Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Cãi lý cùng thơ

Lý Đợi

Khi Lý Bạch đến thăm Hoàng Hạc lâu, định làm thơ, nhưng lại thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, bèn thôi, chỉ viết hai câu: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc/ Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. (Tạm hiểu: Cảnh trước mắt mà không miêu tả được/ Vì Thôi Hiệu đã đề thơ ở trên đầu). Thế nhưng, cãi lý cùng thơ luôn là bản chất của người làm thơ, về sau Lý Bạch đã viết bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, mà xét về mặt thi tứ và thi pháp, không thua kém gì Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu.

Đọc tập thơ nghĩa địa Mua jì được thì mua của Bùi Chát, ta thấy điểm ưu trội là khả năng cãi lý cùng thơ. Bằng bút pháp liên văn bản và thủ pháp giễu nhại-cắt dán, Bùi Chát đã cãi với thơ từ trong ca dao cho tới thơ kinh điển, cãi với thơ đương thời, cãi với cả ca từ và các văn bản khác. Dường như không chấp nhận với nội dung sẵn có, Bùi Chát muốn làm cuộc cải biên và cải biến để nó hóa thân sang một tình huống hiện hữu khác.

Không chỉ cãi với nội dung, Bùi Chát còn cãi với cả việc làm thơ của chính mình. Cãi với các tiêu chí hoặc định kiến thế nào là thơ? Thế nào không phải là thơ? Dường như với Bùi Chát thì không gì là không thơ, vì vậy mà, cũng chẳng có gì cố định là thơ. Nếu nhìn ở khía cạnh này, đây là một cách mở lối làm thơ, đọc thơ khá lý thú.

Khi gọi tên tập thơ của mình là Mua jì được thì mua, Bùi Chát có ý xem thơ như các món hàng nghĩa địa, đã qua sử dụng, độc giả/người tiêu dùng tha hồ lựa chọn, không nhất thiết xài nguyên vẹn. Mà đúng vậy, thơ hay là thơ đã phải qua sử dụng. Bùi Chát cãi lý, nhưng không phủ nhận các nội dung sẵn có, cho nên khi đọc Mua jì được thì mua ta như được nhắc lại, để mở ra những tình huống hiện hữu trước đó.

Chính vì vậy, đọc Mua jì được thì mua là đọc bằng tâm thế cởi mở và điểm nhìn liên văn bản, từ đó mở ra những khả tính khác và những niềm vui lạ khi đọc thơ. Còn ngược lại, nếu vẫn băn khoăn giữa thơ và phản thơ, vẫn dùng mỹ học và định kiến hẹp hòi, thì tốt nhất đừng bước vào nghĩa địa thơ này.

120713187_10217404212609619_360355651084290157_o

 

image