Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Bao giờ mới quen với “đường quen cỏ lạ”

Tạp bút Lê Kim Duy

Đường quen cỏ lạ! là cái tên mà một người bạn dạy văn định đặt cho một tác phẩm của mình. Nhưng nhà xuất bản không đồng ý, đành phải lấy tên khác. Cuốn sách nói về những ý tưởng mới mà anh đã phát hiện nhờ học trò và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình mấy chục năm dạy văn. Các ý tưởng mới này chỉ là những cách hiểu khác, hướng suy tư khác về các tác phẩm, vấn đề văn học quen thuộc.

Trong các bài viết của cuốn sách này, tôi tâm đắc nhất với bài viết về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm.

Xưa nay ai cũng cho hình ảnh con cò trong bài này là một bà mẹ Việt Nam tần tảo, chịu thương chịu khó, sớm hôm lặn lội nuôi con. Mẹ thương con, luôn nghĩ về đức độ của con đến nỗi khi gặp nạn sắp chết rồi mà vẫn lo cho thanh danh của con mình. Tôi cũng đã được dạy như vậy từ thuở trung học đệ nhất cấp trong chương trình cổ văn.

Bao giờ học sinh mới được đặt ra những câu hỏi:

Cái gì làm cho người mẹ phải quan tâm đến thanh danh của con mình khi đứng trước cái chết?

Phải chăng cái chết ấy xuất phát từ một việc làm ô nhục?

Đậu phải cành mềm” có phải là phần diễn tả nội dung việc làm ấy không?

Con cò chỉ đi ăn vào ban ngày, vì thế nó có màu trắng. Con vạc mới đi ăn đêm, bởi thế nó có màu xám tro. Chữ “” phải chăng dùng để đề cập đến hiện tượng khác lạ, chỉ dấu  âm mưu cho một việc làm ô nhục?

Còn nhiều câu hỏi lắm, mà học sinh không được phép đặt ra! Một lý do đơn giản: “Tốt khoe – xấu che”, vốn là truyền thống của dân ta!

Chính do cái truyền thống này mà trên con đường quen Việt Nam khó có thể mọc lên cỏ lạ. Con đường quen Việt Nam chỉ thường xuyên mọc lên cỏ dại, và cái xấu luôn được che đậy chính là phân bón cho thứ cỏ này.

Nhà cầm quyền Việt Nam sợ cái xấu phơi bày đến nỗi “Cấm nói xấu… lãnh đạo” được chính thức đề cập ngay trong luật. Ở Mỹ, không có một điều luật nào, ngoài bốn chữ TỰ DO NGÔN LUẬN ghi trong tu chính án số một của hiến pháp, nhằm hướng dẫn thực hiện quyền “được nói”!

Khi một ai đó nói xấu (nói sai sự thật) lãnh đạo hay người nổi tiếng, người đó chỉ bị tòa án kết tội vu khống nếu người bị nói xấu chứng minh được cả hai điều: nói sai sự thật; và nói có ác ý.

Tôi không tán thành lắm cái quy tắc xử án này của Mỹ, nhưng đó là một tấm gương đáng để chúng ta đối chiếu!

Ở Việt Nam, một người có thể bị kết tội khi nói lên điều mình nghi ngờ, nhất là khi nói đến lãnh đạo hay người có ảnh hưởng trong xã hội.

Ví dụ : “Tôi nghi ông Bí thư A nhận hối lộ của cô B!”. “Tôi nghi bà giám đốc X buôn lậu!”.

Những câu nói như thế đều có thể bị kết tội theo luật Việt Nam, dù nội dung chỉ dùng (rất rõ) từ “nghi” chứ không khẳng định.

Người dân thì chỉ có “nghi” thôi chứ có phải thám tử đâu mà có bằng chứng về sự thật. Luật đã khiến cho quyền “được nói” của dân Việt bị hạn chế rất đáng kể.

Lỗi này, nguồn cội cũng từ cái truyền thống “tốt khoe – xấu che” chẳng hay ho gì của dân ta đã đề cập ở trên.

16/12/2020