chúng ta cũng có cảm giác như có một “dòng sông” không thể vượt qua để tìm đến bản chất sự thật, tìm đến nguồn gốc những bi kịch…

“Dòng sông” đó là những lớp bụi thời gian phủ dày qua 6-7 thập kỷ mà cũng có thể là những lực cản vô hình mà đầy quyền uy… Nhưng thôi, may mắn là con người còn có trí tưởng tượng, có thể nhìn thấu nhiều điều đằng sau dòng chữ. Như Phan Thúy Hà, từ bên này sông Ngàn Phố, có thể hình dung dưới ngôi mộ cô đơn bên kia sông, ông Đài đang dõi theo những bước chân đi tìm sự thật của “cô bé” đồng hương…

Từ những “thông tin” xác thực do chính “người trong cuộc” tự kể, tác giả đã giúp bạn đọc hiểu sâu hơn lịch sử đất nước – nhất là những “khoảng mờ” hoặc gọi là “nhạy cảm” chưa được làm sáng tỏ.

Ví như hàng ngàn học trò của Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Chút hẳn là chưa biết thuở niên thiếu thầy Chút từng phải “bán sợi và áo tơi” để kiếm sống, thấy Diễm - cậu bạn hàng xóm, con ông “Huyện Hoàng” bán lạc rang “chờ khách bóc ăn xong, Diễm xin vỏ lạc để ăn. Ăn vỏ lạc còn có mùi thơm, vẫn là khá hơn tôi ăn bả củ nâu…” Sau khi ông “Huyện Hoàng” chết trong trại cải tạo, Diễm và người chị buộc dây vào nhau, nhảy xuống giếng, Trần Văn Chút quyết ra Hà Nội bằng mọi giá để sống. Và ông đã trở thành Nhà giáo nhân dân.

Cuộc đời ông Lê Như Hà và gia đình ông trải dài từ Buôn Mê Thuột ngày đầu chống Pháp đến Hà Tĩnh là cả một cuốn tiểu thuyết, nhiều chuyện kỳ lạ đến khó tin. Ông ra Hà Nội học Đại học Bách khoa và trở thành ủy viên HĐQT Tổng công ty Da giày Việt Nam.

Qua đoạn đời niên thiếu họ trở thành những giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, giảng viên đại học, giảng viên trường cao đẳng: Thái Trần Bái, Trần Văn Kinh, Võ Sở Vọng, Phan Liên Hương, Nguyễn Sỹ Lan, Nguyễn Đông Lĩnh, Nguyễn Hà Nghi, Đinh Văn Ngụ, Nguyễn Thị Nhuần… Chủ tịch Hội đồng quản trị Tedi Trần Văn Dung, nhạc sĩ Phan Trần Bảng, và ông Phan Khánh là kỹ sư cao cấp, những năm gần đây đã cho xuất bản nhiều tiểu thuyết lịch sử.

Cuốn sách không chỉ có chuyện khổ đau thời “Cải cách” mà còn là sự ngợi ca nghị lực, ý chí bền bỉ kỳ lạ vượt qua nghịch cảnh của tuổi trẻ một thời.

Nguồn: FB Phan Thúy Hà