Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 70)

Hoàng Hưng

701. Harm reduction: (sự) Giảm thiểu tác hại

Cách tiếp cận mang tính lí thuyết trong các chương trình nhằm giảm thiểu những tác động có hại hay những hành vi có nguy cơ (như uống rượu, dùng ma tuý, hoạt động tính dục bừa bãi) hơn là diệt trừ tất cả các hành vi cùng với nhau. Chẳng hạn, các chương trình tập trung vào việc uống rượu không đòi bỏ hẳn rượu mà chỉ toan dạy cách lường trước những mối nguy của việc uống quá độ và học cách uống rượu an toàn.

702. Hate crime: Tội ác kì thị

Tội ác bạo lực có động cơ căm ghét một nhóm người nào đó mà nạn nhân thuộc về (sắc tộc, tôn giáo, thói quen tính dục như đồng tính…)

703. Hazard control: (sự) Kiểm soát nguy cơ

Tiến trình nhận diện, đánh giá và triệt tiêu những nguy cơ từ một môi trường, hệ thống hay sản phẩm, hay bảo vệ người sử dụng và người lao động khỏi những nguy cơ khi chúng không thể bị triệt tiêu hoàn toàn.

704. Hawthorne effect: Hiệu quả Hawthorne

Sự cải thiện thành tích hay sản lượng của công nhân hoặc sinh viên do việc đưa vào những phương pháp hay điều kiện làm việc mới, bất kể tính chất của các thay đổi; hiệu quả thường được qui cho cảm nhận là mình đang bị quan sát. Giữa thập niên 1920, những đo nghiệm không chính thức về hiệu quả của các thay đổi về ánh sáng cho thấy công nhân nữ làm việc nhanh hơn bất kể sự thay đổi là gì. Điều tra chính thức đầu tiên về hiệu quả Hawthorne là về thời gian nghỉ và giờ giấc làm việc, tiến hành từ 1927 đến 1932 dưới sự chỉ đạo của nhà Tâm lý học người Úc Elton Mayo (1880-1949) với sự cộng tác của nhà nghiên cứu quan hệ người với người Fritz Jules Roethlisberger của Mĩ (1896-1974) và những người khác. Việc diễn giải các nghiên cứu Hawthorne đã là vấn đề tranh cãi, đặc biệt từ giữa thập niên 1970. Được đặt tên theo các nghiên cứu Hawthorne ở Chicago, tại Công ty Western Electric chuyên sản xuất thiết bị cho Hệ thống điện thoại Bell, 7 nghiên cứu độc lập được tiến hành về hiệu quả của những thay đổi về điều kiện làm việc tiến hành từ 1924 đến 1932.

705. Health psychology: Tâm lý học sức khoẻ

Một lĩnh vực Tâm lý học ứng dụng liên quan đến các phương diện tâm lí của sức khoẻ thể chất, bao gồm việc tăng cường sức khoẻ, phòng tránh và điều trị bệnh tật và nhận diện các nguyên nhân tâm lí, tương liên giữa sức khoẻ và bệnh tật. Một bài bình điểm về nhiều thập niên nghiên cứu, công bố trên Annual Review of Psychology (Niên chí Tâm lý học) năm 2014 kết luận rằng hạnh phúc không có vẻ là một nguyên nhân của sức khoẻ tốt, cũng như các xúc cảm tiêu cực như lo lắng hay trầm cảm không phải nguyên nhân đáng kể của sức khoẻ xấu, mà sự tận tâm (conscientiuosness) có vẻ liên kết đáng kể đến sức khoẻ và sự an khang trong suốt cuộc đời.

706. Hedonic well-being: (sự) Phúc lạc

Hạnh phúc vì cảm thức lạc thú, phân biệt với eudaimonic well-being: một đằng là cảm nhận về cuộc sống mình đang sống, một đằng là cảm nhận khi suy nghĩ về nó.

707. Hemisity: Thức nhận (nhận thức) theo bán cầu não

Phương thức ưa thích của diễn trình thức nhận (nhận thức) liên kết với ưu thế của bán cầu não phải hay trái khi suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Người có ưu thế bán cầu trái có xu hướng logic, chữ nghĩa, lo âu và hướng nội hơn người có ưu thế bán cầu phải. Thuật ngữ hemisphericity được đặt bởi nhà sinh lí thần kinh học Mĩ Joseph E.Bogen (1926-2005) trong một bài viết trên tờ Bulletin of the Los Angeles Neurological Society (Tập san của Hội Thần kinh học Los Angeles) năm 1969. Nhà thần kinh học Bruce Eldine Morton (1938-) đưa thuật ngữ hemisity vào một bài viết trên mạng năm 2000.

708. Henning’s prism: Lăng kính Henning

Sự phân loại các mùi theo 6 mùi cơ sở: thơm (như hoa hồng), ether (như ether hay nước tẩy), resin (như nhựa resin, nhựa thông), hương liệu (như quế), hư thối (như trứng ung) và cháy (như dầu nhựa đường). Bốn mùi đầu được biểu diễn như 4 mặt của lăng kính. Cũng gọi là odour prism hay smell prism (lăng kính mùi). Đặt tên theo nhà Tâm lý học Đức Hans Henning (1885-1946), người đã công bố nó vào năm 1915 trong sách Der Geruch (Mùi).

709. Henning’s tetrahedron: Khối bốn mặt Henning

Sự phân loại các vị theo một hình kim tự tháp có đáy tam giác, các góc thể hiện những vị cơ sở: ngọt (như đường), chua (như chanh, dấm), mặn (như muối), và đắng (như kí ninh), và các mũi nhọn khác thể hiện những vị trộn từ 4 vị cơ sở. Đặt tên theo nhà Tâm lý học Đức Hans Henning (1885-1946), người đã công bố nó vào năm 1927. Cũng gọi là taste tetrahedron (khối bốn mặt các vị).

 710. Hermeneutics: Thông diễn học

- Thuật ngữ được sử dụng lần đầu bởi triết gia Đức Wilhem Dilthey (1833-1911) để chỉ nghệ thuật, kĩ năng hay lí thuyết diễn giải hành vi, lời nói và bài viết của con người theo các ý định và ý nghĩa, sử dụng những phương pháp tìm hiểu có thể áp dụng vào các ngành khoa học tự nhiên.

- Ngành kiến thức xử lí việc diễn giải, đặc biệt là văn bản văn học và Thánh kinh.

- (trong thuyết hiện sinh) Sự thảo luận về ý nghĩa cuộc sống.