Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Bước Ngoặt Thiên Niên Kỷ: Đào Mỏ Nơi Đâu?

Văn Việt trân trọng giới thiệu tác phẩm “Bước Ngoặt Thiên Niên Kỷ: Đào Mỏ Nơi Đâu?” của Nicolae Bud, Phạm Viết Đào chuyển ngữ. Sách do NXB Tri thức ấn hành, 2021.

  FB_IMG_1644089587160 (1)

 

“PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG" NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
GIẢI BÀI TOÁN "LỜI NGUYỀN TÀI NGUYÊN"

Đề tựa của Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Romania

KS Tống Văn Nga

 

"Bước ngoặt Thiên niên kỷ- Đào mỏ nơi đâu" của Ks-Ts Nicolae Bud, người Romania là một công trình khoa học cung cấp cơ sở pháp lý, những luận cứ khoa học, kỹ thuật-kinh tế-xã hội-văn hóa-lịch sử… nhằm "phát triển bền vững" ngành khai thác khoáng sản, góp phần hóa giải "Lời nguyền tài nguyên" không chỉ của Romania...

Quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn của ông trong lĩnh vực này - Tiến sĩ kinh tế từ Học viện Nghiên cứu Kinh tế ở Bucharest, tiến sĩ kỹ thuật từ Đại học Petroșani - cho phép ông, một chuyên gia thể hiện bản thân trong không gian học thuật liên quan đến tài nguyên khoáng sản; ông được công nhận bởi Các kỹ thuật viên của Viện Hàn lâm Khoa học Romania, mà gần đây ông đã trở thành thành viên.

Tài nguyên khoáng sản là cội nguồn của nhiều cuộc chiến tranh, gây ra biết bao sự lộn xộn bất ổn cho nhiều quốc gia; Do tranh chấp khoáng sản mà nhiều cuộc đại chiến tầm khu vực, thế giới đã nổ ra. Toàn cầu hóa hiện nay được tạo ra, kích thích bởi sức hút của tài nguyên khoáng sản, sản phẩm khoáng sản. Một nguồn tài nguyên khoáng sản khan hiếm có thể làm lung lay chủ quyền một quốc gia, tự do thị trường. Khoáng sản có thể thay đổi hệ thống giá trị và các quyết định chính trị. Hiện tại, khai thác khoáng sản quan trọng đối với 51 quốc gia đang phát triển trên thế giới, đóng góp 15–50% trong đó thu từ xuất khẩu chiếm 30% trong số đó; Chiếm tới 5–15% cho 18 quốc gia khác…

"Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển Rio de Janeiro 1992" đã đặt ra "ba trụ cột" của kinh tế thế giới: kinh tế, môi trường và xã hội. Thành tựu lớn nhất của hội nghị này đó là việc đánh giá quá trình phát triển, căn cứ vào kết quả cuối cùng, việc phải bảo vệ hệ thống tiết kiệm sự sống, sử dụng tài nguyên tái tạo và tôn trọng khả năng hấp thụ và tiêu hủy chất thải của hệ sinh thái.

Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất về "phát triển bền vững" được sử dụng trong 1987 bởi "Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới" (Brundtland):

• vật chất và các nhu cầu khác phải được đáp ứng để có thể nâng chất lượng cuộc sống tốt đẹp của người dân thế hệ này;

• vốn chủ sở hữu càng cao càng tốt;

• tôn trọng các giới hạn của hệ sinh thái;

• xây dựng nền tảng để các thế hệ tương lai có thể đáp ứng các nhu cầu cá nhân.

Sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khai khoáng đòi hỏi phải lồng ghép các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và quản trị vào quá trình ra quyết định. Các mục tiêu này được cụ thể hóa trong cả lĩnh vực kinh tế và xã hội: tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, bao gồm các quyền tự do dân sự và chính trị, tự chủ văn hóa, tự do kinh tế, xã hội và an ninh cá nhân; chúng ta cần đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được sẽ không tạo ra vấn đề cho các thế hệ tương lai, thay thế chúng bằng các hình thức vốn khác.

Một số khía cạnh cần xem xét trong lĩnh vực môi trường:

• thúc đẩy quản lý hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bao gồm cả việc sửa chữa những hư hỏng trong quá khứ (phục hồi);

• giảm thiểu chất thải và hủy hoại môi trường;

• thận trọng khi tác động của các quy trình mới không được biết hoặc không chắc chắn;

• hành động trong giới hạn sinh thái và bảo vệ vốn tự nhiên quan trọng.

Romania là một trong những quốc gia giàu khoáng sản ở Đông Âu. Hơn 2500 năm trước, vàng, bạc của Romania đã được khai thác để đem trang hoàng cho thành phổ Roma của đế chế La Mã. Trong 166 năm chiếm đóng, đế chế La Mã đã khai thác, mang đi số vàng, bạc từ quê hương của người Dacia, tổ tiên của người Romania không dưới 500 tấn vàng và 950 tấn bạc.

Romania không chỉ có vàng và bạc; Trong thế chiến thứ hai, xe tăng Đức quốc xã đã dùng xăng dầu của Romania xâm lược cả châu Âu; Kết thúc thế chiến 2, Romania phải bồi thường do buộc phải can dự vào cuộc chiến tranh bằng dầu, uranium, than đá; quân đội Liên Xô đã chở về Maxcova 120 tấn vàng; Hiện Chính phủ Romania đang đàm phán với Chính phủ Nga để yêu cấu trả lại số vàng này…

Năm 1913, Romania là một trong 4 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mì, chỉ đứng sau Mỹ, Canada, Nga…Thế mà giờ đây, Romania là quốc gia xếp thứ 3 từ dưới lên, trên Anbania và Bungaria về mức sống, về tổng thu nhập quốc dân tính trên đầu người trong khối EU…

Phải chăng do Romania một nước nhỏ, giàu tài nguyên nên luôn bị xô đẩy vào tình thế: "Quần ngư tranh thực", trở thành miếng mồi trong một vùng săn đuổi kinh tế của các cường quốc. Hàng ngàn năm nay, người Romania luôn phải tìm các vị trí cân bằng giữa các lực lượng địa chính trị toàn cầu, học cách đàm phán, luồn lách qua các cường quốc để sống còn, để bảo về lợi ích quốc gia…

Một điều tưởng như nghịch lý: Khoáng sản quan trọng và quý hiếm là vậy, sản phẩm tinh túy do "Mẹ trái đất", ban tặng nhưng những nước giàu tài nguyên khoáng sản rất ít khi trở nên giàu có, thịnh vượng, yên ổn?! Phải chăng do bị khắc chế cay nghiệt bởi "Lời nguyền tài nguyên". Không tự nhiên mà gười Romania đúc kết một câu ngạn ngữ: "Núi của chúng ta chất đầy vàng ở cổng; Nhưng người Romania lại phải đi ăn mày hết cổng này qua cổng khác"? Câu ngạn ngữ này phần nào đồng nghĩa với một ngạn ngữ Việt Nam:" Nhặt được bạc thì sang; Nhặt được vàng thì lụi” …

Trên nền tảng của công trình khoa học-kỹ thuật, tác giả muốn đúc kết kinh nghiệm khai khoáng ở Romania hàng ngàn năm nay; Tham khảo, tổng hợp thêm những kinh nghiệm, những thành tự khoa học kỹ thuật của thế giới về ngành khai khoáng để làm nên công trình này. Công trình đã vượt ra khỏi ranh giới của một cuốn sách khoa học kỹ thuật với mục địch "thúc đẩy sự bền vững ngành khai khoáng"; Cuốn sách thật sự đã đụng chạm quá nhiều tới các các vấn đề xã hội-kinh tế-chính trị-an ninh do ngành khai khoáng gây ra với hành tinh xanh.

Tác giả Nicolae Bud đã được đánh gia cao ở Romania, công trình của ông đã được Viện hàn lâm khoa học Romania vinh danh, trao giải Virgil Madagearu năm 2014, Giải mang tên một nhà kinh tế, xã hội học, một nhà chính trị nổi tiếng của Romania đầu thế kỷ XX.

Những yếu tố nào đã cho phép một số quốc gia hưởng lợi từ tài nguyên thiên phú nhưng tránh được "Lời nguyền tài nguyên", không bị thiên nhiên "trừng phạt, báo thù"? Có ý kiến cho rằng: câu trả lời liên quan đến chất lượng thể chế, chính phủ và chính sách của mỗi nước sở tại; Là con đường mà nhà đầu tư khai thác có tương đồng được với các cấu trúc chính trị sở tại hay không…

Để phát triển bền vững, tác giả cho rằng: phải xây dựng được một chiến lược khai khoáng không chỉ về phương diện kỹ thuật mà cả về phương diện cân bằng địa chính trị. Kinh nghiệm của Romania đó là:

• Tạo ra và duy trì sự giàu có dựa trên khoáng sản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa hạnh phúc của con người, nhưng phải được thực hiện để bảo vệ chất lượng của môi trường và các giá trị xã hội và văn hóa khác; song song với việc công nhận các quyền chủ quyền của các chính phủ để hành động theo con đường tốt.

• Khai thác khoáng sản phải mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả phải cận biên, cân bằng với chi phí đầu tư…

• Một phần lợi nhuận thu được từ các sản phẩm khoáng sản và các tài nguyên khác phải trở thành tài sản không tái tạo, phải được tích lũy riêng và tái đầu tư cho mục đích bảo hiểm thu nhập bền vững khi tài nguyên được tiêu thụ.

• Lợi nhuân phải được chia đều giữa khu vực công và khu vực tư nhân; giữa trung ương, khu vực và địa phương. Khi đưa ra quyết định về cách sẽ được phân phối phần thặng dư phải đạt được thông qua một quá trình bàn thảo dân chủ.

Trong những tình huống khắc nghiệt, nơi quản trị kém và không có khả năng giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn nội tại, nguồn thu của lĩnh vực khoáng sản có thể là "tia lửa" gây ra những xung đột "vô tiền khoáng hậu". Thu nhập từ khoáng sản có thể được sử dụng để mua vũ khí, tiếp thêm nhiên liệu cho các cuộc xung đột. Một khả năng khác trong đó lợi nhuận của lĩnh vực khoáng sản có thể làm suy yếu các chính phủ hoạt động kém hiệu quả. Trong một số trường hợp, số tiền thu được có thể được sử dụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến, dùng để hối lộ các bên liên quan quan trọng nhằm mục đích hạn chế các lựa chọn thay đổi chính trị và kinh tế.

Qua công trình khoa học này, tác giả cho rằng "Lời nguyền tài nguyên" không phải là không thể tránh khỏi. Vì sao Chile thành công, Peru thất bại, Ghana thành công, Tanzania thất bại. Tại sao nước Nga có trữ lưỡng dầu, khí đốt vào tốp đầu của thế giới, xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới mà tổng GDP cũng chỉ bằng Tây Ban Nha? Tại sao Cô oet, Arập Xeut giàu lên từ dầu mỏ trong khi đó Venezuaela, Iran dầu không mang lại an sinh an toàn cho dân chúng.

Điển hình như Bolovia là một nước giàu tài nguyên ở Nam Mỹ. Bolivia có cả vàng, dầu, khí đốt; Ngoài các khu mỏ nổi tiếng, từng được biết tới từ thời Inca; Bolivia sở hữu mỏ khí gas tự nhiên có trữ lượng lớn thứ hai Nam Mỹ sau Venezuela. Hơn nữa, El Mutún tại khu Santa Cruz chiếm 70% lượng sắtmagnesium của thế giới.

Vùng Potasi Bolivia, nơi đã được sản xuất trong 5 thế kỷ một lượng bạc phi thường, đứng thứ 7 trong 10 quốc gia sản xuất bạc đứng đầu thế giới; Riêng năm 2015 sản xuất 1300 tấn bạc. Thế nhưng Potasi phải trả giá rất lớn về con người, văn hóa và môi trường; WikiPedia viết về Bolivia nước vào loại nghèo nhất Nam Mỹ: "Một con lừa ngồi trên mỏ vàng"…

Dầu của Iran đã vẫn là nguồn tranh chấp giữa các cường quốc hành tinh vì thế nên quốc gia này luôn không được yên ổn.

Mỏ vàng Rosia Montana của Romania, một trong những mỏ vàng lớn nhất châu Âu hiện nay, mặc dù đã khai thác từ thời đế chế La Mã cách đây 2500 năm. Theo những cuộc thăm dò mới nhất của Chính phủ Romania: vẫn còn trữ lượng khoảng 401 tấn vàng, chiếm 15,86% sản lượng vàng thế giới, chưa kể bạc. Rosia Monatana có thể khai thác trong vòng 30 năm nữa. Mặc dù đã đầu tư vào đây 500 triệu USD cho thăm dò, lập dự án nhưng những tổng thống Romania nhiệm kỳ gần đây vẫn chưa dám ra quyết định khai thác. Phải chăng do cảm thấy chưa cân bằng các yếu tố địa chính trị.

Và cả Biển Đông của Việt Nam đã và vẫn đang là nguồn cảm hứng gây tranh chấp, nhòm ngó giữa các cường quốc hành tinh. Thực tế này đã chứng minh rằng: nếu một nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản được thượng đế ban tặng cho một quốc gia –Khi mà lãnh thổ, quyền lực của quốc gia đó chưa đủ khả năng quản trị, khả năng tự vệ, chế ngự thì sớm muộn nó cũng sẽ bị chi phối, kiểm soát, xâu xé bởi các thế lực bên ngoài. Đây cũng là một trong những chủ đề mà công trình khoa học của Nicolae Bud phân tích dưới góc nhìn "bền vững phát triển" đối với ngành khai khoáng.

Tác phẩm thực sự chạm đến số phận và định mệnh không chỉ của Romania, mà của nhân loại nói chung, dưới góc độ địa khoa học; Tác phẩm này đã được các chuyên mục xã hội-nghề nghiệp khác đánh giá cao.

Công trình khoa học này được coi là một nỗ lực chân thành của tác giả, muốn thông báo vai trò của ngành khai thác khoáng sản, đóng góp của ngành vào sự phát triển bền vững hành tinh xanh của chúng ta. Cuốn sách là một tiếng kêu thảm thiết với các lập luận được tính toán khoa học; phần lớn xuất phát từ trải nghiệm cá nhân; Cuốn sách nhằm vào các chính trị gia có khả năng đưa ra quyết định quan trọng và bắt buộc. Cuốn sách là lời cầu xin của một học giả, của một trí thức của nhân dân

Để bắt tay vào "khai mở", người dịch phải mượn một đoạn lời của ca khúc "Diễm xưa" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:"Làm sao em biết bia đá không đau. Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau..." Sâu thẳm trong lời ca của Trịnh Công Sơn là lời kêu gọi chấm dứt ngay việc xô đẩy con người vào thảm cảnh cảnh chém giết nhau, bởi "Làm sao biết bia đá không đau"; Đến "sỏi đá ngày sau còn cần có nhau" huống chi con người...

Cần tạo bước ngoặt để bước vào thiên niên kỷ mới: Thay đào bới lật tung trái đất bằng việc đào sâu vào khối óc, trái tim con người để mưu cầu hạnh phúc và sự thịnh vượng; kiến tạo nền kinh tế tri thức. Chỉ có thế mới ngăn các cuộc chạy đua khai khoáng, đẩy nhân lọai vào những cuộc tương tàn chém giết nhau như trong suốt chiều dài lịch sử...

Hội hữu nghị Việt Nam-Romania là tổ chức tập hợp những anh chị em từng có thời gian học, nghiên cứu, thực tập và công tác tại Romania; Nhiệm vụ của Hội và hội viên là tìm mọi cơ hội và phương tiện để thắt chặt, củng cố tình hữu nghị nhân dân hai nước Việt Nam-Romania ngày một trở nên bền vững hơn. "Bước ngoặt thiên niên kỷ- Đào mỏ nơi đâu" do nhà văn Phạm Viết Đào chuyển ngữ là một trong những nhịp cầu kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Romania!

Tống Văn Nga
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Romania
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách khối vật liệu
KS Hóa Công nghiệp - Đại học Bách khoa Bucuresti