Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Phê bình. TỰ KIỂM DUYỆT & KIỂM DUYỆT Ở TA

Inrasara

Chế độ kiểm duyệt văn chương ở ta có nhiều cắc cớ, tréo ngoe đến chả biết đàng mà lần.

[1] Bản thảo Lễ Tẩy trần tháng Tư đưa cho NXB Hội Nhà văn năm 2002, [nghe kể] anh Giám đốc kêu: Hay lắm, mươi năm mới được đọc tập thơ thế này. Anh bảo nên bỏ 5 bài trong serie “Những ngày rỗng”, tôi ừ. Thêm đề nghị thay từ ‘rỗng’ bằng ‘trống’, để thành “Những ngày trống”. Vậy mà tôi cũng ừ, mới khờ.

Tái bản, tôi cho ‘rỗng’ về ngồi lại chỗ cũ như nó phải thế.

[2] Trường ca Cham in năm 1995 tái bản năm 2006, ở “Ariya Sah Pakei”, tôi vẽ bản đồ làng mạc, địa danh cặp tình nhân Sah Pakei - Mưh Rat khốn khổ đi qua, trong đó có nhiều làng điêu [như “điêu tàn” – Văn Việt] mất. Thế thôi mà ‘trên’ kêu nhạy cảm. Giữa trưa ngày tôi phải chạy qua giải minh mất 15 phút đồng hồ, rằng đó là khoa học, thiếu đi thì công trình kia khuyết mảng lớn, họ mới chịu.

[3] Còn đỡ. Bài thơ “Tháp hoang” trong Tháp nắng - 1996, được chọn là bài thơ hay để bình, sách do NXB Giáo dục in hẳn hoi, vậy mà 24 năm sau - tái bản, nó bị thiến. Trên kêu, tháp đã trùng tu rồi, hoang đâu nữa mà hoang, bỏ đi là vừa! Bà con coi nè:

THÁP HOANG (trong Tháp nắng - 1996)

Tháp hoang

thình lình mọc lên từ đất

lông lá – âm u – dọa nạt

Tháp hoang

nổi cộm giữa chiều trời ma quái

ung nhọt trên làn da mềm mại

thảm rừng già xanh

Tháp hoang

đột ngột xô tôi về đối mặt

quá khứ

lao xao bầy dơi đen

Tháp hoang

người bỏ rơi – lịch sử bỏ quên

bước chân thời gian thì nhớ

Tháp hoang

như quen thân – như xa lạ

hồn người xưa vỗ dòng máu ứ

Mốt mai

khi bất chợt bác tiều phu nhớ

dân buôn lậu nhớ – nhà viết sử nhớ

hồn tháp đã bay xa.

[4] Cái này mới tội, thuần triết lí cũng chung số phận... nhạy cảm.

CON ĐƯỜNG VỠ (trong Hành hương Em - 1999)

Người cư ngụ dưới căn nhà tồi tàn

trước ngọn đèn tồi tàn, người suy tưởng

về sự thống khổ bần hàn trong thế giới bần cùng

giàu sang là nẻo đường rừng người đi buổi sớm

Con đường khép mở dưới sức nặng bàn chân

xát mòn vẹt đau để vui mở ngọn

cưu mang gót giày nhục nhằn cho mầm nắng trồi lên

Con đường rừng nhạt và chìm dần vào ẩn mật

kiên nhẫn chờ đợi bước chân thế hệ chưa hình thành

bất chợt chiều nay tôi thấy con đường vỡ

nhìn tôi trong tiếng nói không lời.

Có thể là hình ảnh về ngoài trời và văn bản cho biết 'Inrasara tháp nắng Thơ NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 1996'

Nguồn: FB Inrasara