Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 13)

Nguyễn Quang A dịch

14. Một cuộc chiến đấu sớm

1

Chứng nghi bệnh và tôi đã là bạn trong một thời gian dài, nhưng tôi đã không biết rằng tình bạn này sẽ cứu mạng tôi một ngày. Vừa khi tôi đến sinh nhật thứ mười tám của mình, tôi để ý rằng tôi đã có một cục u mịn trong miệng tôi – trên vòm miệng cứng, có kích thước khoảng một hạt đậu tách đôi. Nó đã không đau và không gây ra rắc rối gì cho tôi, nhưng nó hoàn toàn khác với bất cứ thứ gì tôi đã từng thấy trước đó. Tôi đã lo lắng.

Đấy là trong tháng Mười Một 1951. Vào lúc đó tôi đã ổn định trong ký túc xá YMCA của tôi ở Calcutta và như thế tôi đi thăm bác sĩ người chăm lo cho tất cả chúng tôi ở ký túc xá. Bác sĩ đã không nghĩ gì về cái cục u ấy và nói rằng nó sẽ tự biến mất. Tôi không phải lo. Sự thiếu quan tâm của ông làm tôi lo, vì ông không đưa ra sự giải thích nào về cái cục u có thể là gì và cái gì đã gây ra nó. Nỗi lo này tăng thêm khi, trong sự trả lời cho yêu cầu của tôi về một sự giải thích có vẻ hợp lý, ông nói, ‘Các bác sĩ chúng tôi thường không hiểu các nét đặc điểm nhỏ của thế giới mà Chúa đã tạo ra cho chúng ta, nhưng chúng tôi không hoảng loạn về chúng!’ Nhớ lại bạn đồng hành trí tuệ dài hạn của tôi, triết học duy vật chủ nghĩa cổ của Lokayata, tôi nghĩ về một trong những mệnh đề trung tâm của nó rằng ‘các sự kiện vật chất có các nguyên nhân vật chất – đừng tìm bất kể thế giới nào ngoài chúng’. Tôi đã không thấy bất kể lý do nào để bỏ qua lời khuyên đó từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên.

Cục u đã vẫn đó khi tôi trở lại ký túc xá trong tháng Giêng sau khi nghỉ Giáng sinh – trên thực tế, có vẻ đã tăng lên một chút. Tôi quyết tâm để theo đuổi vấn đề kỹ hơn. Từ ‘tăng lên’ đã tiếp tục lởn vởn trong đầu tôi, và tôi đã sử dụng Thư viện Đại học để tra cứu vài sách phổ thông về ung thư để làm yên lòng tôi. Việc này thực sự đã có tác động ngược lại và, được dẫn dắt bởi việc đọc của tôi, tôi bắt đầu nghĩ về một thứ kỳ quặc gọi là một ‘ung thư biểu bì’. Tôi muốn tìm một sự giải thích và, vì tôi đã không thể đủ sức chi cho chăm sóc y tế đắt đỏ (cha mẹ tôi vẫn ở Delhi và đã chẳng biết gì về tất cả chuyện này), tôi đến Khoa Ngoại trú của Bệnh viện Carmichael, một trong những bệnh viện công lớn ở Calcutta. (Muộn hơn nó được nhập vào tổ hợp lớn hơn của Trường Y và Bệnh viện R. G. Kar.) Bệnh viện đã có danh tiếng về có các bác sĩ và các nhà phẫu thuật xuất sắc và cũng về việc đối xử tử tế với các bệnh nhân bản xứ.

Tôi đứng xếp hàng vài giờ. Khi tôi tới bác sĩ, ông nhìn ấn tượng, cười duyên dáng. Tôi bảo ông rằng tôi có một cục u trên vòm miệng cứng của tôi và tôi nghĩ nó có thể là một ung thư biểu bì. Ông cười tươi, theo cách rất thân thiện, và ngay lập tức chiều lòng tôi, rõ ràng có khuynh hướng để gạt bỏ một chẩn đoán y tế của một sinh viên kinh tế học. ‘Đúng, đúng, tôi hiểu,’ ông nói, ‘cậu nghĩ cậu bị một ung thư biểu bì! Phải, tốt hơn tôi phải xem xét nó rất cẩn trọng, nhưng, ông bảo tôi, trước cái đó cậu có nghĩ bất cứ sự nghi ngờ khác nào về bệnh nghiêm trọng không?’

‘Không,’ tôi trả lời kiên quyết, ‘chỉ ung thư biểu bì.’ Cho nên ông đã khám tôi với một chiếc đèn tập trung vào vòm miệng tôi. Ông đã ít nói cho đến khi tôi hỏi ông, ‘Ông sẽ làm sinh thiết nó?’ ‘Không,’ ông trả lời, ‘nó sẽ là vô nghĩa. Không có bất kể hậu quả nào ở đó. Chỉ là sự tấy lên một chút, mà chắc chắn sẽ biến mất. Nếu cậu muốn đẩy nhanh quá trình, cậu có thể rửa nó bằng chất khử trùng nào đó – có lẽ cậu có thể súc miệng với Dettol.’

‘Nhưng,’ ông nói sau một chút ngập ngừng, ‘đây là một ý tưởng tốt hơn. Nếu cậu có thể lang thang cho đến chiều muộn, khi tôi có vài phẫu thuật nhỏ đã lên kế hoạch, tôi có thể loại bỏ cục u dưới sự làm tê cục bộ.’ Cục u khi đó sẽ biến mất và ‘những nỗi sợ và hoảng loạn của cậu cũng thế’. Việc tôi đọc một chút về ung thư đã dạy tôi đủ để nghĩ rằng việc này có thể là một ý tưởng cực kỳ xấu – để cục u ấy bị cắt thô bạo bởi ai đó người đã thậm chí không nghĩ rằng ông đang giải quyết một ca có thể là ung thư. Cho nên tôi cảm ơn ông và bỏ đi, và quay về ký túc xá của tôi chán nản hơn là được trấn an. Ý tưởng rằng tôi có thể bị ung thư và vẫn không thể có được một chẩn đoán vững chắc đã bắt đầu làm tôi sao lãng việc học tập, và thậm chí các cuộc trò chuyện thư giãn ở quán cà phê.

Tôi đã tự hỏi liệu tôi đã ngu xuẩn. Tôi đã có rồi hai bác sĩ đủ trình độ ngó tới nguồn của mối lo của tôi và chẳng bác sĩ nào thấy bất cứ thứ gì đáng ngờ cả. Tất nhiên tôi biết rằng xu hướng của tôi để ngờ vực bệnh nghiêm trọng nào đó hay bệnh khác là không thể sửa được, và là một nguồn vui đùa cho các bạn của tôi. Tôi nhớ lại một tình tiết mà đã đánh dấu tôi như ‘có tâm trí lo lắng không thể tin nổi’, như bác sĩ trường học của chúng tôi ở Santiniketan đã diễn đạt (nghe hay hơn bằng tiếng Bengali, nhưng nó không là một từ được phép). Nhận xét đó được xúi giục một cách chính đáng bởi một sự kiện mà đã cho thấy cái tồi nhất của tôi. Một ngày tôi nhất quyết rằng tôi có thể là một ca sớm về bệnh tả, bởi vì vài hiện tượng liên quan đến dạ dày, mà tôi sẽ không mô tả nhưng những tên đế quốc Anh trong tình cảnh rất mót đã quen gọi nó là ‘bụng Delhi’. Bác sĩ trường học của tôi đã trấn an tôi rằng tôi không bị bệnh tả, và rồi ông tiếp tục đưa ra một quan sát rất lý thú. Ông nói rằng ông đã lưu ý trong hành nghề y của ông rằng các bệnh nhân bệnh tả có khuynh hướng thường rất lạc quan, và sự thực rằng tôi đã hoảng loạn nhiều đến thế là một bằng chứng thêm rằng tôi không bị bệnh tả.

Tôi đã thấy nhận xét đó hết sức an ủi. Tôi ngừng hoảng loạn và trở nên lạc quan. Và rồi, tất nhiên, tôi bị một cơn hoảng loạn mới xâm chiếm, bởi vì sự lạc quan của tôi chắc chắn là một dấu hiệu, theo tiêu chuẩn của bác sĩ, về việc tôi bị hơn là không bị bệnh tả. Khi tôi chia sẻ suy nghĩ đó với ông, bác sĩ của tôi đã điên tiết và nói, ‘Amartya, chúng tôi rõ ràng không thể trấn an cậu, nhưng cậu phải kiềm chế thiên hướng lo lắng của cậu!’ Khi nhiều năm sau ở Calcutta tôi nhớ lại lời khuyên của ông, chứng nghi bệnh đã củng cố quyết tâm của tôi. Tôi bảo mình rằng tôi có lý do nào đó – không quan trọng xác suất thấp đến thế nào – để nghĩ rằng tôi có thể mắc một bệnh nghiêm trọng trong miệng tôi. Tôi phải theo đuổi nó, dù không vì lý do nào khác hơn để tống mối lo này khỏi đầu tôi.

2

Đã có một người cùng ở YMCA khá thông minh và thân thiện, đang được đào tạo để trở thành một bác sĩ tại Trường Y Calcutta. (Tôi buồn là bây giờ tôi không thể nhớ tên anh nhưng việc này đã là sáu mươi tám năm trước.) Tôi bắt đầu một cuộc trò chuyện dài với anh, và sau khi giải thích tình trạng khó khăn của tôi, tôi hỏi liệu anh có ngó đến cục u miệng của tôi. ‘Tôi vẫn chưa hoàn thành việc học của tôi,’ anh nói, nhìn chăm chú vào vòm miệng cứng của tôi, ‘nhưng nó trông có vẻ, đối với tôi, như một khối u ung thư biểu bì.’ Anh là người đầu tiên tôi gặp mà đã đáp lại nỗi lo của tôi. Sáng hôm sau anh đến thư viện của Trường Y và mang về cho tôi vài cuốn sách về ung thư biểu bì.

Tôi lui về giường vào buổi tối với hai cuốn sách lớn. Gần nửa đêm, sau khi đọc với cường độ cao, tôi thấy mình tuyệt đối tin – trên cơ sở hình thái học thuần túy – rằng tôi đã có tế bào ung thư biểu bì có vảy dưới hình thức của cục u. Tôi bảo mình tôi phải gặp một chuyên gia ung thư bây giờ không có sự chậm trễ. Nhưng ai? Đã có một em họ của mẹ tôi, Dr Amiya Sen, Amiyamama (như tôi gọi ông), mà đã là một bác sĩ xuất sắc và một nhà phẫu thuật nổi tiếng ở Calcutta. Ông sống ở cuối phía nam của thành phố, ở Ballygunge, và, sau khi gọi ông và bảo ông rằng tôi sẽ đến tìm lời khuyên của ông, tôi đã lên một xe bus hai tầng chạy từ đầu bắc của thành phố đến gần nhà ông. Tôi nhớ, nhìn ra Calcutta đầy nắng từ tầng trên của xe, nghĩ ngợi rằng vào một ngày long lanh tuyệt vời tôi có thể nhận được sự xác nhận kinh khủng của nỗi sợ của tôi về một thế giới rất đen tối đang chờ tôi.

Amiyamama xem cục u là nghiêm trọng và nói rằng có thể cần làm sinh thiết, nhưng đã cũng có thể là những giải thích khác hơn ung thư, cho nên ông muốn tôi thử trước tiên chất khử trùng địa phương nào đó. Tôi nghĩ thứ ông cho tôi được gọi là mercurochrome (thuốc đỏ), một dung dịch màu đỏ, mà có khuynh hướng rỉ ra một chút từ hốc miệng của tôi, và tô màu một hay hai vết trên môi tôi. Việc này đã cho tôi danh tiếng giữa các bạn cùng lớp của tôi rằng tôi hẳn phải liên tục hôn những cô gái bôi son môi đậm. ‘Tôi sẽ nói, hôn ít nhất một cô,’ một người bạn nói, người đã giải thích rằng anh cũng chống lại sự cực đoan trong chính trị.

Thuốc đỏ đã chẳng có kết quả gì cho tôi cả, nên theo lời khuyên của Amiyamama tôi đã đăng ký tại bệnh viện ung thư mới mở ở Calcutta, Bệnh viện Ung thư Chittaranjan, cho một ngày phẫu thuật và sinh thiết với gây mê cục bộ. Vào lúc này đã là đầu tháng Năm và Calcutta đã bắt đầu nóng lên vì mùa hè. Bản thân Amiyamama đã làm việc cắt lọc cục u, đốt đế của nó bằng phép nhiệt điện, và gửi nó cho một xét nghiệm phòng thí nghiệm. Việc này là hai ngày trước khi ông rời đi London dự một hội nghị, tiếp theo bởi vài tháng làm việc ở nước Anh. Vào lúc chẩn đoán đến, đã là khó để liên lạc với ông, và sau vài lần thử tôi đã bỏ cuộc.

Trong khi tất cả việc này xảy ra và tôi đợi kết quả sinh thiết của tôi, cha mẹ tôi đã chuyển về Calcutta từ Delhi. Tôi đã không nói cho họ bất cứ thứ gì và sự di chuyển của họ đã chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên – cha tôi đã có một việc làm mới như một thành viên của Ủy Ban Công Vụ Tây Bengal, mà nhiệm vụ của nó là phỏng vấn những người nộp đơn làm việc cho chính phủ và đưa ra những sự lựa chọn cho những sự bổ nhiệm công chức. Ông thích việc làm, và cả cha mẹ tôi thích Calcutta, như em gái tôi Manju đã thích, và tôi đã vui để chuyển từ ký túc xá của tôi sang nhà mới của chúng tôi. Mọi thứ đã khá vui vẻ, trừ việc tôi lo về sự chậm trễ trong việc nhận được những kết quả xét nghiệm của tôi. Rồi tôi đã chia sẻ với cha mẹ tôi những gì đã xảy ra đến nay, làm ra vẻ hăng hái nhiều ở mức tôi có thể tập hợp. Họ đã muốn liên lạc với Amiyamama ngay lập tức, nhưng ông đã vẫn ở nước Anh và không thể liên lạc được.

Tôi đã được bệnh viện bảo rằng kết quả sinh thiết sẽ được gửi cho tôi qua bưu điện, nhưng nếu có bất kể nhu cầu cấp bách nào, họ sẽ điện thoại. Chẳng gì đến cả. Rõ ràng tôi sẽ phải đi và nhận kết quả. Nhưng đã không dễ để lọt vào bệnh viện Chittaranjan, và tôi biết họ không thích đưa kết quả trực tiếp cho các bệnh nhân, đặc biệt cho các bệnh nhân trẻ. Sau sự thảo luận gia đình nào đó về việc này, em họ của cha tôi, Ashoke Sen (mà tôi gọi là Chinikaka), đã đi và lấy biên bản cho tôi.

Cha mẹ tôi đã xem biên bản trước khi tôi xem. Khi tôi về đến nhà từ lớp học của tôi, đã có một bầu không khí tang tóc. Mẹ tôi rõ ràng đã khóc (mặc dù bà đã thử giấu nó); cha tôi đã hóa thành một bức tượng u sầu; em gái Manju của tôi trông hết sức rầu rĩ; và Chinikaka ngồi ở đó với một bộ mặt nặng trĩu. ‘Kết quả sinh thiết đã đến,’ cha tôi bảo tôi, ‘cha rất tiếc phải nói rằng nó là tế bào ung thư biểu bì có vảy.’ Tất nhiên, tôi đã thất vọng khủng khiếp, nhưng cũng đắc thắng. ‘Con biết,’ tôi bảo họ. ‘Con đã chẩn đoán nó đầu tiên,’ tôi nói với cảm giác tự hào khoa học nào đó.

Tôi cảm thấy bị tàn phá. Chúng tôi đã có một bữa tối rất yên lặng, và cha tôi nói ông có một cuộc hẹn tại Bệnh viện Ung thư sáng mai, nhưng ông sẽ đi thẳng từ văn phòng của ông, và tôi không cần – quả thực, không được – đi cùng ông sao cho các bác sĩ có thể tự do để nói với ông những thứ mà họ không muốn nói cho tôi.

Khi tôi nằm trên giường của tôi đêm đó – phòng ngủ của tôi trông giống một phòng học hơn bởi vì các kệ sách đều xung quanh giường của tôi – cả tình trạng gay go của tôi và sự thực rằng tôi đã chẩn đoán nó đầu tiên cứ quanh quẩn trong đầu tôi nhiều lần. Tôi nhớ việc nghĩ rằng tôi thực sự đã là hai người. Một đã là một bệnh nhân, người vừa nhận được tin hoàn toàn khủng khiếp; nhưng tôi cũng đã là tác nhân thay đổi của bệnh nhân đó, người đã cẩn trọng chấn đoán bệnh tật của bệnh nhân đó bằng việc đọc những cuốn sách, khăng khăng về phải làm một sinh thiết, và đã nhận được một kết quả mà, với bất kể sự may mắn nào, làm cho sự sống sót của bệnh nhân là có thể. Tôi không được để tác nhân trong tôi biến mất, và không thể – tuyệt đối không thể – để bệnh nhân xâm chiếm hoàn toàn. Tất nhiên, điều đó đã không là một sự an ủi – chẳng cái gì đã có thể là – nhưng nó đã là một suy nghĩ tiếp sinh lực. Tôi sẽ cần sinh lực đó, tôi bảo mình, cho cuộc đấu tranh của tôi qua những tháng sắp tới. Đã hóa ra – như khi đó tôi đã không biết – để kéo dài hàng thập niên. Nhiệm vụ đầu tiên, tác nhân bảo bệnh nhân, là để tìm ra sự điều trị tốt nhất là gì, và bệnh nhân này có loại cơ hội nào.

Khi cuối cùng tôi ngủ thiếp đi, bình minh đã rạng. Một người bán hàng rong từ cửa nhà này đến cửa nhà khác đã rao hàng khá to tiếng rồi, thử bán cái gì đó – rau được trồng trong vườn riêng của ông, tôi nghĩ. Ông đã đầy quyết tâm, bất chấp những tai ương của đời ông. Sự hiện diện lớn tiếng của ông và cuộc chiến đấu của ông để sống sót đã cổ vũ tôi, cũng cho tôi một cảm giác quyết tâm. Cũng đã có cái gì đó thoải mái về một ngày khác bắt đầu – với ánh nắng rực rỡ. Tôi cần ngủ, nhưng tôi thực sự không muốn giấc ngủ dài – hay vĩnh viễn.

3

Báo cáo sinh thiết đề ngày 14 tháng Năm 1952 nói, ‘Tế bào Ung thư Biểu bì có Vảy Cấp độ II’. Tôi đã biết đủ vào lúc đó rằng Cấp độ II đã không phải là một con số dễ chịu. Ung thư biểu bì cấp độ I có các tế bào giống khá gần các tế bào không ung thư: chúng, như các phòng thí nghiệm diễn đạt, ‘được phân biệt rõ ràng’, khá giống các tế bào bình thường của chúng ta. Các cấp độ III và IV được phân biệt rất kém và có nghĩa là mãnh liệt và kinh khủng. Cái tôi có đã ‘được phân biệt vừa phải’ – một ca trung gian. Nó đã không là sự tận số tự động, nhưng có những cơ sở chắc chắn cho sự lo lắng và sự gấp rút. Và đó là cái Bệnh viện Ung thư Chittaranjan đã bảo cha tôi. Họ nghĩ rằng tôi phải nhận được trị xạ càng sớm càng tốt.

Tôi đi đến bệnh viện với cha tôi và gặp Giám đốc bệnh viện, Dr Subodh Mitra. Dr Mitra đã biết về ung thư nói chung, nhưng ông đã không phải là chuyên gia về ung thư miệng. Thực ra, ông đã là một thầy thuốc phụ khoa hàng đầu, người đã làm công việc sáng tạo nào đó về phẫu thuật âm đạo (hoàn toàn không phải là cái tôi cần). Ông đã trở nên nổi tiếng vào lúc đó với cái được gọi là ‘Phẫu thuật Mitra’ (nôm na hơn, cắt bỏ tử cung mở rộng âm đạo triệt để [extended radical vaginal hysterectomy]), mà về nó vài tiểu luận đã được đăng trên các tạp chí y tế. Ông đã nhận được loại giải nào đó ở Vienna cho việc này, ngay khi tôi được điều trị trong bệnh viện của ông.

Tôi đã hỏi ai là các chuyên gia ung thư miệng trong bệnh viện, nhưng đã không thể hoàn toàn nhận được một câu trả lời thỏa mãn, mặc dù một cụm tên được nhắc tới, mà không chỉ ra bất kể sự tinh thông cụ thể nào. Tôi được bảo rằng bác sĩ xạ trị (radiologist) sẽ chăm sóc tôi – đừng lo. Cha tôi đã hơi không chắc về phải đánh giá tất cả chuyện này thế nào, nhưng ông đã rất lo lắng bởi sự chẩn đoán về bệnh của tôi và đã muốn hành động với tốc độ tối đa. Tôi cũng đã ngạc nhiên để thấy rằng cha tôi, bình thường là một người rất kín đáo, đã nói hơi quá nhiều, cắt ngang những cuộc đàm luận y tế giữa các bác sĩ nhóm họp (trong cái phải đã là một ‘bệnh viện ung bướu’), do đó mất khả năng nghe mà những câu hỏi thông minh của ông khác đi đã có thể được tiếp thu.

Sự đọc về ung thư biểu bì miệng đã thuyết phục tôi rằng tôi kỳ vọng có phẫu thuật, tiếp sau bởi sự chiếu xạ. Nhưng cái được kê đơn đã chỉ là sự chiếu xạ liều cao. Tôi đã lo về việc này một chút, và nói chung cũng lo rằng Bệnh viện Ung thư Chittaranjan đã rất mới – nó được thành lập chỉ trong tháng Giêng 1950, hai năm trước khi tôi đi đến đó. Một bác sĩ bảo tôi rằng bệnh viện đã được khai trương bởi Marie Curie, người được hai Giải Nobel (về Vật lý và Hóa học). Tuy vậy, điều đó đã không trấn an tôi nhiều – một phần bởi vì dòng dõi không biến thành sự điều trị y tế thành thạo, mà cũng vì tôi biết rằng Marie Curie đã chết trong năm 1934 (vì thiếu máu bất sản ác tính, một loại u bạch cầu [ung thư máu trắng] gây ra bởi công việc của bà với vật liệu hạt nhân) và đã không thể khai trương một bệnh viện, hay quả thực làm bất cứ việc khác nào ở Calcutta trong năm 1950.

Một chút nghiên cứu thêm đã tiết lộ rằng chính con gái của Marie, Irène Joliot-Curie, bản thân bà cũng được Giải Nobel về Hóa học, là người đã khai trương Bệnh viện Chittaranjan. Tôi đã khoan khoái về kiến thức đó, nhưng câu hỏi của tôi vẫn còn: ai sẽ cung cấp sự hướng dẫn chuyên gia cho sự điều trị của tôi? Câu trả lời, nếu chỉ bằng sự loại trừ, hiển nhiên đã là bản thân bác sĩ xạ trị nội trú. Qua sự cố nài nhiều lần, tôi đã dàn xếp được vài cuộc gặp với ông. Ông trông có vẻ rất thông minh và hơi khác thường vì có tóc hơi đỏ, mà là rất hiếm giữa những người Bengali. Tôi xấu hổ rằng tôi đã quên tên ông, mặc dù ông đã khá quan trọng trong đời tôi để tên ông phải hằn sâu không phai nhòa trong ký ức của tôi.

Bác sĩ xạ trị đã khá có sức thuyết phục. Các ung thư biểu bì miệng là khó để loại bỏ, và Cấp độ II của tôi đã không giúp được gì. Khi tôi ép cho các số thống kê điều trị ông đã không sẵn lòng cho tôi một câu trả lời, nhưng cuối cùng đã lòi ra rằng loại số họ có khuynh hướng chờ đợi, căn cứ vào cái tôi bị, đã là khoảng 15 phần trăm cơ hội sống sót trong năm năm. Điều đó chắc chắn đã rất gây nản lòng, mạc dù bác sĩ xạ trị đã trấn an tôi rằng mỗi ca ung thư một khác, và ông chắc chắn (vì các lý do ông đã không nêu cụ thể) rằng tôi sẽ làm tốt hơn những con số này rất nhiều. Sự điều trị năng nổ họ có kế hoạch cho tôi sẽ chắc chắn có kết quả, ông nói thật an ủi.

Vì sao không có phẫu thuật? Bác sĩ xạ trị nói cái gì đó về khả năng bị lan ra rộng hơn với phẫu thuật – và cũng sẽ có một sự chậm phát sinh trong việc xạ trị cho tôi (khi tốc độ là quan trọng, ông nhấn mạnh). Hầu hết những kiểu ung thư biểu bì miệng phản ứng rất tốt với chiếu xạ mạnh, ông trấn an tôi. Đối vói câu hỏi của tôi – nếu kiểu của tôi không phải là loại phản ứng tốt thì sao? – tôi đã không nhận được một câu trả lời mà tôi gọi là có lập luận, nhưng bằng cách nào đó ông tin kiểu của tôi là loại sẽ phản ứng tốt. Bệnh viện đã vừa kiếm được một khuôn radium mà họ sẽ dùng, trong một hộp chì sao cho các tế bào khác trong miệng không bị tác động. Tôi đã mất nhiều thời gian khi đó để khiến một khuôn chì được đúc, với một hốc cho vật liệu phóng xạ được đặt vào.

Họ bảo tôi rằng tôi phải được nhiều phóng xạ – 8.000 rad. Mức này, tôi biết, là đặc biệt cao. Tôi hỏi ông vì sao tôi cần một liều nặng như vậy, ông đã trả lời, ‘Cậu biết đấy, tôi không thể lặp lại sự điều trị này, và tôi phải đánh nó càng mạnh càng tốt, nhiều ở mức cậu có thể chịu đựng. Tôi tìm mức tối thiểu (min) cần để giết ung thư, nhưng cũng bên trong mức cực đại (max) mà cậu có thể chịu được.’ Tôi đã bập bẹ với ông cái gì đó về tôi quen với các vấn đề ‘minimax’ khác trong toán học, và đi về nhà với nhiều lo ngại, dù cũng với quyết tâm nào đó. Muộn hơn tôi biết rằng loại chiếu xạ tôi nhận được từ radium, một nguyên tố mà bản thân Marie Curie đã phát minh ra (cùng với nguyên tố khác gọi là polonium – được đặt tên cho nguồn gốc Ba Lan của bà), đã không thể xuyên qua rất xa và chẳng bao lâu trở nên lỗi thời, khi các tia-X sâu hơn được phát triển. Tôi đã không biết khi đó rằng công việc về các máy gia tốc tuyến tính y tế, mà tạo ra nhiều bức xạ xuyên qua hơn – với sự ngắm mục tiêu tốt hơn – đã bắt đầu trong đầu những năm 1950, ngay khi tôi được điều trị với radium tốt lành.

Trong bảy ngày, theo một cách xạ trị lỗi thời, tôi đã đi để nhận được vừa đủ để tiêu diệt căn bệnh, nhưng không giết tôi. Sự điều trị của tôi đã là một phần của một cuộc phiêu lưu mới cho bệnh viện: tôi đã là một trong những ca sớm nhất để nhận được một liều xạ trị nặng với khuôn radium mới kiếm được của họ. Tôi được bảo rằng họ đều đã rất phấn khích về việc này. Tất nhiên, tôi cũng thế.

4

Vào ngày 26 tháng Sáu, khi gió mùa tràn vào Calcutta, tôi đã nhập vào Bệnh viện Ung thư Chittaranjan. Nó tọa lạc trên một đường rất náo nhiệt, Đường S. P. Mukherjee, gần một góc với một đường khác với xe cộ đông đúc, Đường Hazra. Đã có một không gian trống nhỏ ngang bên đường từ bệnh viện nơi trẻ con chơi bóng đá trong một sân quá nhỏ cho trận đấu và với một quả bóng quá mềm cho bóng đá thật. Cha mẹ tôi đã đến để sắp xếp cho tôi, và tôi cũng đã có những cuộc viếng thăm từ vài bạn và rất đông thành viên gia đình. Chị của cha tôi – pishima của tôi – đã gửi cho tôi một vật bằng bạc với một dấu đỏ son mà bằng cách nào đó đã được ban phước (tôi đã không hoàn toàn chắc bằng cách nào) và mà, tôi được bảo, sẽ mang lại sự may mắn cho tôi.

Để thêm vào sự u sầu, một bệnh nhân ung thư yếu ớt từ Dhaka cũng đã đến tối đó cho sự điều trị ‘thử lần cuối’ nào đó, và thực ra đã chết ngày hôm sau trước khi sự điều trị của tôi bắt đầu. Vào buổi sáng đầu tiên, tôi đi quanh phòng bệnh và đã thấy nhiều người trẻ – vài trong số họ là những đứa trẻ nhỏ – bị ung thư thuộc những loại khác nhau. Ở tuổi mười tám, tôi nghĩ tôi đã tương đối lớn.

Xạ trị đã là một trải nghiệm làm mệt lử – không phải bởi vì đau (đã không đau) – mà bởi vì nó kéo theo sự giam hãm cực kỳ nhàm chán vào một ghế kim loại ọp ẹp, với khuôn radium bên trong hốc của một hộp chì được đặt vào miệng tôi, mỗi ngày trong bảy ngày. Tôi đã phải giữ nó chặt tỳ vào vòm miệng của tôi và rồi ngồi yên trong năm giờ mỗi ngày. Đã có một cửa sổ xa xa, qua đó tôi có thể thấy một khoảng đất rào kín tồi tàn với nhiều thùng rác và một cây cô quạnh với rất ít lá. Tôi đã mang ơn cái cây đó và nhớ rằng cậu tôi Kankarmama đã bảo tôi cậu cảm thấy vô cùng sung sướng khi các nhà cai trị Anh chuyển cậu, như một ‘người bị giam phòng ngừa’, từ một nhà tù không có cửa sổ nào sang một nhà tù khác có một cửa sổ với một cây ở bên ngoài.

Sợ sự chán nản do bị xạ trị gây ra, ngồi cứng nhắc trên một chiếc ghế trong năm giờ một mạch mỗi ngày, tôi đã mang vài cuốn sách. Chúng đã không phải các sách kinh tế học, mà chủ yếu là các truyện và vở kịch của George Bernard Shaw – những cuốn tôi vẫn chưa đọc – và cả vài vở kịch của Shakespeare. Tôi đọc Coriolanus lần nữa: tôi nghĩ tôi cần sự quyết tâm đó – sự bất chấp đó – và đã tự hỏi liệu nó có thể đạt được mà không có thái độ dửng dưng của ông đối với những người khác và cảm giác của ông về tính ưu việt không bị xem xét. Như với tất cả các vở kịch của Shakespeare, sự căng thẳng cơ bản đã luẩn quẩn trong đầu tôi. Tôi cũng đã đọc vài tác phẩm ban đầu của Eric Hobsbawm và nhận được tài liệu nào đó từ những người cánh tả địa phương về những kế hoạch cho một tạp chí lịch sử mới, Past & Present (Quá khứ & Hiện tai), mà lúc đó vừa được khởi động ở nước Anh.

Vào ngày xạ trị đầu tiên, cô pishima tốt bụng của tôi đã tìm kiếm ơn huệ thần thánh theo những cách cô biết, và tôi nhớ mong muốn rằng cô biết làm thế nào để mang lại sự may mắn, mà tôi chắc chắn đã cần. Tôi cũng nhớ việc đọc truyện ngắn của Shaw về tình thế khó khăn của một phóng viên tin tức từ London được cử đi điều tra một vụ trong đó những người sùng đạo tại một làng ít người biết đến cho rằng sau khi họ chôn một kẻ nghiện rượu có tội trong một khu đất quanh nhà thờ ở bờ một con sông, qua đêm nhà thờ đã chuyển sang bên kia sông, chia tay với kẻ phạm tội. Phóng viên tờ báo – đã có thể là từ The Times trong truyện của Shaw – được cử đến đó để viết một bài về sự mê tín trong đầu óc của dân làng dốt nát. Tuy vậy, phóng viên đã gặp phải một vấn đề khi ông thấy rằng dân làng đã đúng, rằng nhà thờ quả thực đã băng qua sông sang bên kia.

Ông đã viết đúng điều đó cho tòa soạn của ông, mà ngay lập tức bảo ông rằng ông ở đó để tường thuật về dân làng phi lý ra sao, hơn là xác nhận những niềm tin ngu ngốc của họ: ông không thể kỳ vọng quay lại việc làm cũ của ông nếu bản thân ông quay về dưới bùa mê của sự mê tín. Đối mặt với triển vọng chắc chắn mất việc làm, phóng viên đã làm việc thông minh duy nhất ông đã có thể. Vào nửa đêm ông đã đào quan tài của kẻ nghiện rượu ở chỗ cũ của nhà thờ (mà từ đó nhà thờ đã vượt sông) và mang nó qua địa điểm mới của nhà thờ ở bên kia sông. Ngay khi kẻ nghiện rượu được chôn trong khu đất ở vị trí mới, nhà thờ ngay lập tức đã di chuyển lại qua sông về nơi nó đã ở trước đó. Rồi phóng viên viết một cách hùng hồn cho tòa soạn của ông xác nhận rằng nhà thờ đã vẫn luôn luôn ở đó và vạch mặt sự mê tín của dân làng một cách dứt khoát. Tôi đã cho phép bản thân mình để nghĩ rằng phép màu nhỏ, coi thường khoa học nào đó như vậy sẽ rất được hoan nghênh trong tình huống của tôi.

Tôi đã xuất hiện từ thử thách vào cuối bảy ngày trong đầu tháng Bảy và trở về nhà. Đã không có phản ứng ngay lập tức nào với bức xạ và nhìn vào vòm miệng của tôi với một chiếc gương tiết lộ rằng đáy của khối u bị cắt trông chính xác như cũ. Nhưng rồi vài ngày sau một địa ngục thực sự bắt đầu trong miệng tôi. Toàn bộ vùng đó sưng lên và biến thành cái gì đó giống chất đặc sệt, và tôi đã không thể ăn bất cứ thứ gì, cũng chẳng đụng vào mặt tôi, cũng chẳng nhận ra bản thân tôi trong gương, cũng chẳng – và điều này khiến mẹ tôi khóc hoài – nói hay cười mà không có máu chảy ra từ miệng bị chấn thương của tôi. Đã đau (mà về việc đó tôi đã được cảnh báo, mặc dù có lẽ không thỏa đáng), nhưng nhất là một cảm giác khó chịu đặc biệt, quá bất thường để được dự kiến bởi bất kể lời cảnh báo nào.

Tôi đã đọc rất nhiều về Hiroshima và Nagasaki, mà đã bị ném bôm nguyên tử chỉ bảy năm trước, và tôi đột ngột đã có thể thấy bản thân mình như một phần của dân cư bị tấn công tương tự. Đột nhiên có thậm chí nhiều sự đồng cảm cho các nạn nhân Nhật hơn tôi đã có rồi. Tôi đã không thể không nghĩ rằng đấy hẳn phải là sự kết thúc của tôi – bác sĩ xạ trị hẳn đã tính sai mức chịu đựng bức xạ tối đa. Muộn hơn ông bảo tôi rằng quả thực đã có vấn đề về tiên đoán sự phản ứng. Ông đã chờ đợi cái gì đó khá tồi, như phần của quá trình điều trị, nhưng đã không lường trước hoàn toàn mức độ phản ứng đó. Bức xạ giết các tế bào ung thư bằng sự có sức phá hủy hơn với các mô trẻ – các tế bào ung thư là mới trong thân thể. Tuy vậy, vì bản thân tôi đã khá trẻ, tất cả các tế bào của tôi đã tương đối trẻ – vì thế có sự phản ứng quá bất ngờ. Tôi có thể thấy rằng các sự kiện khủng khiếp trong miệng tôi đã có thể đóng góp cho sự mở rộng nào đó của sự hiểu biết y tế trong Bệnh viện Ung thư Chittaranjan mới về trị xạ cho các bệnh nhân trẻ. Tuy vậy, tôi không thể cho là ý nghĩ xứng đáng này đã là trên hết trong tâm trí tôi, khi tôi đau đớn hớp thức ăn lỏng mẹ tôi nấu cho tôi – mà đã là tất cả cái tôi có thể đưa vào miệng mình.

Trong thời gian hai tuần các bác sĩ đã mừng rỡ thấy rằng tàn dư của khối u đã hoàn toàn biến mất. Tôi cũng vui sướng, trừ rằng tôi đã không thể chắc chắn cái gì khác cũng đã có thể bị tống ra một cách tàn khốc đến vậy khỏi thân thể tôi. Cha mẹ và em gái tôi đã thông cảm tuyệt vời và đã làm hết sức họ để giúp tôi giữ được sự lạc quan – về tình hình được giải quyết ‘mau chóng – rất mau chóng’. Miệng tôi đã bắt đầu từ từ hồi phục, và hai tháng sau – vài tháng khủng khiếp – tôi trông như trước khi tôi nhập Bệnh viện Chittaranjan. Ngày đầu tiên tôi dám đi ra ngoài nhà chúng tôi và ngồi trên bãi cỏ tôi đã có một cuộc viếng thăm từ Satyen Bose, nhà vật lý. Ông ngồi cạnh tôi trên một chiếc ghế trên bãi cỏ và đã nói với tôi về rất nhiều chủ đề, kể cả ông đã vào nghiên cứu vật lý như thế nào (‘cháu không được bỏ cuộc,’ ông nói đầy khích lệ). Ông nói thêm rằng nghịch cảnh đôi khi làm cho người ta quyết tâm hơn để tiếp tục công việc của mình.

Sự loại trừ bắt buộc khỏi đời sống đại học đã cho tôi thời gian để nghĩ nhiều về những cam kết công việc của riêng tôi, và về cái tôi phải làm trong tương lai nếu tôi sống sót. Tôi đã có đủ thời gian để nghĩ cũng về những kế hoạch và những hy vọng – và những cố gắng – của tôi để làm cái gì đó về nạn mù chữ và sự nghèo ở Ấn Độ. Tôi ngày càng lo để quay lại với Presidency College và với các bạn tôi. Tôi đã bỏ lỡ nhiều buổi học, nhưng suốt thời kỳ các bạn tôi đã mang cho tôi những báo cáo về cái gì xảy ra, và thậm chí đã cho tôi các vở của họ về các bài giảng tôi đã bỏ lỡ. Đặc biệt Samirda đã thăm tôi hầu như mỗi ngày với những tường thuật về cái gì đã xảy ra. Đã có một tin đồn ở College rằng tôi đã hấp hối, và đặc biệt dễ chịu cho tôi và cho các bạn thân của tôi khi tôi đã có thể hồi phục và dập tắt sự suy đoán.

5

Tôi quay lại College Street trong tháng Chín – và sự quay lại đã thật vui vẻ. Thế giới của tôi đã được khôi phục. Niềm vui thích về tán gẫu với các bạn cùng lớp và tranh luận nhiệt tình về chính trị đã được thiết lập lại. Những đứa con gái đã có vẻ thông minh và hấp dẫn như chúng đã là khi tôi rời đi, và quán cà phê đầy sinh lực hơn bao giờ hết. Tôi đã có một sự chào đón nồng hậu từ Nhóm Thơ và Jyotirmoy đã cho tôi vài cuốn thơ hiếm với những bài thơ gây phấn chấn.

Không lâu sau đó, cùng với bạn tôi Partha Gupta, một học giả xuất sắc được đào tạo để là một sử gia và một người tuyệt vời, tôi đi đến Baharampur, khoảng 120 dặm từ Calcutta, cho một cuộc thi tranh luận toàn-Bengal. Chúng tôi đã có thành công nào đó ở đó, và tôi đã đặc biệt vui rằng trên tàu hỏa Partha và tôi đã có thể nối lại những cuộc thảo luận chính trị trước kia của chúng tôi. Giữa các chủ đề dữ tợn khác chúng tôi đã nói về sự đối xử Soviet với Đông Âu và những tin tức về các cuộc thanh trừng và các vụ xử ở Liên Xô – một đề tài gây tranh cãi cho những người bên cánh tả, như cả Partha và tôi đã là. Partha nói rằng John Gunther, nhà báo Mỹ, đã tường thuật trong cuốn sách của ông Inside Europe (Bên trong châu Âu) rằng Bukharin và những người khác, mà đã bị xử công khai, trông khá khỏe và không phải cứ như họ đã bị tra tấn.1 Tôi bảo Partha rằng nếu anh tin tường thuật của Gunther, thì anh sẽ tin bất cứ thứ gì.

Partha đã không cần nhiều sự thuyết phục. Giống tôi, anh đã rất lo về khả năng rằng chủ nghĩa Stalin (mặc dù chúng tôi đã vẫn chưa sử dụng thuật ngữ đó) bây giờ đang xóa sạch lời hứa về quyền tự do mà chủ nghĩa cộng sản đã tuyên bố ban đầu. Những ngày của tôi tại College sau khi tôi quay lại từ xạ trị đã đặc biệt đầy các cuộc thảo luận chính trị, kể cả sự đuổi kịp nào đó.

Đã có một cuộc tranh luận khác, cá nhân hơn trong đó tôi đã không thể không tham gia khi tôi có tiến bộ trong sự phục hồi từ xạ trị. Tôi đã khá nổi tiếng trong giới hàn lâm ở Calcutta và sự điều trị của tôi đã trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều giữa các nhóm này. Câu chuyện lan truyền rằng tôi đã bị chẩn đoán sai và như thế đã được điều trị sai. Thậm chí đã có tin đồn rằng các nhà chức trách của Bệnh viện Ung thư Chittaranjan đã đẩy cha tôi vào việc dàn xếp sự điều trị phóng xạ cho tôi vì sự đặt giá (mặc dù nó đã là một bệnh viện công), bằng cách ấy nhận được một ít tiền cho viện cũng như cho việc tìm cách sử dụng nào đó cho khuôn radium mới kiếm được của họ, mà đã chờ để được sử dụng trên một mục tiêu cả tin. Tin đồn đi xa hơn: rằng tôi đã gần như bị bệnh viện giết khi tôi đã chẳng có gì để cần được điều trị cả, nhất là bằng cái gì đó gây chết người như bức xạ nặng.

Đã chẳng có sự thật nào trong tất cả việc này, trừ tất nhiên rằng quyết định để tiến hành xạ trị đã chắc chắn vội vàng. Bác sĩ gia đình của riêng chúng tôi ở Calcutta (Dr Kamakhya Mukherjee), người đã ở xa trong thời kỳ quyết định, đã cảm thấy rất buồn về cái được quyết định và đã viết trong báo cáo của ông: ‘Cha mẹ của Shri Sen đã rất lo lắng [với báo cáo sinh thiết] và mà không lấy thêm một ý kiến thứ hai và đã không có một mẫu thứ hai được thẩm tra cho sự xác nhận, đã hấp tấp để tiến hành một sự điều trị radium trong tháng Sáu, 1952.’ Quả thực đã có thể có sự bênh vực cho một ý kiến thứ hai và một sinh thiết thứ hai. Nhưng cũng đã có một sự cần thiết cho sự cấp bách, và các lý do chính đáng cho sự mau lẹ căn cứ vào chẩn đoán, mà làm cho quyết định khó khăn. Tôi không hề thấy lý do nào để nghi ngờ cái đã được làm. Tôi nghĩ cha mẹ tôi đã hành động khôn ngoan và bệnh viện đã làm hết sức của nó, với sự giúp đỡ của bác sĩ xạ trị của họ, người đã bổ khuyết cho sự thiếu kinh nghiệm của ông bằng việc đọc rộng. Ngoài ra, sau-xạ trị, tôi đã không thể thấy sự quan trọng nào để xem xét lại cái đã xảy ra rồi. Quả thực, nếu giả như hóa ra rằng tôi đã trải qua sự thử thách chiếu xạ một cách không cần thiết – bởi vì một sai lầm y tế – điều đó sẽ tăng thêm hết sức vào cảm giác đau khổ của tôi, hơn là củng cố cảm giác rằng tôi thực sự đã trải qua tất cả sự đau khổ đó vì một lý do rất chính đáng.

6

Khoảng hơn một chục năm sau xạ trị của tôi, nhà khoa học vĩ đại J. B. S. Haldane đã chết vì ung thư trực tràng sau khi được điều trị trong một bệnh viện khác ở Calcutta. Haldane đã trở thành một công dân Ấn Độ trong đầu những năm 1960 và đã sống, với vợ ông Helen Spurway, ở Bhubaneshwar. Chúng tôi đã gặp nhau trong thời kỳ giữa ung thư của tôi và của ông, và tôi đã hồi hộp rằng tôi biết ông một chút: Các tác phẩm của ông, mà tôi biết từ những ngày đi học ở trường của tôi, đã có một ảnh hưởng lớn đến tôi. Tôi tiếc rằng khi ông bị bệnh tôi đã không tìm được cách để thăm ông từ Delhi, nơi lúc đó tôi đang dạy học.

Haldane đã viết một bài thơ về ung thư khi ông nằm trong giường bệnh của ông ở Calcutta. Tôi hình dung rằng bài thơ đáng chú ý này, mà được công bố trong New Statesman vào ngày 21 tháng Hai 1964, đã được viết để nâng cao tinh thần của ông, không với niềm tin quả quyết mù quáng mà với lập luận phê phán, như chúng ta có thể kỳ vọng từ ông. Ông bắt đầu bằng việc lưu ý tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao:

Ung thư thật khôi hài:

Tôi muốn mình có giọng của Homer

Để hát về ung thư biểu bì trực tràng,

Bệnh này, thật ra, giết nhiều thằng cha

Hơn người bị giết tình cờ khi thành Troy bị cướp phá.

Tôi biết rằng ung thư thường giết,

Nhưng xe hơi và những viên thuốc ngủ cũng thế;

Và nó có thể làm người ta đau cho đến khi người ta toát mồ hôi,

Răng sâu và nợ chưa trả cũng thế thôi.

Một tiếng cười, tôi chắc chắn,

Thường tăng tốc việc chữa khỏi bệnh của người ta;

Nên hãy để chúng ta các bệnh nhân cười một chút

Để giúp nhà phẫu thuật làm chúng ta khỏe lên.

Haldane có thể đã đánh giá quá cao giá trị y học của thái độ tích cực – bằng chứng thống kê là rất chia rẽ về nó giúp bao nhiêu. Nhưng, mặc dù trong năm 1952 tôi đã không đọc được bài thơ của ông (nó đã vẫn chưa được viết ra), tôi đã theo lời khuyên mà Haldane sẽ đưa ra về thử vẫn vui vẻ. Nó có thể không tạo ra bất kể sự khác biệt nào với kết cục, nhưng tôi không nghĩ tôi đã có thể dễ dàng vượt qua những sự khắc nghiệt của một liều phóng xạ gần gây chết người mà không có sự nuôi dưỡng sự vui vẻ cố ý nào đó. Ý nghĩ về tôi phải ‘cười một chút’ chắc chắn đã tạo ra một sự khác biệt cho cuộc đời tôi đã thử sống, bất chấp những tai ương.

Dù Haldane đúng hay không để kỳ vọng rằng một phép chữa trị thật sự được thái độ khẳng định giúp đỡ, nó chắc chắn làm cho kinh nghiệm về điều trị và hậu quả của nó có thể chịu đựng được theo một cách mà sự bi quan không thể. Việc này có lẽ không phải là một điểm nhỏ như một số người có thể nghĩ. Đời chúng ta gồm một chuỗi những trải nghiệm, và một thời kỳ điều trị y tế là phần của chuỗi đó. Cho nên chúng ta phải tìm không chỉ ‘kết quả cuối cùng’ – liệu chúng ta có sống hay không vì căn bệnh làm chúng ta đau đớn – nhưng cũng tìm cách mà chúng ta sống ngay cả khi chúng ta đấu tranh với nỗi đau đớn của mình. Hay, để diễn đạt theo cách khác, chúng ta có lý do để quan tâm không chỉ đến cuộc sống sau cuộc chiến đấu của chúng ta – nếu có một cuộc sống như thế – nhưng cả đến cuộc sống trong cuộc chiến đấu, mà trong trường hợp ung thư có thể là một thời kỳ khá dài.

Sự xoa dịu tất nhiên là quan trọng cho cuộc sống của chúng ta, nhưng sự đánh giá mà các bác sĩ đôi khi thích đưa ra – với sự nhấn mạnh hết sức – rằng một sự điều trị ‘chỉ xoa dịu’ (mà tôi hiểu là ‘nó không tạo ra sự khác biệt nào đối với kết cục’), có lẽ là có ích cho một cuộc sống thoải mái ít hơn sự chú ý đến kinh nghiệm toàn bộ, kể cả sự hiểu biết và những sự quan tâm, và những nỗi sợ và những hy vọng (có lẽ ngay cả những hy vọng ngông cuồng). Tôi tin Haldane đã đúng để xem sự vui đùa như một phần của cuộc chiến đấu với ung thư.

7

Quay lại Presidency College và quán cà phê, tôi đã lấy lại cách sống College Street cũ của tôi – đọc, bàn cãi và tranh luận. Tôi đã cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc. Mối đe dọa ung thư, tất nhiên, sẽ không biến mất, và tác hại phóng xạ đối với xương và các mô sẽ có những hậu quả của riêng nó và cần sự chú ý và quản lý trong hàng thập niên sắp tới. Nhưng, tạm thời, chứng nghi bệnh đã có thể được nghỉ ngơi. Bây giờ tôi cảm thấy nhu cầu thúc bách để sống cuộc đời tôi – và để sống cuộc sống đầy sinh lực. Tôi đã quay lại bàn luận về các chủ đề quan trọng không chỉ đối với tôi (như ung thư biểu bì của tôi rõ ràng quan trọng), mà đối với thế giới. Tôi đã muốn ăn mừng chiến thắng trên sự tự coi mình là trung tâm không tránh được mà ung thư áp đặt.

Khi tôi ngồi trên cạnh của một hiên ở Presidency College một buổi tối đầu tháng Mười 1952, tôi đã nghĩ về Henry Derozio, cách tôi hơn một thế kỷ, người đã cho cộng đồng hàn lâm ở Calcutta một sự khởi động khổng lồ bằng việc có tư duy phê phán và không sợ hãi trong các ý tưởng của ông về giáo dục. Tôi cảm thấy rằng chắc ông hiểu trạng thái tâm trí hiện thời của tôi, mà đã cho phép cảm giác ăn mừng của tôi để áp đảo những mối lo của tôi. Bây giờ đã chẳng có gì giữa tôi và những sự vui sướng của sự cân nhắc trí tuệ, việc uống cà phê với các bạn của chúng tôi ở quán cà phê bên kia đường – không gì cả, trừ hàng dãy và hàng dãy hiệu sách và những quầy sách lèn đầy sách trên College Street. Đã là một thời khắc phấn khích.