Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

2000 thuật ngữ tâm lí học tiếng Anh (kỳ 1)

Hoàng Hưng

Từ hôm nay, Văn Việt khởi đăng dần các thuật ngữ tâm lí học tiếng Anh do dịch giả Hoàng Hưng gửi. Đây là những thuật ngữ được dịch giả chọn trong khoảng 25.000 thuật ngữ từ những từ điển chuyên ngành uy tín với văn bản mới nhất mà ông có được của Anh, Hoa Kỳ. Các thuật ngữ nay hầu như chưa được phổ biến hoặc chưa được dịch/ giải nghĩa chuẩn xác trong tiếng Việt.

Văn bản này là phác thảo cho một dự án sách tương lai của dịch giả, ông rất mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của bạn đọc.

Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: thuatngutamlihoc@gmail.com

Xin cảm ơn

Văn Việt

1. Ableism: Óc kì thị người thiểu năng

Óc kì thị đối với những người không có cơ thể (hoặc tâm trí) lành mạnh, hoặc ý tưởng chỉ cần chăm lo cho những người có cơ thể lành mạnh. Thuật ngữ do các nhà nữ quyền Mỹ tạo ra trong những năm 1980 sau đó được hội đồng London Borough of Haringey sử dụng trong một thông cáo báo chí năm 1986. Cũng viết là ablism.

2. Abnormal psychology: Tâm lí học dị thường

Một ngành tâm lí học (TLH) nghiên cứu sự phân loại, nguyên nhân, chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa những rối loạn và thiểu năng tâm trí. Cũng gọi là psychopathology (tâm bệnh học).

3. Abreaction: Phản ứng xả giải

Trong phân tâm học (PTH), chỉ sự xả giải một năng lượng cảm xúc sau khi hồi tưởng một ký ức đau khổ đã được đè nén. Có thể xảy ra một cách tự phát hay thông qua tâm lí trị liệu, đặc biệt là bằng phép thôi miên và có thể dẫn tới sự thanh tẩy (catharsis). Là qui trình trị liệu được khám phá vào năm 1880-82 bởi bác sĩ người Áo Josef Breuer (1842-1925) và trong thời kỳ đầu của PTH, nó được tin là tự nó có tác dụng trị liệu.

4. Absolute reflex: Phản xạ tuyệt đối

Thuật ngữ được nhà sinh lí học Nga Ivan Petrovitch Pavlov (1849-1936) sử dụng, đồng nghĩa với unconditionned response (đáp ứng/ phản xạ không điều kiện).

5. Absolute thinking: Tư duy tuyệt đối

Chứng lo sợ và ham muốn những cái tuyệt đối (chẳng hạn tự mô tả bản thân như bị tàn phá tuyệt đối bởi một thất bại); được coi như một lầm lạc về nhận thức, hạn chế sự hiểu thấu đáo.

6. Absolute threshold: Ngưỡng tuyệt đối

(PTH): Cường độ tối thiểu của một kích thích cảm giác có thể được nhận biết hay có thể khơi lên một cảm giác; ví dụ điển hình là ngưỡng tuyệt đối trung bình về cường độ âm thanh của con người ở độ 1000 hertz (khoảng 2 quãng 8 trên nốt C giữa), tức khoảng 6,5 dBSPL (áp lực âm thanh tính bằng Decibel).

Vốn là khái niệm về giới hạn được xác định rõ ràng mà dưới giới hạn ấy không có gì có thể được tri nhận, khái niệm đã mất giá trị và hầu như bị bỏ quên sau khi có sự phát triển của thuyết phát hiện tín hiệu (signal detection theory), “ngưỡng tuyệt đối” được định nghĩa lại là độ lớn có thể được nhận ra với một tỉ lệ trình hiện chuyên biệt (thường là 50 hay 75%).

7. Abstinence syndrome: Hội chứng kiêng khem

Một loạt dấu hiệu liên kết với tình trạng suy thoái ở một người nghiện ngập khi đột ngột mất đi sự cung cấp đều đặn chất gây nghiện và buộc phải kiêng khem.

8. Absurdity test: Đo nghiệm về sự phi lí

Đo nghiệm TLH trong đó người được đo nghiệm phải nhận ra cái gì sai hay phi logic ở một văn bản hay bức vẽ, chẳng hạn sự thiếu mất 1 chân trong bức vẽ con nhện hay một con số thiếu trong bức vẽ chiếc đồng hồ. Thường nằm trong một đo nghiệm IQ (chỉ số trí khôn)

9. Abulia: Chứng suy giảm ý chí/ động lực

Thường dẫn tới sự mất năng lực quyết định hay hoạch định công việc.

10. Academic problem: Vấn đề học thuật

Khó khăn về học các môn học ở trường, thường gặp trong tuổi học sinh phổ thông, tuy chưa đến mức mất khả năng học.