Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Buổi họp quyết định việc “ly khai văn đoàn chính thống”

Hoàng Hưng

Cần nói rõ: Trước đó, tôi là một trong số không nhiều người làm thơ “trẻ” ở miền Bắc được in tập thơ chung với 1 người khác (tập Đất Nắng, in với Trang Nghị cây bút miền Nam tập kết ko còn trẻ, NXB Văn Học 1970, người biên tập là nhà thơ tiền chiến Yến Lan). Những tên khác là: Xuân Quỳnh (in riêng), Thái Giang, Bằng Việt-Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương, Văn Thảo Nguyên, Nguyễn Xuân Thâm, Ngô Văn Phú… Và là 1 cộng tác viên nòng cốt của trang Thơ báo Văn Nghệ (từng đoạt giải Ba cuộc thi thơ 1965 của báo với bài Gửi Anh). Tất nhiên là Thơ tôi, dù có hơi khác lạ với khí thế hừng hực chiến đấu lúc đó - có lẽ trầm lắng, suy tư hơn - (như nhận xét của Ngô Văn Phú), cũng chủ yếu là yêu-căm-chiến-lạc như các bạn đồng ca!

Có thể là hình ảnh về sách

Sau khi tập Đất Nắng ra đời, Trang Nghị (BTV báo Văn Nghệ) có đặt tôi 1 bài viết suy nghĩ về thơ. Bài ấy in ra, có gây bực mình ở các vị đàn anh (Trang Nghị méc tui). Vì mấy ý sau:

- Thơ ko nên là “tụng ca thời thượng” mà phải nói được tâm trạng sâu lắng của con người, của thời đại

- Thơ phải luôn đổi mới, vì “từ tiếng đầu đến tiếng cuối của bài thơ ta đã già đi rồi” (trích dẫn nhà thơ Pháp Philippe Jaccottet).

Anh Trang Nghị còn trách tôi đã dẫn lầm, vì các vị đàn anh (học tiếng Tây từ thời Tây) khẳng định chả có nhà thơ Pháp nào tên thế!!! Tui đành tới thầy dậy văn học phương Tây của tui ở Đại học Sư phạm là thầy Nguyễn Đức Nam mới đi học bên Anh Cát Lợi về, mượn thầy mấy tuyển thơ Pháp mới nhất mà thầy mang về, đem đến trình báo…

Tiếp đó, ông anh họ tui là Hoàng Thuý Toàn, rỉ tai tui là trong cuộc họp của lãnh đạo Hội Nhà văn, các vị ấy nêu lên một “cảnh giác”: tay Hoàng Hưng đã lan truyền trong giới thơ trẻ những bài thơ “có vấn đề” của Tây (là thơ Apollinaire của Pháp, Lorca của Tây Ban Nha mà tui dịch).

Lại tiếp đó, văn đàn xôn xao về các sáng tác mang mùi “xét lại” khiến lãnh đạo Đảng rất phiền lòng: “Vòng trắng” của Phạm Tiến Duật (vòng trắng là khói bom trên trời trông như vành khăn tang), “Sẹo đất” của Ngô Văn Phú (hố bom trên ruộng là sẹo đất còn mãi), “Cây táo ông Lành” của Hoàng Cát (cây táo mà lũ trẻ hay hái trộm quả ăn hoá ra… đầy kiến lửa, mà trong đời thực thì nhà ông Tố Hữu (tên cúng cơm là Lành) có cây táo thật), “Đêm đợi tầu” của…

Đó là bối cảnh cuộc họp cộng tác viên Thơ của báo Văn Nghệ năm 1973.

Đông đủ các gương mặt quen thuộc của Thơ miền Bắc hồi ấy, từ đàn anh như Tế Hanh đến bọn tui là trẻ nhất (ngoài 30).

Nhà thơ Chế Lan Viên bước vào. Hoá ra ông là diễn giả chính. Ông kéo 1 chiếc ghế tựa, nhưng không ngồi mà… đứng, gác một chân lên thanh ngang dưới mặt ghế!

Ông nói nhiều, nhưng tựu chung là xác định yêu cầu Thơ phải thấm đẫm tinh thần cách mạng!

Mọi người im phăng phắc nghe, vì cái uy trí tuệ-tài năng kiêm tài ăn nói của ông thì miễn bàn!

Kết thúc, ông hỏi ai có ý kiến gì không?

Im phăng phắc. Tui thấy ngứa ngáy, bèn giơ tay. Vì là trong khi nói, ông Chế có nhắc đến một chuyện liên quan tới tui: “vừa rồi có một anh tỏ ý chê Bằng Việt vì… có thơ in trên báo Nhân Dân!”. Người đó chính là… tui, tui nói khi Bằng Việt (bạn học cũ thời cấp 3) và vài nhà thơ trẻ tới nhà tui chơi.

Tui không nhớ nguyên văn lời mình, nhưng đại ý: Tôi chính là người nói về chuyện thơ in báo Nhân Dân. Tôi đồng ý là thơ phải có tinh thần cách mạng, nhưng chỉ khi nhà thơ có tinh thần cách mạng thật sự, cháy bỏng, thì mới thuyết phục (như thơ Tố Hữu trước 1945) chứ… cố gắng cho có tinh thần thì…

Ông Chế đáp ngay: “À, gần đây anh Hoàng Hưng có viết bài về yêu cầu của Thơ hiện nay. Rồi tôi sẽ tranh luận với anh”. Nhưng rồi ông gay gắt: “Tôi mới đi họp Ban Tuyên huấn về. “Trên” rất phiền lòng về tư tưởng của các cây bút trẻ thể hiện ở một số sáng tác gần đây. Các anh nên nhớ: ĐẢNG CÓ THỂ BỎ ĐI CẢ MỘT THẾ HỆ CÁC ANH! NHÌN THẤY MÁY BAY ĐỊCH BẲN RƠI MÁY BAY TA, CÁC ANH VẪN PHẢI HÔ LÊN: MÁY BAY ĐỊCH RƠI RỒI!”

Cuộc họp kết thúc trong bầu không khí nặng nề!

Và từ hôm đó, không còn thấy tên Hoàng Hưng xuất hiện trên văn đàn toàn “máy bay ta”! Chỉ vì tui ko có khả năng HÔ LÊN theo cách như Đảng muốn!

H.H

Nguồn: FB Hoàng Hưng