Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Thơ Đặng Tiến: Chân dung (kỳ 2)

CHÂN DUNG 6 – JONATHAN SWIFT

 

ĐỂ NHỚ JONATHAN SWIFT

[Bậc thầy trào lộng, tiền bối của G.Orwell tác giả của ANIMAL FARM]

--------

Có những xứ sở dị kì

Người không ra người nhưng không thể gọi là trâu là bò là gà là lợn là

ngựa là dê…

Gọi như thế Chúa Trời sẽ trừng phạt

Cũng không thể gọi là Quỷ là Ma

Quỷ Ma không sống cùng ánh sáng

Chúng sống ở âm ti địa ngục chín tầng hoặc chỉ khi nào màn đêm buông

xuống

Trong khi

Những xứ sở dị kì

Người dù không ra người nhưng vẫn phải gọi là người

Chúng có triều đình văn võ bá quan

Chúng có những triết gia và những tư tưởng gia

 

Chúng có học viện nọ học viện kia và cả một rừng khoa học gia đầy mình

bằng cấp không ít người giảng dạy ở mười trường đại học trước tác

đẳng thân cùng một lúc hướng dẫn rất nhiều thạc sĩ tiến sĩ nhiều đến

mức không nhớ nổi những gì đã hướng dẫn kể cả tên đề tài luận án luận

văn

Chúng có thần dân u u mê mê ranh ma trộm cắp không ai bằng

Chúng có những điều thế gian chưa hề có không thể có

Chúng bất tử trong sự ngu xuẩn

Chúng thông thái một cách ngu ngốc và ngu ngốc một cách thông thái

Chúng bất tử, trời ơi chúng bất tử

Vì thế nguyện vọng lớn lao nhất, hằng thường nhất, thiêng liêng nhất là

được chết mà vẫn không xong

Xứ ấy

Hình hài con người quắt queo vặn vẹo

Khi chúng cười thì có nghĩa là vô cùng nguy hiểm

Khi chúng khóc thì có nghĩa là đang diễn trò

Trò giết người máu lầy mặt đất

Đầy núi rừng trùng điệp xương khô

Khi chúng đọc thơ

Nghĩa là đạn lên nòng

 

Khi chúng hát đồng ca

Nghĩa là chinh chiến

Khi chúng gọi nhau là comrades/tavarit

Thì có nghĩa là tù đày là trả thù là tận diệt

Xứ ấy

Văn võ bá quan

Tranh nhau hơn thua

Một bông hoa

Một danh xưng

Một lô đất

Một chỗ ngồi

Khi chụp ảnh cùng ông lớn

Một lời khen

Xứ ấy

Bọn văn nhân nghệ sĩ

Véo von ngợi ca các đấng bậc để được vinh danh

Các đấng bậc khinh bỉ một cách trịnh trọng khi gọi chúng là chiến sĩ

Ai từng đọc GULLIVER’S TRAVELS ?

Có cười bể ruột?

 

Có buồn nẫu ruột?

Có bàng hoàng thảng thốt?

Có thẫn thờ bi ai?

Những gì nhà văn đã viết

Thấy đầy rẫy khắp nơi

Chỗ tôi

Chỗ bạn

Chỗ của chúng ta

Trên mặt đất người đời.

 

CHÂN DUNG 9 – CHU VĂN AN

--------------

CHU VĂN AN

Dâng sớ đòi chém bảy lộng/gian thần

Bị bác

Chu Văn An cởi bỏ mũ áo

Từ bỏ triều đình

Về quê...

Chu choa

Dân ngoảnh mặt quay lưng

Một người làm quan cả họ không được nhờ

Một người làm quan dân làng chẳng được múi cũng chẳng được xơ

Ngoảnh mặt

Quay lưng

 

Ném đá

Ném cứt

Ném mắm tôm cho bõ hờn bõ tức

Về với dân!

Mơ hão hỡi Phu tử họ Chu

Đành lòng vào núi ẩn cư

Noi gương Bá Di, Thúc Tề

Chuyện hão

Dưới gầm trời đất nào cũng là đất của vua

Ẩn cư ẩn cư chuyện cũ mốc meo

Mở trường dạy học

Ừ mở trường mở lớp

Kiếm bát cơm mớ rau con tôm con tép

Sống qua ngày

Chắc Chu Văn An cũng biết

Câu truyền ngôn đắng cay

Nhất sĩ nhì nông

Hết gạo chạy rông...

Quân tử ơi bị gậy

 

Từ quan cáo quan

Chu Văn An

Làm thầy và lại dạy

Quân sư phụ

Chính danh

Trung quân

Thiên mệnh

Bần nhi lạc

Sáng nghe đạo chiều chết cũng đành

Mơ giấc mơ Nghiêu Thuấn

Thịnh trị thì ra

Loạn lạc lại trở về

Bài học quẩn quanh

Sáng suốt?

U mê?

Thầy thất bại gửi niềm tin vào trò

Trò cung kính chắp tay

Quyết theo thầy gương sáng

Ôi Chu Văn An

 

Quanh quẩn quẩn quanh

Ngài ngồi đó

Oai linh

Mấy trăm năm

Người đời van vái

Sao mà kinh

Sao mà hãi!

Bao thế hệ đã rập đầu

Trước

Người

Thất bại

Hủ bại?

 

CHÂN DUNG 13 – W.WHITMAN

--------------

W.WHITMAN

Cho con gái và con rể....

-----

Miền Viễn Tây đồng hoang bạt ngàn

Núi đá hoa cương nhọn sắc

Hoang mạc cát và xương rồng

Những chàng chăn bò cưỡi ngựa không cần yên

Áo quần bằng vải bông dày

Không cần giặt

Sờn rách tạo thành vẻ đẹp

Ngực trần xăm tất cả những thứ mình yêu thích

Đại bàng bay cao chín tầng mây

Núi đá cao chọc trời

Sông cuồn cuộn chảy.

 

Trời cho ta tiếng nói

Để nói to lên những chất chứa trong đầu

Để nói to lên những yêu thương trong tim

Tiếng nói kết nối con người

Tiếng nói đánh thức khát khao đang ngủ yên

Tôi nói nghĩa là tôi tồn tại

Tôi cưỡi ngựa trên những thảo nguyên mênh mang

Nghĩa là tôi tồn tại

Tôi nhận tượng Nữ thần Tự do

Tôi lấy Đại bàng giữa trời xanh làm biểu tượng

Tôi có lá cờ trên đó mỗi ngôi sao trắng là biểu tượng một bang

Nghĩa là tôi tồn tại

Trên xứ sở này Chỉ có con người

Người khiếm thị có chữ nổi

Người bại liệt có xe lăn và lối đi riêng

Người khiếm thính thì có máy trợ thính

Người khiếm thanh có ngôn ngữ thể hình

Nói bằng tay, bằng mắt

Những người đồng tính bị xua đuổi khắp nơi nơi

Thì hãy đến đây

Những ai bị khủng bố, hãy đến đây

Những người da màu

Những nhà tư tưởng bị đám đông ném đá

Đến đây

Xứ sở này con người có quyền sở hữu súng

Để đến bước cuối cùng bắn vỡ sọ kẻ bất lương...

 

W. Whitman

Ông làm thơ về con người

Thơ ông như lá cỏ

Sắc xanh ngời trải rộng dài trên mặt đất

Thơ ông thầm thì như tiếng hát đồng quê

Thơ ông dữ dội như thác nước

Thơ ông lộng lẫy như mặt trời phía Tây....

W. Whitman

Ông không ngại ngần đem thơ ca đến tặng những người thợ bánh mì

Tặng những người quét rác

Tặng nhà chính trị tài ba

Tặng ca sĩ hát rong

Tặng người chăn ngựa

Thơ ông đi khắp thế gian này.

Một người Việt là tôi đọc ông sau hàng trăm năm vẫn thấy

Cỏ mênh mông và rực rỡ ánh mặt trời

Tôi thích W. Whitman

nghĩa là tôi tồn tại

Cho tôi.

 

ĐỂ NHỚ W.WHITMAN

------

Năm tôi tốt nghiệp đại học,

Xách ba lo lên đường,

 

Trong tay có cuốn LÁ CỎ,

Của Walt Whitman.

 

Bài hát của chính tôi,

Bài hát về tôi,

Bài hát do tôi,

Bài hát không nhằm xưng tụng một đấng bậc nào,

Bài hát không nhằm huyền thoại hóa bất kì ai,

Bà hát về tôi, bài hát.

 

Mẹ tôi sinh ra tôi sau một ngày lên rừng chặt nứa

Thấy người khang khác vẫn kịp đi gánh nước đổ đầy chum,

Vì bố tôi quen đi rừng nhưng lại không quen gánh trên vai đôi thùng gỗ.

 

Tôi nghe mẹ kể trong đêm bà trở dạ,

Tôi được sinh ra giống như những người anh, người chị trước đó của tôi,

Chỉ hơi khác một chút chân tay dài và tóc quăn đen nhánh.

Nghe bố mẹ kể tôi biết mình lúc bé

Sống bình lặng như một nhánh cỏ,

 

Nhánh cỏ mật mẹ tôi thường vẫn để vào chiếc túi vải con con,

Hương thơm dịu, góc giường.

 

Tôi lớn lên, làm người,

Không xu phụ, không khom lưng, không nói lời nịnh bợ,

Và tôi thấy,

Walt Whitman thật tuyệt vời,

Không khiêm tốn giả vờ ông nói

Tôi là Người,

Tôi hát về chính Tôi,

Thân thể căng tràn,

Mắt mở to nhìn thẳng,

Râu tóc bù xù bay theo chiều gió cuốn,

Hàm răng trắng lóa ánh mặt trời.

 

Tôi hát về tôi,

Làm con, không làm xấu mặt cha mẹ ông bà,

Làm bố không để con ra đường phải cúi mặt,

Làm người sống chân thật,

 

Ung dung, kiêu hãnh, ngầng cao đầu.

 

Tôi hát về chính tôi,

Tôi hát về chính tôi!

Cũng có khi yếu mềm và khóc,

Cũng có khi buồn thấy mình bất lực,

Cũng có khi hoang mang trước nhiễu loạn cuộc đời.

Tôi hát về chính tôi,

Tôi hát về chính tôi.

Sau một ngày lao động cật lực,

Tôi hát về chính tôi.

 

CHÂN DUNG 14 – ĐỖ PHỦ

--------------

 

(Khúc thứ 1)

 

Người Trung Hoa gọi Ông là Thi thánh, gọi thơ ông là “thi sử”, người Việt

giản dị hơn gọi ông là nhà thơ của dân đen.

Mình đọc thơ Đỗ Phủ từ năm 1979! Thỉnh thoảng có dịp nhớ lại là thấy

những thanh âm rền rĩ - tiếng mưa gió, âm u như từ địa ngục vọng về.

Thơ ông là thơ của thời loạn...

Sao không có nhà thơ Việt xuất hiện thời nay như Đỗ Phủ?

-----------------------------

Suốt đời ông mong có một minh quân,

Suốt đời ông đọc sách mong mỗi khi lên tiếng;

Bút mực có thần.

Học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan...

Thờ vua và giúp dân đời yên bình ngày Nghiêu tháng Thuấn,

Lối đi ấy thênh thang hay đường cùng ngõ cụt?

Nào ai có hay!

Thời trai trẻ cũng có khi phải khom lưng và uốn cong ngòi bút,

Viết những lời giả trá mong nhận được ân huệ từ bề trên,

Hàng chục bài thơ, nhiều trăm bài thơ rập rờn sáo ngữ,

Đàn bướm ngôn từ sặc sỡ,

Đàn bướm ngôn từ chết khô,

Đàn bướm ngôn từ vô dụng.

Cuộc thế vần xoay loạn lạc nổ bùng,

Trường An mùa xuân hoa đầm đìa nước mắt,

Cỏ mọc đầy che kín mặt thành,

Ngõ Ô Y vắng tanh vắng ngắt,

Cú bay, quạ bay mắt xanh lè xám ngắt,

Khắp Trung Nguyên xương trắng phơi đầy,

 

Biên thùy máu thành biển đỏ.

Giấc mộng Thuấn - Nghiêu thành mây khói,

Quan hạt vừng Đỗ Phủ hóa dân đen.

Loạn lạc, chia lìa hất ông về nơi cùng khổ

Thơ ông đẫm lệ nỗi oan khiên thập loại chúng sinh.

Ông viết thơ cho mình,

Ông viết thơ vì mình,

Tận cùng nỗi đau, tận cùng nước mắt, tận cùng máu,

Sống trên quê nhà mà nơm nớp âu lo,

Người sống hệt như búi cỏ,

Bị hất tung lên khô héo phận hèn.

Người chết hóa thành ma, thành quỷ,

Rền rĩ khóc, đêm buồn,

Người sống sót trở về sau loạn như ma hiện giữa ban ngày,

Sức dân tàn kiệt

 

Giấc mơ Nghiêu Thuấn không thành

Tha hương vời vợi ngàn trùng xa cách

Một chiếc thuyền rách

Một dòng sông mùa đông trắng tuyết

Đỗ Thiếu Lăng ôm hận ra đi

Chỉ có bầy quạ ủ ê buồn đậu trên cây trụi lá…

 

ĐỖ PHỦ

-----

 

(Khúc thứ 2)

Suốt thời trai trẻ ông đọc sách

Thiên kinh vạn quyển thuộc nằm lòng

Chữ nghĩa bộn bề phun châu nhả ngọc

Ông ước mong China có minh quân

Xuất thân Nho gia

Đỗ Phủ tin sách thánh hiền

Tin sẽ có ngày Nghiêu tháng Thuấn

Tin trăm họ muôn dân được nhận ơn mưa móc

Tin thi sĩ văn nhân lòng dạ sáng trong

Đem tài chữ nghĩa vì dân

Đem tài chữ nghĩa an dân…

Suốt cả chục năm Đỗ Phủ lặn lội kiếm tìm

Một ai đó như Tín Lăng quân thời trước

Biết bao thơ ca réo rắt

Ngân nga những lời hoa mĩ

Ngợi ca triều đình

Ngợi ca lương thần

Ngợi ca vương hầu khanh tướng

Những mong có dịp tỏ bày lòng trung

Buồn thay

Đỗ Phủ bị ngoảnh mặt, quay lưng…

Những đấng bậc bề trên không thích

 

Những nô tài nhiều chữ nghĩa

Những nô tài hạ bút như có thần

Những nô tài yêu thương muôn dân trăm họ

Đỗ Phủ

Đấng bậc không cần

Những kì thi liên tiếp bị đánh trượt

Đỗ Phủ dần tỉnh ra

Cũng chưa là muộn…

Trường An hoa lệ

Trường Anh đầy chật người

Trường An ăm ắp giai nhân tài tử

Trường An quá nhiều ngự dụng văn nhân

Trường An không cần Đỗ Phủ…

Ôm nỗi buồn trong lòng

Rầu rĩ

Rối bời

Dân đen chết đói giữa ngày tuyết rơi trắng xóa

Chinh chiến miên man

Dân xiêu tán muôn nơi muôn ngả

Cửa son rượu thịt ê hề

Hoàng cung thâu đêm yến ẩm

Cả nước xưng tụng Dương Quý Phi…

Văn chương nghệ thuật sống quỳ

 

Văn nhân véo von giọng yến oanh sặc sỡ

Đỗ Phủ không có chỗ

Hóa lạc loài bơ vơ

Trường An mênh mông rộng

Không có chỗ dung thân./.

ĐỖ PHỦ

(Khúc thứ 3)

----

Trường An lâm nạn can qua

Kinh thành đầy cỏ dại

Ngõ Ô Y giàu sang chim én đậu nóc nhà

Quan hóa thành tượng gỗ

Đèo Mã Ngôi, Dương Quý Phi làm vật tế thần

Trung Nguyên tan hoang

Xác người đầy đường

Thôn xóm không vương sợi khói

Đỗ Phủ trở lại dân đen

Đầu trần chân đất

Như bụi cỏ bật gốc...

Giấc mơ Nghiêu Thuấn tan bọt nước

Thời loạn mạng sống may còn

Ngày trở về giữa trưa nắng vàng

Thân quyến tưởng hồn ma hiển hiện

 

Phiêu bạt cánh bèo mặt nước

Lưu lạc cánh chim quê người

Gia tài một con thuyền rách

Cố hường thăm thẳm xa vời

Cố hương không ngày trở lại

Cố hương thương nhớ khôn nguôi...

Ôi giấc mơ Đường Ngu Nghiêu Thuấn

Cuối đời

Thu vào con thuyền rách

Cột chặt một nơi, bất động, tha hương thiếu vắng tình người

Người côi cút, côi cút cả cánh chim trời

Ngọn núi bơ vơ đá xám

Sông cuồn cuộn sóng

Mùa thu lạnh tê

Mùa đông tuyết trắng

Đỗ Phủ chết trong niềm cay đắng

Trầm uất triền miên phận người…

Nghìn năm đã qua nỗi buồn đau còn đó

Văn nhân

Văn nhân

Nào những ai toan tính kiếp nô tài?

 

CHÂN DUNG 15 – LÍ BẠCH

--------------

 

VỚI LÍ BẠCH

 

---------

Ông sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có,

Chẳng có tội tình gì,

Quê hương ông xa Trường An vạn dặm đường,

Càng hay.

Không phải uốn mình theo lễ,

Không phải tự trấn an bằng sáo ngữ “an bần lạc đạo”,

Khỏi phải nghe cho rườm tai những lời đạo chích - thánh nhân.

Múa kiếm, làm thơ và uống rượu,

Cho phỉ chí làm trai cho bõ công trời sinh.

Uống rượu một mình dưới trăng và ngêu ngao hát..

 

Có thêm bạn bè thì cởi áo cừu, đem ngựa quý mà đổi lấy rượu ngon.

Tiền bạc, chức tước là vật bên ngoài chỉ làm tấm thân cồng kềnh thêm

nặng,

Chết đi rồi ai lưu lại danh thơm?

Chỉ thấy chật đầy những trang sử hôn quân, ngu trung, bất nhân, bất

nghĩa,

Chỉ thấy chật đầy những trang sử xương trắng phơi đầy đồng nội,

Chỉ thấy chật đầy nước mắt dân đen.

Làm trai cũng muốn đem tài giúp nước,

Nhưng phượng hoàng thi chung lũ vịt gà, Lí Bạch không thèm.

Trời sinh ra ông có tài, ông sẽ sống có ích,

Cần chi một tấm biển đề danh!

Lâm triều, ông nhận ngay ra thân phận,

Nhà thơ ngự dụng làm sang cho Đường Minh Hoàng,

Biết bao kẻ lấy thế làm vinh còn ông chỉ thấy nhục.

Quán rượu nghèoTràng An ông tìm đến hàng ngày.

Nỗi nhục nhã liệu có rửa trôi bằng rượu đắng?

Thân phận tôi đòi càng thấm thía khi say!

Những mũ cao áo dài ông khinh bỉ,

Cả em trai họ Dương ông cũng đem ra làm trò hề,

Cả vua nữa ông cũng coi là trẻ ranh không sợ,

Làm thơ tình gửi tặng Quý Phi.

Giữa Trường An lunh linh hoa lệ,

Ông nhận ra giông bão phía trời xa,

Sấm sét nổ kinh đô thành đống gạch,

Cỏ mọc đầy lang sói ùa ra.

 

Học theo người xưa “quy khứ lai từ...”

Không về được với Đào Nguyên thì ta về với rừng với núi,

Nghe thông reo suối hát nhìn ngắm mây bay,

Ngắm trăng khuya một mình và nghe chim hót,

Bận tâm làm gì,

Cuộc thế phù du.

Thuyền trôi trên sông, trăng sáng bốn bề,

Lòng sông xanh thẳm,

Trời cao mây bay,

Gió hiu hiu thổi,

Uống rượu và hát,

Trời cho ta tài,

Cho ta trí,

Cho ta làm người.

Nào thêm một chén ta mời ta,

Thêm chén nữa ta mời trăng sáng,

Giã từ cuộc thế phù du.

 

Đ.T