Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

Một đống phần thưởng

Hà Nhật

 

Đọc bài của tôi, có bạn tỏ ý chê tôi sao lại dùng từ “thô”: một đống phần thưởng!

Có lẽ hơi thô, nhưng thực chất như vậy, tôi chưa tìm được từ khác.

Đó là cuối năm học 1953-1954, học xong lớp Đệ Tam trường Trung học chuyên khoa Khải Định, tôi đứng hạng nhì, kèm theo là hạng nhất mấy môn học. Bởi vậy phần thưởng tôi được phát đúng là cả một đống sách dày cộm, trong đó có hai quyển dày nhất:

Le petit dictionnaire Larousse

Morceaux choisis des auteurs français

Rồi cả một chồng sách tiếng Việt.

Trên cái “đống” ấy là một tấm bìa với mấy dòng chữ nắn nót:

Phần thưởng danh dự

Do Đức Quốc trưởng Bảo Đại ân tứ

Tôi đã giữ thứ quà danh dự này cho mình như một niềm vinh hạnh cho đời mình.

Thế mà rất tiếc, đầu năm 1955, cuộc cải cách ruộng đất vào cao trào, quý vị cán bộ bần cố nông đã đến nhà tôi. May mà lúc ấy tôi đã ra Hà Nội. Mẹ tôi bị buộc phải mở tủ ra. Họ đã lấy hết tất cả sách vở của tôi, không chừa một mảnh giấy.

Có lẽ Tần Thủy Hoàng xưa cũng làm đúng như vậy: đốt sách, chôn học trò!

Hè 1956, từ Hà Nội tôi về nhà, nhìn thấy cái tủ trống rỗng mà muốn kêu lên một tiếng vang trời! Tôi gần như ốm cả tuần lễ.

Mấy hôm sau thì đành tự an ủi: Thôi không phải lỗi tại họ. Bần cố nông thì sao bắt họ phải quý sách vở! Họ có quý thì quý con trâu, cái cày. Lỗi tại người ta đang cho họ có quyền lực.

Đáng sợ: Ngu dốt mà có quyền lực!

Lại nhớ mùa hè 1953, tỉnh tôi có chín đứa thi trung học phổ thông (cấp 2, thường được gọi là thi diplôme), có ba đứa đậu thi viết, phải vào Huế thi vấn đáp.

Hồi đó, thi viết chỉ 5 môn, nhưng vấn đáp thì tất cả các môn, kể cả các môn đã thi viết.

Hội đồng thi từ Huế đánh điện tín cho trường, cho cả ông tỉnh trưởng. Vậy là ông tỉnh trưởng gọi ngay cho hãng Air Vietnam cấp cho ba đứa ba vé máy bay khứ hồi để vào Huế. Quảng Bình rất gần Huế nhưng đi máy bay vì đường bộ hay bị Việt Minh phục kích!

Đến Huế, thi xong, cả ba đứa được trường cấp cho ăn ở đến 10 ngày tại Huế.

Ba đứa chúng tôi ngày ấy là: Trần Ngọc Cương, Thân Trọng Liệu, Lương Duy Cán.

Sau mùa hè 1954, trong ba đứa, chỉ có tôi ở lại miền Bắc.

Sau 1975, rồi có vợ con, tôi vào Sài Gòn, có gặp lại hai bạn cũ, bây giờ chắc họ đang ở Mỹ (?).

image