Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

Bệnh dịch! COVID-19 lay chuyển thế giới (kỳ 2)

Slavoj Žižek, 2020, New York - London: OR Books

Nguyễn Quang A dịch

3.

TỚI MỘT CƠN BÃO HOÀN HẢO Ở CHÂU ÂU

Một cơn bão hoàn hảo xảy ra khi một sự kết hợp hiếm hoi của những hoàn cảnh khác hẳn nhau tạo ra một sự kiện cực kỳ dữ dội: trong một trường hợp như vậy, một sự cộng sinh của các lực phát ra năng lượng lớn hơn tổng đơn thuần của các nhân tố đóng góp riêng lẻ của nó rất nhiều. Thuật ngữ được đại chúng hoá bởi cuốn sách không hư cấu bán chạy nhất năm 1997 của Sebastian Junger về một sự kết hợp xảy ra một lần trong một trăm năm mà, trong năm 1991, đã giáng xuống đông bắc duyên hải Đại Tây dương của Hoa Kỳ: hệ thống áp suất cao từ các Hồ Lớn tạo ra gió bão trên Đảo Sable ngoài khơi Nova Scotia mà va chạm với Bão Grace đến từ vùng Caribbe. Tường thuật của Junger tập trung vào đoàn thủ thủ của tàu đánh cá Andrea Gail biến mất giữa những ngọn sóng khổng lồ.

Do đặc tính toàn cầu của nó, bệnh dịch coronavirus đang diễn ra thường khêu gợi bình luận rằng bây giờ tất cả chúng ta đều trên cùng chiếc thuyền. Nhưng có các dấu hiệu cho thấy rằng chiếc thuyền gọi là châu Âu đến gần số phận của Andrea Gail hơn các thuyền khác rất nhiều. Ba cơn bão đang tụ tập và kết hợp sức của chúng trên châu Âu. Hai cơn đầu tiên không phải là đặc thù đối với châu Âu: đại dịch coronavirus trong tác động vật lý trực tiếp của nó (những sự cách ly, sự đau khổ và cái chết) và các tác động kinh tế của nó mà sẽ là tồi tệ ở châu Âu hơn ở những người nơi khác vì lục địa đang trì trệ rồi, và cũng phụ thuộc hơn các khu vực khác của thế giới vào nhập khẩu và xuất khẩu (thí dụ, ngành ô tô là xương sống của nền kinh tế Đức, và xuất khẩu xe sang trọng sang Trung Quốc đang bế tắc rồi.) Chúng ta bây giờ phải thêm vào hai cơn bão này một cơn bão thứ ba mà chúng ta có thể gọi là virus Putogan [Putin Erdogan]: sự bùng nổ mới của bạo lực ở Syria giữa Thổ Nhĩ Kì và chế độ Assad (được Nga ủng hộ trực tiếp). Cả hai bên đang khai thác lạnh lùng sự đau khổ của hàng triệu người lánh nạn cho lợi ích chính trị của riêng họ.

Khi Thổ Nhĩ Kì bắt đầu xúi giục hàng ngàn người di cư để bỏ đi sang châu Âu, tổ chức việc chuyên chở họ đến biên giới Hy Lạp, Erdogan biện minh cho biện pháp này với các lý do nhân đạo thực dụng: Thổ Nhĩ Kì không còn có thể hỗ trợ số người tị nạn gia tăng nữa. Cớ này làm chứng cho một sự vô liêm sỉ đến ngộp thở: nó bỏ qua bản thân việc Thổ Nhĩ Kì đã tham gia vào nội chiến Syri như thế nào, ủng hộ một phái chống lại phái kia ra sao, và như thế chịu trách nhiệm nặng vì dòng người tị nạn thế nào. Bây giờ Thổ Nhĩ Kì muốn châu Âu chia sẻ gánh nặng người tị nạn, tức là, để trả cái giá cho chính trị tàn nhẫn của nó. “Giải pháp” giả cho khủng hoảng của những người Kurd ở Syria—với Thổ Nhĩ Kì và Nga áp đặt hoà bình sao cho mỗi bên kiểm soát bên của riêng mình – bây giờ đang tan rã, nhưng Nga và Thổ Nhĩ Kì vẫn ở trong một vị trí lý tưởng để gây áp lực lên châu Âu: hai nước kiểm soát cung dầu, cũng như dòng người tị nạn, và như thế có thể sử dụng cả hai như công cụ tống tiền.

Điệu múa quỷ quái giữa Erdogan và Putin, từ xung đột sang đồng minh và quay lại xung đột, không được đánh lừa chúng ta: cả hai sự cực đoan là phần của cùng trò chơi địa chính trị với cái giá của nhân dân Syri. Không chỉ là chẳng bên nào quan tâm đến sự đau khổ của họ, cả hai bên đều lợi dụng nó một cách tích cực. Cái không thể không đập vào con mắt là sự giống nhau giữa Putin và Erdogan, những người luôn luôn ủng hộ hai phiên bản của cùng chế độ chính trị, được lãnh đạo bởi một nhân vật hỗn hợp mà chúng ta có thể gọi là Putogan.

Ta phải tránh trò chơi hỏi ai chịu trách nhiệm hơn cho cuộc khủng hoảng, Erdogan hay Putin. Cả hai là tồi hơn và phải được coi như cái họ là: các tội phạm chiến tranh sử dụng sự đau khổ của hàng triệu người và phá huỷ một nước để theo đuổi một cách nhẫn tâm các mục tiêu của họ, trong số đó có sự phá hoại một châu Âu thống nhất. Hơn nữa, bây giờ họ đang làm điều này trong khung cảnh của một bệnh dịch toàn cầu, vào lúc khi sự hợp tác toàn cầu là cấp bách hơn bao giờ hết, việc sử dụng sự sợ hãi mà điều này gây ra như một phương tiện để theo đuổi các mục tiêu quân sự của họ. Trong một thế giới với một ý thức tối thiểu về công lý, chỗ của họ không được ở trong các dinh tổng thống mà ở Toà Hình sự Quốc tế ở Hague.

Bây giờ chúng ta có thể thấy sự kết hợp của ba cơn bão này tạo thành một cơn bão hoàn hảo như thế nào: một làn sóng mới của những người tị nạn được Thổ Nhĩ Kì tổ chức có thể có những hậu quả tai hoạ vào lúc của đại dịch coronavirus. Cho đến bây giờ, một trong ít thứ tốt về bệnh dịch, cùng với sự thực cơ bản rằng nó đã làm cho chúng ta nhận thức rõ ràng về nhu cầu cho sự hợp tác toàn cầu, đã là nó đã không được gán cho những người di cư và những người tị nạn—chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoạt động chủ yếu trong việc cảm nhận mối đe doạ như xuất phát từ Phương Đông Khác. Nhưng nếu hai vấn đề bị trộn lẫn với nhau, nếu những người tị nạn được cảm nhận như liên kết với sự lan ra của bệnh dịch (và tất nhiên chắc coronavirus lây nhiễm rộng giữa những người tị nạn do các điều kiện trong các trại đông đúc họ ở), thì các nhà phân biệt chủng tộc dân tuý sẽ có thời cực thịnh của họ: họ sẽ có khả năng biện minh việc họ loại trừ những người nước ngoài với các lý lo y tế “khoa học”. Các chính sách thiện cảm cho phép dòng vào của những người tị nạn có thể dễ dàng gây ra một phản ứng hoảng loạn và sợ hãi. Như thủ tướng Viktor Orban tuyên bố trong một bài phát biểu gần đây, Hungary trên thực tế có thể trở thành tấm gương cho toàn bộ châu Âu noi theo.

Để ngăn chặn tai hoạ này, thứ đầu tiên cần đến là cái gì đó hầu như không thể: củng cố sự thống nhất hoạt động của châu Âu, nhất là sự phối hợp giữa Pháp và Đức. Dựa vào sự thống nhất này, rồi châu Âu phải hành động để giải quyết khủng hoảng người tị nạn. Trong cuộc tranh luận TV gần đây, Gregor Gysi, một nhân vật then chốt của đảng cánh tả Đức Die Linke, đã cho một câu trả lời hay cho người phát ngôn chống-di cư, hung hăng khăng khăng rằng chúng ta phải không cảm thấy trách nhiệm nào vì sự nghèo khổ trong các nước Thế giới thứ Ba. Thay cho việc tiêu tiền để giúp đỡ họ, người phát ngôn lập luận, các nhà nước của chúng ta phải chịu trách nhiệm chỉ vì phúc lợi của các công dân riêng của chúng. Ý chính của câu trả lời của Gysi là, nếu chúng ta ở châu Âu không chấp nhận trách nhiệm vì những người nghèo Thế giới thứ Ba và hành động một cách phù hợp, thì họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đến đây, mà chính xác là cái quan điểm chống người nhập cư phản đối một cách hung tợn). Trong khi là thiết yếu để tất cả nhấn mạnh sự khoan dung và sự đoàn kết với những người tị nạn đang đến, dòng lý lẽ này, mà giải quyết những khó khăn của những dòng người tị nạn, chắc là hiệu quả hơn rất nhiều so với những sự kêu gọi đến chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, kêu gọi sự hào phóng và sự hối lỗi xuất phát từ sự thực không thể chối cãi rằng nguyên nhân của phần lớn sự đau khổ trong quốc gia nghèo hơn là kết quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thuộc địa hoá Âu châu. Một dòng lý lẽ như vậy, để duy trì trật tự hiện tồn nhưng với một bộ mặt con người, là một biện pháp tuyệt vọng chắc chẳng thay đổi gì. Ngày nay cần nhiều hơn thế nhiều.

4.

HOAN NGHÊNH ĐẾN VỚI SA MẠC VIRAL

Sự lây đang diễn ra của đại dịch coronavirus cũng đã khích một bệnh dịch to lớn của các virus ý thức hệ mà đang nằm ngủ trong các xã hội của chúng ta: tin giả, các thuyết âm mưu hoang tưởng, những sự bùng nổ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhu cầu y tế có cơ sở vững chắc cho những sự cách ly đã thấy một tiếng vang trong áp lực tư tưởng để thiết lập những ranh giới rõ ràng và để cách ly những kẻ thù gây ra một mối đe doạ đối với bản sắc của chúng ta.

Nhưng có lẽ một virus tư tưởng khác và tốt hơn nhiều sẽ lan ra và hy vọng lây nhiễm chúng ta: virus suy nghĩ về một xã hội thay thế, một xã hội vượt quá nhà nước quốc gia, một xã hội tự hiện thực mình trong các hình thức của sự đoàn kết và hợp tác toàn cầu. Sự suy đoán phổ biến rằng coronavirus có thể dẫn đến sự sụp đổ của sự cai trị Cộng sản ở Trung Quốc, theo cùng cách mà, như bản thân Gorbachev đã thú nhận, thảm hoạ Chernobyl đã là sự kiện kích sự kết thúc của chủ nghĩa Cộng sản Soviet. Nhưng có một nghịch lý ở đây: coronavirus cũng sẽ buộc chúng ta để phát minh lại chủ nghĩa Cộng sản dựa vào sự tin cậy vào nhân dân và vào khoa học.

Cảnh cuối của phim Kill Bill (Giết Bill) Tập hai 2 của Quentin Tarantino, Beatrix vô hiệu hoá Bill tàn ác và đánh hắn bằng “Kỹ thuật Năm Điểm Bàn tay Làm Nổ tung Tim,” cú đòn chí tử nhất trong mọi võ thuật. Nước đi gồm một sự kết hợp của năm cú đánh với các đầu ngón tay vào năm huyệt khác nhau trên cơ thể đối thủ—sau khi mục tiêu rời đi và đi được năm bước, thì tim của hắn vỡ tung và hắn ngã gục xuống sàn. Một cuộc tấn công như vậy là phần của thần thoại võ thuật nhưng là không thể trong cuộc chiến đấu giáp lá cà thực tế. Trong phim, sau khi Beatrix đánh hắn theo cách này, Bill bình tĩnh cầu hoà với cô, đi năm bước và chết.

Cái làm cho cuộc tấn công này lý thú đến vậy là thời gian giữa việc bị đánh và thời khắc của cái chết: tôi có thể có một cuộc nói chuyện tử tế chừng nào tôi ngồi một cách bình tĩnh, nhưng tôi biết suốt quá trình đó rằng thời khắc tôi bắt đầu đi tim tôi sẽ nổ tung. Và chẳng phải ý tưởng của những người suy đoán về làm sao coronavirus có thể dẫn đến sự sụp đổ của sự cai trị Cộng sản ở Trung Quốc rằng đại dịch coronavirus hoạt động như loại nào đó của “Kỹ thuật Năm Điểm Bàn tay Làm Nổ tung Tim” xã hội lên chế độ Cộng sản Trung quốc: ban lãnh đạo Trung quốc có thể ngồi, quan sát và đi qua các chuyển động thông thường của sự cách ly, nhưng mọi sự thay đổi thật trong trật tự xã hội (như việc thực sự tin nhân dân) sẽ gây ra sự sụp đổ của họ. Ý kiến khiêm tốn của tôi là cấp tiến hơn nhiều: đại dịch coronavirus là một loại “Kỹ thuật Năm Điểm Bàn tay Làm Nổ tung Tim” trên hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu—một tín hiệu rằng chúng ta không thể tiếp tục theo cách chúng ta đã theo cho đến bây giờ, rằng cần một sự thay đổi triệt để.

Nhiều năm trước, Fredric Jameson đã thu hút sự chú ý đến tiềm năng utopian trong các phim về một tai hoạ vũ trụ như một tiểu hành tinh đe doạ sự sống trên trái đất, hay một virus quét sạch nhân loại. Một mối đe doạ chung như vậy sinh ra tình đoàn kết toàn cầu, những sự khác biệt nhỏ nhặt của chúng ta trở nên vô nghĩa, tất cả chúng ta làm việc cùng nhau để tìm ra một giải pháp—và chúng ta ở đây, trong đời thực. Điều này không phải là một lời kêu gọi để hưởng thụ một cách ác dâm sự đau khổ phổ biến trong chừng mực nó giúp Sự nghiệp của chúng ta—ngược lại, điểm chính là để suy ngẫm về sự thực đáng buồn rằng chúng ta cần một tai hoạ để có khả năng suy nghĩ lại chính các đặc tính cơ bản của xã hội mà trong đó chúng ta sống.

Mô hình lờ mờ đầu tiên của sự phối hợp toàn cầu như vậy là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ đó chúng ta không nhận được lời nói lắp bắp quan liêu thông thường mà là những sự cảnh báo chính xác được công bố mà không có hoảng loạn. Các tổ chức như vậy phải được trao nhiều quyền điều hành hơn. Trong khi ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Bernie Sanders bị những người hoài nghi chế giễu vì chủ trương của ông về chăm sóc sức khoẻ phổ quát ở Hoa Kỳ, chẳng phải bài học của đại dịch coronaviruss là thậm chí cần nhiều hơn thế, rằng chúng ta phải bắt đầu xây dựng một loại nào đó của mạng lưới sức khoẻ toàn cầu đó sao? Một ngày sau khi thứ trưởng bộ y tế Iran, Iraj Harirchi, xuất hiện tại một cuộc họp báo nhằm để coi nhẹ sự lan truyền coronavirus và để khẳng định rằng những sự cách ly hàng loạt là không cần thiết, ông đã đưa ra một tuyên bố ngắn thú nhận rằng bản thân ông đã nhiễm coronavirus đặt chính ông vào sự cách ly (ngay cả trong sự xuất hiện của ông trên TV, ông đã biểu lộ những dấu hiệu về sốt và ốm yếu). Harirchi đã nói thêm: “Virus này là dân chủ, và nó không phân biệt giữa người nghèo và giầu hay giữa chính khách và một công dân thường.”1 Trong việc này, ông đã hoàn toàn đúng—tất cả chúng ta đều trong cùng chiếc thuyền. Là khó để bỏ sót sự mỉa mai tột độ của sự thực rằng cái đã đưa tất cả chúng ta lại với nhau và đã thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu tự bày tỏ ở mức đời sống hàng ngày trong các mệnh lệnh nghiêm ngặt để tránh những sự tiếp xúc gần với những người khác, thậm chí để tự-cách ly.

Và chúng ta không chỉ đối mặt với các mối đe doạ viral—các tai hoạ khác đang lù lù trên đường chân trời hay đang xảy ra rồi: các đợt hạn hán, các đợt sóng nhiệt, các trận bão giết người, danh sách là dài. Trong tất cả các trường hợp này, câu trả lời không phải là sự hoảng loạn mà là công việc khó nhọc và cấp bách để thiết lập loại nào đó của sự phối hợp toàn cầu hiệu quả.

Ảo tưởng đầu tiên phải loại bỏ là ảo tưởng được Donald Trump truyền lan trong cuộc viếng thăm gần đây của ông tới Ấn Độ: rằng bệnh dịch sẽ rút lui nhanh chóng, chúng ta chỉ phải chờ cho nó lên đỉnh và rồi cuộc sống sẽ quay lại bình thường. Trung Quốc đang chuẩn bị rồi cho thời khắc này: các phương tiện truyền thông của họ tuyên bố rằng khi bệnh dịch qua đi, nhân dân sẽ phải làm việc những ngày Thứ Bảy và Chủ nhật để đuổi kịp. Ngược với những hy vọng quá dễ này, là quan trọng để chấp nhận rằng mối đe doạ sẽ ở lại đây: cho dù làn sóng này có rút lui đi nữa, nó chắc sẽ xuất hiện lại trong những dạng mới, có lẽ thậm chí nguy hiểm hơn. Sự thực rằng chúng ta có những bệnh nhân đã sống sót sự lây nhiễm coronavirus, được tuyên bố khỏi bệnh, và rồi lại bị nhiễm lại, là một dấu hiệu đáng ngại theo hướng này.

Vì lý do này, chúng ta có thể kỳ vọng rằng các bệnh dịch viral sẽ tác động đến các tương tác sơ đẳng nhất của chúng ta với những người và các đối tượng khác xung quanh chúng ta, kể cả thân thể của riêng chúng ta: Các hướng dẫn về làm thế nào để đối phó với việc này sẽ có rất nhiều: tránh chạm vào các thứ mà có thể bẩn (một cách vô hình), đừng chạm vào những cái móc, đừng ngồi lên các bệ xí công cộng hay trên các ghế băng trong những nơi công cộng, tránh ôm nhau hay bắt tay nhau … và đặc biệt cẩn thận về bạn kiểm soát thân thể và các cử chỉ tự phát của riêng bạn thế nào: đừng chạm mũi bạn hay dụi mắt bạn—tóm lại, đừng chơi với bản thân mình. Như thế không chỉ nhà nước và các cơ quan khác sẽ tìm cách để kiểm soát chúng ta, chúng ta phải học để kiểm soát và kỷ luật bản thân chúng ta! Có lẽ chỉ thực tế ảo sẽ được coi là an toàn, và việc di chuyển trong một không gian mở sẽ được dành cho các hòn đảo được sở hữu bởi những người siêu giàu.2

Nhưng ngay cả ở đây, ở mức thực tế ảo và internet, chúng ta phải nhắc nhở bản thân rằng, trong các thập niên qua, từ “virus” và “viral” đã chủ yếu được dùng để chỉ các virus số nhiễm không gian-web của chúng ta mà về chúng chúng ta không biết, chí ít không cho đến khi sức mạnh tàn phá của chúng (chẳng hạn, phá huỷ dữ liệu của chúng ta hay ổ đĩa cứng của chúng ta) được tiết lộ. Cái chúng ta thấy bây giờ là sự quay lại ồ ạt với nghĩa đen ban đầu của từ: sự lây nhiễm viral hoạt động cùng nhau trong cả hai chiều kích, thực tế và ảo.

Một hiện tượng kỳ quặc khác mà chúng ta có thể quan sát là sự quay lại đắc thắng của thuyết vật linh tư bản chủ nghĩa, của việc đối xử các hiện tượng xã hội như các thị trường hay vốn tài chính cứ như là các thực thể sống. Nếu người ta đọc các phương tiện truyền thông lớn của chúng ta, ấn tượng ta nhận được là, chúng ta thực sự cần lo không phải là hàng ngàn người đã chết rồi và rất nhiều người hơn sẽ chết, mà là sự thực rằng “các thị trường đang hoảng loạn”—coronavirus đang làm xáo trộn hoạt động trơn tru của thị trường thế giới hơn bao giờ hết. Tất cả điều này chẳng phải là tín hiệu rõ ràng cần cấp bách cho việc tổ chức lại nền kinh tế toàn cầu mà sẽ không còn bị phó mặc cho các cơ chế thị trường ư? Chúng ta không nói ở đây về chủ nghĩa Cộng sản kiểu cũ, tất nhiên, chỉ về loại nào đó của tổ chức toàn cầu mà có thể kiểm soát và điều tiết nền kinh tế, cũng như hạn chế chủ quyền của các nhà nước-quốc gia khi cần thiết. Các nước đã có khả năng làm việc đó trong hoàn cảnh chiến tranh, và bây giờ chúng ta trên thực tế đang tiến đến một tình trạng chiến tranh ý tế.

Chúng ta không được sợ để lưu ý đến tác động phụ có lợi tiềm năng của bệnh dịch. Một trong những biểu tượng kéo dài của bệnh dịch là những hành khách bị mắc kẹt trong sự cách ly trên những tàu du lịch lớn. Đúng là sự thoát nợ với sự tà dâm của các tàu như vậy tôi nói, mặc dù chúng ta phải cẩn trọng rằng sự du hành đến các đảo hẻo lánh hay các khu nghỉ dưỡng khác sẽ không một lần nữa trở thành đặc quyền riêng của số ít người giàu, như nhiều thập niên trước với việc đi máy bay. Các công viên giải trí đang trở thành các thị trấn ma—hoàn hảo, tôi không thể hình dung một chỗ chán và ngu hơn Disneyland. Sản xuất xe hơi bị tác động nghiêm trọng—tốt, điều này có thể buộc chúng ta nghĩ về sự thay thế cho sự ám ảnh của chúng ta với các xe cá nhân. Danh sách có thể tiếp tục.

Trong một bài phát biểu mới đây, Viktor Orban đã nói: “Không có cái thứ như một người khai phóng (tự do-liberal). Một người khai phóng chẳng là gì hơn một người Cộng sản với một tấm bằng.”3 Nếu điều ngược lại đúng thì sao? Nếu chúng ta gọi tên những người lo cho các quyền tự do của chúng ta là “những người khai phóng”, và chúng ta gọi những người biết rằng chúng ta có thể cứu các quyền tự do đó chỉ với những sự thay đổi triệt để vì chủ nghĩa tư bản toàn cầu đang tới một khủng hoảng, là “những người Cộng sản”, thì ngày nay chúng ta phải nói rằng những người trong chúng ta mà vẫn thừa nhận mình như những người Cộng sản, là các nhà khai phóng với một tấm bằng—những người khai phóng mà nghiên cứu nghiêm túc vì sao các giá trị khai phóng của chúng ta đang dưới sự đe doạ và biết rằng chỉ một sự thay đổi triệt để có thể cứu chúng.

1 https://www.theguardian.com/world/2020/feb/25/irans-deputy-health-minister-i-have-coronavirus.

2 Tôi mang ơn Andreas Rosenfelder vì sự thấu hiểu này.

3 https://www.euronews.com/2020/02/16/hungary-s-orban-lashes-out-at-slow-eu-growth-sinister-menaces-and-george-soros.

5.

NĂM GIAI ĐOẠN CỦA CÁC BỆNH DỊCH

Có lẽ chúng ta có thể học được cái gì đó về các phản ứng của chúng ta với đại dịch coronaviruss từ Elisabeth Kübler-Ross người, trong cuốn On Death and Dying (Về cái Chết và sự Hấp hối), đã đề xuất sơ đồ nổi tiếng về năm giai đoạn của việc chúng ta phản ứng thế nào với việc biết rằng chúng ta mắc một bệnh nan y: từ chối (người ta đơn giản từ chối chấp nhận sự thực: “Điều này không thể xảy ra, không với tôi.”); tức giận (mà nổ ra khi chúng ta không còn từ chối sự thực được nữa: “Sao điều này có thể xảy ra với tôi?”); mặc cả (hy vọng chúng ta có thể bằng cách nào đó trì hoãn hay giảm bớt sự thực: “hãy để cho tôi sống để thấy các con tôi tốt nghiệp.”); trầm cảm (ngưng đầu tư dục tính: “tôi sẽ chết, cho nên vì sao phải lo lắng với bất kể thứ gì?”); chấp nhận (“tôi không thể chống lại nó, tôi có thể sẵn sàng cho việc đó.”). Muộn hơn, Kübler-Ross đã áp dụng các giai đoạn này cho bất kể hình thức nào của sự mất mát cá nhân tai hoạ (sự thất nghiệp, cái chết của một người thân yêu, sự ly dị, sự nghiện ma tuý), và cũng nhấn mạnh rằng chúng không nhất thiết đến theo cùng thứ tự, tất cả các bệnh nhân cũng chẳng trải nghiệm tất cả năm giai đoạn.

Người ta có thể thấy rõ cùng năm giai đoạn đó mỗi khi một xã hội đối mặt với chấn thương nào đó. Hãy xét mối đe doạ của thảm hoạ sinh thái: đầu tiên, chúng ta có khuynh hướng từ chối nó (chỉ là chứng hoang tưởng, tất cả cái xảy ra là những sự dao động bình thường trong các hình mẫu khí hậu); rồi đến sự tức giận (với các công ty lớn gây ô nhiễm môi trường của chúng ta, với chính phủ bỏ qua những mối nguy hiểm); rồi sự mặc cả tiếp theo (nếu chúng ta tái chế rác thải của chúng ta, chúng ta có thể mua một chút thời gian; cũng có mặt tốt của nó: chúng ta có thể trồng rau ở Greenland, tàu bè có thể chở hàng hoá từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ nhanh hơn nhiều trên chuyến đi qua bắc cực mới, đất màu mỡ mới sẽ trở nên sẵn có ở Siberia do lớp băng vĩnh cửu tan ra …), trầm cảm (là quá muộn, chúng ta thua rồi …); và, cuối cùng, sự chấp nhận—chúng ta đang đối phó với một mối đe doạ nghiêm trọng, và chúng ta sẽ phải thay đổi toàn bộ cách sống của chúng ta!

Cùng thế có hiệu lực cho mối đe doạ tăng lên của sự kiểm soát số đối với đời sống của chúng ta: đầu tiên, chúng ta có khuynh hướng từ chối nó (nó là một sự cường điệu, một sự hoang tưởng cánh Tả, không cơ quan nào có thể kiểm soát hoạt động hàng ngày của chúng ta); rồi chúng ta nổi cáu (với các công ty lớn và các cơ quan nhà nước bí mật mà biết chúng ta kỹ hơn chúng ta biết chính mình và sử dụng tri thức này để kiểm soát và thao túng chúng ta); tiếp theo, sự mặc cả (các nhà chức trách có quyền để tìm kiếm những kẻ khủng bố, nhưng đừng có xâm phạm sự riêng tư của chúng ta …); tiếp đến là trầm cảm (là quá muộn, sự riêng tư của chúng ta đã mất, thời của các quyền tự do cá nhân qua rồi); và, cuối cùng, sự chấp nhận (sự kiểm soát số là một mối đe doạ đối với tự do của chúng ta, chúng ta phải làm cho công chúng biết về tất cả các chiều kích của nó và hứa hẹn để chiến đấu chống lại nó!).

Trong thời trung cổ, dân cư của một thị trấn bị tác động đã phản ứng lại với các dấu hiệu của bệnh dịch theo một cách tương tự: đầu tiên từ chối, rồi tức giận với đời sống tội lỗi của chúng ta mà vì nó chúng ta bị trừng phạt, hay thậm chí với Chúa tàn bạo đã cho phép nó, rồi mặc cả (không tồi đến vậy, hãy chỉ tránh những người ốm yếu …), rồi trầm cảm (đời chúng ta thế là hết …), rồi, thật lý thú, những cuộc truy hoan (vì đời chúng ta hết rồi, hãy tận hưởng tất cả những khoái lạc vẫn còn có thể với rất nhiều rượu và tình dục), và, cuối cùng, sự chấp nhận (chúng ta ở đây, hãy ứng xử cứ như cuộc sống bình thường tiếp diễn càng nhiều càng tốt …).

Và đấy chẳng phải cũng là cách chúng ta đối phó với đại dịch coronaviruss nổ ra vào cuối 2019 sao? Đầu tiên, đã là một sự từ chối (chẳng gì nghiêm trọng xảy ra cả, một số cá nhân vô trách nhiệm đã chỉ lan truyền sự hoảng loạn); rồi, sự tức giận (thường dưới dạng phân biệt chủng tộc hay chống-nhà nước: những người Trung quốc có tội, nhà nước chúng ta không hiệu quả …); tiếp đến là sự mặc cả (OK, có một số nạn nhân, nhưng ít nghiêm trọng hơn SARS, và chúng ta có thể hạn chế thiệt hại …); nếu việc này không có kết quả, trầm cảm nảy sinh (đừng có đùa, tất cả chúng ta đều bị toi) … nhưng giai đoạn cuối cùng của sự chấp nhận sẽ trông giống thế nào? Là một sự thực lạ rằng bệnh dịch này bộc lộ một đặc tính chung với vòng gần đây nhất của các cuộc phản kháng xã hội ở những nơi như nước Pháp và Hồng Kông, Chúng không bùng nổ và rồi biến đi, chúng còn dai dẳng, mang lại sự sợ hãi và sự mỏng manh lâu dài cho đời sống của chúng ta.

Cái chúng ta phải chấp nhận và hoà giải bản thân chúng ta với là, có một lớp phụ của cuộc sống, cuộc sống bất tử, lặp đi lặp lại một cách ngu đần, trước-tình dục của các virus, mà đã luôn luôn ở đó và sẽ luôn luôn với chúng ta như một bóng đen, đặt ra một mối đe doạ cho chính sự sống sót của chúng ta, nổ ra khi chúng ta ít kỳ vọng nhất. Và ở một mức thậm chí tổng quát hơn, các bệnh dịch viral nhắc nhở chúng ta về sự tình cờ tối hậu và sự vô nghĩa của đời sống của chúng ta: không quan trọng các lâu đài tinh thần, mà chúng ta, loài người, xây dựng, có tráng lệ đến thế nào, một sự tình cờ tự nhiên ngu đần như một virus hay một tiểu hành tinh có thể kết liễu nó hoàn toàn … không nhắc đến bài học của sinh thái học, mà là chúng ta, loài người, cũng có thể vô tình đóng góp cho sự kết thúc này.