Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 96)

Hoàng Hưng

961. Logical positivism: Thuyết thực chứng logic

Một quan điểm triết học gắn kết với nguyên lí xác chứng (verification) vốn chủ trương rằng nghĩa và sự thật của những tuyên ngôn không mang tính logic tự động đều phụ thuộc vào quan sát trải nghiệm. Đầu TK 20, các nhà thực chứng luận của nhóm Vienna (Vienna Circle) tìm cách thiết định sự hợp nhất thiết cốt giữa logic, triết học và khoa học và phân biệt những bộ môn này với siêu hình học, đạo đức học và tôn giáo vốn bị bác bỏ vì tính chất tư biện. Quan điểm về khoa học của các nhà thực chứng luận có ảnh hưởng trong thời kì Tâm lý học nổi lên như một khoa học và đã có ảnh hưởng đáng kể đối với bộ môn này. Điều này được nói rõ nhất trong thuyết hành vi (behaviorism) và sự cam kết của Tâm lý học với các phương pháp khoa học quan nghiệm. Thuyết thực chứng logic đã mờ nhạt vào giữa thế kỉ.

962. Logogen

Một đơn vị kí ức mang tính lí thuyết tương ứng với một từ, một chữ cái hay một con số, khi được kích thích sẽ đưa đến một thành quả (là sự nhớ lại, nhận ra lại hay tái tạo) của đơn vị. Chẳng hạn, logogen của từ cái bàn được kích hoạt khi nghe thấy hoặc nhìn thấy từ đó hay những từ liên kết với nó. [được đề xướng bởi nhà Tâm lý học Anh John Morton (1933- )].

963. Logotherapy: Liệu pháp lời nói

Một cách tiếp cận trong liệu pháp tâm lí, tập trung vào “tình cảnh khốn quẫn của con người” (human predicament), giúp người bệnh vượt qua khủng hoảng về nghĩa. Diễn trình trị liệu chủ ở việc xem xét 3 kiểu giá trị: (a) sáng tạo (làm việc, thành tựu); (b) trải nghiệm (nghệ thuật, khoa học, triết học, hiểu biết, yêu thương); (c) thái độ (đối mặt với sự đau đớn). Mỗi người bệnh được khuyến khích đi đến giải pháp của riêng mình, kết hợp trách nhiệm xã hội với các quan hệ xây dựng. Cũng gọi là liệu pháp lấy nghĩa làm trung tâm (meaning-centered therapy). [được phát triển vào thập niên 1950 và 1960 bởi nhà tâm thần học người Áo Viktor E. Frankl (1905-1997)].

964. Lokian personality: Nhân cách Loki

Mẫu nhân cách có đặc trưng là ham muốn gây đau buồn cho người khác, hành vi thao túng và lừa bịp. Xuất phát từ tên thần quậy phá Loki của vùng Scandinavi.

965. London syndrome: Hội chứng London

Sự kháng cự và khước từ rõ rệt và nhất quán của người bị bắt cóc đối với những gì mà kẻ bắt cóc trông đợi họ làm. Được nhận diện vào năm 1981, sau sự cố bắt cóc ở London. Có thể gây ra sự tổn thương nghiêm trọng và cái chết của người kháng cự.

966. Longititudinal design: Thiết kế theo chiều dọc

Nghiên cứu về một biến tố hay nhóm biến tố trong những trường hợp hay những người tham dự không thay đổi, qua một thời kì, đôi khi nhiều năm. Một ví dụ là nghiên cứu so sánh cùng một nhóm trẻ em trong một trường học ở nội đô và một trường học ngoại ô qua nhiều năm, nhằm ghi lại sự phát triển thức nhận theo chiều sâu của các em. So sánh với cross-sectional design (thiết kế xuyên khu vực).

967. Longititudinal stability: (sự) Ổn định theo chiều dọc

Mức độ nhất quán về sở hữu và biểu hiện đặc trưng tâm lí của một cá nhân qua một thời kì.

968. Looking-glass self: Cái bản ngã gương soi

Một khái niệm về bản ngã hình thành do học cách người khác tri nhận và đánh giá mình. Thuật ngữ gợi ý rằng một bản ngã phản ánh những ấn tượng, phản ứng và ý kiến của người khác. Xem reflected appraisals (những sự đánh giá được phản ánh), symbolic interactionism (phép tương tác tượng trưng). [Được đưa vào bởi nhà tư tưởng xã hội Mĩ Charles Horton Cooley (1864-1929)].

969. Loose culture: Văn hoá lỏng lẻo

Một nhóm xã hội pha tạp mà các thành viên khác nhau có xu hướng độc đáo về giá trị, chấp nhận nguy cơ và gắn kết uyển chuyển với các tiêu chuẩn tập thể của nhóm hay văn hoá. So sánh với tigh culture (văn hoá chặt chẽ). [thuật ngữ do nhà Tâm lý học Mĩ Harry C. Triandis (1926- ) tạo ra].

970. Loosening of associations: (sự) Liên kết lỏng lẻo

Một rối loạn tâm trí trong đó các diễn trình nghĩ và nói không kết nối nhau và bị phân mảnh, và cá nhân nhảy từ ý nghĩ này qua ý nghĩ khác không liên quan hoặc liên quan gián tiếp thay vì đi theo những tuyến liên kết quen thuộc. Tương đương về bản chất với derailment (sự trật khỏi tuyến suy nghĩ).