Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (46)

THÔNG TIN:

*Huy động quân đội, chi viện y tế là cách dập dịch nhanh nhất ở TP.HCM

Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng kinh nghiệm thành công của Vũ Hán là huy động lực lượng vũ trang vào hỗ trợ lực lượng y tế dập dịch nhanh nhất.

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/huy-dong-quan-doi-chi-vien-y-te-la-cach-dap-dich-nhanh-nhat-o-tp-hcm-767894.html

*TP.HCM không thực hiện tình trạng khẩn cấp trong 2 tuần tới:

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-hop-bao-thong-tin-ve-tinh-hinh-dich-covid-19-767906.html

*TP.HCM đề xuất Quân khu 7 hỗ trợ 6.000 quân nhân, bác sĩ chống dịch

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-de-xuat-quan-khu-7-ho-tro-6-000-quan-nhan-bac-si-chong-dich-767879.html

*TP.HCM dừng hoạt động shipper tại TP Thủ Đức và 7 quận huyện

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-dung-hoat-dong-shipper-tai-tp-thu-duc-va-7-quan-huyen-767927.html

*Từ ngày 23.8, dân ở trong ‘vùng xanh’, ‘vùng vàng’ vẫn đi chợ bình thường

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tu-ngay-238-dan-o-trong-vung-xanh-vung-vang-van-di-cho-binh-thuong-1433918.html

*Nóng: 31 đối tượng được cấp giấy đi đường tại TP HCM từ 0 giờ ngày 23-8

https://nld.com.vn/thoi-su/nong-31-doi-tuong-duoc-cap-giay-di-duong-tai-tp-hcm-tu-0-gio-ngay-23-8-20210821182809124.htm

*Hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm trong khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP HCM, một Bình Dương, trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian qua

Bài đăng trên VNexpress, đã bị gỡ, nhưng có thể đọc ở đây:

https://www.facebook.com/kinhtetaichinhtvng/posts/236725458452565

VẬY NÓ LÀ CÁI GÌ, ĐƯỢC GỌI LÀ GÌ (*)

FB Nguyễn Thông

Tôi nói có bóng đèn chứng giám: Từ ngày kia 23.8 tôi sẽ không liều ra đường mua trứng mua rau nữa, dù tôi rất thích long nhong ngoài đường. Không phải là sợ dịch mà sợ bị phạt bị bắt bị mất tiền, có khi cãi lại nhà chức việc còn bị truy tố, đi tù chứ đùa. Và cơ bản tôi là công dân nghiêm túc, biết chấp hành thứ pháp luật tử tế.

Tôi chỉ muốn hỏi mấy ông linh tinh ở TP.HCM, các ông bảo không có chuyện cấm đoán, đóng cửa, lockdown, vậy cứ cấm người ta, bắt phải ở trong nhà, hễ ai thò ra đường thì chặn thì phạt, vậy nó là cái gì, được gọi là gì. Tôi chỉ muốn biết vậy thôi, để còn có cách giả nhời cho bu cháu nó thông suốt.

(*) Nhan đề của Văn Việt.

 

ĐỂ DÂN AN TÂM Ở NHÀ

FB Đỗ Hùng

Sáng nay, phía đầu đường chính từ chỗ khu nhà mình nối ra trục Huỳnh Tấn Phát đã bị công an bịt kín. Có lẽ mấy ảnh sợ cảnh chen chúc đi siêu thị mua hàng như các nơi khác. Bà con trong hẻm muốn thoát sang bên kia đường Huỳnh Tấn Phát để mua đồ không được.

Sau khi có thông báo gia tăng giãn cách từ ngày 23.8, nhiều người dân Sài Gòn bèn đổ xô đi mua đồ. Trên mạng có nhiều hình ảnh chụp cảnh bà con đông đúc, chen chúc, thậm chí có chỗ xô đẩy nhau rất nguy hiểm giữa thời đại dịch. Nhiều người chửi rằng dân Sài Gòn chưa biết sợ, coi thường dịch bệnh.

Chửi hiện tượng thì dễ, đi tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề khó hơn nhiều.

Thực tình, dịch bệnh tàn phá Sài Gòn, cái chết đã đến với nhiều gia đình, trong đó có cả gia đình bạn bè mình. Dịch bệnh không còn là số liệu thống kê trên các bản tin nữa. Nó là một thực tế bủa vây xung quanh mỗi người.

Một buổi tổi, khi nói chuyện qua facebook, một anh bạn kể nhà sát vách anh vừa có người chết, gọi cơ quan chức năng tới khâm liệm không được. Rồi anh ấy hỏi: “Hùng ơi, mình có chết không?” Mình xua đi: “Ối trời, cứ 5K, giãn cách miệt mài đi. Còn nếu xui mà dính thì chịu thôi.” Đấy là nói vậy, nhưng nhìn cận cảnh những gì đang diễn ra, mình cũng không khỏi bất an. Mắc bệnh, trở nặng, tự xoay xở… tất cả những điều này đã, đang xảy ra với nhiều người, biết đâu nó sẽ xảy ra với mình.

Ở giữa Sài Gòn, ở một con hẻm có nhiều F0, có người đã chết, mình hiểu dịch bệnh đáng sợ thế nào.

Người Sài Gòn hầu hết đều hiểu điều đó, trong bối cảnh mỗi ngày có hơn hai trăm người chết được thống kê ở thành phố này, chưa kể các trường hợp không được báo cáo.

Hỏi người Sài Gòn họ có sợ Covid-19 không, hẳn phần lớn câu trả lời là có.

Nhưng chết do dịch bệnh hay chết do đói đều là chết cả. Rất nhiều người chưa chứng kiến trực tiếp cái chết do dịch bệnh, thì đối với họ, cơn đói cồn cào, thứ mà họ cảm nhận trực tiếp khi hai thành bao tử cọ xát vào nhau, thôi thúc họ hành động mạnh mẽ hơn.

Đó là lý do họ đổ ra đường.

Bạn sẽ hỏi: Sắp tới quân đội đưa cơm tới tận cửa rồi, lo gì vậy?

Ở Sài Gòn, có nơi đã trải qua hơn hai tháng phong tỏa. Nơi ít thì cũng hơn một tháng. Sự tiếp cứu của nhà hảo tâm là vô cùng quý giá. Nhiều người đã tiếp tục sống được nhờ nguồn tiếp sức này. Nhà nước cũng có nhiều nỗ lực cứu trợ. Tuy nhiên, hơn ai hết, người Sài Gòn hiểu rõ “ăn uống có nhà nước lo tận cửa” là thế nào. Thế nên, khi có thông tin từ ngày 23.8 sẽ siết chặt hơn, việc họ chạy ra đường để tự lo là điều dễ hiểu. Họ phải tự cứu mình trước cái đã.

Muốn ngăn chặn người dân ra đường trong hoàn cảnh đầy hoang mang và đã thấm thía này, nhà nước nên đảo quy trình lại, đó là cung cấp thực phẩm, an sinh tới từng gia đình trước khi thông báo “đóng cửa”. Khi người dân vỡ ra rằng, ồ, hóa ra cơm nhà nước là có thật, nó đã được đưa tới tận cửa nhà, chứ không phải trên ti vi, thì với với nỗi sợ dịch bệnh, lòng mong muốn cuộc sống bình thường sớm trở lại, cộng với sự thôi thúc cần phải đồng hành cùng nhà nước để chống dịch… sẽ khiến họ ngồi yên ở nhà chứ không đi đâu cả.

Thực ra, cũng có những người thiếu ý thức thật, nhưng không phải đa số. Hai tháng phong tỏa, người Sài Gòn đã có đủ kinh nghiệm và bài học xương máu rồi, nên phải lo thôi.

---

Ảnh: Báo Thanh Niên

clip_image002

ĐỪNG TRÁCH NGƯỜI DÂN (*)

FB Bs. Cao Xuân Minh

Nếu trong nhà bạn không còn thực phẩm gì, cha mẹ con cái bạn lại cần, 2 tuần tới lock cứng ngắc, thì bạn có ra siêu thị mua đồ không?

Trước khi nói ý thức, hãy nhớ 5 bậc thang nhu cầu con người Maslow. Nhu cầu ăn uống, cuộc sống là nhu cầu đầu tiên, nhu cầu căn bản, nhu cầu lớn nhất.

Đừng trách người dân. Tội nghiệp họ lắm.

clip_image004

(*) Nhan đề của Văn Việt.

ĐỔ XÔ ĐI MUA THỰC PHẨM

Trách ai đây?

FB Nguyễn Đình Tuấn

Tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) là tâm lý rất cố hữu trong con người, bất kể dân tộc nào chứ không chỉ VN. Để cho khách hàng (ở đây là nguời dân) vượt qua tâm lý này thì người bán (ở đây là chính phủ) phải có những động thái rất minh bạch, rõ ràng và xuyên suốt ngay từ đầu dịch. Đành rằng, dịch Covid là hoàn toàn mới và xa lạ với tất cả các chính phủ trên thế giới. Mọi nhà điều hành đều ném đá dò đường. Nhưng, đó là trong các thủ thuật, chiến thuật. Còn về những nguyên tắc cốt lõi thì không thay đổi cho dù con virus gì đi nữa. Đó là minh bạch (transparency), ổn định trong chính sách (consistency).

Hãy công bố rõ các con số kể cả năng lực chuyên môn hiện tại; Hiện thực hoá các qui trình qui định; Hiệu quả hoá nguồn nhân lực kể cả con người, tài chính hay dân sinh; Lắng nghe hoá giới chuyên môn bằng những tâm huyết và thực tế của Họ

Hãy làm khi còn kịp!

CHỢ MẠNG THỜI COVID (*)

FB Tran Thanh Ha

Sài Gòn đóng cửa hàng quán từ tháng cuối tháng 5, chỉ cho bán mang đi, dịch vụ như cắt tóc gội đầu đã ngưng trước đó; 20/6 cấm chợ cóc, chợ tự phát. Qua tháng 7 thì bán mang đi cũng dừng, chợ truyền thống đóng hàng loạt. 2 tuần đầu tháng 7, dân choáng váng vì mua lương thực, thực phẩm gỉ gì cũng khó. Cuối tháng 7, kiểm soát đi lại nghiêm ngặt, shipper chỉ đi trong quận, fb tràn ngập hình ảnh đường chặn chướng ngại vật, chăng dây thép gai. Ở ngoài gọi vào câu hỏi luôn là Mua đc gì khg? Có gì ăn khg?

Nhưng ở trong lòng SG mới biết, SG là một thế giới sôi động, bịt bề ngoài nhưng đời sống ngầm bên trong khg ai bịt đc. Kinh tế SG mùa dịch nhanh chóng chuyển hình thức, từ công khai sang... bí mật. Tiểu thương chợ cóc, chợ truyền thống chuyển qua bán du kích, bán trong nhà, người mua gõ cửa, mua bán chỉ trong vài giây, vài phút. Nhưng đó chỉ là phần nhỏ.

Cái chợ trên mạng xã hội, mà chủ yếu là facebook, mới phản ánh đời sống giao thương SG trong giãn cách. Nếu khg mua đc hàng hóa từ các kênh chính quyền khuyến cáo, hãy vào fb. Có vô số hội nhóm, hội Dân Q1, Q2, Q3... mua gì cũng có, lương thực thực phẩm, bột giặt, quần áo, tả bỉm. Đồ ăn trưa, đồ ăn sáng. Cơm tấm, bún, chả, đậu phụ, sầu riêng, hoa tươi... Nhộn nhịp mỗi tối lên hỏi nhau mai ai bán bún bò Huế, ai trà sữa, ai bột chiên, ai bánh tráng trộn, cánh gà sả tắc, gỏi, cuốn... 1001 thứ ăn vặt SG tưởng biến mất trong đại dịch, nhưng khg, thú vui ăn vặt của các mẹ các chị các anh chưa bao giờ ngưng nghỉ. Có cả lòng lợn mắm tôm. Có chị bầu đặt ngày ba bưã. Những câu chữ quăng vô rớt nước miếng: Thèm bún mọc, ốc sốt! Lập tức có người vô nhắn: ib (xem tim nhắn). Có cầu ắt có cung. Những hàng quán đóng cửa, những xe đẩy vỉa hè giờ lên hết trên mạng. Người bán, người mua. Những dòng chỉ dẫn đồ nào ngon, đồ nào dở. Rồi cũng lại có người nước nổi bèo nổi, nhờ ngăn sông cấm chợ..., ma lanh chút mà thành thương gia, tâm sự rât thật": Nhà em gởi đồ về ăn, không hết lên mạng rao bán, thấy vô rao cái người ta hỏi mua hết, bán lời, tiện thất nghiệp nói nhà gởi xuống... em buôn luôn!

Hỏi mua, hỏi bán đồ ăn, đồ dùng, lâu lâu có người vô hỏi ai cắt tóc, ai sơn móng tay móng chân khg... Tưởng hỏi vu vơ, vậy mà có liền, quận mấy, cho địa chỉ tới liền à!

Trên mạng, mỗi một nick là một shop. Mỗi shop vậy kèm theo dăm ba anh shipper. Ship độc quyền, cũng lại là hàng xóm bạn bè thất nghiệp, có mối chạy, chạy cả mùa dịch mà đâu cần QR bảng hiệu gì. Chạy trong hóc hẻm. Từ quận 3 qua q10 sang Tân Bình, chỉ chạy hóc hẻm thôi, lâu lâu qua lộ, thì băng chớp nhoáng như thời VC trog chiến tranh vậy. Khg biết lối thì lên mạng hỏi, lúc nào cũng có dăm ba người sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm luồn lách đảm bảo khg dính chốt.

Nhờ hệ thống chợ mạng, những người cố thủ trong nhà như tôi có đc cuộc sống no đủ trong cả tháng qua. Nhưng cái chợ ấy, với hàng trăm hàng ngàn shipper chạy tưng bừng hết khu này đến khu khác, trong khi đưa hàng hóa, họ có đưa luôn cả virus cúm tàu hay khg thì... khg ai dám chắc.

Từ hôm kia tới nay, sau tin sẽ dừng mọi giao thương, vào các hội nhóm fb, thấy vô số tin nhắn: Nay em ship ngày cuối! Có người để status to đùng: Đêm nay em giao hàng đến 24h!

Ngày cuối của đời sống ngầm SG thời dịch, hay chỉ là tạm thời lắng xuống, chờ động thái từ CQ, rồi... tính tiếp?

Bên dưới là cảnh SG sáng nay (ảnh lấy từ tường nhà bạn)

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang ngồi, xe môtô, đường phố và đường

(*) Nhan đề của Văn Việt.

Ý THỨC CỦA DÂN HAY VẤN ĐỀ TỪ CHÍNH QUYỀN? (*)

FB Le Nguyen Duy Hau

Sợ quá, cứ mỗi lần có hình ảnh gì có thể gợi mở cho việc dịch bệnh tăng cao thì lại thấy các phát ngôn phân biệt vùng miền hoặc đổ lỗi cho người dân, theo kiểu "mọi người trong đó ý thức rất tệ", "em ở giữa Sài Gòn khẳng định luôn ý thức tệ lắm"... Mình thì hiểu vì sao chuyện này xảy ra vì như đã nói từ lâu, tâm lý chống dịch ở Việt Nam đang có mầm mống trở thành tâm lý thể thao (đối đầu với nhau, ganh đua với nhau), thay vì tâm lý đoàn kết. Bản thân mình thời gian trước khi bày tỏ sự nghi ngờ về việc phân biệt trung ương - địa phương trong phân phối vaccine cũng bị phản ứng rất nhiều, từ cả những người vốn ở gần trung ương nhưng không phải là trung ương. Mình thấy phản ứng vậy là thoả đáng và cũng chủ động rút một số nhận định. Nhưng một mình mình làm vậy có lẽ không đủ.

Mình chỉ nói thế này thôi. Khi vụ việc xảy ra, mình thường nhìn trách nhiệm của chính quyền đầu tiên. Ai quy kết mình thế nào cũng được, nhưng phải nhìn nhận vấn đề mới là giúp cho chính quyền, chứ không phải cứ tung hô, bao che. Đối với một quốc gia mà xã hội dân sự là một từ cấm kị như Việt Nam, thì rất khó để đổ lỗi cho người dân khi có gì không tốt xảy ra. Đơn giản vì nếu thực sự "ý thức của người dân không tốt" thì đó cũng là chuyện ngàn đời nay rồi, không phải nay mới có. Ví chính quyền như một "thầy giáo" đi dạy cho "học trò" là người dân, thì nếu ngày đầu học trò ý thức không tốt, thầy giáo không hoàn thành nhiệm vụ thì người ta có thể thông cảm cho thầy giáo. Nhưng nếu đến ngày thứ 100 (hình như cũng gần 100 ngày Sài Gòn phong toả) mà "thầy giáo" vẫn than thở là "học trò" ý thức tệ quá thì phải xem lại phương pháp của "thầy giáo". Đó là chưa kể người "thầy giáo" đó đã có hơn một năm kinh nghiệm nhìn "thầy giáo" đủ thể loại, xuất thân, màu da... đối xử với "học trò" ở khắp thế giới. Vậy thì mình nghĩ vấn đề nằm nhiều ở người "thầy giáo".

Còn người "học trò"? Mình đồng tính với bạn mình trong 1 post khác (mà mình đang vận động bạn public để share) là không thể cứ đổ lỗi cho người dân được, vì thay đổi nhận thức là một quá trình rất dài. Bạn may mắn thay đổi được không có nghĩa là những người chưa thay đổi họ kém hơn bạn, nhất là khi bạn không hiểu gì về hoàn cảnh, xuất thân, địa vị, và bối cảnh xã hội họ đang sống. Đó là chưa kể khi ai đó nói rằng dân ở một vùng nào đó thiếu ý thức, họ quên đi rằng cảnh tượng tương tự từng xảy ra ở Đà Nẵng trước khi áp dụng giãn cách triệt để, ở Nghệ An khi nghe tin tỉnh sắp áp dụng chỉ thị 16, ở Hà Nội, ở Bình Dương, Cần Thơ... Việc người dân tụ tập mua đồ ăn, bất chấp nguồn lây trong cộng đồng vì lo sợ mình thiếu ăn, thiếu mặc (bất chấp sự cam kết của chính quyền vốn không còn nhiều giá trị sau mấy lần tin giả thành thật, thật thành giả rồi lại thành thật như ảo thuật gia) đâu phải là đặc sản của riêng một miền nào hay một thành phố nào. Thậm chí, những hình ảnh tương tự cũng từng xảy ra ở Mỹ, ở Đức, ở Nhật, ở Úc (nơi người dân đang biểu tình chống lockdown), ở Hàn Quốc (nơi người dân còn biểu tình lớn hơn giữa mùa dịch)... Vậy thì đây không còn là "ý thức của dân" miền trong hay miền ngoài, của người dân trí thấp hay dân trí cao, mà là của "con người" nói chung. Mình tin rằng hình ảnh dịch bệnh và sự tang thương đã quá tràn lan rồi, và mỗi lần ra đường là một trận chiến với nhiều người, nhưng bụng đói thì chân phải lê, biết làm sao?

Mình muốn mượn lại một câu của bạn mình trong bài có đề cập ở trên: "Đừng ai nói là "trông chờ vào ý thức vào người dân thì chỉ có toang". Về lâu về dài, bạn không trông chờ vào người dân thì trông chờ vào ai, khi sức người và của cải đều có hạn?" Thật ra những gì bạn nói ở trên mạng, dè bỉu, chỉ trích người ngoài đường cũng không làm họ ở nhà được đâu. Nhưng tiếng nói của bạn lại có trọng lượng với chính quyền, những người luôn lắng nghe bạn, đọc những gì bạn viết, những người đang cực kì lúng túng, bất nhất, và sau khi mọi thứ trôi qua, sẽ không thể chối bỏ hoàn toàn hay làm nhẹ trách nhiệm với những gì đang xảy ra.

(*) Nhan đề của Văn Việt.

NHÌN THẤY GÌ TỪ CON SỐ TỬ VONG DO COVID-19 VỪA QUA – MỘT VÀI SUY NGHĨ

FB Bs. Quang Phi Tran

Ngày hôm qua (20/8/2021), con số tử vong do Covid tại Việt Nam lên đến 390, cao nhất từ đầu dịch đến nay, xếp hàng thứ 7 trên thế giới. Nếu xem xét tỉ lệ tử vong trên số ca hiện nhiễm, Việt Nam còn cao hơn đến mức báo động là ở vị trí thứ hai, chỉ sau Indonesia. Còn xét tỉ lệ tử vong trên tổng số tử vong cho đến nay, tỉ lệ của ngày hôm qua là 5,17%, cao nhất so với các nước trên thế giới. Như vậy, tử vong của Việt Nam đã xếp vào thứ hạng rất cao và tình trạng tử vong do Covid tại Việt Nam thực sự là nghiêm trọng. Vì vậy, ứng phó đại dịch Covid 19 cần đặt mục tiêu giảm thiểu tử vong lên hàng đầu.

Để đạt mục tiêu giảm thiểu tử vong, trước hết chúng ta cần đánh giá tử vong do Covid một cách toàn diện.

Đầu tiên, cần xem số lượng tử vong xảy ra tại bệnh viện tầng nào? Tầng 5, tầng 4, hay các tầng dưới, hay tử vong tại nhà. Cần có con số tử vong cụ thể tại các tầng và phân tích nguyên nhân. Nguyên nhân là quản trị hay chuyên môn, là khách quan hay chủ quan. Nếu xảy ra tại tầng 5 thì nguyên nhân là khách quan do thiếu phương tiện hay quá tải. Nếu xảy ra tại các tầng dưới thì ngoài nguyên nhân khách quan do thiếu thốn phương tiện hay thiếu năng lực còn xem nguyên nhân chủ quan có phải là do không chuyển lên tầng trên kịp thời, hay do chuyển biến bệnh quá nhanh. Nếu tử vong tại nhà, cần xem lý do tại sao không chuyển viện kịp thời, hay không có bệnh viện tiếp nhận. Sau đó, xem xét các yếu tố tiên lượng bệnh nặng liên quan, bao gồm vấn đề tuổi tác, bệnh nền, các chỉ số cảnh báo bệnh nguy kịch. Mỗi một ca tử vong cần được phân tích chi tiết tất cả các vấn đề vì mỗi ca sẽ là một bài học đắt giá giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong cho những ca sau này.

Sau khi phân tích tất cả các yếu tố liên quan sẽ có cái nhìn tổng thể để có dự báo và lập kế hoạch phân bố nguồn lực con người, nguồn lực trang thiết bị, cơ sở vật chất, cũng như xem xét lại tất cả các quy trình, phác đồ điều trị. Với nguồn lực con người, ngoài việc điều chuyển lực lượng tinh nhuệ từ các bệnh viện lớn, còn phải tập huấn và đào tạo trực tiếp qua cầm tay chỉ việc từ những người có kinh nghiệm với những người còn thiếu kinh nghiệm để nâng cao năng lực điều trị. Với nguồn lực trang thiết bị, cần có điều chuyển từ các nơi chưa cần thiết đến nơi cần thiết trên phạm vi toàn quốc. Với quy trình và phác độ điều trị cần tham khảo các phác đồ điều trị các nước trên thế giới, đồng thời so sánh những ca tương đồng để rút kinh nghiệm. Điều này cần có những người có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực điều trị hồi sức cấp cứu tham vấn cho những người có trách nhiệm cao nhất trong việc ra những quyết định kịp thời. Cần có một nhạc trưởng chịu trách nhiệm cao nhất trong mục tiêu giảm thiểu tử vong này. Người đó phải điều phối được tất cả, và tốt nhất đó chính là Thứ trưởng chuyên trách phòng chống dịch của Bộ Y tế. Tất cả mọi vấn đề liên quan vị này phải chịu trách nhiệm và phải được giao toàn quyền quyết định trong việc điều động ngành y tế ở cấp toàn quốc và phối hợp y tế tp.HCM. Một bài học rất lớn với tổ tư vấn chống dịch vừa qua của thành phố HCM là vấn đề cần rút kinh nghiệm. Ít nhất phải có 2 thành viên về y học điều trị có năng lực và uy tín cùng với 2 thành viên chuyên trách về y học dự phòng trong tổ tư vấn. Hy vọng là thành phố sẽ học hỏi từ bài học này và có một tổ tư vấn chống dịch mới hiệu quả hơn.

clip_image006

VỀ VIỆC TP.HCM XIN KHẨN CẤP 28.000 TỈ ĐỒNG

FB Đỗ Hùng

clip_image008Sau khi hai gói cứu trợ 886 và 900 tỉ đồng của địa phương cho thấy quá nhỏ bé, như muối bỏ bể, TP.HCM đã đề nghị ra trung ương thêm gói KHẨN CẤP 28.000 tỉ và 142.200 tấn gạo để hỗ trợ người nghèo.

Cụ thể, số lao động nghèo mà chính quyền dự kiến hỗ trợ 1.580.100 hộ với khoảng 4.749.330 người. Mức hỗ trợ bao gồm tiền ăn 50.000 đồng/hộ/ngày, thuê phòng trọ 1,5 triệu đồng/hộ/tháng, gạo 15kg/người/tháng.

Hai gói cứu trợ nhỏ bé trước đó, cùng với đề xuất này một lần nữa cho thấy, dù là địa phương nộp ngân sách áp đảo cả nước, lúc hữu sự, TP.HCM lại vô cùng mong manh yếu đuối.

Những người dân làm lụng quanh năm và bị thu thuế không trượt phát nào – góp vào tổng thu ngân sách khủng của TP.HCM, giờ lâm vào cảnh cùng khổ, cần được cứu đói khẩn cấp, thì lại phải khẩn khoản bao nhiêu lần vẫn chưa được.

Hôm nay, Chính phủ mới quyết cấp cho thành phố 71.104,9 tấn gạo, tức một nửa số gạo mà thành phố xin.

Còn tiền thì theo đánh giá của nhiều người là… khó lắm.

Khó thì khó nhưng cần phải có, mà phải có nhanh, vì đây là cứu đói khẩn cấp. Mình nghĩ báo chí và nhiều người cần lên tiếng mạnh. Tiền cho hạ tầng có thể thủng thẳng tính toán, chứ tiền cứu đói thì phải triển khai ngay.

Nói cho cùng, đây là tiền của dân, ký thác vào nhà nước, giờ dân đói thì nhà nước có trách nhiệm đưa trở lại cứu dân (mai mốt dân khỏe lên thì lại thu thuế không trượt phát nào).

---

Ghi chú:

1. Thu ngân sách tại TP.HCM trong bốn năm gần đây nhất lần lượt là: 345,002 ngàn tỉ (2017), 376,780 ngàn tỉ (2018), 411,202 ngàn tỉ (2019), 371,384 ngàn tỉ (2020, do dịch nên giảm).

Chia đều ra cho bốn năm thì trung bình mỗi ngày thu ngân sách tại TP.HCM là trên 1.000 tỉ. Thu nhiều vậy mà lúc cần chi, kể cả chi cứu đói khẩn cấp, lại không có mà chi.

2. Trong số tổng thu ngân sách của TP.HCM (và các địa phương khác) có một phần là thu hộ trung ương, một phần là thu bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, phần thứ ba là thu phải share cho trung ương theo tỉ lệ nào đó; với TP.HCM thì tỉ lệ là địa phương 18%, trung ương 82% – nhóm ba này nhiều và TP.HCM đang đề nghị tỉ lệ chia địa phương 23, trung ương 77, chứ không phải 18:82 như hiện nay.

(Hình minh họa: Getty Images)

 

TƯƠNG LAI ĐẠI DỊCH: Bóc tách virus khỏi cộng đồng - Thực tiễn & cơ sở khoa học

FB Gs. Tran Tinh Hien

Thủ tướng Tân Tây Lan Jacinda Ardern thúc dục dân chúng chấp hành “chiến lược loại trừ biến thể lan-tràn-nhanh-chóng” Delta khi bà ban bố tình trạng “giãn cách tuyệt đối” lockdown ở mức nghiêm ngặt nhất ở đất nước 5 triệu dân này.

Nhiều nghi ngại cho rằng bà Thủ Tướng liệu có lập lại được thành quả năm 2020 khi mà bà đã thành công trong việc dập tắt được làn sóng đại dịch Covid-19 đang làm điều đứng nhiều nước, khi áp dụng nhanh chóng biện pháp lockdown với việc đóng cửa biên giới và các biện pháp giản cách nghiêm nhặt nhất, đã giúp New Zealand gần như không còn Covid-19 từ đó cho đến thứ Ba tuần này, khi bà tuyên bố áp dụng lại lockdown toàn quốc 3 ngày và riêng với Auckland – nơi có ca đầu tiên đợt này - 7 ngày. Mặc dù vậy dịch đã lan đến thủ đô... Wellington và đưa con số lên 31 (Reuter, 20-8-2021)

Nhưng hiện thời bà Thủ Tướng đang bị phê phán vì tốc độ triển khai vaccine quá chậm chạp, chỉ mới 19% dân số được tiêm chủng Covid-19, thấp nhất trong nhóm OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, thành lập năm 1961, hiện có 34 thành viên, chủ yếu là các nước phát triển.

Người hàng xóm của bà -Australia- trước đây cũng được đánh giá cao trong xử lý Đại dịch, đang vùng vẫy trong làn sóng Delta trong những tuần gần đây với hơn 50% dân số đang ở trong tình trạng lockdown và thành phố đông dân nhất Sydney thì đã ở trong tình trạng này từ tháng 6-2021

Vào tháng 2-2021 tạp chí khoa học Nature đã làm một thăm dò trên 119 nhà khoa học gồm virus-học, miễn dịch học và bệnh nhiễm về khả năng SARS-CoV-2 trở thành virus lưu hành thường xuyên (endemic) thì 89% trả lời “có nhiều khả năng” (very likely/likely) và chỉ 62% cho rằng “ít /rất ít khả năng" virus có thể bị loại trừ ở một vài nơi).

Về cơ sở khoa học lẫn thực tế đều cho thấy việc loại trừ virus ra khỏi cộng đồng là rất ít khả năng thành công ngay cả khi có vắc-xin.

NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI CỦA SARS-COV-2:

Chỉ có một khả năng duy nhất virus bị loại bỏ là vaccine hoàn toàn có hiệu lực ngăn ngừa lây lan, virus không biến thể, virus không trú ẩn trên động vật...

The coronavirus is here to stay!

clip_image010

clip_image012

Một số comment:

clip_image014

clip_image016

clip_image018

DẬP DỊCH PHẢI THEO KHOA HỌC. DỰA VÀO CHUYÊN MÔN. KHÔNG DỰA VÀO Ý CHÍ CHÍNH TRỊ

FB Nguyen Ngoc Chu

Dịch ở TP HCM và các tỉnh Bình dương, Long An, Đồng Nai, phải được kiểm soát và đẩy lùi. Trong khi các tỉnh thành ở phía Bắc chưa rơi vào tình trạng nghiêm trọng thì Chính phủ phải tập trung mọi nguồn lực để dập dịch ở TP HCM và các tỉnh lân cận. Nếu để dịch ở TP HCM rơi vào trạng thái không kiểm soát thì tác hại khôn lường. Khi chưa đẩy lùi được dịch ở phía Nam mà các tỉnh phía Bắc bị lây dịch nghiêm trọng thì đó là thảm hoạ toàn quốc. Nên phải dồn toàn lực để dập dịch ở TP HCM. Chính phủ phải coi TP HCM là mặt trận chính của dập dịch trên toàn quốc.

I. DỒN TÀI CHÍNH VÀ LƯƠNG THỰC HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHO TP HCM

1. CỨU TRỢ KHẨN CẤP VÔ ĐIỀU KIỆN. NHƯNG CHO ĐẾN NAY VIỆC CỨU TRỢ DIỄN RA VẪN RẤT CHẬM CHẠP

Để cho dân không hoản loạn, ai ở đâu thì ở đấy – muốn vậy, phải có cái để sống, an sinh là số 1. Ai cũng được cứu trợ tiền sinh sống. Ai cũng được tiêm chủng. Ai cũng được cứu chữa - Không phân biệt tạm trú hay thường trú; Không phân biệt có hộ khẩu hay không hộ khẩu; Không phân biệt có hợp đồng lao động hay không có hợp đồng lao động; Không phân biệt đóng bảo hiểm hay không đóng bảo hiểm; Không phân biệt nộp thuế hay không nộp thuế; Không yêu cầu phải đi xin xác minh bất cứ điều gì ở đâu.

Để cứu trợ không bị trùng lặp, không bị gian dối, là việc của người cấp phát cứu trợ. Công nghệ cho phép làm việc này mà không bắt người được cứu trợ phải phiền hà, không phải kê khai với cán bộ phường và công an khu vực. Chỉ việc ngồi ở nhà mà có tiền trong tài khoản. Chỉ ngồi nhà mà có lương thực thực phầm thiết yếu để sống.

Tất cả những người lao động kiếm ăn, có điện thoại di động, đều có thể kiểm soát qua công nghệ. Họ nhân được tiền cứu trợ tức thì mà không cần qua chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương thực thi việc cứu trợ vật chất. Chính quyền địa phương… rà soát các trường hợp bệnh tật, già yếu, thương tật cô đơn, không có khả năng sử dụng công nghệ.

Việc nhận tiền cứu trợ mà phải đi qua chính quyền địa phương có 2 nhược điểm rất trầm trọng: Một là tốn nhiều thời gian, không kịp thời; Hai là tạo ra tình cảnh xin – cho, biến chính quyền địa phương thành người có quyền ban phát. Từ đó dẫn đến gây phiền hà, gian lận, trục lợi, ban phát không đúng đối tượng và bỏ sót. Thực tế cách cứu trợ của Bộ LĐ&TBXH đã minh chứng 2 điều vừa nêu. Rất nhiều trường hợp cần cứu trợ, suốt 3 tháng qua chưa được cứu trợ. Không ít cán bộ địa phương trở thành cửa quyền.

2. ĐÔI LỜI VỀ CÁCH ĐỀ NGHỊ CỨU TRỢ CỦA TP HCM

UBND TP HCM vừa có công văn đề nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho 4.749.330 người nghèo từ 1 580 100 hộ, do gặp khó khăn trong đại dịch, với tổng số tiền hơn 27.968 tỉ đồng và 142.200 tấn gạo.

Khẳng định là phải cứu trợ khẩn cấp vô điều kiện cho toàn bộ người dân TP HCM mất việc làm vì dịch covid. Nhưng cách tiếp cận, khác với đề nghị của TP HCM.

Chính quyền TP HCM xin cứu trợ trong đại dịch Covid theo con đường cũ: xét hộ nghèo đói. Đây là con đường tạo nền quyền xét duyệt, cho và không cho, và mất nhiều thời gian xét duyệt. Nó đi ngược với tính khẩn cấp và mục đích cứu trợ vô điều kiện vì đại dịch.

Việc xác định ai là hộ nghèo để được cứu trợ sẽ phụ thuộc vào chính quyền phường, công an khu vực, tổ dân phố..Từ đó lại xẩy ra trường hợp xin –cho. Và việc quyết định ai được nhận cứu trợ phụ thuộc vào chính quyền địa phương chứ không thuộc vào chính phủ.

Tiếp đến, là mục đích cứu trợ chưa đúng. Cứu trợ là cho người dân mất việc làm trong đại dịch, chứ không cứu trợ cào bằng cho mọi thành viên trong hộ.

Đó là điều các nước khác không làm. Không nước nào cứu trợ trong đại dịch theo hộ, phụ thuộc vào thước đo của phường xã, mà phụ thuộc vào chính sách của quốc gia. Cho nên tất cả mọi người lao động đều được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Kết quả cho thấy, UBND TP HCM yêu cầu cứu trợ 4 740 330 người nghèo gặp khó khăn – chiếm 52,71% dân số toàn TP HCM (8 993 000 ngày 01/4/2019, theo world population thì dân số TP HCM là 8 827 544 người). Trong khi đó, toàn bộ số người lao động ở TP HCM là 4.492.268 người ( chiếm 49,95% dân số toàn thành phố). Như vậy con số người nghèo đói cần trợ cấp 4 740 330 là con số lớn hơn toàn bộ số người lao động ở TP HCM.

Có nghĩa là, Chính phủ trợ cấp cho tất cả những người lao động ở TP HCM - thì vẫn ít hơn con số TP HCM yêu cầu. Vậy Bộ LĐTB&XH đang trợ cấp ở đâu? cho ai?

Phải cứu trợ tức thì cho toàn bộ người lao động ở TP HCM vô điều kiện. Nhưng không phải theo cách đánh giá của cán bộ phường, không theo hộ gia đình, mà theo chính sách của Chính phủ.

Việc cứu trợ của Bộ LĐTB&XH trong thời gian qua diễn ra rất chậm chạp, với nhiều thủ tục phiền toái, với nhiều khiếm khuyết, không đáp ứng được tính khẩn cấp trong dịch bệnh.

3. CẦN TRẢ LỜI NGAY CHO UBND TP HCM VỀ GÓI CỨU TRỢ

Việc hỗ trợ cho TP HCM bao nhiêu tiền, bao nhiêu gạo, và hình thức cấp phát như thế nào, phải xuất phát từ Chính phủ, và cần trả lời ngay vì tình trạng khẩn cấp. Việc chậm trễ của Chính phủ về số lượng hỗ trợ và hình thức cấp phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến hiệu quả dập dịch ở TP HCM.

Khi Thủ tướng đã ra lệnh "Khi đã phong tỏa thì không để người dân nào thiếu ăn" thì Chính phủ phải trả lời cho UBND TP HCM biết là họ nhận được bao nhiêu tiền, bao nhiêu gạo?

Khi Thủ tướng yêu cầu “ai ở đâu thì ở đó, người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, xã phường cách ly với xã phường” mà không có trợ cấp tài chính từ Chính phủ thì sẽ kém hiệu quả.

Khi Thủ tướng tuyên bố "Hỗ trợ TPHCM là chuyện cháy nhà chết người, đừng chần chừ nữa!" (https://dantri.com.vn/.../ho-tro-tphcm-la-chuyen-chay-nha...) thì Chính phủ phải tức thì chuyển tiền, chuyển gạo, chuyển nhân lực, thiết bị, thuốc men. Nếu không vẫn chỉ là ý chí chính trị!

II. DỒN NHÂN LỰC, THIẾT BỊ, VACCINE VÀ THUỐC MEN CHO TP HCM

An sinh tốt thì mới tạo điều kiện cần cho giãn cách tốt. Khi Chính phủ hỗ trợ tài chính và lương thực cho TP HCM thì đó là điều cần cho giãn cách. Điều kiện đủ cho giãn cách tốt là lãnh đạo TP HCM phải giỏi. Có giỏi thì mới đưa ra các biện pháp đúng. Có giỏi thì mới triển khai được giãn cách tốt.

Vấn đề hệ trọng song song với an sinh và giãn cách là cứu trợ cho người bị lây nhiễm Covid. Phải giảm tỷ lệ tử vong. Tử vong là hoạ cuối cùng của dịch. Để tỷ lệ tử vong cao là thất bại toàn diện trong dập dịch. Con số tử vong cao sẽ gây hoảng loạn trong toàn quốc.

Cho nên, phải dồn vaccine, thiết bị và nhân lực cho TP HCM và các tỉnh bị dịch bệnh nặng để giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế lây lan. Trên phương diện này, hành động của Chính phủ chưa tương ứng với đòi hỏi của thực tế.

III. DẬP DỊCH PHẢI THEO KHOA HỌC. DỰA VÀO CHUYÊN MÔN. KHÔNG DỰA VÀO Ý CHÍ CHÍNH TRỊ

Dịch virus corona là đại hoạ. Diệt virus corona phải theo khoa học. Phải dựa vào chuyên môn.

Không thấy bên cạnh Thủ tướng thường xuyên có 1 bác sĩ trưởng giỏi, 1 nhóm bác sĩ giỏi. Không thấy bên cạnh người đứng đầu các tỉnh thành thường xuyên có 1 bác sĩ trưởng giỏi, 1 nhóm bác sĩ giỏi. Bộ trưởng Bộ Y tế và Giám đốc Sở y tế là các nhà quản lý, thăng tiến theo ngạch quản lý, không phải là các chuyên gia giỏi nhất về dịch.

Chính sách dập dịch phải xuất phát từ các nhà chuyên môn. Không đi từ những người lấy ý chí chính trị làm đầu, lấy tuyên truyền làm phương tiện. Nghe lời khuyên từ 3 nhà chuyên môn giỏi trong 1 giờ, lợi muôn lần hơn suốt ngày họp với mấy chục lãnh đạo chỉ ngồi nghe, không nói khác.

Dập dịch ở Việt Nam hiện nay, khác với nhiều nước, các nhà chính trị đang áp đảo các nhà chuyên môn. Tình trạng Việt Nam thiếu vaccine, tỷ lệ tiêm vaccine thấp, là vì ý chí chính trị áp đảo kiến thức chuyên môn. Các tỉnh thành chưa rơi vào hoàn cảnh lâm nguy hãy nhanh chóng mà thay đổi.

 

3 LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ VẮC XIN COVID-19 MỌI NGƯỜI CẦN PHẢI GHI NHỚ

FB Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Lá chắn hữu hiệu nhất để đẩy lùi dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới chính là vắc xin. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 hiện đang được triển khai rộng rãi ở tất cả các địa phương trên cả nước. Đối với những người đã tiêm mũi 1 thì khi tiêm mũi 2 cần lưu ý gì?

1 - Lưu ý về loại vắc xin tiêm mũi 2

Hiện nay, Việt Nam đã cấp phép sử dụng 06 loại vắc xin phòng Covid-19 nhập khẩu. Rất nhiều câu hỏi xung quanh việc loại vắc xin có thể tiêm mũi 2 như: Mũi 1 tiêm Astrazeneca mũi 2 tiêm gì? Mũi 1 tiêm Astrazeneca mũi 2 tiêm Sinopharm được không? Mũi 1 tiêm Moderna mũi 2 tiêm gì?..

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế tại Công văn số 6030/BYT-D 2021 hướng dẫn tiêm 02 liều vắc xin phòng Covid-19 được ban hành ngày 27/7/2021 vừa qua, những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế thì có thể phối hợp hai loại vắc xin khác nhau trong 02 lần tiêm. Theo Công văn này, người dân cần lưu ý:

- Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 Pfizer/BiNTech

- Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna hoặc các vắc xin khác.

- Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

- Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

- Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

Từ thông tin trên có thể thấy, nếu mũi 1 đã tiêm vắc xin Sinoipharm, Pfizer, Moderna thì mũi 2 chỉ được phép tiêm cùng loại. Nếu mũi 1 đã tiêm Astrazeneca thì mũi 2 chỉ được tiêm cùng loại hoặc tiêm Pfizer/BiNTech, không được tiêm các loại khác.

2 - Lưu ý về khoảng cách giữa 2 lần tiêm

Vắc xin Covid-19 cần được tiêm 2 liều và duy trì khoảng cách giữa hai lần tiêm hợp lý để tạo ra miễn dịch cho cơ thể. Tùy vào loại vắc xin được tiêm mà khoảng cách giữa các lần tiêm khác nhau.

Tại Công văn số 6030/BYT-D, Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, nếu mũi 1 đã tiêm Astrazeneca và mũi 2 tiêm Pfizer/BiNTech thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 - 12 tuần. Còn với các loại vắc xin khác, khoảng cách giữa 2 lần tiêm cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lịch tiêm được nêu cụ thể tại Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định 3588/QĐ-BYT như sau:

- Astrazeneca: Cách nhau 8 - 12 tuần.

- Sputnik V: Cách nhau 3 tuần

- Pfizer: Cách nhau 3 tuần

- Vero Cell: Cách nhau 3 - 4 tuần

- Moderna: Cách nhau 4 tuần.

Câu hỏi đặt ra là tiêm vắc xin sớm hơn hoặc muộn hơn lịch có sao không? Theo các chuyên gia y tế, việc duy trì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là hợp lý, nhằm giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt, tiếp nhận mũi vắc xin tiếp theo hiệu quả.

Nếu tiêm mũi 2 trong thời gian quá gần với mũi 1 thì không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng lại coi như làm mũi 2 bị “phí”, không có tác dụng như mong muốn.

Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai lần tiêm quá dài, hiệu quả của mũi 1 cũng không bị ảnh hưởng gì và người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vắc xin - Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết trên trang Lao động.

3 - Lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin

Tương tự như tiêm mũi 1, người tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cũng cần lưu ý một số khuyến cáo trước khi tiêm như sau:

- Tránh dùng thuốc có thành phần steroid 01 tuần trước khi tiêm, tránh dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm vì các loại thuốc này sẽ có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19.

- Không uống rượu bia trước ngày tiêm chủng, nhằm đảm bảo hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất, giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút…

Sau khi tiêm, Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định 3588/QĐ-BYT cũng chỉ rõ:

- Ít nhất trong 03 ngày đầu sau khi tiêm, luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, không nên uống rượu bia và các chất kích thích

- Ăn uống bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm cần tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; không để nhiễm lạnh và đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu sốt từ 38,5 độ trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần đến ngay bệnh viện…

 

ÁP LỰC "VÔ HÌNH" VÀO ĐÊM KHUYA Ở BỆNH VIỆN

Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Lại một đêm dài đối với tất cả nhân viên chúng tôi, các ca bệnh vẫn từng giờ nối đuôi nhau chuyển về 2 cơ sở điều trị của Bệnh viện thành phố Thủ Đức và đa số là các ca F0 đã trở nặng. Lại vừa 1 bệnh nhân nặng không qua khỏi.....tận đáy lòng mỗi nhân viên chúng tôi lại mỗi cảm xúc khác nhau. Đồng hồ điểm 1h46' sáng, lòng chúng tôi càng nặng trĩu, ngay bây giờ không phải vì nhớ gia đình, không phải buồn vì công việc quá tải hay suy nghĩ xem mình có được chính sách đãi ngộ xứng đáng không.... mà chính là nghe tiếng bệnh nhân cầu cứu và sự bất lực khi không thể cứu lại:

- Tôi khó thở quá cứu tôi với!!!

- Bác sĩ làm ơn cứu tôi!

- Em sao cũng được nhưng cố gắng cứu con em với!

-.....

Cả ekip mỗi người mỗi khâu, dành giật từng giây lấy lại hơi thở cho bệnh nhân nhưng không thể cứu lại, họ vẫn ra đi..... sự lạnh lẽo và những giọt nước mắt mờ sau lớp kính bảo hộ, sự đau đớn khi không thể làm gì hơn của chúng tôi không thua gì người nhà của bệnh nhân lúc này. Một cảm giác bất lực, tồi tệ vô cùng sau thời gian dài liên tục cố gắng nhưng không thể..... Khi sự mất mát quá nhiều và thường lặp lại như thế thì chúng tôi không có thời gian cho chán nản nữa rồi. Mỗi người, mỗi việc không ai bảo ai chỉ biết cố gắng làm vệ sinh sạch sẽ, thay đồ tươm tất, bó lại gọn gàng một cách nhẹ nhàng nhất có thể cho họ. Bởi vì khi đó chúng tôi phải đóng vai trò là người nhà - người thân của họ.... Những thời khắc đau đớn này, chúng tôi xin gỡ mác chỉ là người nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở đây để trở thành những người thân đưa tiễn họ về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Nếu bạn thấy mệt mỏi, chán nản hay mất niềm tin vào cuộc sống trong thời gian này hãy nhớ bạn vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Và ở bệnh viện chúng tôi, luôn có hơn 2000 nhân viên mỗi người một khâu kết tạo thành một cỗ máy đang hoạt động hết công suất cố gắng từng giây, từng phút để hoàn thành tốt công việc của mình dù mỗi người đều có những áp lực, mệt mỏi riêng.

clip_image020

MỖI NGÀY CÓ KHOẢNG 85 XE CHỞ KHOẢNG 400 ÁO QUAN TỚI

BÌNH HƯNG HÒA

FB Trương Huy San

Theo trung tá Nguyễn Xuân Truyền - phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Bình Tân (được Bộ Tư lệnh TP.HCM giao công tác điều tiết tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa): "Với các ca mắc COVID-19 không may qua đời tại nhà mà các nhà đòn quá tải không nhận, phía quân đội sẽ hỗ trợ... Thống kê cho thấy trung bình mỗi ngày có khoảng 85 xe chở khoảng 400 áo quan đến Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa để lo việc hậu sự cho người dân."

CÁC THẦY, CÁC SOEUR CÓ THỂ CẦU NGUYỆN CHO HỌ...

Dòng Chúa Cứu Thế, 21-08-2021

Trong sách Công vụ Tông đồ, sau khi Thánh Phêrô giảng dạy tại nhà ông Conêliô thì một dấu lạ đã xảy ra khiến cho “những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô, đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống cả trên các dân ngoại nữa, bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa” (Cv 10,45-46).

clip_image022

Các Tu sĩ thiện nguyện đang đọc kinh trước thi hài các bệnh nhân.

Và một dấu lạ cũng đã xảy ra với anh chị em tu sĩ thiện nguyện chúng con vào đầu ca làm việc chiều ngày 18/8/2021, tại Bệnh viện Dã chiến số 16. Chuẩn bị bước vào ca làm, chúng con được thông báo để gặp một bác sĩ có vấn đề cần trao đổi. Tất cả anh chị em trong nhóm chúng con đều không biết vấn đề gì. Cảm giác hồi hộp, một sự ưu tư để nhanh chóng bước vào công việc phục vụ và cộng thêm một chút nóng nực của thời tiết trong bộ đồ phòng hộ khi phải đứng chờ đợi, cũng làm cho một ít trong chúng con bắt đầu cảm thấy đôi chút bồn chồn. Nhưng rồi một điều ngoài sức tưởng tượng của chúng con đã đến. Một bác sĩ bước vào và chào chúng con: “Chào các anh chị tình nguyện viên. Ở đây là các sơ, các thầy cả phải không?” Và rồi bác sĩ giới thiệu là bác sĩ Vinh của bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, bác cho chúng con biết về vấn đề mà bệnh viện muốn và tin rằng chúng con là những người làm tốt việc đó.

Bác sĩ nói: “Hiện tại có một số người bệnh tử vong và đang bảo quản thi hài ở phòng bảo quản – là 2 chiếc container lạnh – nằm phía cuối khuôn viên bệnh viện. Họ là những người xấu số đã ra đi trong hoàn cảnh không có người thân bên cạnh và đang phải nằm lạnh lẽo trong phòng bảo quản. Chúng ta nên cầu nguyện cho vong linh họ. Điều đó, chúng tôi là những bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế không thể làm được bởi còn nhiều việc chuyên môn. Tôi là một người không có theo đạo. Nhưng chúng tôi biết điều này các thầy, các sơ có thể làm tốt hơn chúng tôi. Vì thế chúng tôi mong muốn các thầy các sơ có thể cầu nguyện cho họ.”

Khi nghe điều này, trong lòng con vô cùng cảm kích ‎với điều đó, đặc biệt là những lời nói từ một vị bác sĩ là một người không có tôn giáo như thế. “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!” (Rm 11,33). Con nhớ tới lời Thánh Phêrô đã nói với người què ở Cửa Đẹp của Đền Thờ: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây… (Cv 3,6). Chúng con là những tu sĩ thiện nguyện mà đa số không có chuyên môn y tế thì điều chúng con có thể cho đi là lòng nhiệt huyết phục vụ và lời nguyện cầu.

clip_image024

Các Tu sĩ thiện nguyện đang đọc kinh trước thi hài các bệnh nhân.

Thực sự ra thì bản thân con trước đó đã cùng cộng tác với một vài bác sĩ và điều dưỡng nam trong việc tẫn liệm thi hài và chuyển ra phòng bảo quản thi hài rồi. Mỗi lần có người bệnh qua đời, trong lúc tẫn liệm và chuyển đi ra thì con chỉ biết thầm đọc kinh, cầu nguyện và phó dâng linh hồn người đó và các bệnh nhân khác cho lòng Chúa thương xót. Cho nên, điều này như một chìa khóa mở ra cho anh em tu sĩ thiện nguyện chúng con trong việc cầu nguyện cho các linh hồn những bệnh nhân qua đời.

Và chúng con được bác sĩ dẫn ra phòng bảo quản thi hài để đọc kinh cầu nguyện. Sau buổi cầu nguyện hôm đó, lúc đi trở vào, chúng con trình bày một ước nguyện với bác sĩ là chúng con có thể cầu nguyện như thế này vào đầu mỗi ca làm hay không. Bác sĩ bảo với chúng con đó là một điều quá tốt và nói lời cám ơn chúng con. Vì thế, bây giờ cứ đầu mỗi ca làm việc, mỗi nhóm anh em tu sĩ thiện nguyện chúng con đều tập trung nhau cầu nguyện cho các linh hồn bệnh nhân đã qua đời.

clip_image026

Các Tu sĩ thiện nguyện đang đọc kinh trước thi hài các bệnh nhân.

Chúa công minh trong mọi đường lối Chúa, đầy yêu thương trong mọi việc Người làm” (Tv 145,17). Tạ ơn Thiên Chúa bởi những điều Ngài đã thực hiện trong cuộc sống và nơi cuộc đời của chúng con để cho vinh quang Ngài được tỏa sáng, Danh Thánh Ngài được vinh hiển.

Xin cho các những người đã qua đời vì Covid được nghỉ yên muôn đời.

Và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn này.

Chúa Dắt Dìu Con, C.Ss.R

 

SƠ BÁC SĨ BỊ F0 Dòng Đaminh Rosa Lima Sài Gòn

Cộng Đoàn Công Giáo Perth

 

ANH BỜM BÁN CƠM NỤ CƯỜI

Người Đô Thị, 21/08/2021

Nếu dân gian có vụ “Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười”, thì những ngày COVID-19 hôm nay, cũng có một anh Bờm như thế, khóc cười theo phận đời của những người nghèo thành thị.

Bờm tên thật là Nguyễn Tập, một kiến trúc sư, một guitarist, một cây bút ký sự tài hoa và là tác giả của “Học với chuyên gia” - một kết nối độc đáo mọi người trong xã hội để “kiếm cơm cho người khó”.

Bờm có nghĩa là “trong veo”

Tôi thích gọi anh Nguyễn Tập với cái tên Bờm - tên mà ông Nam Đồng, người sáng lập chuỗi quán cơm xã hội Nụ Cười đặt cho. Khác với những bài ký sự mà anh hay viết, “Bờm” ngoài đời có đầy đủ sự chất phác của nhân vật mang đậm dấu ấn dân gian này: gần gũi, hơi bụi đời, nói năng thẳng như ruột ngựa và, nói như một người chị trong nhóm tham gia hỗ trợ, là “nó trong veo!”. Có lẽ, chính nhờ cái sự trong veo này, sự “rất Bờm” này, mà “Học với chuyên gia - trao quà người khó” của Bờm từ một ý tưởng rất ngẫu hứng, trở thành một mô thức gây quỹ cộng đồng rất được ưa chuộng trong những ngày khó khăn này ở Sài Gòn.

clip_image028

Nguyễn Tập (áo xanh) cùng cộng sự của quán cơm xã hội Nụ Cười 6 chuẩn bị những bữa cơm cho người nghèo giữa những ngày TP.HCM giãn cách toàn thành phố, tháng 7.2021.

Chuyện kể rằng, có người bạn gợi ý về việc mở lớp online dạy powerpoint, lấy tiền học phí đóng góp cho quán cơm, Bờm mới nghĩ: “Tại sao chỉ mở một lớp mà không mở nhiều lớp, nhiều môn khác nhau và các lớp học đều… miễn phí? Thay vì thu tiền thì mọi người đóng góp tùy hỉ cho quán cơm Nụ Cười 2.000 đồng, vừa tạo sân chơi kiến thức, vừa quyên tiền cho đồng bào đang khốn khó vì dịch COVID-19.

Vậy là làm. Bờm gọi một vòng, rủ rê mấy người quen mà anh có ngưỡng mộ một tài năng gì đó của họ. Lần đầu tiên trong đời đóng vai “ban tổ chức”, Bờm run còn hơn mấy lần lên sân khấu biểu diễn văn nghệ ở Trường Kiến trúc hay giao lưu với độc giả mê sách ký sự Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero của anh.

Một cô nhà văn Khải Đơn đang ở Mỹ dạy cách viết để giải tỏa, giữ gìn cảm xúc. Một ông Châu võ sư, chủ nhiệm câu lạc bộ võ tự vệ lên Zoom dạy online các cách thức cơ bản nhất để tự vệ, để… bỏ chạy và để phòng thân khi gặp chuyện khó. Một anh họa sĩ đang ở Cù Lao Chàm tránh dịch cũng lên hướng dẫn vẽ một bức tranh phong cảnh bằng màu nước. Hay một vận động viên chạy đường dài đặt tên một chuyên đề hướng dẫn chạy bộ rất ngộ: “chạy bộ cho người phàm trần”… Bờm nghĩ, cứ làm đại, đăng trên Facebook, ai học được cái gì hay cũng tốt, ai chia sẻ được những sở trường của mình cũng hay, kiếm thêm được bữa cơm nào cho mấy quán Nụ Cười cũng đỡ người khó. Mà có bể chương trình thì mọi người nhìn nhau cười là xong.

Bờm đi mượn được tài khoản học trực tuyến Zoom của một người quen, giới hạn tối đa 100 người tham gia một lần. Bất ngờ là hầu hết buổi học đều hơn 100 người đăng ký tham dự (có lớp đến 350 người đăng ký), và số bữa cơm gửi về ủng hộ quán Nụ Cười tỷ lệ thuận với sự hào hứng của người dạy và người học, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội này. Và khi bức tranh hôm dạy học đem bán đấu giá trên Facebook của Bờm được hơn 30 người tham gia giành quyền mua, mà kết cuộc là một mạnh thường quân “lạ hoắc” xin ủng hộ mấy trăm suất cơm để được quyền giữ bức tranh (và sẵn sàng tặng luôn số tiền ủng hộ nếu có ai đó trả giá cao hơn), thì ai cũng thấy cuộc chơi của Bờm đã đi ra khỏi vòng tròn bạn bè chiến hữu của anh rồi.

Đáp đền tiếp nối

“Có phải là một nhân vật của dân gian, làm một câu chuyện cho dân gian thì được dân gian ủng hộ không nhỉ?” - tôi tự hỏi khi lụi cụi soạn bài giảng để tham gia chương trình lần hai của Bờm. Lần này phòng học Zoom được một bạn khác cho mượn, chứa được đến 500 người cùng lúc (vì số người đăng ký học lên đến… 1.000). Bờm… hết vốn chuyên gia bạn bè, nên đi hỏi nhờ. Hỏi nhờ là vậy, nhưng đúng là kiểu “ba bò chín trâu” không chắc đổi được cái quạt mo của anh Bờm. Bờm tự lên danh sách những “món” mà anh nghĩ mình cần, bạn bè mình cần, và có chuyên gia người thật việc thật nào đó chia sẻ chứ không phải một lớp học đơn thuần.

Bờm chạm đến những lớp học rất lạ, và khó: tư duy phản biện, quản trị tài chính cá nhân, học về hơi thở… Nhưng theo một quy luật cơ bản của vũ trụ, thì cái gì thật lòng sẽ đi xa. Chưa bao giờ tôi thấy một chiến dịch thiện nguyện do một người tổ chức mà được lan tỏa mạnh mẽ và hào hứng đến vậy. Chẳng hạn Nguyễn Cẩm Chi, một người bạn... của bạn… của bạn được giới thiệu cho Bờm để nói chuyện về tài chính cá nhân. Chi cảm thấy hạnh phúc khi được rủ rê tham gia chương trình này, dẫu rằng bình thường cô giảng viên của Học viện Kế toán quốc tế ACCA này tính phí siêu cao, và tuyển chọn học viên rất khó khăn.

clip_image030

Một kết nối độc đáo để “kiếm cơm cho người khó”.

Chi ngồi đó, giảng bài, và chẳng hiểu vì sao mình rút hết ruột gan ra chia sẻ. Xong lớp học, mấy trăm học viên còn lưu luyến. “Lớp của Bờm” hết rồi, nên Chi quyết định tự mở một lớp khác, và tiền thu được cũng đem đi đong gạo cho quán cơm Nụ Cười, hay là “quán anh Bờm” như chúng tôi hay nói vui. Mà không chỉ Cẩm Chi, nhiều nhân vật khác vô tình được rủ tham gia “lớp anh Bờm” mới phát hiện có thể đóng góp bằng những điều mình biết qua các buổi chia sẻ online mà người tham dự sẽ tự quyết định là nên ủng hộ bao nhiêu “học phí” trực tiếp cho các chương trình thiện nguyện mà huấn luyện viên giới thiệu.

Tôi may mắn học được “chiêu” này, nên áp dụng ngay, cũng kiếm được vài suất học bổng giúp đỡ các cô giáo mầm non đang rất khốn khó vì mất việc của chương trình Help A Teacher. Chuyên viên tư vấn tâm lý Bo Bo Trần còn làm hẳn một buổi thảo luận và cũng góp được thêm mấy trăm suất cơm cho người khó của quán cơm Nụ Cười… Và tất nhiên, những ví dụ này là rất ngắn so với hành trình dài mà chương trình này đã tự vươn xa.

Khóc cười thân phận nổi trôi

Chuyện của Bờm, mà lại không hẳn là của Bờm, mà của một phần rất lạ “của Sài Gòn”. Nói như ông Nam Đồng, cha của Bờm, cũng là người khởi xướng dự án quán cơm Nụ Cười, còn có tên gọi khác là “Quán cơm 2.000 đồng”. Khi ông bắt đầu hành trình này, nhiều người lo lắng cho ông lắm. Bao nhiêu là thách thức, bao nhiêu là rủi ro. Ông già tỉnh bơ: “Đừng có coi thường sức mạnh của lòng người Sài Gòn, nó là một cái mạch ngầm, chỉ cần mình khơi lên cho đúng, thì không bao giờ cạn đâu”.

Mà thực vậy, quán cơm Nụ Cười 1, Nụ Cười 2, rồi 3, 4 và 6... nối tiếp nhau ra đời. Xin “bật mí” là sẽ không bao giờ có quán số 5 là bởi hồi mới cùng ông bạn Lê Văn Chính - Công ty Cổ phần truyền thông Sơn Ca - lập quán, ông Nam Đồng có nói vui: “Mở được đến quán thứ 5 là tui chết cũng vui rồi”. Ai dè quán mở lẹ quá, mới vài năm mà tới quán thứ 5 nhưng ông Chính “sợ xui” bèn bỏ qua số 5 để lấy luôn số 6!

clip_image032

“Nụ cười của Bờm” trên cung đường Inca huyền thoại (Peru), một trong những nơi khởi nguồn cho tập sách ký sự Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero.

Ông Nam Đồng cũng rất… “Bờm”, đâu có quy trình quản lý chuyển giao công nghệ gì cho một hệ thống có vẻ phức tạp như vậy. Ông cứ để “mạch ngầm nhân ái Sài Gòn” nó tự chảy, rồi nó lan ra nhanh hơn cả những giấc mơ đẹp đẽ của ông. Mà ông già về hưu, nhìn có vẻ hơi lẩm cẩm và mọi người đồn là “rất sợ vợ” này, lại có nhiều sáng kiến độc đáo vô cùng.

Ví dụ, ông nghĩ ra chuyện làm một bữa cơm 2.000 đồng, y như cơm của quán Nụ Cười, nhưng gọi là “2.000 đồng mà VIP”. Tức là ông bán từng bàn 10 người cho những ai muốn mua, giá rất cao: 50.000.000 đồng/bàn. Vì sao bán mắc dữ vậy, vì 50 triệu hay 100 triệu thì cũng để… nấu cơm cho người nghèo thôi mà. Xong ông đi nhờ vả những người nổi tiếng tới làm nhân viên phục vụ cho cái bàn “2.000 đồng mà VIP” này. Tôi kể với vài người bạn, ai cũng sẵn sàng xắn tay áo lên để phụ. “Chị ca sĩ Ánh Tuyết suốt ngày còn tới quán rửa chén mà, việc của mình thì mình làm thôi” - bạn tôi nói.

Luống rày dịch dữ quá, quán cơm có chỗ bị chính quyền kêu đóng cửa. Bờm càm ràm dữ lắm. Một mặt cũng ráng chấp hành, một mặt thì cũng tranh thủ đi vận động. Tôi cứ ngóng ngóng Facebook của anh, và yên lòng khi thấy một dòng thông báo: “Bếp Nụ Cười hôm nay vẫn đỏ lửa nhen mọi người ơi”.

Bài: Trần Bung - Ảnh: NVCC

NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHỊ KIM CÚC VỀ HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CỦA NHÓM GIANG KIM CÚC & CÁC CỘNG SỰ

GIANG KIM CÚC VÀ CÁC CỘNG SỰ

Đây là những chia sẻ của Kim Cúc về quá trình ra đời của nhóm cũng như hành trình thiện nguyện mai táng 0đ và những thông điệp thiện nguyện mà Nhóm Giang Kim Cúc & Các Cộng Sự muốn truyền tải và lan tỏa đến cộng đồng giữa đại dịch Covid 19 vô cùng khốc liệt này.

➡️Cuộc chiến này không chỉ ngày một, ngày hai mà cần sự chung tay của tất cả bà con, hãy luôn chấp hành đúng theo khuyến cáo của địa phương. Động viên nhau những điều tích cực nhất vì chúng ta là người con “Việt Nam”. Nhóm sẽ chiến đấu hết mình!❤️

Xin cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành cùng Nhóm Giang Kim Cúc & Các Cộng Sự.

Mọi sự chung tay, đóng góp với chương trình xin gửi thông qua đơn vị tiếp nhận:

1. Ngân hàng ACB - Số tài khoản: 99991968 - Tên tài khoản: Giang Thị Kim Cúc.

Nội dung: HỌ VÀ TÊN + SOS SÀI GÒN.

2.Số HOTLINE Dự án "Thiện nguyện Mai Táng 0 đồng: 0949.050.789: 0705.705.115; 0868.111.999

NHỮNG TẤM ẢNH BIẾT NÓI

clip_image034

Chị Thanh Hương (37 tuổi) cố kéo xe đẩy hàng nặng trĩu lên vỉa hè đợi người thân đến chở về nhà. "Tôi xếp hàng khi siêu thị chưa mở cửa từ 5h30 mà đến 10h mới mua xong. Biết tuần tới không thể ra ngoài mua thức ăn nên tôi mua nhiều để dành", chị Hương nói. (Vnexpress)

clip_image036

(Kênh 14)

clip_image038

Nhân viên một nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng liên tục vận chuyển những thùng thuốc, dụng cụ y tế "đang cháy hàng" để đáp ứng nhu cầu của khách. (Vnexpress)

clip_image040

Cùng cảnh ngộ, tại trụ ATM trước trung tâm mua sắm Giga Mall, TP Thủ Đức, hàng chục người dân xếp 5 hàng dài chờ rút tiền. (Vnexpress)

clip_image042

(FB Sài Gòn Báo)

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Bố mang thiết bị học online đi làm rồi!

clip_image044

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Quân trang xưa và nay

clip_image046

SÀI GÒN THƯƠNG - Kyo York - Khúc Đạo Minh - Lê Sa Long

FB Kyo York

Với Sài Gòn,

Kyo cũng là một người con xa quê lập nghiệp,

Nên đây cũng là nỗi lòng, là tình Yêu Thương,

Kyo muốn gửi gắm chia sẻ và đến Sài Gòn đến với tất cả những ai đã và đang gắn bó với vùng đất này.

Khi hát lên những lời viết của nhạc sĩ Khúc Đạo Minh sáng tác và hoà âm – Kyo đã rơi nước mắt nhiều lần, khi ngồi thu âm một mình trong chính căn phòng tại nhà chỉ bằng chiếc điện thoại di động. Được sự hỗ trợ của ekip, Kyo đã kịp mang đến những hình ảnh và giai điệu của ca khúc sẻ chia tinh thần, nhằm một phần nào xoa dịu những đau thương, mất mát, những tháng ngày khó khăn của bà con Sài Gòn mình trong hãy những ngày qua, Chúng ta cùng cố gắng vượt qua.

Dự án lần này Kyo được sự nhiệt tình đồng hành của anh Lê Sa Long một hoạ sĩ tài ba và nặng tình với Sài Gòn đã vẽ nên những bức tranh rung động lòng người. Kyo và Ekip chân thành cảm ơn anh vì đã hết lòng chia sẻ những điều tuyệt đẹp vào những hành trình ý nghĩa nhằm hướng về một Sài Gòn sớm yên bình.

Kyo ơn Khoa Du lịch và Việt Nam học - (NTTU) đã đồng hành cùng Kyo trong dự án gây Quỹ Sài Gòn Thương – giúp đỡ và tiếp bước nhiều hoàn cảnh cực kỳ đau thương, vô cùng khó khăn của các bạn sinh viên trong và sau dịch sắp tới và những dở dang giảng đường mà được biết các bạn phải bỏ cuộc vì nghèo khó chất chồng…

Xin chân thành cảm ơn ekip đã hỗ trợ dù điều kiện khoảng cách khó khăn khi thực hiện.

Ekip dựng và truyền thông: Kiengcan Media Entertainment & POPS Music

Thu âm và bè Thanh Lan – Vũ Thắng.

 

TÓC TIÊN x DTAP | VIỆT NAM TỬ TẾ

Tóc Tiên