Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 3)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG BA

TRONG CUỐI THÁNG TÁM 1989, tôi bay đến Sân bay Quốc tế Los Angeles trên đường tới Madison. Steven đón tôi trong chiếc xe BMW 3 Series màu xanh nhạt của anh. Chúng tôi thăm UCLA và USC (Đại học Nam California), xem các thắng cảnh ở Los Angeles, và, sau vài ngày, anh đưa tôi đến Milwaukee, nơi anh có bà con họ hàng.

Họ hàng anh đưa chúng tôi đến một quán ăn Nhật. Tôi đã ở Nhật Bản với đội bơi Hồng Kông, nhưng chính ở trung tâm của miền trung tây là nơi tôi nếm sushi lần đầu tiên. Tôi đã ăn hết miếng ăn ngon bằng việc nuốt một viên wasabi to đùng, gia vị làm từ củ và cây cải cay hắc Nhật bản, vào mồm tôi. Tôi không biết cái gì làm cho tôi đau khổ hơn, sự ngượng ngùng hay các xoang đang nổ tung của tôi.

Từ Milwaukee, chúng tôi đi một máy bay hành khách nhỏ đến Madison. Bên ngoài cửa sổ, tôi thấy toàn rừng xanh. Tôi đã sống toàn bộ đời tôi đến lúc đó trong rừng bê tông ở Thượng Hải và Hồng Kông. Tại đây, tôi tự hỏi liệu tôi sẽ học đại học trong rừng. Steven đã giúp tôi ổn định trong phòng ký túc xá của tôi. Chúng tôi gặp bạn cùng phòng của tôi, một đô vật hầu như không giao tiếp từ Minneapolis. Sau một ngày, Steven quay lại USC.

Tại Wisconsin, thời gian biểu của tôi cho tôi khá nhiều thời gian rỗi học kỳ đầu tiên đó. Với không bạn nào vào lúc đầu, tôi dùng các buổi chiều cử tạ trong một phòng thể thao (gym) đối diện ký túc xá của tôi. Đội bơi của đại học tập trong một bể bơi cạnh phòng gym. Một hôm, tôi đến buổi tập và tiếp cận huấn luyện viên. Tôi không có ý tưởng nào về đội bơi Big Ten cạnh tranh ra sao. Tôi hỏi ông nếu tôi có thể gia nhập đội. Ông bảo tôi quay lại hôm sau để kiểm tra. Sáng hôm sau, tôi quay lại, lao xuống, và bắt đầu bơi. Sau vài vòng, ông quát to, “Cậu vào.” Tôi đoán những buổi sáng mùa đông phá băng trong bể bơi Thượng Hải đã có ích.

Đội bơi đã giữ cho tôi ổn định về cảm xúc trong năm thứ nhất. Tôi là người Á châu duy nhất giữ một nhóm những người bơi da trắng, nhưng tôi cảm thấy được chấp nhận như phần của nhóm của họ. Chúng tôi tổ chức các bữa tiệc và uống rất nhiều. Huấn luyện viên, một người miền trung tây vạm vỡ vào tuổi đầu năm mươi có tên là Jack Pettinger, chăm lo cho tôi, mời tôi về nhà trong Lễ Tạ Ơn khi hầu hết sinh viên quốc tế bị bỏ tự lo cho bản thân. Huấn luyện viên Pettinger đến ký túc xá đón tôi. Tôi không có khái niệm nào về nghi thức ô tô ở Mỹ. Ở Hồng Kông, cha mẹ tôi đã chẳng bao giờ có một ô tô. Cho nên khi ông lái xe, tôi ngồi vào ghế sau. “Này, cậu nghĩ tôi là tài xế của cậu ư?” ông quát. “Lên đây với tôi.” Ở Trung Quốc, bạn không ngồi cạnh người già, nên tôi nghĩ ở Mỹ bạn làm cùng thế. Tôi cố để tôn trọng. Hóa ra là, tôi có rất nhiều thứ phải học.

Bởi vì tôi đã học xong lớp thứ bảy ở Hồng Kông, tôi bước vào Wisconsin như một sinh viên năm thứ hai. Tại USC, Steven đã ở trên danh sách của trưởng khoa, cho nên tôi nhắm đến cái đó ở Wisconsin. Năm đầu tiên tôi gần như đã trượt, nhưng tôi đã chẳng bao giờ đến gần lần nữa. Tôi được mời đến vài bữa tiệc sinh viên, nhưng mỗi lần tôi đi tôi đã gây ra sự chú ý do quá khác biệt – hay, chí ít, tôi cảm thấy lạc lõng vậy. Trẻ con Trung Quốc chỉ đến Wisconsin với số đông sau năm 2000. Và đấy là năm 1989.

Mới lạ với nước Mỹ, tôi đã khá không có manh mối khi xét đến các chương trình TV mới nhất mà luôn luôn có vẻ là trung tâm của cuộc trò chuyện. Tôi gặp rắc rối để hiểu – còn ít hơn nhiều để kể – bất kể chuyện cười nào. Tôi để ý rằng nhiều người Mỹ có vẻ có một cái nhìn khác về tình bạn so với những người Á châu. Có một sự mịn mượt đối với các quan hệ Mỹ. Những người quen ở Wisconsin chào tôi một cách hào hứng và hành động cứ như chúng tôi là những bạn thân nhất. Nhưng nếu tôi tìm ai đó dính líu thực chất hơn vào đời tôi, tôi có một cảm giác khó chịu dai dẳng rằng không có.

Tuy nhiên, suốt học kỳ đầu tiên tôi đã tránh những người từ Hồng Kông. Sống ở ký túc xá và tập với đội bơi, tôi đã không tiếp xúc với nhiều người. Khi tôi tiếp xúc, tôi giữ gìn để không kết bạn. Một lần tôi đi một vũ hội được các sinh viên từ Hồng Kông tổ chức. Tôi bắt đầu nói tiếng Anh với mọi người, không phải tiếng Quảng đông bản địa của chúng tôi. Mọi người nghĩ rằng tôi khoe mẽ và tôi đã không được mời lại. Trong thực tế, tôi đã chỉ thử phù hợp khi tôi đi qua lại giữa ký túc xá, lớp học, quán ăn, và bể bơi.

Năm thứ hai của tôi, tôi dọn khỏi khuôn viên trường và rời đội bơi. Huấn luyện viên đã muốn giữ tôi lại bởi vì sự hiện diện của tôi nâng điểm trung bình (GPA) tích lũy của đội, nhưng tôi cần học. Tôi đã chọn hai chuyên ngành về tài chính và kế toán, mà đã thêm một năm và làm tăng tải làm việc của tôi. Tôi kết bạn với các bạn cùng lớp từ châu Á. Bạn cùng phòng của tôi từ Indonesia và qua anh tôi gặp một giới lớn của các sinh viên Nhật, Đài loan, và Hàn quốc. Tôi hẹ hò các phụ nữ cả Mỹ và Á châu. Và tôi đã phát hiện ra trên các chuyến đi tới Chicago vài cảm giác thành phố lớn mà tôi đã thiếu. Ngay cả với ngân sách hạn hẹp của tôi, tôi đã biểu lộ một sở thích món ăn và rượu vang ngon. Một hôm trong năm cuối của tôi, tôi phát hiện ra một bài bình về một quán ăn Chicago gọi là Everest, mà chào một thực đơn ngon mười bảy món. Tính tò mò của tôi bị khêu gợi, và tôi đặt ngay lập tức một bàn với một bạn gái. Vào ngày ăn của chúng tôi, chúng tôi đã nhịn ăn và xuất hiện như sắp chết đói. Người quản lý rượu đã kiên trì hướng dẫn chúng tôi danh sách kết hợp rượu vang. Gần cuối bữa ăn, tôi hỏi bồi bàn của chúng tôi khi nào đến món chính. Tất cả các món đều bé tẹo trên những chiếc đĩa khổng lồ. Sự nhập môn vào cách nấu ăn mới (nouvelle cuisine) của tôi đã diễn ra như thế.

Đến Hoa Kỳ ngay sau cuộc đàn áp thẳng tay 4 tháng Sáu ở Trung Quốc, với tư cách một sinh viên từ Đại Trung Hoa tôi đủ tiêu chuẩn, nhờ một Sắc lệnh Hành pháp do Tổng thống George H. W. Bush ký, cho một thẻ xanh. Tôi đã bỏ qua cơ hội. Tôi cảm thấy quá khác ở nước Mỹ và nghi tôi hết khả năng thăng tiến nếu tôi ở lại. Văn hóa sinh viên (frat culture) đã thấm vào thế giới kinh doanh, và từ những bữa tiệc tôi dự đó tôi cảm thấy rằng tôi có ít sức kéo với các sếp và những người ngang hàng Mỹ của tôi. Sau bốn năm tại Wisconsin, tôi đã tốt nghiệp trong tháng Năm 1993 và bay về nhà.

Kinh nghiệm của tôi ở Hoa Kỳ đã làm thay đổi tôi sâu sắc. Ở Hồng Kông và Trung Quốc, tôi nổi bật rồi bởi vì chiều cao của tôi và cách tôi mặc. Nhưng thời gian ở Mỹ đã làm cho tôi thậm chí cá nhân chủ nghĩa hơn và thoải mái hơn để là tôi. Cha mẹ tôi không thích điều đó. Họ tiếc rằng tôi không ở lại Hồng Kông. “Con sẽ trở nên tốt hơn,” mẹ tôi tuyên bố sau khi tôi quay về. “Con sẽ không trở nên ngoan cố thế. Con sẽ chiến đấu với bố mẹ ít hơn.” Cả hai người bảo tôi rằng việc đưa tôi sang Mỹ là quyết định tồi nhất họ đã từng đưa ra.

Nhưng đối với tôi, việc sống ở Wisconsin là giải phóng. Nó đặt tôi lên con đường để trở thành một công dân toàn cầu. Tôi đã kết bạn với những người từ khắp đất nước và khắp thế giới, những người có màu da, tôn giáo, và các niềm tin khác nhau. Không có cuộc du hành đầu tiên đó đến Hoa Kỳ, tôi không thành công như tôi đã. Ngay cả tiếng Anh của tôi đã biến đổi. Được những người trung tây và những người nước ngoài như nhau làm cho dày dạn, giọng của tôi cuối cùng đã giống giọng của Arnold Schwarzenegger hơn của một người Hoa Hồng Kông.

Trở về nhà, tôi vội vã để kiếm một việc làm, gửi đi hai mươi đơn xin việc đến các ngân hàng đầu tư. Trong vòng mấy ngày tôi đã có những cuộc phóng vấn với Morgan Stanley và Goldman Sachs, nhưng tôi đã làm hỏng cả hai. Khi người phỏng vấn Morgan Stanley bảo tôi về nhà và đợi cuộc gọi của ông, tôi gợi ý một cách dốt nát rằng ông hãy để một tin nhắn vào máy trả lời của tôi và tuyên bố rằng dù sao đi nữa tôi đang có kế hoạch về một kỳ nghỉ trước khi tôi bắt đầu làm việc. Tại cuộc phỏng vấn Goldman, tôi đã lao vào một cuộc tranh luận về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đã lên giọng. Cả hai đều không gọi lại.

Tôi đã dàn xếp một vị trí như một nhà môi giới chứng khoán với hãng môi giới Citibank Vickers. Tôi nghĩ việc làm này là hấp dẫn nhất trên thế giới. Tất cả chúng tôi trong thế hệ đó đã xem Michael Douglas đóng vai Gordon Gekko trong phim bom tấn Wall Street tuyên bố một cách đáng nhớ, “Tham là tốt.” Nhưng tôi mau chóng nhận ra rằng là một nhà mội giới chứng khoán không hay như người ta nghĩ. Tại Hồng Kông, chí ít, nó là về người bạn biết, chứ không phải về cái bạn biết. Nếu bạn có những quan hệ với những người giàu, bạn có thể làm việc đó. Nhưng với tư cách một người môi giới cấp thấp với một giới xã hội hạn chế, tôi đã luôn luôn phải đợi sếp của tôi đùn cho tôi những thương vụ quá nhỏ hay quá tẻ nhạt cho ông để thực hiện. Các khách hàng gọi cho tôi để tán gẫu, không phải để mua hay bán. Mau chóng tôi nhận ra rằng không quan trọng liệu tôi hay gã bên cạnh bán một cổ phiếu của ngân hàng HSBC hay bất cứ chứng khoán nào khác. Tôi tự hỏi mình, có sự khác biệt nào giữa việc này và việc bán giày?

Tuy nhiên, các đồng nghiệp của tôi và tôi đã bắt chước lối tiệc tùng quá mức, văn hóa tiệc tùng mà chúng tôi đã thấy trong phim. Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông đóng cửa lúc 4 giờ chiều mỗi ngày, và sau tập gym chúng tôi kéo nhau đến Lan Kwai Fong, một phố cong với một dãy quán bar gần Quận Trung tâm của Hồng Kông. Đó là văn hóa. Như một nhà môi giới mới ra lò, tôi bảo mình rằng việc tiệc tùng phục vụ mục đích chuyên nghiệp. Một danh sách quan hệ tốt là chìa khóa cho thành công. Tôi chạy vòng quanh, như những người Hoa nói, như một con ruồi không đầu, lao vào các quán bar và tìm các quan hệ kinh doanh. Rốt cuộc tôi thực sự không kiếm được nhiều.

Tôi vấp phải các vấn đề thẻ tín dụng và đã phải yêu cầu cha mẹ tôi bảo lãnh. Đôi khi tôi đã không về nhà cho đến sau rạng đông. Tôi đã di chuyển lại với cha mẹ tôi, những người kinh doanh trên thị trường bất động sản Hồng Kông, đã lại nâng cấp lên một căn hộ khác trong khu dân cư tốt hơn. Sau nhiều sự cố đêm khuya, cha mẹ tôi đã đuổi tôi ra. Tôi chuyển vào một căn hộ thuê 47 mét vuông ở khu Tianhou cách Queen’s College hai khối nhà. Tôi biết khu vực này và cảm thấy như ở nhà.

Sau chín tháng như một nhà môi giới chứng khoán, tôi bắt đầu tìm một việc làm khác. Tôi muốn cái gì đó nơi tôi có thể áp dụng sự giáo dục của tôi – một vị trí chào mời một con đường sự nghiệp. Trong tháng Sáu 1994, tôi phỏng vấn tại một hãng đầu tư vào các công ty tư nhân (private equity firm) gọi là ChinaVest. Hãng chiếm toàn bộ tầng áp mái của một tòa nhà văn phòng ở Trung tâm. Rất độc đáo, tôi nghĩ. Họ hỏi tôi sự hiểu biết của tôi về private equity (PE-đầu tư tư nhân). Tôi đã tìm kiếm cụm từ đó hôm trước và sách giáo khoa đại học của tôi chỉ có ba dòng về nó. PE đã là một khái niệm mới. Tôi thổ ra những gì tôi đã học thuộc lòng và có được việc làm.

ChinaVest được thành lập trong năm 1981 bởi Bob Theleen, một cựu quan chức CIA khéo mồm; vợ ông, Jenny, lớn lên ở Singapore và được giáo dục ở Pháp; và hai người Mỹ khác. Việc thuê tôi liên quan trực tiếp đến những thay đổi xảy ra bên trong Trung Quốc. Các năm giữa 1989 và 1992 là những năm tồi cho Trung Quốc. Tiếp sau sự đàn áp thẳng tay ở Quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989, cánh phản động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, do Thủ tướng Lí Bằng cầm đầu, đã lật lại những cải cách định hướng-thị trường, kiềm chế các doanh nghiệp tư nhân, và đổ tiền vào khu vực nhà nước không hiệu quả. Nền kinh tế Trung Quốc đột ngột chậm lại. Nhưng trong năm 1992, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, sốt ruột với những người bảo thủ, đã rời Bắc Kinh và du hành xuống thành phố miền nam Thâm Quyến trên biên giới của Hồng Kông để thúc tiếp tục lại những thay đổi định hướng thị trường. “Hành trình phương nam” của Đặng đã giải phóng một vòng mới của sự sốt sắng tư bản chủ nghĩa. Hồng Kông đã là người hưởng lợi chính. Trong năm 1993, Barton Biggs người Wall Street nhìn xa trông rộng đến vùng lãnh thổ sau sáu ngày ở Trung Quốc và tuyên bố bản thân ông, “điều chỉnh, đầu tư quá mức, và bullish (trông chờ giá tăng) tối đa” vào Trung Quốc. Sau tuyên bố của Biggs, hơn 2 tỉ $ đổ ào ào vào các cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, săn đuổi những công ty kinh doanh ở Trung Quốc.

Theleen và đội của ông đã lợi dụng đợt bùng phát này, đổi sự thành thạo về cách kinh doanh Trung Quốc lấy phần vốn cổ phần trong các hãng tìm cách thiết lập sự hiện diện ở đại lục. Họ đã đầu tư vào các chuỗi thực phẩm TGI Fridays và Domino’s, cùng với các công ty điện tử từ Đài Loan. Họ chiếm phần kiểm soát trong Tait Asia, một chi nhánh của công ty thương mại lâu đời nhất trong khu vực và chuyên về các hàng hóa tiêu dùng nhanh, kể cả bia và thuốc lá.

Tôi làm việc cho sếp đầu tiên của tôi, Alex Ngan, tại ChinaVest trong vài năm, lập các spreadsheet (bảng tính), ghi chép trong các cuộc họp, và viết các memo (bản ghi nhớ) đầu tư. Ông là một đốc công, nhưng công việc đã quyến rũ. Các nhà điều hành cấp cao từ nhiều ngành khác nhau đến văn phòng chúng tôi và đưa ra các ý tưởng của họ. Nó là một sự giáo dục, một phiên bản sâu hơn của những cuộc trò chuyện tôi đã nghe lỏm như một thanh niên với cha mẹ tôi trong bữa dim sum. Còn tốt hơn, tôi được trả tiền để nghe trộm và tôi là người trẻ nhất trong phòng.

Tôi trở thành đại diện của hãng ở Tait Asia, chịu trách nhiệm về bia Heineken và thuốc lá Marlboro. Sự khao khát các mặt hàng này ở Trung Quốc đã lạ thường. Trong vòng vài năm, doanh số của Heineken ở Trung Quốc từ zero lên 40 triệu $, và Tait Asia đã có các quyền phân phối.

Trung Quốc đã ban hành thuế quan nặng lên bia nhập khẩu – lên đến 40 phần trăm – để bảo vệ các nhà máy bia Trung Quốc. Tait Asia đã đưa bia vào Hồng Kông và bán lại nó cho các công ty tìm được cách để chuyển nó vào Trung Quốc miễn thuế. Chúng tôi không muốn biết việc đó xảy ra thế nào chừng nào doanh thu và lợi nhuận tăng. Đã không chỉ ChinaVest, tất nhiên. Bất kể ai kinh doanh ở Trung Quốc đã làm cách này, lách các quy tắc để kiếm lợi nhuận. Tôi nhanh chóng biết được rằng ở Trung Quốc tất cả các quy tắc là có thể bẻ cong được chừng nào bạn có cái chúng tôi những người Hoa gọi là guanxi (quan hệ), hay một sự kết nối vào hệ thống. Và vì nhà nước thay đổi các quy tắc hoài, không ai cho các quy tắc nhiều trọng lượng.

Tại một điểm, một sĩ quan hải quân Trung Quốc chào cho Tait Asia một tàu chiến Trung Quốc để buôn lậu bia. Tôi sững sờ. Tôi lớn lên ở Trung Quốc với một hình ảnh vẻ vang về Quân Giải phóng Nhân dân và được dạy rằng quân đội đã đánh Nhật trong Chiến tranh Thế giới II, đã giải phóng Trung Quốc khỏi chế độ thối nát của Tưởng Giới Thạch, và đã chiến đấu buộc các lực lượng Mỹ dừng lại ở Triều Tiên. Và bây giờ hải quân Trung Quốc đang buôn lậu bia?

Tôi đã rất thấp trong hãng và là mới đối với mọi thứ. Nhưng tôi bị bối rối để thấy ChinaVest hoàn toàn hờ hững đến vậy với cách Tait Asia, được nó đầu tư, đưa bia vào Trung Quốc. Chúng tôi cố ý tạo ra một hộp đen mà bên trong nó rất nhiều tiền được đổi chủ. Bởi vì các quy định Mỹ, ban lãnh đạo của ChinaVest cần giả vờ không biết. Rất nhiều doanh nghiệp Tây phương ở Trung Quốc đã chấp nhận một mô hình kinh doanh tương tự, mô hình đừng-hỏi-đừng-nói. Các điều kiện làm việc vô cùng tệ hại trong các nhà máy sản xuất giày êm cao cấp? “Ai biết được?” Lao động tù nhân sản xuất quần jeans xanh? “Hẳn phải là một lỗi lầm.” Kinh doanh với quân đội hay cảnh sát? “Chúng tôi không biết.”

Tôi vừa bắt đầu nghề kinh doanh và học công việc được làm ra sao. Tôi thực sự chưa trong vị trí để đưa ra các phán xét. Nếu các sếp của tôi nghĩ là được, tôi nghĩ là được. Và tôi càng tham gia vào việc kinh doanh Trung Quốc, tôi càng thấy tất cả mọi người, các doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp Hồng Kông, các doanh nghiệp Âu châu, và, tất nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc, đang lách và luồn quanh các quy tắc. Tôi bắt đầu sự nghiệp của tôi và đấy là bài học sớm nhất của tôi trong thương mại Trung Quốc. Nó xác lập tâm tính của tôi cho công việc tương lai của tôi và chỉ đường tiến lên cho tôi ở Trung Quốc.

Theleen là một bậc thầy về gây ấn tượng hết sức cho những người Tây phương với hiểu biết của ông về châu Á. Trong mùa thu 1994, ChinaVest tổ chức một cuộc gặp mặt với các nhà đầu tư chủ chốt của nó ở Bắc Kinh, kể cả các đại diện từ các văn phòng gia đình từ Trung Tây và các nhà đầu tư lớn như Quỹ Ford và Hệ thống Hưu trí của các Công chức California. Bob muốn làm một cuộc trình diễn và đã cử tôi đi Trung Quốc để giúp tổ chức công việc. Tại sân bay, tôi chào đón các vị khách trong ba xe Hồng Kỳ, phiên bản Trung Quốc vụng về của xe Lincoln Continental. Chúng tôi đưa các vị khách của chúng tôi lên Nhà Khách Nhà nước Điếu Ngư Đài nơi Richard Nixon và Henry Kissinger đã ở trong chuyến đi đầu tiên nổi tiếng đến Trung Quốc trong năm 1972. Mỗi lần chúng tôi xuống đường, các lái xe của chúng tôi bật còi hú của họ để dẹp đường. Các vị khách của chúng tôi đã bị sự trải nghiệm làm cho sững sờ. Nhiều người trên chuyến đi đầu tiên của họ tới Trung Quốc và đã không quen với kiểu đối xử này, nơi ý định là để làm lóa mắt với sự tâng bốc. Một con dòng cháu giống của một gia đình giàu có từ Ohio, quay sang tôi và bày tỏ, “Đây là một thế giới khác.” Theleen đã học mẹo này từ những người Trung Quốc, mà là các bậc thầy về tính hiếu khách sốc-và-kinh hoàng. Bằng cách làm thế, Bob đạt được mục tiêu của ông làm cho Trung Quốc có vẻ giống như một câu đố mà chỉ ChinaVest có thể giải.

Khi nhóm trả phòng, nhà khách đưa cho tôi một hóa đơn lớn. Vài trong số các nhà đầu tư của chúng tôi đã tận dụng lấy các bút, hộp giấy viết, đồ thủy tinh và gạt tàn Trung Quốc thời những năm 1970 trang trí cho các phòng của họ. Là một chi phí nhỏ để trả cho việc kinh doanh tiếp tục của các hãng này.

Tôi bắt đầu quay lại Trung Quốc tìm các cơ hội đầu tư cho hãng. Tôi đã đi Lạc Dương (Luoyang) trong Tỉnh Hà Nam (Henan), nổi tiếng vì hoa mẫu đơn và các hang động Long Môn Phật giáo, nhưng vào lúc tôi đến trong mùa hè 1995 nó đã là một bãi rác bụi bẩn hậu-Cộng sản. Tại đó tôi thăm một nhà máy xe máy; công nghiệp vừa mới bắt đầu cất cánh khi người Trung Quốc đổi từ xe đạp sang xe máy. Trong tỉnh duyên hải Phúc Kiến (Fujian), tôi đến một nhà máy màn hình TV mà sẽ trở thành nhà sản xuất màn hình máy tính lớn nhất thế giới. Trong vùng hẻo lánh của miền trung Tỉnh An Huy (Anhui), từ lâu được biết đến như một tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, chỗ tử tế duy nhất tôi có thể tìm thấy để ngủ đã là một ký túc xá cảnh sát. Trở lại Hợp Phì (Hefei) thủ phủ tỉnh An Huy, tuyệt nhiên không phải là một khu vườn, tôi ăn mừng sự quay lại của nền văn minh trong một khách sạn bốn sao bệ rạc.

Trung Quốc đã nghèo đến mức chẳng cái nào trong số các doanh nghiệp tư nhân non trẻ của nó đã có thu nhập đủ cao để là các mục tiêu đầu tư. Tuy nhiên, tôi đã có thể cảm nhận năng lực, bị chủ nghĩa Cộng sản đè nén trong hàng thập kỷ, đang chờ để được giải phóng. Tất cả cái các nhà khởi nghiệp khao khát cần là chính phủ cho họ một cơ hội.

Tôi cũng cảm thấy rằng cuối cùng tôi đang tham gia vào cái gì đó lớn hơn bản thân mình. Tôi đã yêu Trung Quốc từ nhỏ. Cho nên một cách tự nhiên tôi muốn là một phần của câu chuyện Trung Quốc mới này. Không ai biết nó sẽ ra sao và, trong việc quay lại tổ quốc mình, tôi chắc chắn không biết tôi có sẽ hoàn thành mục tiêu của tôi về làm cái gì đó của bản thân tôi. Nhưng có cảm giác như là thứ đúng để làm.

Công ty công nghệ tư nhân Trung Hoa đại lục đầu tiên ChinaVest có phần hùn là AsiaInfo, một hãng xây dựng xướng sống Internet của Trung Quốc. Hai sinh viên Trung Quốc, Edward Tian (Điền Tố Ninh), người có bằng tiến sĩ về quản lý tài nguyên thiên nhiên từ Đại học Texas Tech, và Ding Jian (Đinh Kiện), người có bằng thạc sĩ về khoa học thông tin từ UCLA và một bằng MBA từ Cal Berkeley, đã thành lập hãng ở Texas trong năm 1993. Lợi điểm bán hàng của AsiaInfo là khả năng của nó để kết hợp phần mềm và thiết bị từ Dell, Cisco, và các hãng khác để xây dựng một hệ thống kết nối những người Trung Quốc với nhau và kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Internet đến Trung Quốc trong năm 1994. Vào cuối năm đó, ba mươi ngàn người đã online. Ngày nay gần 1 tỉ người có sự tiếp cận đến một kết nối Internet ở đó, chiếm 20 phần trăm người dùng của thế giới.

Điền không phải là một gã công nghệ, nhưng ông là một người bán hàng có tài. Khi tôi lắng nghe lời rao hàng của ông, tôi bị cảm động bởi sự say mê của ông để giúp Trung Quốc đón nhận cách mạng viễn thông đang lan khắp toàn cầu. Điền đã định khung sự quay lại của ông về Trung Quốc như một phần của dòng chảy của người Trung Quốc yêu nước về quê hương để xây dựng tổ quốc sau giáo dục nước ngoài của họ.

Điền nói ông được truyền cảm hứng để thành lập AsiaInfo sau khi ông thấy một bài phát biểu của thượng nghị sĩ (phó tổng thống tương lai) Al Gore trong năm 1991 trong đó Gore mô tả Internet như một “siêu xa lộ thông tin.” Mới chỉ hai năm trước, Điền đã xem từ Hoa Kỳ khi các sinh viên biểu tình tập trung tại các thành phố khắp Trung Quốc năm 1989 và, giống tôi, đã khóc khi Quân đội Giải phóng Nhân dân giết hàng trăm người ở Bắc Kinh. Phản ứng của Điền, giống phản ứng của nhiều người Trung Quốc, là ủng hộ chủ nghĩa tư bản, dòng chảy thông tin tự do, và tinh thần kinh doanh để xây dựng Trung Quốc. Điền đã kết hợp sự hứa hẹn của công nghệ mới với sự hứa hẹn của một Trung Quốc tự do hơn. “Với công nghệ của chúng tôi,” Điền thề, “sự khai sáng có thể chảy qua các vòi như nước.” Khi ông nói về các sinh viên Trung Quốc yêu nước về quê hương để hiện đại hóa tổ quốc, tôi thấy bản thân mình như phần của một câu chuyện lớn hơn. Nhìn lại, bây giờ tôi nhận ra rằng đấy đã là một câu chuyện có tính toán, được nghĩ ra để gây ấn tượng cho các nhà đầu tư Tây phương và làm say mê các quan chức Trung Quốc. Điền biết làm thế nào để tạo ra một câu chuyện mà có thể hấp dẫn cả hai khán giả. Tuy nhiên, thành công của ông ở Trung Quốc trở thành một người dẫn đường của hàng ngàn người hồi hương như ông, và tôi.

Tôi đã là nhà phân tích về thương vụ. Điền đã yêu cầu cái các sếp của tôi tại ChinaVest nghĩ như một lượng tiền phi lý. Ông cho rằng AsiaInfo có giá trị 100 triệu $ mặc dù thu nhập của nó chỉ vừa chạm 15 triệu $. Công ty tăng trưởng nhanh, nhưng nó được quản lý bởi một lũ kỹ thuật với không kinh nghiệm nào về soạn một bảng tính. Trong ba năm, Điền tiên đoán, AsiaInfo sẽ tăng thu nhập của nó 600 phần trăm.

Các hãng khác đã quan tâm bên cạnh ChinaVest. Cuối cùng, hãng đầu tư Warburg Pincus đã đầu tư 12 triệu $, chúng tôi bỏ vào 7 triệu $, và Fidelity Ventures khoảng 1 triệu $, phá vỡ kỷ lục cho sự đầu tư tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc lúc đó. Khi AsiaInfo niêm yết cổ phiếu của nó trên NASDAQ vào 3 tháng Ba năm 2000, chúng tăng vọt từ 24 $ lên hơn 110 $ trước khi ổn định ở 75 $, một lợi nhuận 314 phần trăm. Mỗi đối tác của ChinaVest trên giấy tờ đã giàu thêm 8 triệu $. Và chuyến đi hoang dã của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu.

Tìm hiểu vài trong số những người tham gia vào thương vụ AsiaInfo đã cho tôi hương vị của công thức Trung Quốc sẽ theo khi nó mở đường của nó vào tương lai – một công thức tập trung vào sự kết hợp tài năng kinh doanh với các mối quan hệ chính trị. Edward Tian (Điền Tố Ninh) đã là một thành phần then chốt. Ngay cả trước khi AsiaInfo được niêm yết ở New York, một công ty Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước được thành lập bởi Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng), con trai của ông trùm Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã dụ ông ta gia nhập một hãng gọi là Netcom mà được trao sứ mệnh để đưa Trung Quốc nhảy vọt dẫn đầu công nghệ thông tin bằng việc đặt cáp quang khắp đất nước. Một số thành phố mà Netcom nối cáp quang băng rộng đã chẳng bao giờ có dịch vụ điện thoại trước đó. Trong một giai đoạn mười tháng trong đầu những năm 2000, những người lao động Netcom đã đặt sáu ngàn dặm cáp quang và kết nối mười bảy thành phố lớn nhất của Trung Quốc với World Wide Web.

Khả năng của Điền để quản lý một hãng viễn thông và nêu rõ một tầm nhìn đã là thiết yếu cho thành công của nhiệm vụ gây kinh ngạc này. Nhưng những cố gắng của Điền với Netcom đã không thể thành công mà không có Giang Miên Hằng. Chính sự kết hợp này của tinh thần có thể làm của Điền với dòng dõi chính trị của Giang là cái sẽ thúc đẩy sự lên của Trung Quốc. Sự kết hôn của know-how với sự hậu thuẫn chính trị đã trở thành một khuôn mẫu cho cuộc hành quân của Trung Quốc vào tương lai và một cách cho những người có khát vọng như tôi để làm cái gì đó của đời chúng tôi.

Thương vụ AsiaInfo cũng cho thấy rằng các hãng nước ngoài cũng có thể chơi trò chơi này. Chúng chỉ quan tâm đến việc sử dụng các con trai và con gái của các quan chức Trung Quốc cấp cao để cầu cạnh ân huệ bên trong hệ thống.

Một trong những nhà ngân hàng được AsiaInfo đưa vào để làm việc về giao dịch đã là một thanh niên trẻ có tên là Phùng Ba (Feng Bo). Bố của Phùng là một nhà văn và nhà biên tập có tên là Phùng Chi Tuấn (Feng Zhijun), người đã bị dán nhãn một “kẻ cánh hữu” trong một cuộc vận động chính trị trong những năm 1950 và bị tống vào một trại lao động. Trong năm 1976 vớt sự bắt Bè Lũ Bốn Tên, những kẻ cực tả tập hợp quanh Mao, Phùng Chi Tuấn được trả tự do và đã trở thành một đảng viên hàng đầu của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc, một trong tám đảng chính trị mà Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì sau cách mạng 1949 như đồ trang trí của một hệ thống đa nguyên. Phùng Chi Tuấn đã phục vụ trong Ban Thường Vụ của Hội nghị Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội), cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc, trong mười năm và đã có sự tiếp cận đến thông tin nội bộ về những thay đổi chính sách tác động đến các hãng nước ngoài.

Con trai của Phùng Chí Tuấn, Phùng Ba, là một sinh viên tàm tạm. Trong năm 1987, sau khi Phùng Ba có thành tích tồi trong thi tuyển vào đại học ở Trung Quốc, cha anh đã gửi đứa con mười tám tuổi sang Hoa Kỳ để ở với một bạn Mỹ, hy vọng anh ta có được sự hướng dẫn nào đó. Phùng Ba đáp xuống Hạt Marin, California, học các lớp tiếng Anh sửa chữa tại trường Cao đẳng Marin, và học để lướt ván tại Vịnh Stinson. Để kiếm sống, anh ta đã làm một người giúp dọn bàn ăn, một người hầu bàn, đầu bếp sushi, và đầu bếp Trung Quốc. Anh ta đã học đòi về nhiếp ảnh avant-garde (tiên phong) và đã mơ về đạo diễn phim nghệ thuật độc lập.

Ở Bắc California, Phùng Ba gặp Sandy Robertson, người đứng đầu của hãng Robertson Stephens, một ngân hàng đầu tư nhỏ ở San Francisco mà đã cưỡi lên – và cuối cùng đã phá sản trong – bong bóng dot-com. Robertson biết được về dòng dõi chính trị của Phùng Ba, đã huấn luyện anh ta, biến anh ta thành một phó chủ tịch điều hành trong hãng của ông, và cổ vũ anh ta sử dụng các mối quan hệ gia đình của anh ta để tìm các sự đầu tư liên quan đến Internet ở Trung Quốc. Trong một bức thư tháng Tư năm 1994 cho Ron Brown, người khi đó giữ chức bộ trưởng thương mại cho chính quyền Clinton, Robertson được cho là đã khoe khoang về các mối quan hệ gia đình của Phùng Ba. Trong quá trình, Phùng Ba đã kết hôn với một phụ nữ Mỹ và họ đã có hai đứa con.

Đối với tôi, việc Robertson nuôi đưỡng Phùng Ba đã vén bức màn về hoạt động bên trong của một hệ thống chính trị Cộng sản hô to những khẩu hiệu trong khi các gia đình của các quan chức cấp cao nhồi nhét bản thân họ tại máng ăn của các cuộc cải cách kinh tế. Những đứa con trai và con gái này hoạt động như mội giới quý tộc; chúng kết hôn với nhau, sống cuộc sống tách biệt khỏi cuộc sống của những người Trung Quốc trung bình, và tạo các gia tài lớn bằng việc bán sự tiếp cận đến cha mẹ chúng, đến thông tin bên trong, và sự được chấp thuận theo quy định mà là chìa khóa đến của cải.

Tiếp sau thương vụ AsiaInfo, ChinaVest đã thuê Phùng Ba làm đại diện đầu tiên của chúng tôi đóng ở Bắc Kinh. Trong mùa thu 1997, chỉ sau một năm ở ChinaVest, Phùng Ba đã bỏ đi để theo đuổi các khoản đầu tư của riêng mình. Phùng Ba cuối cùng đã li hôn vợ Mỹ của anh ta và kết hôn với Trác Nguyệt (Zhuo Yue), một đứa cháu của Đặng Tiểu Bình. Có vẻ đối với tôi rằng Phùng Ba đã sử dụng thế đòn bẩy biến các quan hệ của anh ta với gia đình Đặng thành tài sản to lớn. Anh ta cũng trở thành một kẻ phô trương, đổi ước mơ làm phim avant-garde của anh cho các đồ trang điểm của sự giàu sang khổng lồ. Trong một thời gian, anh ta lướt Bắc Kinh trong một xe Rolls-Royce màu đỏ có thể bỏ mui với các biển số quân đội. Ngay cả những người trong giới của anh ta nghĩ rằng việc đó đã hơi quá. Giới quý tộc đỏ của Trung Quốc nói chung đã kiềm chế hơn.

Không lâu sau khi Phùng Ba bỏ ChinaVest, hãng đã tổ chức một cuộc họp mặt quản lý. Ngay trước cuộc họp, vợ của nhà sáng lập Bob Theleen, Jenny, đã kéo tôi sang một bên. “Này, Desmond, cậu nghĩ sao về chuyển đến Bắc Kinh?” bà tình cờ hỏi. “Cậu có thể là đại diện mới của chúng ta ở Trung Quốc.” Tôi nghĩ bà nói đùa, nhưng vẻ mặt bà đã nghiêm túc. Tôi nhảy vào. Ở tuổi hai mươi chín – sinh ở Trung Quốc, được học hành ở Hồng Kông và Hoa Kỳ, và bây giờ quay lại đại lục – cuộc sống của tôi trở thành vòng tròn đầy đặn. Vài phút muộn hơn, Bob công bố việc bổ nhiệm tôi cho nhóm.