Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

Bức thư vận động hủy bỏ án tử hình cho hai nhà sư

 BTV Tiếng Dân

25-11-2023

LGT: Nhân sự kiện Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch hôm qua, chúng tôi xin được đăng lại bài viết “Bức thư vận động cho tù nhân lương tâm gần 33 năm trước“, đã được giới thiệu trên Tiếng Dân ngày 27-5-2021. Bài viết giới thiệu nội dung bức thư kêu gọi hủy bỏ án tử hình cho hai vị hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và thượng tọa Thích Trí Siêu, tức thiền sư Lê Mạnh Thát.

Bức thư ghi ngày 28-10-1988, của The Indochina Resource Action Center (do ông Lê Xuân Khoa làm chủ tịch lúc đó), gửi cho ông Đỗ Mười (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tức Thủ tướng lúc bấy giờ), sau khi hai nhà sư nói trên bị tuyên án tử hình.

Thư được gửi bằng dịch vụ Mailgram của Western Union, là tài liệu chưa từng được công bố, mà chúng tôi có dịp chụp lại từ số tài liệu của ông Lê Xuân Khoa. Bức thư ghi lại giai đoạn lịch sử tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam thời trước khi có mạng internet.

Hai nhà sư Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu bị nhà cầm quyền CSVN bắt hồi tháng 4-1984, do hai vị là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Hơn bốn năm sau, tháng 9-1988, cả hai vị đều bị tuyên án tử hình, tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Sau cuộc vận động của các tổ chức nhân quyền, cùng với sự can thiệp của chính quyền Mỹ và các nước châu Âu, tháng 11-1988, cả hai nhà sư được giảm án xuống còn chung thân. Họ bị giam cầm thêm 10 năm nữa, đến đầu tháng 9/1998, cả hai vị được phóng thích.

Được biết, trước khi phóng thích, nhà cầm quyền CSVN yêu cầu hòa thượng Thích Tuệ Sỹ ký tên vào “đơn xin khoan hồng” để gửi cho ông Trần Đức Lương, Chủ tịch nước lúc đó. Nhưng hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”.

Công an trại giam nói rằng, họ sẽ không thả ông nếu ông không ký tên vào “đơn xin khoan hồng”. Vị hòa thượng tuyệt thực, cuối cùng, ông cũng được phóng thích sau 10 ngày tuyệt thực.

Sau đây là nội dung bức điện thư ngày 28-10-1988:

Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương

1628 16th street Northwest, Washington DC, 20009

Gửi ông Đỗ Mười

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Hà Nội, Việt Nam

Thưa ông,

Chúng tôi vô cùng đau buồn trước bản án tử hình gần đây đối với các nhà sư Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu. Việc áp đặt bản án tử hình là sự vi phạm tàn nhẫn nhất đối với những điều cơ bản nhất về quyền con người. Ngoài ra, việc bỏ tù quá lâu hai học giả tôn giáo có uy tín quốc tế này, cho thấy sự đàn áp nghiêm trọng đối với quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Chúng tôi biết rằng, không có bằng chứng nào cho thấy những vị này đã gây ra bất kỳ mối đe dọa bạo lực nào đối với trật tự công cộng, an ninh quốc gia, cũng như không thấy họ có bất kỳ hành vi sai trái nào.

Chúng tôi kêu gọi giảm hình phạt cho hai vị tôn giáo này và trả tự do cho họ ngay lập tức, hơn nữa chúng tôi kêu gọi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng ở Việt Nam, được phép tự do thực hiện tín ngưỡng tôn giáo của họ mà không sợ bị sách nhiễu, bị bỏ tù hoặc bị giết chết, như Hiến pháp của quý vị bảo đảm.

Chúng tôi kêu gọi tất cả những tù nhân lương tâm bị giam cầm được trả tự do vô điều kiện, các hành động có suy nghĩ của quý vị trong những vấn đề này sẽ chứng tỏ rõ ràng với cộng đồng quốc tế, trong đó có 1,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, về mức độ nghiêm túc của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc mở cửa, đổi mới và hòa giải dân tộc.

Trân trọng,

Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương

1628 16th street Northwest

Washington DC, 20009

____

Bản tiếng Anh:

We are deeply distressed by the recent sentencing to death of Buddhist monks Thích Tuệ Sỹ and Thich Trí Siêu. The imposition of the death sentence is the cruelest violation of the most fundamental of human rights. Additionally, the lengthy imprisonment of these two internationally respected religious scholars is suggestive of severe repression of the freedom of religion in Vietnam.

We are aware of no evidence that these persons have posed any violent threat to public order of national security, nor that they are guilt of any wrongdoing.

We urge that the sentence of these two religists be commuted, and that they be released immediately, further we make our appeal that persons of all faiths in Vietnam be allowed free exercise of their religious beliefs without fear of harassment, imprisonment, or death, as guaranteed by your constitution.

We urge that all persons imprisoned for reasons of conscience be released without condition, your thoughtful actions in these matters will demonstrate clearly to the international community, including 1.5 million overseas Vietnamese, the extent to which the socialist republic of Vietnam is serious about openness, renovation, and national reconciliation.

Most respectfully,

The Indochina Resource Action Center

1628 16th street Northwest

Washington DC, 20009

Nguồn: https://baotiengdan.com/2023/11/25/buc-thu-van-dong-huy-bo-an-tu-hinh-cho-hai-nha-su/