Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

100 năm Hoàng Cầm và tập thơ "Về Kinh Bắc"

Nguyễn Thành Phong

Hôm nay, tại Hà Nội, những người yêu mến văn chương đã tổ chức sự kiện Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm. Tập thơ "Về Kinh Bắc" của ông lại được nói đến với thêm rất nhiều trân trọng và tự hào bởi những giá trị sáng tạo nghệ thuật sẽ còn mãi với thời gian cùng nhiều tác phẩm khác của nhà thơ có đời sống và sáng tác đầy sóng gió này.

Tôi lại nhớ một sự việc cách đây đã gần 40 năm, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Khi đó, tôi là biên tập viên của Nhà xuất bản Công an nhân dân. Tôi biên tập bản thảo tập truyện ngắn của tác giả Khổng Minh Dụ, công tác ở A25, Bộ Nội vụ (tên gọi của Bộ Công an giai đoạn đó). Một hôm, anh Khổng Minh Dụ đến NXB trao đổi về bản thảo với tôi, rồi trong câu chuyện với chúng tôi, anh khoe về một "chiến công" mà các anh mới lập được: Đó là lực lượng công an đã theo dõi, phát hiện và bắt giữ kịp thời Hoàng Hưng, một tác giả thơ trẻ, định mang bản thảo tập thơ phản động và đồi trụy "Về Kinh Bắc" của Hoàng Cầm để tuồn ra nước ngoài. Anh Khổng Minh Dụ say sưa phân tích tính chất phản động của tập thơ, nhất là bài "Lá diêu bông" có sử dụng biểu tượng hai mặt, ám chỉ Đảng ta là người chị đã lừa dối nhân dân là người em mãi đi tìm cái thứ không có thật là cái lá diêu bông. Không những phản động, tập thơ còn rất đồi trụy với những hình ảnh về cái váy, với những mắt, môi, má, yếm nữa...

Chúng tôi ngồi nghe, tất nhiên không được đọc trực tiếp bản thảo, cứ như lên đồng mà tin, mà sợ hãi thứ văn chương nguy hiểm đầy phản động và đồi trụy ấy. Sau này, tôi nghĩ, mình là người viết mà còn bị ám ảnh như thế, thì lãnh đạo các cấp nghe báo cáo, còn bị ám ảnh đến đâu?

Sau khi Hoàng Hưng bị bắt, đến lượt Hoàng Cầm bị bắt. Họ bị kết án, bị tù đày. Cụ thể về vụ án này thì ngày nay chúng ta đã biết rõ...

Thế rồi đến một ngày, "Về Kinh Bắc" được in ra. Hóa ra, chả có gì phản động và đồi trụy cả. Những má đào, môi đỏ, yếm thắm thật trữ tình, đẹp đẽ, lãng mạn, là biểu tượng cái đẹp của người con gái vùng Kinh Bắc huyền ảo. Hóa ra, "Lá diêu bông" là một bài thơ thật huê tình, rồi nó còn vang lên thành bài hát cũng đầy chất huê tình...

Sau này, anh Khổng Minh Dụ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, vẫn tiếp tục thăng tiến, được phong tới hàm thiếu tướng, làm tới Cục trưởng Cục An ninh văn hóa và tư tưởng (A25), Bộ Công an.

Nhà thơ Hoàng Cầm được vinh danh Giải thưởng Nhà nước, thơ của ông được phát hành rộng rãi, được bạn đọc yêu mến và truyền tụng. Tất nhiên câu chuyện Hoàng Cầm và Hoàng Hưng bị bắt và bị đi tù, cũng luôn được nói đến và truyền tụng.

Hồi còn công tác trong ngành công an, có lần ngồi với mấy anh em A25, tôi có nói, các ông làm công tác bảo vệ văn nghệ sỹ thì phải để mắt nhìn xung quanh văn nghệ sỹ để xem có những kẻ nào định làm hại văn nghệ sỹ thì tìm cách ngăn chặn, chứ đâu lại cứ nhìn chăm chăm vào văn nghệ sỹ rồi cứ thấy họ sai đi. Mọi người nghe tôi nói, chỉ cười trừ...

Không biết tướng Khổng Minh Dụ có chú ý gì tới sự kiện Kỷ niệm Nhà thơ Hoàng Cầm ngày hôm nay không và ông nghĩ gì về việc mình đã làm với nhà thơ Hoàng Cầm, Hoàng Hưng hồi ấy và cả những người khác trong các vụ việc khác nữa?

Những gì đã qua là không thể làm lại, nhắc đến cũng không phải để nặng về phê phán mà để rút ra những trải nghiệm cho lớp hậu thế ứng xử và những người trong cuộc trước đây có lý do mà sòng phẳng và thanh thản.

Có thể là hình ảnh về 6 người và mọi người đang đứng

Nguồn: FB Nguyễn Thành Phong