Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 69)

Hoàng Hưng

691. Guilford’s cube: Khối lập phương Guilford

Một hình mẫu đa nhân tố về cấu trúc trí tuệ (structure of intellect – SOI) được phát triển và tinh chỉnh từ năm 1946 bởi nhà Tâm lý học Mĩ Joy Paul Guilford (1897-1987) và thường được mô tả như một khối gần như lập phương. Theo đó, trí khôn gồm có 120 năng lực độc lập (đến năm 1950 phát triển thành 150 và thành 180 vào năm 1988). Một nhiệm vụ tâm trí có thể dính đến 6 loại thao tác (thức nhận (nhận thức), ghi nhớ, lưu giữ kí ức, sản sinh bất đồng qui, sản sinh đồng qui, đánh giá); 5 loại biểu trưng hay nội dung khác nhau (thị giác, thính giác, tượng trưng, ngữ nghĩa, hành vi); và 6 loại sản phẩm khác nhau (đơn vị, lớp hạng, quan hệ, hệ thống, biến chuyển, hay liên can-hàm ý). Nhân những nhân tố ấy với nhau, sẽ sinh ra 180 nhân tố nhận thức khác nhau, mỗi cái có thể được đánh giá bằng một nhiệm vụ khác nhau, và thuyết này có thể được thể hiện bằng một “khối lập phương” 6 X 5 X 6 gồm 180 đơn vị nhỏ hơn. Cũng gọi là structure-of-intellect model (hình mẫu cấu trúc trí tuệ).

692. Guilty knowledge test: đo nghiệm sự biết rõ tội lỗi

Một hình thức phát hiện nói dối trong đó sự biết rõ chi tiết một tội ác được đo nghiệm. Người thẩm tra đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến tội ác mà chỉ có tội phạm có thể trả lời đúng. Người thẩm tra đo đạc sự kích động về sinh lí của người bị thẩm tra khi mỗi câu trả lời được đưa ra và nhận diện câu hỏi nào gây ra đáp ứng mạnh nhất. Qua hàng loạt câu hỏi, nếu người bị thẩm tra vẫn một mực thể hiện đáp ứng mạnh nhất đối với câu trả lời đúng, thì có thể thấy rằng người bị thẩm tra biết rõ chi tiết của tội ác.

693. Gulf War Syndrome: Hội chứng Chiến tranh Vùng Vịnh

Một rối loạn ở các binh sĩ dính líu đến cuộc chiến Vùng Vịnh 1991, đặc trưng là mỏi mệt, đau cơ và khớp, đau đầu, mất trí nhớ, mất ngủ, bệnh ngoài da, trầm cảm và bứt rứt, có thể nguyên nhân là những liều chủng ngừa đa bội, hơi độc thần kinh, tương tác giữa tiêm chủng và thuốc chống hơi độc thần kinh, hay các thuốc diệt côn trùng. Viết tắt: GWS.

694. Gynecomimesis: (tật) Nhại nữ tính

Hứng tình của người nam khi ăn mặc và đóng giả nữ.

695. Halo effect: Hiệu ứng hào quang

Trong giác tri (tri giác) về người, là sự khái quát hoá từ giác tri về một đặc trưng, nét tính cách hay thuộc tính nhân cách nổi trội, đưa đến ấn tượng tổng thể về nhân cách, đến những tương liên được thổi phồng giữa các đặc trưng được xếp hạng. Hiệu ứng này được tường trình đầu tiên bởi nhà Tâm lý học Mĩ Frederic Lyman Wells (1884-1964) trong một nghiên cứu về xếp hạng công lao văn học của các tác giả, công bố trong Archives of Psychology (Lưu trữ Tâm lý học) năm 1907. Nhà Tâm lý học Mĩ Edward Lee Thornlike (1874-1949) giới thiệu thuật ngữ halo error (sai lầm hào quang) vào năm 1920. Thuật ngữ đôi khi được dùng hạn chế trong những ví dụ dẫn đến sự đánh giá quá cao nhân cách tổng thể.

696. Hamilton Depression Rating Scale: Thước đo độ trầm cảm Hamilton

Một thước đo trầm cảm được sử dụng rộng rãi, chủ ở một danh sách 17 triệu chứng, nhằm xếp hạng theo các thước 3 điểm và 5 điểm sau khi phỏng vấn. Các triệu chứng là: tâm trạng trầm cảm (0-4); cảm thức có tội (0-4); tự tử (0-4); mất ngủ mức khởi đầu (0-2); mất ngủ mức giữa (0-2); mất ngủ mức cuối (0-2); công việc và hoạt động bị rối loạn (0-4); chậm trễ về tâm vận động (0-4); khích động về tâm vận động (0-4); lo âu tâm cảm (0-4); lo âu thân cảm (0-4); các triệu chứng về tiêu hoá (0-2); loạn chức năng tính dục hay rối loạn kinh nguyệt (0-2); chứng bệnh tưởng (0-4); mất trọng lượng (0-2); thiếu trực nhận (0-2). Điểm tối đa là 52, 10-13 là trầm cảm nhẹ, 14-17 là trầm cảm vừa, 18-30 là trầm cảm rõ rệt, trên 30 là trầm cảm nặng. Viết tắt: HAM-D hay HRSD. Được phát triển bởi thầy thuốc tâm thần người Anh Max Hamilton (1912-88) và được công bố lần đầu trong Journal of Clinical Psychiatry (Tập san Tâm thần học lâm sàng) năm 1960.

697. Hand-washing obsession: Ám ảnh rửa tay

Bận tâm dai dẳng và phi lí về việc rửa tay, cũng gọi là ablutomania. Đặc trưng của Rối loạn ám ảnh-ép buộc (Obsessive-compulsive Disorder).

698. Haptic touch: Xúc giác bàn tay

Một trong những hình thức xúc giác quan trọng nhất, dính líu đến việc thăm dò chủ động, thường là với bàn tay, hay trải nghiệm khi bàn tay phủ lên một vật và thăm dò bề mặt của nó, cho ta thông tin về hình dạng chung và cho phép nhận ra vật.

699. Haptics: Xúc giác học

Nghiên cứu xúc giác, đặc biệt như một cách chủ động thăm dò và có được thông tin về môi trường, và sự áp dụng nghiên cứu này vào các hệ thống thông tin.

700. Hard-easy effect: Hiệu ứng khó-dễ

Khuynh hướng quá tự tin về việc trả lời đúng câu hỏi khó và thiếu tự tin với câu hỏi dễ. Hiện tượng này được tường trình lần đầu bởi các nhà Tâm lý học Mỹ Sarah C. Lichtenstein (1933-) và Baruch Fischhoff (1946-) trong một bài viết trên tờ tập san Organizational Behavior and Human Performance (Hành vi tổ chức và Hiệu năng của con người) năm 1977. Cũng gọi là discriminability effect (hiệu ứng phân biệt) hay difficulty effect (hiệu ứng khó khăn).