Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Mạc Ngôn lại trở thành hiện tượng ở Trung Quốc

Hà Phạm Phú

Mới đây, Hội Nhà văn Trung Quốc, tờ báo Đảng "Quang Minh nhật báo" và các tổ chức có thẩm quyền chính thức khác cùng với các phương tiện truyền thông trung ương đã chính thức loại nhà văn Mạc Ngôn ra khỏi danh sách "Các nhà văn Trung Quốc danh tiếng của một trăm năm".

Mạc Ngôn, người đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, là nhà văn Trung Quốc đầu tiên đoạt giải này. Ông cũng là người Trung Quốc đoạt giải Nobel đầu tiên được Đảng Cộng sản Trung Quốc công nhận.

Ngày 22 tháng 6 năm nay, "Nhật báo Quảng Minh" đăng bài "Gien đỏ của văn học Trung Quốc" của Ngô Nghĩa Cần, ủy viên Ban thư ký, thành viên đảng ủy Hội nhà văn Trung Quốc. Bài báo liệt kê hàng trăm nhà văn mang "gien đỏ" cùng các tác phẩm "kinh điển" trong hơn một thế kỷ, trong đó có nhiều chục tác phẩm ra đời từ sau khi chính quyền cộng sản thành lập năm 1949, nhưng những “kiệt tác ma thuật” của Mạc Ngôn thì không được nhắc đến.

Lương Hồng Ưng, Tổng biên tập Báo Văn nghệ trong bài "Để mọi người trở lại hiện trường văn học một thế kỷ" viết nhân dịp "Tủ sách kinh điển văn học đỏ xuất bản lần đầu" cũng liệt kê một số lượng lớn các nhà văn và tác phẩm đỏ, trong danh sách không có Mạc Ngôn.

Truyền thông Trung ương của đảng cộng sản đã cùng lúc đăng các bài quan trọng, nhấn mạnh rằng văn học và nghệ thuật phải phục vụ Đảng cộng sản. Nhấn mạnh rằng, phàm là những tác phẩm bôi đen chống phá Trung Quốc đều thiếu "gien đỏ" phải bị vứt bỏ.

Các tác phẩm của Mạc Ngôn đã phần lớn phơi bày mặt tối của xã hội Trung Quốc. Gần đây, trên không gian mạng lưu truyền một bài nói của Mạc Ngôn, rằng văn học nên là một kênh vạch trần sự bất công xã hội, nên giới quan sát cho rằng đây có thể là một trong những lý do khiến ông bị loại khỏi danh hiệu "Nhà văn Trung Quốc danh tiếng trong một trăm năm”. Mặc dù một số "nhà văn thế kỷ" cũng phơi bày mặt tối của xã hội Trung Quốc, như Lỗ Tấn, Lâm Ngữ Đường, Thẩm Tùng Văn, v.v. được chấp nhận chắc vì họ vạch trần xã hội cũ (trước khi Trung cộng soán ngôi).

Thông tin Mạc Ngôn bị gạt khỏi danh hiệu "Nhà văn danh tiếng một trăm năm của Trung Quốc" đã bắt đầu rộ lên. Một đoạn video clip về bài phát biểu của Mạc Ngôn được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Mạc nói: "Nói sự thật là phẩm chất đáng quý của một nhà văn. Nếu nhà văn không dám nói thật thì nhà văn ắt phải nói dối, như vậy anh ta vô nghĩa đối với xã hội, đối với nhân dân..."

"Tôi nghĩ văn học, nghệ thuật không bao giờ là công cụ để tụng ca, văn học, nghệ thuật phải vạch trần bóng tối, phải vạch trần sự bất công xã hội, bao gồm cả việc vạch những u tối trong tâm hồn con người”. Khẩu hiệu sáng tác của Mạc Ngôn dành cho bản thân là: "Tả Nhân tính, nói lời thật"

Mạc Ngôn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2013 Mạc Ngôn thăm Đài Loan. Ấn bản hải ngoại của Nhân dân Nhật báo ngày 24 tháng 9 năm 2013, đã đăng một bài có tựa ""Cố nhân mưa" Mạc Ngôn thăm Đài Loan". Theo bài báo, Mạc Ngôn nói, ở đại lục ông xem tivi thấy Đài Loan "loạn", sau khi đến Đài Loan mới phát hiện ra rằng Đài Loan chỉ "loạn" ở "Viện lập pháp". Ông nói: "Đài Loan chỗ nào cũng có Lôi Phong" (nhân vật báo chí tuyên truyền Trung cộng ca ngợi dành cả đời làm việc tốt).

Mạc Ngôn còn thẳng thắn thú nhận với giới truyền thông địa phương rằng, khi tìm hiểu về Đài Loan qua các chương trình truyền hình Bắc Kinh, thấy cứ như thể người dân Đài Loan đang sống ở "vùng nước sôi lửa bỏng". Nhưng đến thăm Đài Loan, ông cảm thấy xã hội Đài Loan đầy lòng thân thiện, yêu thương, đặc biệt là tinh thần tương thân tương ái giữa những con người xa lạ, khiến ông cảm động.

Hiển nhiên Mạc Ngôn bị Đảng chỉnh đốn, gạt ra lề, theo giới phân tích, đó là hệ quả của sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc đại Hán.

(Theo ĐKN Hoa ngữ)

Nguồn: FB Hà Phạm Phú