Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

Mạnh hơn cái chết

Dạ Ngân

Công viên nhỏ bằng bàn tay bị giăng dây giấy cảnh báo chỗ này cấm tụ tập. Vài hôm đã thấy sợi dây giấy nằm trên mặt cỏ. Người ta cần dụng cụ thể dục free trong đó. Không chỉ vì họ cần động tay động chân, ở nhà muốn động đậy thì ban công và phòng khách, hoặc chật hẹp quá thì một manh nệm trên nền nhà cũng đập tay đập chân được. Người ta cần bước đi một quãng dưới khí trời dưới vòm cây, cần ánh mắt thong thả, cần cái tai chứa âm thanh phố xá thân thuộc. Sức khỏe là khi mọi giác quan đều được tồn tại bởi hai chữ đời thường.

Chính quyền để mặc những sợi dây lắt lay trên cỏ. Hoặc chính quyền gửi thông điệp rằng có thông cảm nhưng chúng tôi không bó tay, chúng tôi cần dân chúng chấp hành nghiêm chỉnh. Ghế đá được lật ngược lên hết, thoạt nhìn tưởng có một trò chơi rắn mắc của một họa sĩ xếp đặt. Nhìn sững mới nhận ra, đây là trò áp đặt của mấy ông sở tại. Nghĩa là đừng hòng có chỗ ngồi tám chuyện nhé. Dân im lặng, đồng ý thôi, để yên cho chúng tôi với những dụng cụ thể dục không thể lật ngược chúng. Chừng đã 5 tuần như vậy. Dài như 5 tháng.

Có thể là hình ảnh về ngoài trời

Với những ghế đá không có chân thì sao? Có loại ghế không chân sao? Dọc lối đi trên vỉa hè men những khoảng cỏ cho bock chung cư thở, là những chiếc ghế bê tông không tựa, người ta phủ lên một lớp đá granite, ghế nhỏ, trông rất tươm tất, rất gợi cảm, vừa vặn hai người ngồi. Thường hai giác sáng sớm và chiều tối, các chủ hộ tầng dưới nhảy ra bán cà phê, ghế nhựa cơ động bày trên mặt cỏ còn ghế đá không tựa làm bàn. A ha, dân chúng láu cá muôn đời, chính quyền có vẻ thua mà dân thể dục, người đi chợ về, các cụ ông các cụ bà muốn ngồi nghỉ, cũng thua. Bởi họ dù họ nghỉ bán cà phê lúc ấy thì ghế cũng nhem nhuốc cá phê dây ra hoặc vết ướt của những cái cốc đá. Thua đứt luôn, cả đám cỏ nhân viên đô thị chăm sóc mỗi tuần, thành chỗ để phơi, để chó ỉa, để quây những lồng gà chọi hay gà cảnh. Và như đã nói, chỗ để bán cà phê ngày hai cữ. Mùa dịch, người ta đổ đất lên mặt đá granite. Không dán giấy nhé, giấy nhằm nhò gì với các ông các bà, không đặt tạm một khúc cây nhé, các ông các bà sợ gì cây. Đất trên mặt ghế, nghỉ hết đi, cả chiếm dụng cà phê, cả nghỉ ngơi chuyện vãn hay tình tự hai người, nhé.

Có thể là hình ảnh về ngoài trời

Những căn hộ thì sao? Đang nói những căn hộ cũng không lớn hơn bàn tay trên đất công viên to. Ai mà ngang nhiên dựng nhà trên công viên to? Xin thưa, từ lâu lắm, một cơ quan công quyền biến nó thành mấy chục ki-ốt cho thuê, gọi là kiếm tiền ăn trưa cho công nhân viên chức cơ quan. Phường khóm có biết không, một cây kim còn không lọt huống chi mấy chục ki-ốt và mọi thứ tốt đẹp từ lâu, bạn đọc của tôi cứ suy ra thì biết. Ban đầu là ki-ốt, sau thành căn hộ cấp mấy không dám khẳng định, thấy có tường bê tông, mái tôn và toilet bên trong. Là để ở, rõ ràng, có căn được làm gác lửng nữa. Thế là tứ xứ Bắc – Trung – Nam vừa ăn ở vừa kinh doanh. Gọi là chợ xổm, chợ cóc, chợ tự phát... chợ gì cũng xong, ngày càng tấp nập. Người bán tạp hóa thành công, mua lại quyền thuê một lúc ba căn luôn. Người có tiền đánh hơi, bỏ ra vài trăm triệu mua một căn để cho thuê, lời gấp mấy tiền gửi ngân hàng. Hỏi giấy tờ đâu dám mua vậy? Trả lời rất sành, rất tỉnh: giấy tay! Nghĩa là mua bán sang tay nhau không công chứng gì, ai sống ai kinh doanh ở đây, trả tiền thuê mặt bằng cho chính cái cơ quan không cần biết ai là ai ở đó nữa, xong hết!

Nhiều tuần qua, nếu dân phòng hay chính quyền đi kiểm soát, sẽ thấy cửa im ỉm, dân chúng ngoan ghê. Nhưng phía sau cửa hé vẫn là thịt sạp, là gà vịt đang giết mổ, là rau củ vẫn nhận từ Đà Lạt xuống. Người mua lách vào, thì thào, sẽ và sẽ. Phục vụ tận nhà không, OK, xong ngay. Gì cũng có có, như xưa, tươi ròng, hàng tươi, tiền tươi.

Muốn cười khúc khích khi nhận một con gà còn ấm nóng, hay một mớ cá lòng tong kéo dưới sông Sài Gòn, hay một mớ rau má vườn Bình Quới. Dân chúng sống nhăn hết, người mua bán nhỏ, người phố thị, a tòng nhau ở một điểm: dịch bệnh chưa chắc chết nhưng đói là khổ, nhục và có thế chết.

Thấy lại hình ảnh ngăn sông cấm chợ, quát nạt, mệnh lệnh, kiểm soát như thời thập niên 1980 thế kỷ trước. Xã hội bị kéo giật lùi đến 40 năm sao? Có thể không kiệt quệ cùng khắp như vậy nhưng cung cách hành xử hai phía gần như vậy. Dân bao giờ cũng mạnh và ma lanh, họ tồn tại bằng mọi cách, nhiều pha, nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết cụp lạc hơn cả phim. Sinh nhai là một thứ mệnh lệnh quan trọng nhất. Sinh nhai của hàng triệu người lao động phổ thông đang lắt lay như đám giấy trên mặt cỏ. Sống và Mưu cầu hạnh phúc, đầu tiên là phải Sống cái đã.