Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

Systemic Semiotics Nghiên cứu suy diễn về giao tiếp và ý nghĩa

Ngu Yên giới thiệu

Systemic Semiotics

Nghiên cứu suy diễn về giao tiếp và ý nghĩa

Tác giả: Piotr Sadowski

272 trang.

Xuất bản: ngày 6 tháng 10 năm 2022.

Bloomsbury Publishing

Diễn tả và hiểu nhau là một trong số vấn đề chính yếu để nhân loại tồn tại. Mặc dù, ngày nay, ngôn ngữ tiến đến mức độ tinh vi, nhưng vẫn còn nhiều xa cách và lầm lẫn. Số lượng tất cả ngôn ngữ trên thế giới dù góp lại vẫn không đủ để diễn đạt ý nghĩ và tâm tư, huống hồ, ngôn ngữ chia năm xẻ bảy, vấn nạn Babel khiến cho nhân loại không khi nào có thể hoàn toàn thông cảm lẫn nhau, nói chi đến đồng cảm. Bản chất ngôn ngữ là không chính xác và không phân phát được mức độ cảm xúc từ nguồn.

Vì vậy, cho đến hiện tại, giao tiếp và cảm thông vẫn còn là giấc mơ, nhiều học giả tiếp cận nhiều phương pháp khác nhau để đã thông những khó khăn của ngôn ngữ. Ludwig Wittgenstein nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ khi ông nói: “Giới hạn ngôn ngữ của tôi có nghĩa là giới hạn thế giới của tôi.” (The limits of my language mean the limits of my world.)

Đã có một thời, nhiều học giả tin rằng, Ký hiệu học là giải pháp cho ngôn ngữ thông diễn. Nhưng rồi, ký hiệu học, bao gồm ngôn ngữ viết và lời nói, đã không đạt được ý nguyện vì ký hiệu và ngôn ngữ chỉ đóng vai trò đại diện; tìm hiểu sâu xa hơn, chỉ là những đơn vị, nơi ý nghĩ và tâm tư phối hợp không hoàn hảo nhưng vẫn tạo ra ý nghĩa. Dĩ nhiên, những ý nghĩa này không có giá trị hoàn hảo.

Liệu ký hiệu ngôn ngữ có bao giờ đạt đến mức hoàn hảo?

Không.

Lý do thứ nhất là vì ký hiệu-ngôn ngữ phát triển theo sự tiến bộ của con người. Không có giới hạn nào cho sự phát triển này, vì vậy, ký hiệu-ngôn ngữ là khả năng và tác dụng diễn đạt trên tiến trình sống. Chưa thấy nơi dừng chân.

Lý do thứ hai, làm sao có thể trả lời câu hỏi: Thế nào là ngôn ngữ hoàn hảo?

Bế tắc như vậy, nên nhà khoa học của thế kỷ 20, Stephen Hawkings nghĩ đến việc ráp một lập trình vào sọ não con người để có thể khắc phục sự thiếu hụt của ngôn ngữ dẫn đến sự lầm lẫn của hiểu biết. Hoặc sửa chữa nguồn gốc DNA. Việc này còn xa xôi.

Trở lại với Semitic Semiotics, lời giới thiệu viết:

“Trên nền tảng của các tài liệu thường bí truyền về ký hiệu học, cuốn sách này cung cấp một cách giải thích mới mẻ và chặt chẽ về cách tiếp cận nghiên cứu giao tiếp, dấu hiệu và ý nghĩa. Dựa trên lý thuyết suy diễn về các hệ thống tương tác, cuốn sách của Piotr Sadowski cung cấp một tài liệu có thể truy cập được về hệ thống phân cấp của giao tiếp.

Sách được chia thành hai phần, trong phần đầu, cuốn sách này lập rằng lý thuyết ký hiệu học suy diễn tạo ra các tình huống giao tiếp ngày càng phức tạp, từ giao tiếp liền kề đến các hình thức tham chiếu gián tiếp dựa trên các dấu hiệu chỉ mục, biểu tượng và ký hiệu. Trong hệ thống này, Sadowski giải thích cách các khái niệm chính của mô hình ký hiệu học như thông tin, thông tin mô tả và siêu thông tin có thể giải thích mức độ phức tạp nhận thức của các quá trình giao tiếp, bao gồm cả nhận thức và giải thích các dấu hiệu ở cấp độ nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau phần trình bày rõ ràng, từng bước về lý thuyết của các hệ thống tương tác, tiếp theo, Systemic Semiotics khám phá các ứng dụng khác nhau của lý thuyết này, cung cấp những hiểu biết mới về các vấn đề có trong nghiên cứu truyền thông, lý thuyết văn hóa, nghiên cứu văn học và phim ảnh và tâm lý học.”

Điểm nhấn của nghiên cứu này, có lẽ, đặt lên “mức độ nhận thức” và khả năng siêu nhận thức. Khi giao tiếp là khi trao đổi nhận thức, mà nhận thức thì không bao giờ có thể trao đổi cân bằng giữa hai trái cam, chỉ có thể tiếp cận để trao đổi trái cam và trái táo, gần bằng trọng lượng. Nghĩa là có một bên bị thiệt thòi, trong nhiều trường hợp, cả hai bên đều thiệt thòi. Đó là khuyết điểm của ký hiệu-ngôn ngữ.