Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Đối thoại giữa hai tấm hình (giữa PHAN CHÂU TRINH và ĐẠI HÁN)

Hà Sĩ Phu

clip_image002

Bạn hỏi: Tại sao dưới chân dung nhà Ái quốc Phan Châu Trinh lại treo bức tranh lớn của ba nghệ sĩ người Tàu Đái Đô Đô, Lý Thiết Tử, Trương An Quân (Dai Dudu 戴都都, Li Tiezi 李铁子, Zhang Anjun / 张安君) “Famous People Painting “Discussing the Divine Comedy with Dante”?

- Đấy là cuộc đối thoại giữa tiếng nói của người Tàu và lời đáp trả của nhà Cách mạng kiệt xuất của Việt Nam Phan Châu Trinh. Người Tàu coi Việt Nam là “một quận huyện lạc hậu và tráo trở, cần dạy cho chúng một bài học”, không có ai xứng đáng để nhân loại phải nhớ!

Nhưng người Việt Nam dạy cho họ biết rằng: Việt Nam có một nhà Cách mạng kiệt xuất đã khai trí cho cả nhân loại biết hai điều hệ trọng.

* Một là các dân tộc thuộc địa phải khôn ngoan để nâng tầm văn minh của mình thì rồi sẽ có độc lập, chứ vội vàng mượn sức người khác để lật đổ ngay kẻ thống trị thì chỉ là mua lấy kẻ thống trị khác mà thôi.

* Hai là đất nước muốn Tự do-Hạnh phúc thì phải có Dân chủ. Muốn Dân chủ thì phải chấp nhận những ý kiến đối lập giữa TẢ và HỮU. Chỉ có một phía thì sẽ bị Độc tài. Đối lập chính là nhu cầu, là ân nhân giúp mình hoàn thiện!

Hai ý tưởng cơ bản ấy của Phan Châu Trinh đáng để dạy không chỉ cho dân Việt Nam, mà dạy cho cả nước Trung Hoa và cho cả thế giới sau này nữa.

Cuộc đối thoại giữa hai tấm hình trong nhà Hà Sĩ Phu là như vậy!

H.S.P. (10/4/2023)

Tác giả gửi BVN.