Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

Gửi các em học sinh

Thái Hạo

144 chữ cho một cuộc tấn công xâm lược Tổ quốc Việt Nam.

Đó là toàn bộ nội dung về một cuộc chiến đẫm máu do Trung Quốc tiến hành đối với đất nước và nhân dân Việt Nam được sách giáo khoa Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam biên soạn cho toàn thể học sinh Việt Nam học suốt mấy chục năm nay.

Copy lại nguyên văn:

Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước : cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 -1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, nhân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18 - 3- 1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách Giáo khoa Lịch sử lớp 12).

Screenshot 2023-02-18 010814

Sách Giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 207

Không thiệt hại! Không người chết! Không máu đổ! Nhưng thực tế thì hàng vạn quân và dân thường vô tội của nước ta đã bị tàn sát; nhà cửa, làng mạc, thành phố điêu tàn, những bi thương và ai oán đến nay vẫn chưa tan trên nhiều số phận của đồng bào ta. Mẹ tôi đã tham gia cuộc chiến này năm bà 18 tuổi, nhưng may mắn hơn hàng chục nghìn người Việt Nam bất hạnh, mẹ đã trở về.

Hãy xem cái cách mà sách giáo khoa viết: “một số nhà lãnh đạo Trung Quốc”, “làm tổn hại đến tình hữu nghị”. Chỉ “một số” thôi sao? Chỉ “làm tổn hại đến tình hữu nghị” thôi ư? Máu đâu, đất đâu, nước mắt đâu?

Cũng như các em, ngày xưa tôi đã được học như thế. Và gần như không biết gì về sự thật lịch sử với bộ mặt tàn ác của quân xâm lược Tàu và tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.

Các em hãy đọc cha ông ta xưa, đọc những áng “thiên cổ hùng văn” như của Nguyễn Trãi để thấy Đại Việt trong quá khứ đã không ươn hèn thảm hại mà né tránh kẻ thù phương Bắc. “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời dựng nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Cha ông anh hùng đã dõng dạc gọi giặc Tàu là “quân cuồng Minh”, là “thằng nhãi con Tuyên Đức”, là “giặc nước”, là “thù lớn”...

Lịch sử không chỉ được học từ những chiến thắng và lòng kiêu hãnh của cha ông, lịch sử còn nên được học từ cả những hèn nhát của một thời, để biết chân ngụy, hư giả, từ đó mà trưởng thành và gánh vác trách nhiệm đối với Tổ quốc thân yêu.

T.H